Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Toàn văn nội dung Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 54/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Ý KIẾN

  1. Nặc danh06:23

    xin loi: xin sua lai la :tai sao nha giao nghi huu tu nam 1993 den thang4/2011 lai khong duoc huong tham nien?...

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh09:01

    Tôi được biết, tới đây các nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường,...được hưởng phụ cấp thâm niên. Vậy những người đang công tác tại các Phòng Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo có được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ hay không?

    Trả lờiXóa
  3. Tôi được biết, tới đây các nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường,...được hưởng phụ cấp thâm niên. Vậy những người đang công tác tại các Phòng Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo có được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ hay không?

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh09:18

    lam nhiem vu dao tao, boi duong o co quan nha nuoc thi phong giao duc va dao tao la co quan nha nuoc nen ai lam nhiem vu dao tao, boi duong la duoc

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thuận09:22

    Hoan hô các bác ở Bộ Giáo dục. Cảm ơn thủ tướng.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh10:03

    6.Trang Thanh Ba
    Hoan ho nhiet liet, cam on thu tuong Nguyen Tan Dung, day la viec lam day y nghia doi voi nganh giao duc, tao su quan tam, nhieu hon doi voi su nghiep trong nguoi.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh10:33

    Xin hỏi: Cán bộ phòng giao dục, sở giao dục có được hưởng thâm niên không ?

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh10:34

    Các bác phai cam on cả Bô giao dục và chính phủ nữa chứ! có sự tham mưu của Bộ GD&ĐT thì thủ tướng mới ký duyetj chứ. Nhưng như thế các đồng chí công tác ở Phòng GD&DT, Sở GĐ&ĐT không dược hương thì ai muốn công tac o Phòng GD và Sở GD nữa

    Trả lờiXóa
  9. P. Tuan10:36

    Thay mat nhung nguoi lam GD- DT tai vung mien nui, vung sau vung xa va hai dao. Nhiet liet khen ngoi Bo GD-DT, Cam on Bac Nguyen Tan Dung da quan tam den nha giao.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh11:19

    tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy 4 năm, đến năm thứ 5 thì tôi đựơc bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên không

    Trả lờiXóa
  11. Xin hỏi, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường công lập được 15 năm. Nay tôi đã xin nghỉ và chuyển sang nghề khác thì có được hưởng phụ cấp tâm niên hay không? Mong được giải đáp rõ. Cảm ơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh12:05

    xin hỏi: Trước đây tôi là bộ đọi chiến đấu ở Kampuchia, vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên quân đội sau đó chuyển ngành về trường ĐHSP tiếp tục học tập. Trong thời gian đi học vẫn được hưởng lương.Hiện tại tôi đang giảng dạy. Vậy việc tính thâm niên của tôi có được cộng với thời gian trong quân đội không?
    Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
    1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
    Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
    2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
    a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
    b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh14:58

    xin hoi: Truoc day toi la bo doi ( 7 nam), sau do toi phuc vien va di hoc 2 nam trung cap su pham ( thoi gian di hoc toi khong huong luong), hien nay toi dang la giao vien truc tiep giang day.Vay viec tinh tham nien cua toi co duoc cong voi thoi gian trong quan doi khong?

    Trả lờiXóa
  14. letrunghieu_12345615:30

    xin hoi toi ra truong day tu 5-9-1986 den nay .Nhu vay toi duoc huong che do tham nien là bao nhieu phan tram.Cam on

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh16:00

    toi la giao vien dang giang day trong nha truong quan doi nhung chua co chung chi giao vien thi co duoc huong phu cap tham nien theo nghi dinh 54/2011/ND-CP khong?

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh20:04

    Nghi dinh 54/2011 cua chinh phu khong cong bang doi voi nhung nguoi dang cong tac tai phong , so giao duc-dao tao va nhung can bo, giao vien da nghi huu tu sau nam 1993.

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh20:54

    Hãy đợi đấy các Bác cán bộ ở Phòng và Sở GD đều xứng dáng được hưởng,nếu không thì lấy đâu ra CB ở Sở ở Phòng?

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh08:14

    Bộ giáo dục tham mưu kiểu gì mà phân biệt đối sử vói cán bộ giáo viên đã nghỉ hưu thế ? họ đã cống hiến hết cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục rồi mà!

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh08:35

    Một giáo viên công tác nơi bình thường khi nghi hưu chỉ còn hường 75% lương chinh như vậy họ đã thiệt thòi 25% phụ cấp giảng dạy và mất thêm 25% lương chính. thế thì đời sống của họ có khó khăn hơn những giáo viên đang giảng dạy hay không ? thưa các bác làm tham mưu của bộ giáo dục !

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh08:49

    that qua bat cong voi nguoi da nghi huwu vi nhưng nguwoi nay da cong hien ca doi cho giao duc va qua thiet thoi so voi nguwoi sau 5 nam nưa moi nghi hưu neu la tro cap kho khan cho giao vien dưng lop thi hay tang phu cap dung lop ,m

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh08:50

    Những giáo viên ra trường trước 1988 đến nay đang công tác, họ đã được hưởng thâm niên trong các năm 1988 đến 1993 hiện nay thâm niên của họ được tính như thế nào ?

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh09:04

    mot nghi dinh phu phang voi nhung nguwoi nghi hưu nhưng nguwoi da ca doi cong hien cho giao duc , that buon ,cm

    Trả lờiXóa
  23. Nặc danh09:10

    Bộ GD làm ăn kiểu gì mà không tham mưu cho Chính phủ quan tâm đến cán bộ Phòng Gd, Sở GD?

    Trả lờiXóa
  24. Nguyễn Thuận09:58

    Nghị định này cần bổ sung thêm chế độ thâm niên cho cán bộ phòng, sở, GV mới nghỉ hưu không thì các đối tượng trên quá thiệt thòi.

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh10:04

    Giảng viên trong các nhà trường quân đội có được hưởng phụ cấp thâm niên giảng dạy theo nghị định 204/2011/NDCP không?

    Trả lờiXóa
  26. Nặc danh13:19

    cám ơn thủ tướng chính phủ. Nghề giáo đang đói quá mà. cán bộ phòng sở giàu rồi, vả lại có trực tiếp giảng dạy đâu mà đòi.

    Trả lờiXóa
  27. Nặc danh13:21

    Một nghị định đã thổi thêm ngọn lửa cho nghành giáo dục.Tôi tin chắc nghành giáo dục từ đây sẽ thu hút được nhiều người tài.

    Trả lờiXóa
  28. Nặc danh13:24

    Thật là tuyệt vời, nghị định đã xóa đi bức xúc - Nhà giáo - Lương thấp - Nghèo.

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh13:26

    Mấy anh cán bộ phòng, sở ơi hãy đợi đấy. còn lâu đến lượt các anh. Bộ giáo dục và thủ tướng chính phủ thật công bằng.

    Trả lờiXóa
  30. Anh chị em nghĩ xem sẽ như thế nào nếu tất cả Cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đều xin chuyển về cơ sở giảng dạy để nhận được phụ cấp đứng lớp và được hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ? Khi đó ai sẽ là người chuyển lên công tác tại các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT? Bản thân họ đã không được hưởng phụ cấp đứng lớp rồi, đã quá thiệt thòi dù vẫn đang công tác tại các cơ sở Giáo dục. Nghị định này được áp dụng vô hình chung đồng nghĩa với suy nghĩ cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT có một nguồn thu nhập nào đó rất lớn, rất không rõ ràng mà thực chất họ chỉ được nhận đồng lương ít ỏi. Thật quá bất công! Tôi nghĩ sẽ không một cán bộ, giáo viên nào chuyển về công tác tại các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nữa. Sẽ là như thế nào nếu có cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nghỉ hưu? Ai sẽ là người thay thế? Mộúcố câu hỏi mong nhận được sự giải đáp!

    Trả lờiXóa
  31. Nặc danh14:04

    Xin cho hoi kê toan trường, thu vien, văn thư pghục vụ trong nghanh giáo dục và lam nhiem vu tham mưu tai sao khong duoc huong bat kỳ sư ưi dai gi của nghành giáo duc

    Trả lờiXóa
  32. Nặc danh14:12

    nhieu bat hop li se xay ra lương cua 2 nguwoi9 ; 1 la giao vien da nghi hưu voi 37 nam cong tac o nganh giao duc .2.1 la giao vien dang cong tac voi 32 nam cong tác sau 5 nam nưa moi nghi hưu,lương chenh lech qua nhieu, lưu y;2 ngưoi nay cav mat khac như nhau.

    Trả lờiXóa
  33. Nặc danh14:55

    Chúng tôi được biết Thủ tướng chính phủ ra nghị định về thâm niên giáo dục. Những giáo chức về hưu và cán bộ quản lý từ phòng - Sở - Bộ GD không được hưởng. Chúng tôi đề nghị những người có trách nhiệm trình thủ tướng để thủ tướng xem xét lại cho đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Đề nghị công đoàn GDVN, Tổng liên đoàn LĐVN phối kết hợp để chúng tôi yên tâm công tác.

    Trả lờiXóa
  34. Nặc danh15:37

    Cách tính PCTN cụ thể như thế nào? Tính lương cơ bản hay tính tổng thu nhập theo hệ số lương hiện hưởng.

    Trả lờiXóa
  35. Thật tuyệt

    Trả lờiXóa
  36. Trang Thanh Ba16:07

    Xin cảm ơn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ giáo dục. Đây là một nghị định đang được nhiều giáo viên mong đợi.

    Trả lờiXóa
  37. Nặc danh23:41

    Rât là ưu ái cho thành viên được hưởng chế độ thâm niên công vụ này và có lẻ sau những tháng ngày chờ đợi mòn mỏi, cuộc sống của giáo viên nói chung ít thấy nụ cười, đối chọi với từng bước chầm chậm trong công việc và ... Bây giờ sau 54, thấy những nụ cười ở trong và ở trên môi, với công việc thì đôi chân chạy bon bon ... vui sao!!!
    Nói chung,chất lượng của SNGD hiện nay thì dạy tốt học tốt, con ngoan trò giỏi, cho nên GV sẽ cống hiến hết mình với lương tâm nghề nghiêp, để rồi khi về hưu cũng vẫn mỉm cười với chừng ấy thời gian mà mình đi qua trong ngành giáo dục.

    Trả lờiXóa
  38. Ngọc Trác23:57

    Một nghị định quá phũ phàng với cán bộ Phòng GD. Chúng tôi đã không có phụ cấp đứng lớp, bây giờ lại không có phụ cấp thâm niên. Đề nghị Bộ trưởng Bộ GD từ chức đi.

    Trả lờiXóa
  39. Nặc danh01:21

    Chính phủ đối xử không công bằng ở đối với những giáo viên đã nghỉ hưu.Đề nghị nhà nước cho họ được hưởng phụ cấp thâm niên.Có vậy mới "công bằng,dân chủ,văn minh"chứ.

