Theo Luật Giáo dục 2019: Tiền lương của giáo viên sẽ được tính theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề. Theo đó, Cách tính lương của giáo viên = Tiền lương theo vị trí việc làm + phụ cấp đặc thù nghề. (trong cấu trúc tiền lương của giáo viên sẽ không có phụ cấp thâm niên).
Để biết mức lương, phụ cấp của giáo viên, giảng viên các cấp, chi tiết như sau:
- Bảng lương mới của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT
- Hướng dẫn xếp hạng, xếp lương giáo viên mầm non
- Hướng dẫn xếp hạng, xếp lương giáo viên tiểu học công lập
- Bảng lương, hệ số lương, phụ cấp viên chức giáo dục mới nhất
- Bảng lương giảng viên Đại học, cao đẳng sư phạm
- Các loại phụ cấp mới nhất cho giáo viên
- Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo
Quy định về bảng lương theo vị trí việc làm của giáo viên nếu thực hiện cải cách tiền lương
Chi tiết về 05 Bảng lương theo vị trí việc làm theo chính sách cải cách tiền lương mới quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW, tham khảo TẠI ĐÂY.
Căn cứ vào quy định tại Luật Giáo dục 2019 và Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, phụ cấp thâm niên nghề sẽ bị bãi bỏ (trừ quân đội, công an, cơ yếu, để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức). Trong đó:
- Phần “tiền lương” sẽ không còn là tiền lương theo hệ số (không lấy hệ số nhân với lương cơ sở như quy định hiện hành) mà sẽ là tiền lương theo vị trí việc làm (tức có tính toán các yếu tố phù hợp với từng vị trí làm việc), không cào bằng theo hệ số cấp bậc. Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất, chứ không phải nhiều tuổi hơn thì được phụ cấp nhiều hơn.
- Sẽ có khái niệm một lượng tiền ứng với mức ban đầu, nhân với các hệ số. Như vậy lương của giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học và THCS sẽ được tăng lên, đặc biệt với những giáo viên mới vào ngành.
- Phần phụ cấp: Không còn phụ cấp thâm niên (công tác từ 5 năm trở lên được phụ cấp 5%, mỗi năm công tác được thêm 1%), không còn phụ cấp ưu đãi theo nghề mà thay bằng “Phụ cấp đặc thù nghề”. Phụ cấp đặc thù nghề là phụ cấp được gộp từ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (Ví dụ như ngành Giáo dục và đào tạo, Y tế, Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự, Thanh tra, Kiểm toán, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường...)
Tóm lại, lương và phụ cấp giáo viên từ 01/7/2024 sẽ thay đổi như thế nào?
- Về tiền lương của giáo viên: Có sự thay đổi về kết cấu lương như nêu trên, tiền lương sẽ tăng lên, không giảm và được trả theo đúng công sức lao động của từng vị trí giáo viên. Bảng lương mới của giáo viên từ 01/7/2024 sẽ gắn với trình độ đào tạo theo hệ thống thang bậc lương chung nhưng có phụ cấp đặc thù (ưu đãi) nghề và không có bảng lương riêng so với các ngành nghề khác.
- Về phụ cấp: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên, gộp các loại phụ cấp hiện có thành chỉ một loại phụ cấp.
- Khi áp dụng chế độ trả lương theo vị trí việc làm, thu nhập sẽ được chi trả theo vị trí hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên...với mức cụ thể nên giáo viên mới ra trường hay đã công tác trong ngành giáo dục 10 hay 20 năm, có bằng cấp chuẩn hay vượt chuẩn cũng không tác động đến việc lương cao hay thấp, sẽ không còn chênh lệch lớn giữa GV mới ra trường và GV có thâm niên lâu năm như hiện nay. Trong khi theo quy định hiện tại, sau 5 năm công tác đầu tiên, GV sẽ được xếp phụ cấp thâm niên với mức 5% lương đang hưởng, mỗi năm công tác tiếp theo sẽ tăng thêm 1%.
- Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, tuy nhiên việc lương giáo viên không có phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng khi nào xây dựng xong bảng lương mới theo vị trí việc làm. Có nghĩa là, hiện tại chế độ chính sách về tiền lương và phụ cấp, trong đó có cả phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi mà giáo viên đang được hưởng vẫn được giữ nguyên cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ về chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27, tức là phải sau ngày 01/7/2024.
