Tổng cộng có 12 loại vạch kẻ đường (gồm 7 vạch màu vàng, 5 vạch màu trắng), cụ thể như sau:
I. Các loại vạch kẻ đường màu vàng
1. Vạch đơn, nét đứt: phân chia 2 chiều xe chạy ở đường không có dải phân cách. Xe được cắt qua vạch để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Tham khảo: Phân biệt đường đôi, đường 2 chiều và đường 1 chiều
2. Vạch đơn, nét liền: phân chia 2 chiều xe chạy ở đường có 2, 3 làn xe, không có dải phân cách. Xe không được đè lên vạch, lấn làn.
3. Vạch đôi, nét liền: phân chia 2 chiều xe chạy ở đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Xe không được đè vạch, lấn làn.
4. Vạch đôi một nét liền, một nét đứt: phân chia 2 chiều xe chạy ở đường có 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn qua vạch.
5. Vạch đơn liền hình chữ chi: xác định vị trí dừng, đỗ của xe buýt. Các phương tiện khác không được dừng, đỗ trong phạm vi kẻ vạch và trong khoảng cách 15 m về hai phía của vạch.
6. Vạch kẻ kiểu mắt võng: Xác định phạm vi cấm dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có kẻ vạch.
7. Vạch giảm tốc độ: báo cho người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ.
II. Các loại vạch kẻ đường màu trắng
1. Vạch đơn, nét đứt: phân chia các làn xe cùng chiều. Xe được phép chuyển làn đường qua vạch này.
2. Vạch đơn, nét liền: phân chia các làn xe cùng chiều. Xe không được lấn làn, đè vạch (tức không được chuyển làn, sử dụng làn khác)
3. Vạch nghiêng song song hoặc vạch chữ V liền nét: giới hạn phần mặt đường không cho xe chạy lấn vạch hoặc cắt qua vạch.
4. Vạch đơn, nét liền phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ: Xe cơ giới được đè lên vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ.
5. Vạch hình thoi: chỉ dẫn sắp đến chỗ có vạch đi bộ qua đường, cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Tham khảo: Cách nhận biết các biển báo giao thông, vạch kẻ đường bộ
Ý KIẾN