    Trả lờiXóa
  40. Nặc danh08:19

    Anh chị em nghĩ xem sẽ như thế nào nếu tất cả Cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đều xin chuyển về cơ sở giảng dạy để nhận được phụ cấp đứng lớp và được hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ? Khi đó ai sẽ là người chuyển lên công tác tại các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT? Bản thân họ đã không được hưởng phụ cấp đứng lớp rồi, đã quá thiệt thòi dù vẫn đang công tác tại các cơ sở Giáo dục. Nghị định này được áp dụng vô hình chung đồng nghĩa với suy nghĩ cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT có một nguồn thu nhập nào đó rất lớn, rất không rõ ràng mà thực chất họ chỉ được nhận đồng lương ít ỏi. Thật quá bất công! Tôi nghĩ sẽ không một cán bộ, giáo viên nào chuyển về công tác tại các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nữa. Sẽ là như thế nào nếu có cán bộ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT nghỉ hưu? Ai sẽ là người thay thế? Mộúcố câu hỏi mong nhận được sự giải đáp!

    Trả lờiXóa
  41. Nặc danh08:39

    Thật buồn cho một nghị định đã được nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng có sự phân biệt đối xử bất công giữa các nhà giáo đang giảng dạy ở các trường và các nhà giáo đang công tác ở các bộ phận khác, các nhà giáo "bị" điều về PGD, SGD. Đề nghị các nhà giáo đang bị điều làm các công tác khác lập tức xin trở lại giảng dạy để được hưởng chế độ của nhà giáo. Đề nghị bộ giáo dục xem lại công tác tham mưu .

    Trả lờiXóa
  42. Nặc danh08:43

    Đối với nghị định này thì nhừng giáo viện được phân công làn công tác khác, những GV giỏi, có kinh nghiệm được điều về phòng, sở GD làm công tác quản lý giáo dục là những người sống bằng không khí hoặc là những người điên.

    Trả lờiXóa
  43. Nặc danh08:46

    that phu phang voi nhưng giao vien gia da mot thoi com khong du an ao khong du mac co luc phai nhan phan dam thay cho gao ma van bam nghe. luong thang chi du an trong 10 ngay ma van yeu nghe- khong keu ca .den bay gio nghi huu lai bi phan biet va doi xu te qua .khong the hieu duoc chinh sach de phuc vu doi tuong nao .9

    Trả lờiXóa
  44. Nặc danh09:12

    chung toi la giao vien lam cong tac thu vien dang huong luong va phu cap dung lop nay co duoc huong che do phu cap tham nien khong

    Trả lờiXóa
  45. Nặc danh10:02

    Thủ tướng và Bộ giáo dục đối xử bất công vói giáo viên nghỉ hưu đến thế ư? Nghị định "sáng suốt" đến thế ư?Có lẽ nào chúng tôi đọc nhầm?

    Trả lờiXóa
  46. Nặc danh10:32

    Đề nghị Thủ tướng và bộ Giáo dục xem xét lại để cho giáo viên nghỉ hưu chính thức(nghỉ hưu đúng tuổi)được hưởng thâm niên, có thế mới công bằng. Lương hiu của giáo viên hiện nay quá thấp, đời sống vô cùng khó khăn, nếu không được hưởng thâm niên nữa thì quá thiệt thòi. Xin thủ tưởng và Bộ trông lại.

    Trả lờiXóa
  47. Nặc danh21:53

    Điều quá bất hợp lý và bức xúc đến nay đã được thực hiện. Còn chế độ và định mức giờ dạy cho GV Đại học nữa cũng cần phải điều chỉnh lại.

    Trả lờiXóa
  48. Nặc danh22:01

    đối với những người nghỉ hưu thì quá thiệt thòi đối với họ, họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nghành GD vậy mà không công bằng đối với họ. Cấp trên cần xem xét lại.

    Trả lờiXóa
  49. Nặc danh22:08

    ko công bằng cho người đã nghỉ hưu

    Trả lờiXóa
  50. Nặc danh05:52

    Tại sao nghị định này quy định chế độ phụ cấp thâm niên được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 mà không phải từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 là ngày Luật Giáo Duc bổ sung , sửa đổi có hiệu lực thi hành.Mọi người phải thực thi luật kể từ thời điểm luật có hiệu lực.
    9/7/2011

    Trả lờiXóa
  51. Nặc danh07:56

    cac bac o phong giao duc va so giao duc khong cuc kho bang giao vien dau.ngay dem soan bai, cham bai, nghien cuu de day tot.cac bac o tren con co nhieu cong lenh tren thang ma giao vien co cai cong lenh nao dau. dung so bi nua nhe.vay la hop ly roi

    Trả lờiXóa
  52. Nặc danh09:14

    Xin được hỏi mức tính phụ cấp 1 % có tính phụ cấp ưu đãi không ?

    Trả lờiXóa
  53. Nặc danh09:21

    51.Nac danh
    De nghi Thu tuong va bo GD xem lai nghi dinh 54 nay vi GV da nghi huu ,nhung nguoi suot doi vi giao duc trong giai doan kho khan vat va nhat ma lai khong duoc huong phu cap tham nien .Nhu the co bat cong va phu phang voi tat ca GV da nghi huu hay khong ?Tat ca GV da nghi huu chung toi rat buc xuc .

    Trả lờiXóa
  54. Nặc danh09:38

    Giao vien huu qua thiet thoi vi luong huu thap ,doi song vo cung kho khan ,chua ke den tuoi gia om dau voi benh nghe nghiep.De nghi Thu tuong va bo Giao duc nghien cuu lai che do tham nien doi voi giao vien huu cho cong bang trong xa hoi .

    Trả lờiXóa
  55. Nặc danh11:12

    Chung toi la ke toan truong, thu vien cong tac trong nganh GD, tai noi vung sau vung xa, vung dac biet kho khan tai sao khong co chinh sach dai ngo nao vay?

    Trả lờiXóa
  56. Nặc danh11:15

    That la bat cong doi voi giao vien da nghi huu. Sau bao nhieu nam cong hien cho nganh giao duc ma chang duoc huong chut quyen loi xung dang.

    Trả lờiXóa
  57. Nặc danh11:59

    cuoc song cua giao vien trong thoi gian vua qua thật khó thở, lương tháng chẳng bằng một người phụ hồ. Trời ơi 15 thậm chí là 18 năm miệt mài đèn sách để rồi bị khinh rẻ vì lương không đủ ăn. Có đủ ăn chỉ là đủ nuôi sống mỗi bản thân mình, còn vợ, chồng, con cái thì sao, lại phải đối nội, đối ngoại, chỗ ở... nữa chứ.Nhiều lúc lĩnh lương xong mà khóc thầm vì tiền lương không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, tiền tang lương không đủ để bù tiền trượt giá. Những học sinh hư của mình có học vấn không cao nhưng ra cuộc sống chúng nó buôn bán hyọăc làm một nghề nào đó lại có cuộc sống phong lưu hơn mình, có đứa nhìn mình bằng con mắt thương hại, có đữa bảo mình: Thôi thầy, cô bỏ nghề đi chứ ở cái nghề gọi là cao quý mà dưới thì ép lên, trên thì ép xuống, lại không đủ nuôi sống gia đình thì chịu làm sao được.Ức quá! Cuộc sống không phải chỉ nuôi sống bản thân mình, còn con cái, bố mẹ già ai nuôi

    Trả lờiXóa
  58. Nặc danh12:38

    Thoát nghèo được không các thầy cô giáo?

    Trả lờiXóa
  59. Nặc danh12:44

    Bản thân thì thoát nghèo. Gia đình, con cái, người thân... làm sao đây? Mười hai năm trước tôi khởi nghiệp mà bây giờ vẫn giậm chân tại chỗ. Tiền lương của tôi còn thua một người làm phụ hồ, thua rất xa với đứa học trò khóa đầu tiên của tôi nhận thưởng. Nhà giáo - thật là thanh cao vì sống không dám bon chen, mưu cầu danh lợi gì hết. Làm sao với tới được. Ngó xuống, ngó kĩ và ngó sâu thêm cho anh em giáo chức chúng tôi đi các bác lãnh đạo ơi!!! Đừng để chúng tôi phải "dứt cháo" vì bão giá!!!

    Trả lờiXóa
  60. Nặc danh14:12

    voi cac gv da nghi huu nen cho ho huong pctn . can bo o pgd va sgd khong duoc huong la dung vi thuc ra co rat nhieu bong loc ma ai cung biet nhung ko dam noi ra .

    Trả lờiXóa
  61. Xin hoi: Tai sao truoc day thoi gian tinh tham nien bao gom ca thoi gian thu viec(tap su) va thoi gian hop dong(moc thoi gian ky hop dong lam viec lan dau)ma Nghi dinh 54/2011/ND-CP lai khong tinh? Nhu vay rat thiet thoi doi voi Gv co khoang thoi gian hop dong dai, ho van tham gia vao cong tac giao duc day thoi.De nghi bo GD-DT xem xet lai.Xin cam on!

    Trả lờiXóa
  62. Nặc danh18:16

    theo nghị định tại sao nói là chế độ thâm niên trong ngành giáo dục mà những người công tác trong ngành giáo dục đã lâu năm nhưng không trực tiếp đứng lớp lại không được hưởng chế độ đấy

    Trả lờiXóa
  63. Nguyễn Minh Tâm18:46

    Bác Hồ có dạy "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" các đồng chí có học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa ? mà sao tham mưu cho Chính phủ ra nghị định 54 này không công băng gì cả, các thầy cô đã nghỉ hưu hưu cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục mà sao không quan tâm gì hết, truyền thống người Việt Nam từ xưa đến nay uống nước nhớ nguồn ! các thầy cô là giáo viên giỏi, có năng lực trong công tác giáo dục được điều động về Phòng GD, Sở GD (có ai muốn về mấy chỗ này đâu) để nghiên cứu chỉ đạo hoạt động giáo dục của các trường lại không được gì cả ! có thầy cô công tác trên 30 năm với 10 năm trực tiếp giảng dạy, 20 năm về PGD - SGD chỉ đạo chuyên môn bây giờ được coi là không phải giáo viên (vì không được hưởng phụ cấp thâm niên giáo dục), cả cuộc đời 30 năm sống bằng đồng lương giáo dục không mua được cái nhà để ở, hiện nay còn phải ở tập thể, khi nghỉ hưu rồi sẽ ở đâu ! nhưng thầy cô vẫn vui vẻ cống hiến, sao ta không thấy, các đồng chí nên xem lại. Xin cám ơn, mong rằng gop ý này của tôi sẽ được các đồng chí quan tâm thực sự tôi không phải trong ngành giáo dục nhưng thấy bất công nên có ý kiến đóng góp cho các đồng chí./.
    Nguyễn Minh Tâm CB nghỉ hưu

    Trả lờiXóa
  64. Nặc danh20:29

    cac bac oi dong luong giao vien minh khong chet doi la quy roi dung mo tuong den co du de cat nha, nuoi con........

