Hướng dẫn chi tiết thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân khi hết hạn, thay đổi thông tin cá nhân, hư hỏng thẻ...
Thẻ Căn cước công dân (CCCD) được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Xuất trình giấy tờ và điền tờ khai theo mẫu
Khi đi đổi thẻ CCCD, Công dân đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện, quận, mang theo thẻ CCCD cũ, sổ hộ khẩu (bản chính), Giấy khai sinh (đề phòng trường hợp sổ hộ khẩu có sai sót). Sau đó bấm số, lấy mẫu và điền các thông tin cá nhân vào mẫu Tờ khai Căn cước công dân (Mẫu CC01) và phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02). (TẢI CÁC MẪU TẠI ĐÂY)
- Hướng dẫn chi tiết cách ghi mẫu tờ khai căn cước công dân (Mẫu CC01): TẠI ĐÂY
- Một số địa phương làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh.
- Hiện nay do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoạt động nên công dân phải mang theo sổ hộ khẩu để xuất trình. Ngoài ra, nếu thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin khai trên Tờ khai CCCD thì còn phải xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai CCCD.
- Tham khảo thủ tục đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân trực tuyến qua mạng internet (online): TẠI ĐÂY
Bước 2: Kiểm tra thông tin và tiến hành làm thẻ CCCD
- Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin trong tờ khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu đủ điều kiện thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.
- Nếu thông tin của công dân có thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân (bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin).
- Nếu qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
Mẫu Giấy hẹn trả thẻ CCCD |
Một số lưu ý:
- Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Ví dụ: Nếu làm CCCD năm 23, 24 tuổi thì 25 tuổi không cần đi cấp đổi mà sử dụng đến năm 40 tuổi mới đổi.
- Lịch làm và nhận lại thẻ căn cước công dân: Từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
- Lịch làm và nhận lại thẻ căn cước công dân: Từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
- Thời hạn được cấp lại thẻ Căn cước: không quá 15 ngày làm việc;
- Có thể đến trực tiếp trụ sở cơ quan Công an để nhận thẻ căn cước công dân hoặc nhận qua đường bưu điện.
- Lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân: 50.000 đồng, trừ các trường hợp sau:
a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.
b) Các đối tượng không phải nộp lệ phí:
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
c) Các đối tượng được miễn lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân:
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định; công dân thuộc hộ nghèo.
+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
- Trường hợp CMND còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì sẽ cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cùng CMND chưa cắt góc để sử dụng trong thời gian cấp thẻ CCCD. Khi trả thẻ CCCD cho công dân thì sẽ tiến hành cắt góc CMND rồi thực hiện trả CMND bị cắt góc đó cho công dân, không tiến hành thu giữ.
- Nếu cần thì yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Nếu CMND bị hỏng, bong tróc, ảnh, chữ bị mờ thì Cán bộ sẽ thu hủy và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
- Nếu cần thì yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Nếu CMND bị hỏng, bong tróc, ảnh, chữ bị mờ thì Cán bộ sẽ thu hủy và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
- Việc yêu cầu cơ quan Công an cấp giấy xác nhận Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân được ghi trực tiếp vào trong mẫu Tờ khai Căn cước công dân.
- 16 tỉnh thành tiến hành đổi thẻ căn cước công dân gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình. Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh nhân dân như bình thường do chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc.
Kg biet cmnd cua e moi lam lai 2thang nay e muon doi lai the can cuoc duoc kg
Trả lờiXóaNếu bạn có nhu cầu thì đổi bình thường nhé bạn.
XóaMình ở an giang có đổi thẻ căn cước chưa ạ
Trả lờiXóaHiện chỉ có một số tỉnh thành như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình cấp thẻ căn cước công dân. Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh nhân dân như bình thường do chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc.
XóaMình sinh tháng 9 năm 1960, CMND hiện nay của mình đến tháng 12 năm nay 2019 là đủ 15 năm, mình chuẩn bị đi đổi sang CCCD. Cho mình hỏi đến tháng 9 năm 2020 khi mình đủ 60 tuổi có phải đi đổi CCCD nữa không. Xin cảm ơn.
Trả lờiXóaĐiều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
Xóa"1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo."
Đối chiếu quy định trên bạn chỉ cần đổi thẻ CCCD một lần vào tháng 12/2019 mà thôi. Sau đó không cần đổi nữa.
Lúc mình làm thẻ cccd mình chưa lấy chồng. Bây giờ cccd hết hạn mình làm lại thì có phải mang sổ hộ khẩu mới và cũ đi đối chiếu ko
Trả lờiXóaNếu lấy chồng và đã nhập khẩu vào nhà chồng thì chỉ cần cầm theo hộ khẩu mới.
XóaSo ho khau cua minh bi nhoe cai dia chi ma gio minh ko dc cap lai tcccd
Trả lờiXóaKo
Trả lờiXóaTheo quy dinh tai khoan 1 dieu 21 Luat Can cuoc cong dan nam 2014 thi Te CCCD phai duoc doi khi cong dan du 25 tuoi, du 40 tuoi va du 60 tuoi. Cho toi hoi toi sinh ngay 7-7-1960 den ngay 7-7-2020 du 60 tuoi va den ngay 01-8-2020 duoc nghi che do huu tri . De thuan tien cho viec lam ho so huu tri toi co duoc doi CCCD truoc ngay sinh khong?
Trả lờiXóaViệc bác làm hồ sơ hưu trí chỉ cần có số căn cước công dân là được, không quan trọng cấp ngày nào. Nên bác không cần phải đổi CCCD trước hay ngày sinh.
XóaCho e hỏi là lúc e chụp hình cccd xong thì người ta in ra giấy e thấy hình e trên tờ giấy nhoè trắng toét vậy có làm sao ko ạ
Trả lờiXóaHình in ra trên giấy khác với hình in trong thẻ CCCD. Vì hình chụp thì phải rõ nét để có đủ đặc điểm nhận dạng. Nếu mờ thì công an đã chụp ảnh lại cho bạn rồi.
Xóaem ở thủ đức tphcm, em bị mất cccd thì nên làm lại ở đâu ạ
Trả lờiXóa