Cách nhận biết nhanh các loại biển báo giao thông như sau:
Phần 1: Cách nhận biết và chấp hành các biển báo giao thông đường bộ
1. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Khi gặp loại biển này, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.- Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên (trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới)
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W.- Xem chi tiết các loại biển báo nguy hiểm: Cách nhận biết, ý nghĩa biển báo nguy hiểm trong giao thông đường bộ
- Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên (trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới)
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W.- Xem chi tiết các loại biển báo nguy hiểm: Cách nhận biết, ý nghĩa biển báo nguy hiểm trong giao thông đường bộ
2. Nhóm biển báo cấm
- Hình tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
- Xem chi tiết các loại biển báo cấm: Cách nhận biết, ý nghĩa biển báo giao thông: Biển báo cấm
3. Nhóm biển hiệu lệnh
- Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
- Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
4. Nhóm biển chỉ dẫn
- Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên. Nếu biển có nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác
Xem và tải về phụ lục ý nghĩa - sử dụng của nhóm biển chỉ dẫn
5. Nhóm biển phụ
- Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số S.507 và S.508 (a,b) có đặc điểm riêng
- Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Xem và tải về phụ lục ý nghĩa - sử dụng của nhóm biển phụ
Phần 2: Cách nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường bộ
I. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
II. Phân loại vạch kẻ đường
Tham khảo thêm: Tác dụng, cách nhận biết các loại vạch kẻ đường thường gặp nhất
III. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Xem và tải về phụ lục ý nghĩa - sử dụng và kích thước của vạch kẻ đường
hay qua
XóaChao a
Xóangười đi bộ phải tuân theo mấy qui định. các qui định đó là các qui định ào các bạn giúp mình vs
XóaBạn đọc Luật giao thông đường bộ nhé.
XóaLink: http://www.tracuuphapluat.info/2010/04/toan-van-luat-giao-thong-uong-bo-nam.html
Mình mới biết trang này, rất hay. Mình có thắc mắc là trong luật giao thông, mục giải thích từ ngữ số 18 qui định: Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy. Vậy cho mình hỏi xe nào là xe mô tô 2 bánh và xe nào là xe gắn máy. Các xe thông dụng như wave 110, jupiter, nouvo, air blade... thì gọi là xe gắn máy hay là xe mô tô 2 bánh? Mình muốn nắm thật rõ, mong bạn giải thích giùm vì khi xem một số biền cấm, biển nguy hiềm mình thấy hay dùng những từ này.
Xóa+ "Xe gắn máy" là phương tiện vận tải hai hoặc ba bánh, được gắn máy, chuyển động bằng động cơ có thể tích làm việc dưới 50cm3. Khi tắt máy đạp xe đi được. Ví dụ: Xe đạp máy Mobilette.
Xóa+ "Xe Mô tô" (2 bánh hoặc 3 bánh) là phương tiện vận tải hai hoặc ba bánh, chuyển động bằng động cơ có thể tích làm việc trên 50 cm3, trọng lượng toàn bộ (không kể người và hàng không quá 450kg.
Như vậy các loại xe thông dụng như wave 110, jupiter, nouvo, air blade... thì gọi là xe mô tô 2 bánh
Rất cảm ơn bạn đã trả lời. Xin hỏi 1 trường hợp khác. Biển báo cấm mang số hiệu 125, thì xe ô tô không được vượt nhau nhưng ô tô có thể vượt xe mô tô 2 bánh; xe mô tô 2 bánh có thể vượt xe ô tô có đúng không ạ? Còn ở biển cấm 126 cho phép ô tô hoặc ô tô tải dưới 3,5 tấn vượt nhau phải không ạ? Cảm ơn bạn đã dành thời gian trả lời.
Xóa- Biển báo: 125 (Tên biển báo: Cấm vượt)
XóaChi tiết báo hiệu: Cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Có nghĩa là không có xe cơ giới nào (không chỉ là xe ô tô mà tính luôn cả xe mô tô) được vượt.
- Biển báo: 126 (Tên biển báo: Cấm ôtô tải vượt)
Chi tiết báo hiệu: Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Cho mình hỏi: khi lưu thông xe môtô 2bánh trên đường mà có vạch chia phần đường là nét đứt đoạn( vạch kẻ đường 1-5? ) thì mình có vượt xe khác và lấn sang phần đường ôtô ( có báo hiệu xin vượt bằng còi ), sau đó mình trở lại ngay phần đường quy định, xin hỏi trong trường hợp này mình có bị vi phạm luật giao thông không? Được quy định trong nội dung nào của luật? Mình cảm ơn.
XóaBộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.
XóaVạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
1. Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
- Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
- Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
2. Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
- Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
- Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
lúc 7h50 ngày 29/08/2013, trên quốc lộ 51 hướng từ TpHCM về Vũng Tàu, địa phận xã Phước Tân, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.(gần ngã 4 Sân Golf).
Xóatuyến đường này có 3 làn xe, làn xe trong cùng là làn xe dành cho xe 2 & 3 bánh. phân cách với làn xe tải bởi vạch kẻ đường liên tục.
nhưng có những đoạn đường đứt quãng (như trong hình đính kèm). kèm theo có nhiều tiện tập trung đông di chuyển chậm (bị thổi rồi tôi mới biết lý do các phương tiện đi chậm là do có CSGT phía trước), trong đó có chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh, tôi quan sát có vạch kẻ đường đứt quãng nên bật đèn tín hiệu xin vượt, sau đó tôi bật đèn tín hiệu trở về phần đường cũ. tuy nhiên vừa trở về phần đường cũ thì CSGT ra hiệu dừng xe và lập biên bản với lỗi đi sai phần đường.
vậy cho tôi hỏi tôi có vi phạm giao thông không?
nếu có chỗ nào không đúng xin vui lòng góp ý vào email fami.le106@gmail.com.
xin chân thành cảm ơn.
Le Thang Loc.
xin hỏi: quy định rõ ràng đối với vạch kẻ đường phân chia làn đường, tôi đi mô tô 2 bánh, nhưng tại mỗi địa phương khác nhau thì quy định đi làn đường lại khác nhau? điều đó đúng hay sai?
XóaQuy định về vạch kẻ đường phân chia làn đường được áp dụng thống nhất toàn quốc, không quy định theo từng địa phương.
XóaEm chạy xe tải.xe 7 tấn.cho em hỏi tổng trọng lượng hàng và xe của em là bao nhiêu thì không bị phạt.xác xe của em là 4,3 tấn?em cảm ơn
Xóahay
Xóa