    Trả lờiXóa
  65. Nặc danh20:34

    cac bac oi tham nien khong quan trong.cai quan trong la dieu chinh luong sao cho phu hop voi gia ca thi truong,dien nuoc, mua nha thu nhap thap de o.....

    Trả lờiXóa
  66. Nặc danh20:41

    chung ta chi noi cho vui thoi chu nghi dinh la "bat di bat dich" nhe!

    Trả lờiXóa
  67. Theo nghị định 54/ NĐ/-CP
    Tôi đề nghị Bộ GD tham mưu với thủ tướng rút lại các danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú của những người ở Bộ, Sở, Phòng GD đi vì họ có trực tiếp giảng dạy đâu.

    Trả lờiXóa
  68. Nặc danh08:47

    Nghi dinh ma khong xem vao thuc te thi ai chap nhan,tat ca deu buc xuc

    Trả lờiXóa
  69. Nặc danh10:09

    NEU TOI LA THAM MUU CUA BO GIAO DUC .TOI SE DE NGHI NHUNH NGUOI AN LUONG CUA NGHANH GIAO DUA , DEU DUOC HUONG CHINH SACH DAI NGO PHU CAP THAM NIEN MOI DUNG

    Trả lờiXóa
  70. Nặc danh10:35

    NGHI DINH RAT DUNG.NHUNG NGUOI CO NANG LUC VA TAM HUYET VOI NGHE HAY QUAY VE VOI VIEC TRUC TIEP LAM CONG TAC GIANG DAY VA GIAO DUC HOC SINH CHU DUNG DUA NHAU CHAY CHOT VE LAM O PHONG GIAO DUC VA O SO GIAO DUC NUA NHU O CHO CHUNG TOI.NHUNG CHO DO TROC MAT NEN DANH CHO NHUNG NGUOI CON KEM NANG LUC GIANG DAY VA GIAO DUC TRUC TIEP DOI VOI HOC SINH.TOI HOA NGHENH NGHI DINH NAY

    Trả lờiXóa
  71. Nặc danh10:40

    TOI THAY CAN BO PHONG- SƠ KHONG CO THAM NIEN LA DUNG.VI HO CON CO NHIEU CAI KHAC, GIAO VIEN CHI CO GIAO AN THOI

    Trả lờiXóa
  72. Nặc danh11:35

    Toi truc tieo giang day 14 nam, lam HT 5 nam.theo nghi đinh 54/NĐ/2011 Toi mat 57 % luong hang thang, khong biet tra loi voi vo con nhu the nao? chac phai xin ve truong day thoi, that buon cho CB cap phong va So ...!!!

    Trả lờiXóa
  73. Nặc danh13:22

    Bất công với giáo viên đã nghỉ hưu quá, họ đã 1 đời cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, vậy mà lại ko đc hưởng phụ cấp thâm niên như các giáo viên đang công tác sao? tôi đề nghị bộ GD và chính phủ nên xem xét lại nghị định này. toàn bộ giáo viên nghỉ hưu quá bức xúc bởi sự cống hiến của họ ko đc đền đáp công bằng.

    Trả lờiXóa
  74. Nặc danh13:26

    Được biết rằng Chính phủ và Thủ tướng rất quan tâm tới ngành giáo dục, vậy mà giờ chỉ quan tâm tới vấn đề giáo viên hiện tại công tác, còn những người đã cống hiến sức mình cho ngành GD đã về hưu thì lại không đc quan tâm 1 cách thỏa đáng.

    Trả lờiXóa
  75. Thầy giáo già !14:08

    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy, truyền thống dân tộc Việt nam tôn sư trọng đạo từ xưa đến nay, còn hiện tại không còn trực tiếp giảng dạy đồng nghĩa với không còn là thầy nữa, bởi vậy mọi phụ cấp ưu đãi hay thâm niên cho nhà giáo đều không còn nữa là đúng rồi, cho hưởng làm gì tốn kém ngân sách Nhà nước ...!

    Trả lờiXóa
  76. Nặc danh15:59

    Biet chon the nao???
    -Di toi, tot nghiep su pham ve day lop 15 nam va lam cong tac quan ly tai truong 10 nam. Cap tren xet thay cong luc nen quyet dinh dieu dong ve PGD-DT de roi tu do!.... Di toi khong con duoc nhan phu cap day lop va nay den phu cap tham nien Di cung khong thuoc doi tuong duoc huong.
    Di toi khong noi gi? chi nam gat tay len tran de suy nghi tai sao ngay xua minh lai qua nhiet quyet de cong hien... de bay gio luong thang it hon mot giao vien moi ra truong duoc 10 nam va ang day lop???
    Dau la cong bang hoi co ngai co tham quyen????

    Trả lờiXóa
  77. Nặc danh16:05

    Voi nhung Nghi dinh kieu giong nhu 54 nay! Thi:
    Sinh vien su pham ra truong chi co gang day de khong bi duoi viec, chu khong bao gio dam day tot va phat huy nang luc cua minh. Vi rat so bi cat nhac len lam can bo Phong -So!!!
    Roi moi tai nang se bi thui chot vi nhung Nghi dinh nhu Nghi dinh 54 nay, khong co quan ly lieu co may ai tu giac lam tot va lam het luong tam va trach nhiem khong???

    Trả lờiXóa
  78. những người thiệt thòi16:31

    Qúa bất công cho kê toan trường, thu vien, văn thư lam nhiem vu tham mưu, phục vụ trong nganh giáo dục tai sao khong duoc huong bat kỳ sư ưi dai gi của ngành giáo duc. Chúng tôi cùng công tác trong ngành giáo dục tại sao lại bị phân biệt đối xử như vậy. chúng tôi mong những cán bộ tham mưu cho cấp trên nên có cách nhìn 1 cách tổng quát, toàn diện hơn vì chúng tôi quá thiệt thòi so với đồng nghiệp. Xin cám ơn

    Trả lờiXóa
  79. Nặc danh17:32

    khổ quá trời ơi . Tháng này tôi bắt đầu nghỉ hưu thì lại có quyết định này. Người nghỉ hưu không được gì cả. Có bất công quá không khi tôi đã dũng cảm bám trường bám lớp trong những năm tháng gian khó nhất của giáo dục và của đất nước ? Này nghỉ mà tiếc ngẩn ngơ !

    Trả lờiXóa
  80. NEU TAM HUYET VOI NGHE HAY TRO VE VOI BUC GIANG . LAM CAN BO QUAN LY GIAO DUC O PHONG VA O SO THI QUA DE IT PHAI SUY NGHI.CU LAM THEO QUY DINH CUA CAP TREN KHONG DAM SANG TAO .KHONG DUOC HUONG THAM NIEN LA RAT DUNG .HOAN HO BO GIAO DUC VA THU TUONG .NEU CAN BO PHONG VA SO GD DUOC THAM NIEN NHU GV THI CAN BO O CAC NGANH KHAC THI SAO???KHONG NEN THAN PHIEN NUA.CHO TOI HO DUA NHAU CHAY VE LAM CAN BO O PHONG VA O SO GD DO.SAO VAY???

    Trả lờiXóa
  81. Nặc danh07:06

    bat cong bang;chi a va anh b deu sinh 5/1956 la ccao dang cung ra truong 9/1977 truc tiep giang day den khi ve huu.hay so sanh luong cua hai nguoi nay; chi a nghi huu tu 5/2011.anh b nghi huu tu 5/2016 .khi do luong anh b bang luong chi a cong voi 37 phan tram cua luong chi a .thu tuong nghi gi ve truong hop nay .mong thu tuong xem lai nghi dinh de tranh buc xuc khong chui noi cua nguoi dan.

    Trả lờiXóa
  82. Theo Nghi dinh nay Can bo quan li, giao vien gioi o cac truong Pho thong se that vong thuc su khi duoc dieu dong ve Phong, So GDDT de lam cong tac Chuyen mon vi khi do minh lai ko phai la doi tuong thuoc nghi dinh nua.

    Trả lờiXóa
  83. Nặc danh08:10

    Voi nghi dinh nay ,chac gi da thu hut duoc cac hoc sinh gioi vao nghe su pham vi do la "vat chanh bo vo "mat roi .That buon .Chi thuong con chau sau nay khong duoc hoc cac thay co giao gioi thoi ,lam sao ma nen giao duc nuoc ta sanh vai voi nen giao duc tien tien tren the gioi duoc!

    Trả lờiXóa
  84. Nặc danh09:01

    84. toi buon
    Toi da day hop dong o mot truong cap II tptbinh da 12 nam ma tinh toi chang thay co tuyen dung cong chuc . Toi chi duoc linh 500.000 thang khong du tien nop bao hiem xh va tn . That la buon va bat cong . Duoc nhu cac dc thi toi vui biet may.

    Trả lờiXóa
  85. Nặc danh09:05

    Các chuyên viên phòng GD&ĐT Quận, Huyện có được hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011 của thue tướng chính phủ không ? Đề nghị trả lời chi tiết .

    Trả lờiXóa
  86. Nặc danh09:29

    Bác Nguyễn Hữu Thịnh cứ về đi, em lên làm thay cho bác cũng được. Dù vất vả 1 tý em cũng chịu được mà, bác đừng phải lo không có ai làm.

    Trả lờiXóa
  87. Nặc danh09:57

    Toi la giao vien da duoc chuyen xep luong theo nghi dinh so 204/2004/ND-CP ngay 14 thang 12 nam 2004 cua chinh phu nhung hien nay toi lam cong tac khac tai truong THCS. Toi cung co tham gia vao vao ban giao vu cua nha truong.Toi muon hoi la toi co duoc huong phu cap tham nien khong?

    Trả lờiXóa
  88. Nặc danh10:44

    toi da cong tac duoc 5 nam o tinh, sau do vi dieu kien gia dinh toi da xin nghi 2nam. bay gio toi vao bien che va di day lai duoc 3 nam. vay toi co duoc huong che do tham nien khong

    Trả lờiXóa
  89. Bố tôi mới nghỉ hưu được 1 tháng .chú tôi 5 năm nữa sẽ nghỉ hưu . Theo cách tính phụ cấp thâm niên này . khi nghỉ hưu lương của chú tôi hơn lương bố tôi khoảng 1,5 triệu đồng .Vậy có công bằng ko ??