- Theo các Thông tư mới nói trên, giáo viên mầm non có bằng Cao đẳng; GV tiểu học, THCS có bằng Đại học sẽ được xếp lương với hệ số lương khởi điểm cao hơn quy định hiện tại. Chi tiết xem: TẠI ĐÂY
Tham khảo: Bảng lương mới từ 2024 của công chức viên chức, công an quân đội
Cho em hỏi em là giáo viên tiểu học hiện nay em đang hưởng lương trung cấp 2,86. Em đã có bằng đại học . Vậy sang năm 2021 lương của em tính như thế nào ạ
Trả lờiXóaHiện đang có dự thảo thông tư về bậc lương, hệ số lương giáo viên tiểu học, dự kiến sẽ tăng hệ số lương lên. Ví dụ: Theo quy định hiện tại, giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng, hết thời gian tập sự có bằng Đại học chỉ xếp lương trung cấp (hệ số lương 1,86). Dự kiến theo quy định mới (theo Thông tư dự thảo), giáo viên tiểu học có bằng Đại học được xếp lương với hệ số lương khởi điểm là 2,34. Do đó, chắc chắn hệ số lương của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên chưa rõ là bao nhiêu do chưa có văn bản chính thức.
XóaBạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bảng lương, hệ số, bậc lương viên chức giáo dục mới nhất
Link: https://www.tracuuphapluat.info/2020/06/bang-luong-he-so-luong-phu-cap-vien-chuc-giao-duc.html
hoặc bài viết: Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021
XóaLink: https://www.tracuuphapluat.info/2020/07/bang-luong-giao-vien-tieu-hoc-thcs.html
hệ số lương thấp hơn hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng thì vẫn bổ nhiệm vào hạng. Tuy nhiên, sẽ không thực hiện xếp lương mà vẫn hưởng hệ số lương và bảng lương đang hưởng cho đến thời điểm được hưởng hệ số ngang bằng với hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng thì chuyển xếp vào bảng lương của hạng.Tính ra la người mới vào cao hơn rất nhiều so với người làm lâu năm...hazhaz vô lý thật
Trả lờiXóaKhông có chuyện người mới vào có lượng cao hơn người làm lâu năm. Ví dụ GV THCS mới vào thì được xếp hạng III. GV lâu năm có bằng cao đẳng sư phạm tùy k đuoc xếp vào hạng III mới nhưng lượng họ vẫn cao hơn vì bậc lượng của họ đã cao so với thời gian công tác.
XóaXin hỏi GV mới vào ngành có bằng đại học loại giỏi có được xếp lương hạng 1 không ?
Trả lờiXóaK được, vì k đủ đk theo thông tư 03 quy định. Nếu thì đậu viên chức thì xếp vào hạng III. Rồi 9 năm sau thì thăng hạng
XóaTôi là nữ, GV THCS, sinh 23/5/21,ra công tác từ 9/1992, đóng bảo hiểm từ tháng 9 năm 1992 muốn nghỉ hưu trước tuổi theo NĐ 108 vào tháng 6 năm 21 (khi 51 tuổi) vậy khi đó tôi có bị cộng thêm 4 tháng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu không ? ( ? Tôi muốn nghỉ trước 1/7/2021 thì nên về vào tháng mấy thì đep ? ) Xin cảm ơn ạ !
Trả lờiXóatôi đính chính sinh 23/5/1970
Trả lờiXóaNăm 2021 bạn k được hưu theo chế độ 108 nay là 143. Vì tuổi nghỉ hưu của bạn là 60 tuổi cộng thêm 20 tháng ( từ năm 2021 đến năm 2025 mỗi năm tăng 4 tháng).Năm về hưu đúng tuổi của bạn là tháng 1 năm 2027. Theo 143 về hưu sớm nhất tối đa là 5 năm tối thiếu là 2 năm. vậy bạn muốn xin về hưu sớm thì phải là tháng 1 năm.2022 đến năm tháng 1 2025
XóaĐã xếp vào hạng nào thì cứ hưởng hạng đó. Chứ tại sao lại đợi đến khi đúng hệ số mới được hưởng đúng hạng. Thật vô lí
Trả lờiXóaMình đang ăn lương trung cấp đã có bằng đại học hệ vừa học vừa làm sau cải cách TL mình có đc hưởng lương đại học k ạ?
Trả lờiXóaChắc chắn là bạn sẽ hưởng lương Đại học.
XóaCó chứ bạn, chỉ cần VTVL trong đơn vị đó còn
XóaTôi đang hưởng lương hạng 2 có bằng cử nhân sau khi văn bản này có hiệu lực tôi có được nâng lên để ăn lương hạng 1 không
Trả lờiXóaBạn là giáo viên cấp nào? Chi tiết việc xếp hạng, xếp lương giáo viên nếu đạt chuẩn theo quy định mới bạn đọc bài này sẽ rõ: Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021.
XóaLink bải viết: https://www.tracuuphapluat.info/2020/07/bang-luong-giao-vien-tieu-hoc-thcs.html
Bạn xem tiêu chuẩn của hạng 1 và hạng 2 mới. Nếu đủ đk thì bạn sẽ được. Có nhiều tiêu chuẩn chứ k đơn giản là bằng cấp đào tao
XóaTôi đang dạy cấp THCS, hiện đang hưởng lương cao đẳng và xếp hạng giáo viên hạng 3, giờ đã có bằng đại học, xin hỏi khi xếp lương mới có được nâng hạng lên hạng 2 và hưởng lương đại học ko? Xin cảm ơn!