    Trả lờiXóa
  90. Nặc danh13:56

    rat bat hop li -1 la cung la gv nghi huu thi chi nhung nguoi nghi giai doan 1993-2011 la khong co phu cap tham nien gd .-2 la nhung nguoi huu trong khoang 1993-2011 deu la fai lam viec trong ki bao cap .cuoc song cuc nhoc khon cung nga y nay tham gi.-3 la co nha giao gia voi 40 nam la gv co nhieu nam la gv gioi vãn xep vao loai lkhong co tham nien.con gv moi ra ct 5-7 nam da xep vao loai co tham nien. ngay xua cong cuoc ccrd nha nuoc con non tre ,khi lam sai con cong khai sua chua .huong chi nghi dinh nay khong sai ma chi chua day du -dau co kho sua.-mong cp hieu.rat mong y kien nay duoc cp xem.

    Trả lờiXóa
  91. Nguyễn Thị Bạch Yến14:16

    Nhân viên kế toán, NV thư viện, NV thiết bị... cũng công tác trong ngành giáo dục đã chịu nhiều thiệt thòi rồi tại sao lại không được hưởng phụ cấp thâm niên. hay là những người này công tác không có cái gọi là "năm". Vậy xin cho hỏi nghĩa của từ "Thâm niên" là gì?. Thaathj là bất công !

    Trả lờiXóa
  92. Nặc danh20:02

    Tại sao những giáo viên hưu từ 1993 về trước được hưởng phụ cấp thâm niên ?Tại sao giáo viên về hưu sau 9/2011 được tính hưởng phụ cấp thâm niên? Tại sao giáo viên về hưu từ năm 1994 đến 30/8/2011 không được hưởng phụ cấp thâm niên? Phải chăng giáo viên về hưu giai đoạn 1994-30/8/2011 sống khổ và thiệt thòi quen rồi không cần phụ cấp thâm niên đúng không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  93. Nặc danh23:44

    Tuy không ở trong ngành giáo dục nhưng trên tinh thần tôn sư trọng đạo ,uống nước nhớ nguồn ,ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; tôi xin thay mặt cho nhiều người dân được hỏi chính phủ và quốc hội một số ý như sau:
    1)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết giáo viên đứng lớp về hưu năm 1994 đến nay có được xem là người làm công việc đặc thù hay không?
    2)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết phụ cấp thâm niên giáo viên nhằm mục đích nâng cao đời sống của họ và đặc biệt là giúp đỡ động viên họ lúc về hưu có phải không ?
    3)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết giáo viên về hưu trước đây đời sống gian khổ khó khăn hơn hay là giáo viên hiện tại đời sống gian khổ khó khăn hơn ,mặt khác cũng xin hỏi hiện nay cuộc sống hai đối tượng này ai khốn khổ hơn ai?
    4)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết giáo viên giảng dạy đã về hưu (già ) và giáo viên đang giảng dạy (trẻ) nói chung thì đối tượng nào có khả năng chết trước? Măt khác đối tượng thầy già về hưu có phải là thầy học của đối tượng thầy trẻ hay không?
    5)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết việc cần thiết thực hiện phụ cấp thâm niên TRƯỚC cho đối tượng nào là hợp lý: phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang giảng dạy (trẻ và đi sau) hay thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên đã về hưu (già và đi trước)

    Trả lờiXóa
  94. Nặc danh02:44

    THẬT BUỒN VÀ XẤU HỔ THAY CHO NHỮNG NHÀ GIÁO NÀO KHI ĐỌC NGHỊ ĐỊNH 54/2011/NĐ-CP THẤY MÌNH ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN -NHƯNG LẠI HÝ HỬNG KHÔNG HỀ NGHĨ TỚI THẦY CÔ GIÁO ĐI TRƯỚC CỦA MÌNH ĐÃ VỀ HƯU CHƯA ĐƯỢC

    Trả lờiXóa
  95. Nặc danh13:22

    tôi đã là giáo viên 1 năm và sau đó tôi đi bộ đội tại chiến trường capuchia 3 năm và sau đó tôi về tiếp tục là giáo viên nhu thế trong thời gian công tác tại capuchia tôi có tính phụ cấp thâm nien hay không

    Trả lờiXóa
  96. Nặc danh18:17

    Những người công tác tại các phòng, sở GD&ĐT là những các bộ giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng vậy mà khi làm việc tại phòng, sở lại không được hưởng phụ cấp thâm niên. Như vậy có công bằng không?

    Trả lờiXóa
  97. Nặc danh04:31

    Bo GD&CPnen xem lai nghi dinh 54 vinha giao nghi huu tai sao lai khong duoc PCTN?

    Trả lờiXóa
  98. Nặc danh05:49

    Giáo viên đứng lớp là người trực tiếp làm công việc đặc thù ,hơn nữa những giáo viên đứng lớp cho đến khi về hưu tất nhiên là người có năng lực chuyên môn mới trực tiếp dạy học sinh suốt đời được( thực hiện chuyên môn hoá).Đại đa số chạy đi làm quản lý là sợ chuyên môn ,tránh áp lực dạy học,thích danh-lộc và quyền lực

    Trả lờiXóa
  99. Nặc danh10:41

    Tuy không ở trong ngành giáo dục nhưng trên tinh thần tôn sư trọng đạo ,uống nước nhớ nguồn ,ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; đó là đạo lý muôn đời của dân tộc ta, tôi mạnh dạn thay mặt cho nhiều người dân và con cháu của mình đã học qua các thế hệ thầy cô giáo,xin được hỏi chính phủ và quốc hội một số ý như sau:
    1)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, các giáo viên đứng lớp đã về hưu trong giai đoạn năm 1994 đến 4/2011 có được xem là người trực tiếp làm công việc đặc thù hay không?
    2)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, phụ cấp thâm niên giáo viên nhằm mục đích nâng cao đời sống của họ và đặc biệt là giúp đỡ- động viên- tri ân họ lúc về hưu có phải không ?
    3)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết ,giáo viên đứng lớp về hưu trước đây đời sống gian khổ khó khăn hơn hay là giáo viên đang đứng lớp hiện tại đời sống gian khổ khó khăn hơn ,mặt khác cũng xin hỏi hiện nay cuộc sống hai đối tượng này thì ai khốn khổ hơn ai?
    4)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, giáo viên giảng dạy đã về hưu (già ) và giáo viên đang giảng dạy (trẻ) nếu nói chung thì đối tượng nào có khả năng chết trước? Măt khác đối tượng thầy già về hưu có phải là thầy học của đối tượng thầy trẻ hay không?
    5)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, chúng tôi có đến nhà các thầy cô giáo già đã về hưu đều thấy kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (còn gọi là huy chương vì sự nghiệp giáo dục) nội dung có ghi đã có công lao vì sự nghiệp giáo dục của đất nước, liệu rằng nội dung đó có tí tác dụng gì trong chế độ chính sách đối với các thầy cô đã về hưu hay không?
    6)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết,giáo viên đang tại chức từ tháng 8/2011 về trước chưa đóng bảo hiểm xã hội về tỉ lệ phụ cấp thâm niên ,thế thì tỉ lệ thâm niên thăng tiến sau này của họ có dùng để tính lương khi về hưu được không?Nếu tính được thì các thầy cô giáo về hưu từ 1994 đến tháng 4/2011 sẽ tính như thế nào?Đành rằng chúng ta ai cũng biết thầy cô giáo về hưu giai đoạn 1994 đến 2006 gian khổ hơn-thiệt thòi hơn- cam chịu hơn vì ít được thụ hưởng các chế độ đãi ngộ mới của ngành giáo dục và của đất nước,nhưng chẳng lẽ chúng ta lại trì hoãn hoặc lãng quên luôn cả những năm tháng thâm niên gian khổ của họ?
    7)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, trong môi trường sư phạm liệu thầy cô giáo đang tại chức nhận phụ cấp thâm niên họ có thể nào vui mừng phấn khởi được hay không , khi nhìn và nghĩ tới hình ảnh các thầy cô giáo già dạy giỗ mình đã về hưu chưa được nhận phụ cấp thâm niên?
    8)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết vì sao: giáo viên về hưu trước 1994 được hưởng phụ cấp thâm niên đã 18 năm rồi ,nay tiếp tục đến giáo viên về hưu sau 4/2011 cũng được hưởng phụ cấp thâm niên , mà chỉ riêng giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại chưa được hưởng và chậm được hưởng?
    9)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, việc cần thiết thực hiện phụ cấp thâm niên TRƯỚC cho đối tượng nào sau đây là hợp lý:1- phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang giảng dạy (trẻ và đi sau) ; 2- phụ cấp thâm niên cho giáo viên đã về hưu (già và đi trước)

    Trả lờiXóa
  100. Nặc danh22:53

    Nhiệt liệt ủng hộ bài phản hồi số 99.
    Bổ xung thêm:
    1. Đội ngũ cán bộ làm công tác tại các cơ quan quản lý GD-ĐT càn phải được hưởng. Bởi họ chính là những nhà giáo xuất sắc.
    2. Những nhà giáo đã chuyển công tác trong thời gian từ 1994 đến nay. Trong đó phải kể đến những người QUÁ xuất sắc, NHIỀU CỐNG Hiến cho ngành nay được chọn, bầu sang làm Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  101. Nặc danh10:04

    Khi đọc NĐ chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ, NĐ này áp dụng cho nhà giáo đang giảng dạy, làm nhiệm vụ giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập, ở các học viện, trường, trung tâm làm nhêệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước ( Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục)đều thuộc đối tượng được hưởng. Như vậy các vị cứ an tâm chờ Thông tư hướng dẫn.

    Trả lờiXóa
  102. Nặc danh15:26

    CHỈ CÓ NHỮNG NHÀ GIÁO BÁM TRƯỜNG- BÁM LỚP-BÁM- HỌC SINH CHO ĐẾN KHI VỀ HƯU MỚI XỨNG ĐÁNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ DẠY HỌC . CHỈ CÓ GIÁO VIÊN ĐỨNG LỚP CHO ĐẾN NGÀY VỀ HƯU MỚI LÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP LÀM CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ ĐẾN BƯỚC CUỐI CÙNG "TẤT CẢ VÌ CHUYÊN MÔN,TẤT CẢ VÌ GIẢNG DẠY,TẤT CẢ VÌ HỌC SINH" .ĐI LÀM QUẢN LÝ HAY CHUYỂN NGÀNH CÔNG VIỆC CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NÀY ĐÃ ĐƯỢC THAY ĐỔI KHÔNG KHÁC GÌ CÔNG VIỆC QUẢN LÝ Ở CÁC NGÀNH KHÁC KHÔNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN LÀ ĐÚNG ,ĐÃ CÓ DANH- CÓ LỘC- CÓ QUYỀN KHÔNG AI LẠI SUY BÌ VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP DẠY HỌC CẢ .CHÚNG TÔI ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGAY CHO GIÁO VIÊN ĐỨNG LỚP ĐÃ VỀ HƯU TỪ 1994 ĐẾN 4/2011" ĐÓ CHÍNH LÀ CÔNG BẰNG ,ĐÓ CHÍNH LÀ NGHĨA TÌNH, ĐÓ CHÍNH LÀ ĐẠO LÝ, ĐÓ CHÍNH LÀ VĂN MINH".CHÚNG TÔI RẤT CẢM ĐỘNG VÀ HOÀN TOÀN NHẤT TRÍ VỚI BÀI PHẢN HỒI SỐ99

    Trả lờiXóa
  103. Nặc danh12:55

    Cảm ơn phản hồi số 99 đã nói rõ được tâm tư nguyện vọng của giáo viên trẻ chúng tôi. Đề nghị chính phủ cho thực hiện phụ cấp thâm niên của giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 kịp thời. Đó là những người thầy của chúng tôi họ gian khổ thực sự , hơn nữa các thầy cô đã về hưu của chúng tôi quả là thiệt thòi quá nhiều vì họ một lòng tận tuỵ suốt đời trong nghề dạy học,hơn nữa các thầy chính là hình ảnh cao quý cho giáo viên trẻ chúng tôi noi theo

    Trả lờiXóa
  104. Nặc danh14:25

    Một nghị định thiếu sự xem xét tổng thể về giá trị công hiến của từng đối tượng những người đã, đang và sẽ công tác trong ngành giao dục. Theo tôi cần có thâm niên cho tất cả các đối tượng đã đang và sẽ công tác trong ngành giáo dục, nhưng tỷ lệ thâm niên có thể khác nhau.

    Trả lờiXóa
  105. Nặc danh15:52

    TÔI CÔNG TÁC Ở BAN TUYÊN GIÁO KHÔNG NẰM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC NHƯNG KHI ĐỌC NĐ 54 CŨNG BUỒN VÀ BỨC XÚC.THẬT VẬY ĐÃ LÀ PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ DẠY HỌC THÌ CẦN PHẢI CÓ TRƯỚC CÓ SAU ,CÓ THẦY RỒI MỚI CÓ TRÒ "SINH ÔNG RỒI MỚI SINH CHA".MONG RẰNG CHÍNH PHỦ HÃY CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP CÔNG BẰNG HỢP TÌNH HỢP LÝ

    Trả lờiXóa
  106. BUỒN QUÁ NĐ 54/201108:47

    Đội ngũ cán bộ phòng, sở GD cũng như cán bộ phòng ban khác - Song họ khác cán bộ phòng ban khác là phải qua qúa trình giảng dạy, phải là đội ngũ GV, quản lý giỏi mới được điều động về phòng, sở GD. Công việc họ đang làm vẫn phải gắn liền với GD, các ban ngành khác chuyển sang làm công tác quản lý GD tại phòng sở liệu có làm được không….công việc quản lý tại phòng sở,GD khác hẳn với công tác hành chính nhà nước đơn thuần… vậy cớ gì mà họ không được hưởng phụ cấp thâm niên GD. Liệu còn ai muốn làm công tác quản lý GD tại phòng, sở GD nữa không… mất đầu tàu thì tàu đi thế nào?

    Trả lờiXóa
  107. 090323737808:49

    1. Một người mới tốt nghiệp ra trường có thể về làm ở một cơ quan quản lý nhà nước của bộ, ngành nào đó. Nhưng đối với phòng giáo dục và phòng chuyên môn của sở GD-ĐT thì không thể có, vì chưa thể làm được. Cái thâm niên giảng dạy, giáo dục và quản lý ở trường bao nhiêu năm trước đó là cái giúp cho người chuyên viên đó làm việc tốt ở phòng và sở. cái thâm niên được tích lũy đó nay dùng để nghĩ ra kế sách, biện pháp để quản lý việc dạy học, thúc đẩy việc dạy học tốt lên, có vai trò như đầu kéo con tàu giáo dục.
    Tiếc thay thâm niên giáo dục kỳ này đã không nhìn nhận ra cái điều cơ bản đó.
    Phải chăng trên con tàu giáo dục đang chạy, đến giờ ăn sáng; người lái tàu thì không được ăn, con người phục vụ trên các toa được ăn, chỉ vì họ đang ở bên các hành khách, còn vị lái tàu đang ngồi bên cái máy hơi nước nóng hầm hập.
    2. Đề nghị Chính phủ và các Bộ cần tính thâm niên cho đối tượng ở phòng và sở, và nếu gọi là thâm niên giảng dạy, giáo dục thì tính cho họ số năm đã dạy ở trường.
    3. Nếu cán bộ phòng sở không có phụ cấp trên, thì cũng nên bỏ việc phong nhà giáo ưu tú và nhân dân cho loại cán bộ này vì đã không còn là nhà giáo theo đúng nghĩa.

    Trả lờiXóa
  108. Nặc danh17:29

    Tôi cũng là giáo viên nhiều năm ,nay công tác ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ xin có một vài ý kiến như sau :Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp là dựa trên công việc cụ thể người của lao động đang làm việc hoặc người đó đã về hưu ;Ví dụ công nhân đang làm công việc độc hại hay nặng nhọc thì được hưởng phụ cấp ,chứ làm gì có chuyện cán bộ quản lý (giám đốc ,phó giám đốc) hay cán bộ phòng ban được hưởng phụ cấp độc hại hoặc nặng nhọc.Nói về lái con tàu giáo dục trước hết phải nói tới Đảng và Nhà nước ,sau đó là Bộ Giáo Dục và các cấp chính quyền,rồi đến các bộ ngành và các tổ chức xã hội liên quan ,còn chúng ta là người làm công hưởng lương đương nhiên là cũng có góp phần trong việc lái con tàu (người này không làm tất có người khác ,đặc biệt cán bộ quản lý là nhiều người đang mơ ước được làm đó).Chúng ta nên công tâm mà nói là làm quản lý giáo dục không thể khó khăn gian khổ hơn một số ngành khác được đâu.Những người trực tiếp làm nghề dạy học mới là trực tiếp làm công việc đặc thù ;họ chịu rất nhiều áp lực đối với chuyên môn , đối với học sinh và phụ huynh, đối với các cấp quản lý...Thưa các bạn chúng ta ở góc độ là cán bộ làm quản lý cần có tâm và tầm nhìn độ lượng ; thực sự mà nói tôi chỉ rất đau buồn như thế này thôi, đó là những người thầy của mình có chức danh giáo viên suốt đời cặm cụi trên bục giảng họ đã về hưu lâu nay và sắp ra đi tìm ông bà rồi, cuộc đời của họ rất gian khổ khó khăn, thế nhưng đến nay họ vẫn chưa nhìn thấy phụ cấp thâm niên của mình

    Trả lờiXóa
  109. Nặc danh22:08

    Tôi đông ý với ý kiến của bạn NẶC DANH. Cán bộ quản lý bây giờ dc nhiều người mơ ước. Vi suốt ngày quán xa, rượu chè, trai gái bồ bịch. Lắm tiền thế mà còn so bì với những ngươi suốt ngày phải cặm cụi trên bục giảng. Họ không thấy xấu hổ sao.Bây giờ họ cung biêt đòi sự công bằng,!Thật nực cười!!!!!!!!!!!!Tôi rất hoan nghênh nghị định và tính xác thực của Chinh Phủ.

    Trả lờiXóa
  110. Nặc danh22:20

    Tôi thấy cái ông bài phản hồi 100 hơi tự tin thì phải. Đồng ý la những người xuất săc mới được bầu làm lãnh đạo nhưng tôi hỏi ông đa số những người đó có xuất sắc thật không hay là bỏ tiền, mua chức cậy quyền tham ô. Tôi nghi ông mù hay sao ma không thấy xã hôi càng ngày càng tiêu cực à vậy ma còn vỗ ngực ta đây. Đúng là thùng rỗng kêu to!!!!!!

    Trả lờiXóa
  111. Nặc danh07:36

    Chúng tôi là những sinh viên sư phạm rất tâm đắc và cảm ơn phản hồi số 99,108 đã phân tích rõ đạo lý và tình người.Trong khi chưa có phụ cấp thâm niên đến với các thầy giáo già đã về hưu ,trước mắt qua báo mạng xin các thầy hãy cho chúng em gửi tới lòng tôn kính và biết ơn vô hạn ; đúng vậy các thầy là những người tận tuỵ không ngại gian khổ khó khăn đã trực tiếp bám trường bám lớp dạy giỗ chúng em nên người và các thầy cũng là người suốt đời cặm cụi trên bục giảng cho đến ngày về hưu không màng danh lợi ; chúng em cầu mong các thầy luôn luôn khoẻ mạnh , chúng em biết và hiểu rằng chính sách đúng đắn sẽ không bao giờ bỏ quên các thâỳ.Kính chào và biết ơn các thầy đã về hưu

    Trả lờiXóa
  112. Nặc danh10:13

    Tôi ko đồng ý với bạn 108 nêu, bởi đây là chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước với người làm công tác GD,những người làm công tác quản lý GD phải tuyển chon từ thày cô giáo giỏi, họ đã có thời gian đứng lớp đủ để khẳng định họ làm tốt việc này, không thể tùy tiện chọn cử những người phòng ban khác sang làm quản lý GD được như bạn nói: (người này không làm tất có người khác,đặc biệt cán bộ quản lý là nhiều người đang mơ ước được làm đó). Vậy họ phải được hưởng thâm niên GD mới là đúng, chí ít thì được hưởng thời gian mà họ đã từng giảng dạy.Thật tiếc ban đã từng làm GD mà ko rõ vấn đề này - Đúng là tuyên giáo, sao ko ở GD mà hưởng PC phải chuyển cơ quan khác!