Trả lờiXóaGV THCS hạng III (mã số V.07.04.12 theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng III theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng so với trước.
XóaChi tiết về mức tăng lương bạn tham khảo bài viết: Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021
Link: https://www.tracuuphapluat.info/2020/07/bang-luong-giao-vien-tieu-hoc-thcs.html
Tôi đăng hưởng lương giáo viên THCS hạng III, bậc 6, hệ số 3,65 thì theo cách xếp lương từ ngày 20/3/2021 thì tôi được xếp vào bậc mấy, hệ số bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!
Trả lờiXóaGV THCS hạng III (mã số V.07.04.12 theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn và được xếp là GV THCS hạng III theo quy định mới thì mức lương sẽ tăng, hệ số bậc 6 theo quy định mới là 3,99
Xóa3,66 thôi
XóaTôi là giáo viên tiểu học hạng 2 hiện đang hưởng bậc 4 hệ số 3,33 khi xếp theo lương mới thì tôi sẽ dc hệ số bậc mấy vậy?
Trả lờiXóaToi là GVTHCS II hiện nay đang ở bậc 9 hệ số 4.98. Thời gian công tác là 24 năm, là tổ trưởng chuyên môn. Khi qui đổi sang lương mới có người bảo sẽ tương đương với bậc 4 là 5.02 . Như thế đúng hay sai?
Trả lờiXóaTôi là GV Tiểu học ra trường từ 01 tháng 9 năm 1989, tôi có bằng ĐH năm 2007,có chứng chỉ Bồi dưỡng GV nâng hạng II, hiện nay tôi đang hưởng lương Cao đẳng hạng III bậc 10, hệ số 4,89 từ ngày 01-9-2018, nay có chính sách mới về tiền lương, tôi nghiên cứu Thông tư 02 thấy bản thân có đủ các tiêu chí của GV hạng II ( Chiến sĩ thi đua, GV dạy giỏi cấp Quận, Chủ tịch Công đoàn Giỏi,...). Vậy cho tôi xin hỏi, đợt xét tới tôi được ở hạng nào? Vì sao? Trân trọng.
Trả lờiXóaMình là Gv Tiểu học hạng II cũ và sắp chuyển sang hạng II mới. Hiện tại đang hưởng lương bậc 4 hệ số 3,33. Qua nghiên cứu thông tư 02 mình nhận thấy: có phải dù được chuyển ngạch mới thì lương của mình cũng không được chuyển phải không? Đợi đến khi mình tăng bậc lương đến gần 4.0 (tức là bậc 1 của lương mới)thì lúc đó mới được hưởng lương theo khung lương mới? Nếu thật sự là vậy thì mình thấy không hợp lí lắm ?
XóaMình bên mầm non, mình đọc thông tư thấy điều kiện của GV đang ăn lương đh (2,34 - ..., Tức là lương hạng II) Muốn chuyển lên lương mới hạng I thì phải đáp ứng điều kiện: đã hưởng lương đh từ 9 năm trở lên, có bằng quản, có bằng thạc sĩ, có thẩm gia giảng dạy ở các lớp huấn luyện chuyên môn cấp huyện, tỉnh. Nếu như vậy thì cũng rất ít người được ăn lương hạng I, vẫn cứ như cũ thôi. Việc cần quan tâm hơn là những GV có bằng đh và CĐ mới đây thi đậu ccvc, nhưng chưa đủ thời gian quy định trong bậc lương đang hưởng nên phải quay về bậc thấp nhất là TC, thì bao giờ họ được chuyển lên ăn lương đúng theo bằng cấp của họ?. Nói chung tôi thấy với đa số gvmn lương mới vẫn như lương cũ thậm chí ít hơn vì bị cắt thâm niên. Thôi thì chờ lương theo vị trí việc làm vậy.
XóaCho tôi hỏi. 2010 tôi dc tuyển dụng vào vị trí kế toán có bằng trung cấp kế toán huong luong trung cấp, 2011 tôi học xong đại hoc Kế toán, đến 2016 sáp nhập trường và mỗi xã chỉ có 1 kế toán trường học.tôi đc phân công làm nhân viên văn thư đến nay vẫn hưởng ngạch kế toán 06.032 vậy cho tôi hỏi 2022 sắp xếp vị trí việc làm nhưng bằng cấp chuyên môn tôi đc đào tạo lại ko đúng với nhiệm vụ đang làm. Vậy tôi có bị thôi việc ko. Xin cảm ơn
Trả lờiXóaTôi là nam, GV THCS, sinh 27/7/70,đóng bảo hiểm từ tháng 8 năm 1992 muốn nghỉ hưu trước tuổi thì đến thời điểm nào có thể được? Xin cảm ơn ạ !
Trả lờiXóa