    Trả lờiXóa
  113. Nặc danh10:32

    Khi đang hưởng lương và phụ cấp (nếu có)ở công việc này ,sau đó được điều động đi làm công việc khác nếu có bậc lương và phụ cấp thấp hơn sẽ được bảo lưu lương 6 tháng là tối đa.Cho nên ý kiến phản hồi của bạn số 108 là chính xác và hợp lý (chú ý lương và phụ cấp là theo công việc cụ thể của người lao động)

    Trả lờiXóa
  114. Nặc danh10:56

    Tôi đang là giáo viên giỏi cấp tỉnh rất mơ ước được về sở giáo dục làm việc và mơ ước hơn nữa là được làm quản lý .Thực tế ai cũng biết không dễ dàng gì mà chạy được một suất làm hành chính hoặc quản lý như thế ,nhưng mơ thì cứ mơ đã sao ,thật vậy nếu có cơ hội và được ai đó nâng đỡ là tôi đi ngay.Bàn về cán bộ trong ngành giáo dục thì quá nhiều ai cũng đòi phụ cấp thâm niên chắc dân chịu không nổi đâu .Theo tôi ai có chức danh giáo viên đang giảng dạy hoặc đã về hưu thì mới hưởng phụ cấp thâm niên là đúng đắn nhất

    Trả lờiXóa
  115. Nặc danh11:15

    Tôi dạy THPT đã hơn 10 năm được hội đồng nhà trường và tổ đạo diễn cho đi hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 2 lần, 2 lần đều được chứng nhận giáo viên dạy giỏi.Nhưng thực tâm mà nói nếu loay hoay được hoặc ai đó nâng đỡ tôi về sở làm việc thì vui sướng và biết ơn vô cùng ,mặc dù tôi vẫn biết học sinh và phụ huynh cần mình hơn.Đến nay tôi mới thấm thía và cảm phục những người thầy của mình suốt đời cặm cụi trên bục giảng cho đến khi về hưu .Nay tôi rất mong ước các thầy đã về hưu cần được phụ cấp thâm niên kịp thời để đỡ khổ ,đó chính là tình cảm chân thật của tôi gửi tới thầy cô giáo cũ

    Trả lờiXóa
  116. Nặc danh16:51

    Thầy chủ nhiệm và dạy văn tôi mấy năm cấp 2 về hưu đã 6 năm nay ;theo chân thầy ,tôi cũng học CĐSP rồi về dạy văn , thường ngày tôi hay sang nhờ thầy giúp cho soạn bài và nghe thầy nói về đạo lý cũng như cách đối nhân xử thế.Từ ngày có nghị định 54 tôi cứ ngại ngùng thường kêu bận và chào thầy rồi đi ngay;nhưng không hiểu thầy tôi có biết nghị định này không mà thấy thầy vẫn đôn hậu vui vẻ như ngày nào, còn tôi thì không dám thổ lộ việc này với thầy ,có lẽ tôi là đứa học trò hư đúng không nhỉ

    Trả lờiXóa
  117. Nặc danh13:25

    Chúng ta đang công tác,con đường còn dài để tính toán và đòi hỏi ;chỉ tội cho các thầy dạy ta đã về hưu sắp sang thế giới bên kia ,chưa thấy phụ cấp thâm niên nghề của mình

    Trả lờiXóa
  118. Nặc danh08:59

    Nghị định 54 chính là sự quan tâm, động viên của Đảng và Nhà nước đến đội ngũ nhà giáo tuy nhiên theo tôi, một người thực sự tâm huyết với nghề đề Nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cần phải xem xét lại vì những người CB làm công tác quản lý ở phòng, Sở cũng chính là những giáo viên đã trải qua một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng tại các đơn vị trường học, được điều động của cấp trên chứ thực ra không mấy ai muốn lên; còn bổng lộc ư? mời các bạn thử xin về phòng, sở để hưởng thật nhiều bổng lộc,"nhiều lắm" cứ thử xem các bạn chịu được bao nhiêu? thật càng thấy tủi thân về sự chia sẻ của những ai cho rằng CB phòng, Sở có nhiều bổng lộc? Hiện tại cho dù không có thâm niên nhưng cán bộ phòng chúng tôi vẫn tích cực công tác, song chắc chắn trong thời gian tới để điều động một giáo viên về phòng, sở công tác thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì thật là quá bất hợp lý các bạn ạ!

    Trả lờiXóa
  119. Nặc danh14:57

    Tôi hiện là giáo viên đang giảng dạy ở trường PT- dân tộc nội trú. xin được hỏi:
    -Trước đây tôi có một thời gian không đứng lớp mà chỉ làm công tác văn thư, nhưng vẫn được hưởng lương giáo viên. Nay tôi được phân công giảng dạy: vậy thời gian làm công tác văn thư tôi có được tính để hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo không?

    Trả lờiXóa
  120. Nặc danh00:16

    Theo nghị định chúng ta phải hiểu rằng chỉ thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên giảng dạy. Cụ thể là :tính số năm thực tế đứng lớp của người có chức danh giáo viên đang giảng dạy cũng giống như người có chức danh giáo viên đã về hưu

    Trả lờiXóa
  121. Nặc danh06:14

    Đang trực tiếp lao động đặc thù (trực tiếp dạy học)nếu được điều chuyển sang làm công việc khác mà có thu nhập thấp hơn thì được bảo lưu tối đa không quá 6 tháng ,khi nghỉ hưu được tính bình quân 5 năm liên tục trong giai đoạn có các bậc lương cao nhất

    Trả lờiXóa
  122. Nguyễn Thị Thu Hương14:54

    Gửi thầy tôi đã về hưu

    Nỗi niềm

    Nhà Thầy ở cạnh nhà tôi
    Chiều chiều tôi vẫn sang chơi thăm thầy
    Từ ngày “phụ cấp” đến nay
    Tôi buồn đâu dám sang thầy để chơi
    Gặp tôi thầy cứ cười cười
    Vẫn là ánh mắt yêu đời như xưa
    Lòng tôi sao cứ ngẩn ngơ
    Trời cao thấu hiểu mong chờ tôi không?
    ***
    Biết rằng thầy vẫn ung dung
    Buồn, vui âu cũng nỗi lòng mà thôi
    Thầy ơi! Thầy khổ nhiều rồi
    Làm nghề dạy học suốt đời vì ai
    Đứng trên bục giảng miệt mài
    Hưu chưa “phụ cấp” chẳng lời kêu than
    Lẽ nào chuyện ở thế gian
    “Phụ cấp” mà lại phũ phàng thế sao?
    ***
    Dạy em đạo lý ngày nào
    Thầy rằng, minh bạch trời cao thấu nhìn
    ***
    Mấy lời bằng cả con tim
    Xin thầy em gửi nỗi niềm vào đây.

    Học trò cũ

    Chú thích: “phụ cấp” ý
    muốn nói tới phụ cấp
    thâm niên giáo viên đứng lớp

    Trả lờiXóa
  123. Nặc danh15:05

    Trong buoi hop voi Chu tich Hoi cuu giao chuc, Thu tuong da rat quan tam den de nghi ve che do phu cap tham nien cho giao chuc da nghi huu. Vay ma tai sao Nghi dinh 54/2011/CP lai khong the hien dieu do. La nhung giao vien da nghi huu, chung toi qua buon vi bi doi xu thieu cong bang nhu vay.

    Trả lờiXóa
  124. Nặc danh22:42

    Tôi có vợ là nhà giáo đã về hưu, khi được biết nội dung Nghi dinh 54/2011/CP,vợ tôi có vẻ không được vui, tôi phải giải thích là : Các cụ đã có câu " Tiên trách kỷ, hậu trách nhân " bởi vì chúng ta bây giờ là : " Đang dạy như quả trên cành, về hưu như quả (vỏ )trong giành bỏ đi ". Vậy thôi, biết làm sao được.Hãy thoả mãn với cuộc sống hiện tại cho vô tư đi.

    Trả lờiXóa
  125. Nặc danh13:13

    Về hưu không biết đấu trang -nghe lời dỗ dành như thế mới ngoan-về hưu như kẻ hết hàng-xái còn đâu nữa mà làng phải mua.BUỒN THAY NHÂN TÌNH THẾ THÁI -SỐNG KHÔNG CÓ LÃI BỊ ĐẠP RA ĐƯỜNG .Không có thầy đố mày làm nên-thầy hưu rồi em quên tức khắc.CHÚC THẦY CÔ VỀ HƯU SỐNG LÂU-DÂN CHÚNG TÔI KHÔNG QUÊN THẦY ĐÂU

    Trả lờiXóa
  126. Nặc danh17:22

    Vẫn biết Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngành giáo dục; hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ.Thế nhưng chế dộ phụ cấp thâm niên đối với ngành GD theo Nghị định 54 của Chính phủ còn nhiều bất cập; đơn cử một nhà giáo dạy học trên 40 năm về hưu ngày 1/5/2011 thì không được phụ cấp thâm niên, trong khi đó một anh dạy trên 35 năm thì được hưởng thâm niên 35% kể từ 1/5/2011. Nếu như nghị định bắt đầu thực hiện kể từ 1/5/2011 về sau thì không phải bàn

    Trả lờiXóa
  127. Nặc danh20:21

    LÀ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI XIN CÓ Ý KIẾN NHƯ SAU: Hưu cho giáo viên dạy học từ 1993 về trước đã được hưởng phụ cấp thâm niên đến nay là 18 năm rồi ,về hưu cho giáo viên dạy học sau 4/2011 cũng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên theo NĐ .Tại sao giáo viên dạy học về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại chưa được đề cập hưởng phụ cấp thâm niên kịp thời ?Theo tôi thì nên chia giai đoạn về hưu của giáo viên đứng lớp 1994 đến 2006 ngoài phụ cấp thâm niên chung như NĐ được cộng thêm 5% vào lương, về hưu của giáo viên đứng lớp giai đoạn 2007 đến nay hưởng theo qui định chung của NĐ

    Trả lờiXóa
  128. Nặc danh21:28

    CHÚNG TA ĐANG CÓ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI ĐÚNG VỚI BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ .Vì vậy các thầy giáo dạy học đã về hưu chắc chắn sẽ được tính phụ cấp thâm niên và bù lỗ xứng đáng

    Trả lờiXóa
  129. Nặc danh07:23

    toi nhiet liet ung ho bai 99.bai tho cua chau huong-122 hay ma that y nghia.cam on chau.

    Trả lờiXóa
  130. Nặc danh07:50

    BÀI 99 VÀ BÀI 122 ĐÃ NÓI RÕ ĐƯỢC TÂM TƯ NGUYỆN VỌNG CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN CHÚNG TÔI

    Trả lờiXóa
  131. Lưu Linh12:20

    GV đã nghỉ hưu tức đã già rồi nên ăn ít, tiêu ít vì vậy miễn hưởng thâm niên. He he............

    Trả lờiXóa
  132. Nặc danh15:20

    Giáo viên đã nghỉ hưu chịu khổ quen rồi ,lớp sau không chịu khổ được thông cảm nhé.He he.........

    Trả lờiXóa
  133. Nặc danh21:35

    Hoàng
    các bạn đọc link này sẽ hiểu
    http://baoquangnam.com.vn/theo-dong-thoi-su/su-kien-van-de/31455-qsoq-len-so-phong-.html
    "Sợ" lên sở, phòng !?
    Thứ ba, 28 Tháng 6 2011 08:26
    ChỈ trong vòng chưa đầy hai năm gần đây, đã có ít nhất 8 cán bộ làm việc tại Sở GDĐT, trong đó 6 người giữ chức trưởng phòng hoặc phó phòng xin chuyển công tác về các trường học.

    Ở cấp phòng GDĐT, nhiều cán bộ cũng không còn “mặn mà”, thậm chí một cán bộ cấp phó còn tha thiết trở lại công việc tại cơ sở nên đã tìm mọi cách để được cấp trên đồng ý. Và cô giáo này đã “cười như hoa” khi mong muốn của mình được thực hiện !

    Nguyên nhân vì đâu mà nhiều cán bộ quản lý giáo dục cấp tỉnh và huyện xin “về” lại trường học đến như vậy? Qua tìm hiểu, một số người cho biết họ muốn trở lại với công việc phấn trắng bảng đen “vì nghề giáo phải gắn với học trò, hơn nữa đi dạy... vui hơn”. Có người thì cho rằng, về trường học sẽ giúp họ gần nhà hơn nên có điều kiện chăm sóc gia đình, đỡ phải đi lại vất vả. Điều này không sai, nhưng với những người còn “ở lại”, vẫn còn thiếu lý do có thể xem là quan trọng nhất để dẫn đến mong muốn trở lại công việc giảng dạy: vấn đề thu nhập.

    Theo một cán bộ quản lý giáo dục lâu năm, chuyển công tác về trường, thu nhập của cán bộ, giáo viên “tự nhiên” sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí có người còn cao gấp đôi so với khi ở sở, phòng. Ông lý giải, sở dĩ có sự khác biệt này là do lương cán bộ sở hay phòng chỉ là “lương chay”, nhưng khi về trường học thì ngoài lương họ còn được hưởng nhiều chế độ, chính sách khác theo quy định của nhà nước (như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp khu vực, phụ cấp quản lý). Nếu là trường chuyên, sẽ có thêm phụ cấp của loại hình trường chuyên, còn công tác ở miền núi sẽ có thêm phụ cấp miền núi ... Đó là chưa kể rất nhiều “lợi ích” khác mà khi công tác ở sở hoặc phòng họ không có, chẳng hạn như dạy thêm (nhờ có học trò và quỹ thời gian rảnh rỗi nhiều), đỡ áp lực công việc. Chính điều này mà hiện nay, không ít người tỏ ra “mơ ước” khi nhìn đồng nghiệp của mình trở lại trường.

    Nguyện vọng được trở về công việc giảng dạy ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc khó điều động cán bộ quản lý, giáo viên giỏi lên công tác tại phòng, sở. Lãnh đạo phòng GDĐT một địa phương tâm sự, vài năm gần đây, thật nan giải khi điều chuyển một cán bộ từ trường lên phòng và họ tìm mọi cách từ chối nhưng mình cũng thông cảm “vì không ai vui vẻ khi về phòng mà thu nhập lại giảm đi”. Ngay như Phòng Giáo dục Trung học - một trong những phòng chuyên môn quan trọng nhất của Sở GDĐT với trách nhiệm quản lý công tác dạy và học cả tỉnh, vậy mà nhiều năm qua luôn nằm trong tình trạng thiếu cán bộ. Hiện tại, quản lý chuyên môn 44 trường THPT và 18 phòng GDĐT (với hàng trăm trường THCS) nhưng chỉ có 2 cán bộ phụ trách.

    Công tác tốt, dạy giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm sẽ… bỗng dưng giảm thu nhập nếu được điều động về làm cán bộ quản lý ở phòng, sở. Vì bất cập này nên mới có chuyện thật như đùa trong ngành giáo dục hiện nay : “sợ” trở thành cán bộ sở, cán bộ phòng !

    Trả lờiXóa
  134. Nặc danh08:37

    Liệu còn giai đoạn về hưu nào sau này sẽ bị loại không hưởng phụ cấp thâm niên như giáo viên đã về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 không nhi?

    Trả lờiXóa
  135. Nặc danh13:02

    BÀN VỀ PHỤ CẤP THÂM NIÊN GIÁO DỤC TA THẤY RẤT RÕ: Những người đang làm việc họ chỉ biết đấu tranh cho quyền lợi ích kỷ của họ thôi .CÁC BÁC ĐÃ VỀ HƯU CHÂN YẾU TAY MỀM TUY BIẾT RẰNG ĐÓ LÀ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA MÌNH NHƯNG CŨNG KHÔNG TRANH ĐẤU ĐƯỢC ĐÂU VÀ CŨNG KHÔNG AI ĐỂ Ý TỚI ĐÂU, THẬT LÀ TỘI NGHIỆP.Kính mong nhân dân và các bác về hưu thông cảm nhé

    Trả lờiXóa
  136. Nặc danh13:27

    chúng tôi đang là cán bộ đương thời ở ngoài ngành giáo dục; nhân thấy có những người trong ngành giáo dục chỉ nghĩ đến thân mình hiện tại ,quyên cả cha mẹ ông bà,quyên cả những người thầy cũ của mình, rất phản giáo dục.Nay xin được gửi mấy dòng sau : TRÊN TRÁN THIẾU CHỮ TRÍ-- GIỮA NGỰC THIẾU CHỮ TÂM-- VÔ ƠN THẦY GIÁO CŨ-- KHÔNG THU PHỤC NGƯỜI TÀI-- CHẲNG HIỂU BIẾT TƯƠNG LAI-- NỊNH VÀI ÔNG QUẢN LÝ --ĐAU LÒNG KẺ ĐOẢN TRÍ-- LÀM NHỤC CẢ CHÚNG TÔI-- NHỮNG NGƯỜI ĐANG ĐƯƠNG THỜI-- "TIẾNG" HỢM MÌNH CẢ LŨ

    Trả lờiXóa
  137. Nặc danh13:41

    Những thầy giáo cũ đã về hưu của mình mà cố tình lãng quên , hơn nữa lại chỉ lo và đấu tranh cho bản thân mình hiện tại .Là người dân bình thường nhưng tôi cũng thấy buồn và hổ thẹn cho một số các cán bộ trong ngành giáo dục hiện hữu

    Trả lờiXóa
  138. Nặc danh14:55

    Mấy vị làm nghị định 54 chả hiểu thế nào là nhà giáo, thế nào là giáo dục, chẳng phân biệt thế nào là thâm niên thế nào là ưu đãi nên mới ra NĐ rất thiếu sót và khi thực hiện sẽ rất phức tạp, các vị hãy xem lại.

    Trả lờiXóa
  139. Nặc danh18:02

    LÀM NGHỀ DẠY HỌC SUỐT ĐỜI CHO ĐẾN KHI ĐÃ VỀ HƯU CHƯA ĐƯỢC PHỤ CẤP THÂM NIÊN , THẾ MÀ NHỮNG NGƯỜI MỚI DẠY 6,7 NĂM THÌ ĐÃ ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN .TUY TÔI KHÔNG PHẢI NHÀ GIÁO NHƯNG CŨNG THẤY BUỒN CƯỜI. CHẲNG CẦN PHẢI NÓI AI DẠY AI ,NHƯNG ĐẠO LÝ NHƯ THẾ LÀ CHƯA ỔN ;VÌ VẬY ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN PHỤ CẤP THÂM NIÊN CHO GIÁO VIÊN ĐÃ VỀ HƯU MỘT CÁCH THOẢ ĐÁNG

    Trả lờiXóa
  140. Nặc danh20:25

    đời không có gì là công bằng cả đó là lẽ thường tình . không phải thắc mắc

    Trả lờiXóa
  141. Nặc danh22:09

    Nguỵ biện của những kẻ vô tâm ,thiếu lý trí, kém đạo đức ,không trách nhiệm ,có tiểu nhân ;kính mong các bác giáo viên đã về hưu thông cảm

    Trả lờiXóa
  142. Nặc danh13:12

    Sao toi co hoi ma chang co co quan chuc nang tra loi het tron vay ta?

    Trả lờiXóa
  143. Nặc danh18:17

    Các thầy giáo đã về hưu hãy yên tâm chắc chắn sẽ có phụ cấp thâm niên nghề dạy học của mình, chúng em mới dạy học 6 năm mà còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề dạy học huống hồ gì các thầy đã dạy cả đời. Giả sử ai đó nguỵ biện không đúng để lấy đi thâm niên nghề nghiệp dạy học cho đến ngày về hưu của các thầy, thì xã hội cũng như chúng em sẽ có ý kiến đến cùng .Nhân đây cũng xin cảm ơn bạn nặc danh số 139 đã lên tiếng bảo vệ các thầy đã về hưu của chúng tôi

    Trả lờiXóa
  144. Nặc danh16:00

    Tôi học sư phạm ra trường dạy học đến nay là 7 năm .Xin hỏi theo NĐ 54 có phải tôi được tính phụ cấp thâm niên là 7% có đúng không ? Đồng thời xin hỏi tôi có mấy thầy cô đã về hưu cũng dạy học liên tục như tôi cho đến ngày nghỉ hưu,thì được tính phụ cấp thâm niên nghề như thế nào?

    Trả lờiXóa
  145. Nặc danh14:49

    Tôi là giáo viên đang giảng dạy đến nay là 12 năm và biên chế chính thức cũng 12 năm thì được tính tỉ lệ phụ cấp thâm niên bao nhiêu ?.Thầy tôi cũng chức danh giáo viên dạy học liên tục gần 30 năm rồi về hưu năm 2002, xin hỏi thầy tôi khi tính phụ cấp thâm niên có được bù lỗ từ năm 2002 đến nay không?

    Trả lờiXóa
  146. Nặc danh08:37

    giao vien la mot nghe dac thu ,doc hai vi ;bui phan trang toc thay .thi tranh sao khong vao phoi thay.do vay giao vien duoc tinh tham nien la dung.chi co dieu nghi dinh 54 chua cong bang,chua hop li.theo toi ngoai doi tuong nghi dinh da neu can bo sung; 1] giao vien da nghi huu sau 1993 voi so tham nien la so nam la giao vien . 2] cac can bo phong ,so va cac nganh khac neu truoc day la giao vien va so nam du nhu nghi dinh neu thi den khi ve huu cung duoc huong tham nien, de nghi cac nha lam chinh sach xem xet,

    Trả lờiXóa
  147. Nặc danh14:15

    Xin cho hoi kê toan trường, thu vien, văn thư pghục vụ trong nghanh giáo dục và lam nhiem vu tham mưu tai sao khong duoc huong bat kỳ sư ưi dai gi của nghành giáo duc.
    " Chung toi la nguoi chan Bo, Bo duoc an con toi bi chet doi u !!!

    Trả lờiXóa
  148. Nặc danh14:50

    Xin hỏi giáo viên làm nghề dạy học đã về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 khác gì với giáo viên làm nghề dạy học về hưu trong giai đoạn trước 1994 và sau 4/2011

    Trả lờiXóa
  149. Nặc danh16:40

    LỜI CẦU
    Đề Nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cần phải xem xét lại vì những người CB làm công tác quản lý ở phòng, Sở cũng chính là những giáo viên đã trải qua một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng tại các đơn vị trường học, được điều động của cấp trên chứ thực ra không mấy ai muốn lên; còn bổng lộc ư? (Có chăng là Câc Sếp) Còn Chuyên Viên mất tất cả: (30% đứng lớp + 25% thâm niên), ngày làm 8 tiếng, đúng là hành chính. mời các bạn thử xin về phòng, sở để hưởng thật nhiều bổng lộc,"nhiều lắm" cứ thử xem các bạn chịu được bao nhiêu? thật càng thấy tủi thân về sự chia sẻ của những ai cho rằng CB phòng, Sở có nhiều bổng lộc?
    Nghịch lý thay, Chuyên viên chúng tôi xin về dạy lại cũng không cho, Như vậy chúng tôi phải làm gì đây? Từ một GV giỏi có chuyên môn cao,Có bằng cấp,được điều về Phòng, Sở để lãnh đạo chuyên môn thì lại mất tất cả "cả chì lẫn chài" thua một GV trẻ cả về lương, cả về thời gian. Muốn về lại một GV bình thường lại không được, thật là bất công quá đi chứ

    Trả lờiXóa
  150. Nặc danh18:49

    XIN HỎI:
    Theo luật lao động, người lao động làm công việc nào thì hưởng lương và các chế độ chính sách theo công việc đó .Vậy xin hỏi cùng làm công việc dạy học (trực tiếp bám trường, bám lớp, bám học sinh)như nhau cho đến ngày về hưu tại sao hưu trước 1994 và hưu sau 4/2011 lại được tính phụ cấp thâm niên,mà về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại chưa thấy tính phụ cấp thâm niên?

    Trả lờiXóa
  151. Nặc danh08:10

    Tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy 32 năm, về hưu từ 1/7/2011 thì có được tính phụ cấp thâm niên của tháng 5 và 6 năm 2011 không?

    Trả lờiXóa
  152. Nặc danh09:02

    CÁN BỘ PHÒNG GD VÀ SỞ GD ĐA SỐ ĐỀU KHÔNG CÓ THÊM KHOẢN THU NHẬP NÀO NGOÀI LƯƠNG CÒM. KHÔNG BIẾT MẤY THẰNG SAY RƯỢU THAM MƯU KIỂU GÌ KO BIẾT. TOÀN TRÊN MÂY TRÊN MƯA

    Trả lờiXóa
  153. Nặc danh10:26

    AI ĐANG LÀM CÔNG VIỆC NÀY ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÁC MÀ CÓ NGẠCH LƯƠNG THẤP HƠN KỂ CẢ PHỤ CẤP NẾU CÓ SẼ ĐƯỢC BẢO LƯU LƯƠNG CŨ TỐI ĐA 6 THÁNG .KHI VỀ HƯU BẢO HIỂM XÃ HỘI CĂN CỨ 5 NĂM LIÊN TỤC CÓ BẬC LƯƠNG CAO NHẤT ĐỂ LÀM SỔ HƯU

    Trả lờiXóa
  154. Nặc danh07:41

    Tôi công tác 28 năm đều ở trường học, trong 28 năm có 13 năm do có lý do riêng tôi chuyển sang làm thư viện cũng trong trường học. Vậy tính thâm niên giáo dục 13 năm tôi làm thư viện có được tính không?

    Trả lờiXóa
  155. Nặc danh08:02

    Tính số năm đứng lớp để xác định phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang giảng dạy và giáo viên đã về hưu .

    Trả lờiXóa
  156. Văn bản mới giải đáp thắc mắc của một số bạn:
    - Quyết định 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011)
    - Link xem và tải văn bản:
    Toàn văn Quyết định 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục
    - Hoặc xem và tải văn bản ở đầu trang này.

    Trả lờiXóa
  157. Nặc danh15:18

    Anh Minh Hùng ạ!QĐ 42/2011 chẳng giải quyết được gì về các bức xúc của những nhà giáo đang làm việc tại các phòng , sở GD và những nhà giáo đã về hưu không được hưởng PC thâm niên,nhưng qua câu "nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động" thì rõ ràng là GV về Phòng, Sở GD sẽ có"khó khăn" phải không ? nhưng QĐ lại chỉ hỗ trợ khắc phục khó khăn trong thời gian đầu, còn khó khăn trong thời gian sau thì sao ? và tại sao chỉ hỗ trợ cho những người điều động trong thời gian 1/9/2010 - 31/5/2015 ? (Đố ai biết có thưởng!).

    Trả lờiXóa
  158. Nặc danh15:39

    Hoan hô NGUT Bùi Thị Báu đã viết thư ngõ gửi Bộ trưởng bộ nội vụ . Thư viết rất chính xác, rất rõ ràng , nếu "người ta" đọc mà không hiểu , không "cảm nhận" được thì chắc đành "bó tay". Cám ơn cô nhiều.

    Trả lờiXóa
  159. Nặc danh20:32

    Hoan ho nghi dinh 54 - 2011 cua chinh phu. Quan tam toi doi song cua giao vien chinh la dong luc de nguoi giao vien mang het tam huyet nghe nghiep va kien thuc de giang day cho nhung lop chu nhan tuong lai cua dat nuoc. Nhung theo toi nghi dinh nay can quan tam rong khap hon nua toi cac doi tuong giao vien. Nhu chung toi nhieu nam cong hien cho nganh giao duc rat mong cho toi ngay phu cap tham niem di vao thuc hien de chung toi bot kho nhung khong thay de cap toi nhung doi tuong giao vien nhu chung toi vay xin hoi: Doi voi nhung giao vien duoc tuyen dung vao lam hop dong dai han trong nganh giao duc sau do duoc chuyen sang bien che nhung thoi gian huong luong bien che chi la 4 nam con tinh ca thoi gian hop dong dai han co dong baor hiem la 8 nam thi co duoc huong tham nien khong?

    Trả lờiXóa
  160. Nặc danh11:38

    HOAN HÔ KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BUỔI HỌP LÀM VIỆC VỚI HỘI GIÁO CHỨC VIỆT NAM; kết luận đó đã thể hiện được tính công bằng ,có đạo lý và rất nhân văn của dân tộc Việt Nam

    Trả lờiXóa
  161. Nặc danh19:06

    TÔI LÀ GIÁO VIÊN CÓ THÂM NIÊN 37 NĂM ,THÁNG 12/2012 TÔI SẼ NGHỈ HƯU XIN HỎI: kết luận của thủ tướng về buổi họp làm việc với hội giáo chức đã được thực hiện chưa vậy ? Trên tinh thần tôn sư trọng đạo và công bằng trong giáo viên :tôi biết hiện nay nhiều giáo viên trẻ rất lo lắng cho các thầy của mình đã về hưu và cũng lo lắng hậu quả tương lai của mình về hưu sau này không biết sẽ như thế nào?

    Trả lờiXóa
  162. Nặc danh23:46

    yêu cầu xem lại nghị định 54 vì còn gây quá nhiều bức xúc cho đội ngũ quản lý giáo dục đang công tác tại Sở, phòng

    Trả lờiXóa
  163. Nặc danh06:59

    Chúng tôi tuy không làm nghề giáo viên ; nhưng nay THẤY ĐƯỢC CÁC NHÀ GIÁO TRẺ không vì tư lợi cá nhân, mà đã thể hiện được hiểu biết về sự công bằng và đạo lý cũng như tinh thần tôn sư trọng đạo đối với các thầy học cũ của mình đã về hưu, đúng là cái phúc của cả dân tộc VN ta

    Trả lờiXóa
  164. Nặc danh07:21

    NGHỀ DẠY HỌC RẤT CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ CÔNG BẰNG VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.Tuy là người dân bình thường nhưng chúng rất tâm đắc với kết luận của THỦ TƯỚNG về buổi họp làm việc cùng chủ tịch hội giáo chức.ĐỀ NGHỊ THỦ TƯỚNG ra quyết định sớm để các giáo viên đã về hưu đỡ khổ

    Trả lờiXóa
  165. Nặc danh09:47

    NẾU BÀN VỀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC THÌ NHIỀU VÔ KỂ . DO ĐÓ PHỤ CẤP THÂM NIÊN CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP LÀM CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ ĐÓ LÀ: NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC DANH GIÁO VIÊN ĐANG LÀM VIỆC HOẶC ĐÃ VỀ HƯU

    Trả lờiXóa
  166. Nặc danh15:50

    Nghi dinh 54 da qua do roi, gio lai bo sung them Quyet dinh so 42 cua Chinh phu cang do te. that That vong!

    Trả lờiXóa
  167. Nặc danh10:46

    Đề nghị bộ giáo dục cần nghiêm túc xem xét lại nghị định 54, cán bộ phòng sở nhất thiết phải được hưởng phụ cấp thâm niên nhu giáo viên-nếu không sẽ không giũ được nguoi tài và tâm huyết phục vụ sự nghiệp giáo dục của nước ta. Mong rằng không Bộ trưởng giáo dục không để chúng tôi thất vọng!

    Trả lờiXóa
  168. Nặc danh23:04

    Tôi thấy nghị định 54 này quá bất công gây bức xúc cho nhưng con người đã công hiên trọn đời cho sự nghiệp giáo dục nay họ đã nghĩ hưu ( sau năm 1993 - 4/2011). đông lương hưu của họ so vơi những người đứng lơp thì được bao nhiêu mất phần trăm đứng lớp + 25% lương chính. Thật bất công, thật vô lý.

    Trả lờiXóa
  169. Nặc danh23:14

    XIN HỎI SAO LẠI BẤT CÔNG VỚI NHỮNG THẦY CÔ CÔNG HIÊN CẢ ĐỜI, THÂM NIÊM CỦA HỌ BÂY GIỜ = 0 TRÒN CHỊA SAO. TAI SAO XÃ HỘI LẠI BẤT CÔNG QUÁ VẬY.

    Trả lờiXóa
  170. Nặc danh21:03

    Tuy không ở trong ngành giáo dục nhưng trên tinh thần tôn sư trọng đạo ,uống nước nhớ nguồn ,ăn quả nhớ kẻ trồng cây ,đồng thời cũng để thực hiện đúng theo chính sách công bằng xã hội ; đó là đạo lý muôn đời của dân tộc ta, tôi mạnh dạn thay mặt cho nhiều người dân và con cháu của mình đã học qua các thế hệ thầy cô giáo,xin được hỏi chính phủ và quốc hội một số ý như sau:
    1)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, các giáo viên đứng lớp đã về hưu trong giai đoạn năm 1994 đến 4/2011 có được xem là người trực tiếp làm công việc đặc thù hay không?
    2)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, phụ cấp thâm niên giáo viên giảng dạy nhằm mục đích nâng cao đời sống của họ và đặc biệt là giúp đỡ- động viên- tri ân họ lúc về hưu có phải không ?
    3)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết ,giáo viên đứng lớp về hưu trước đây đời sống gian khổ khó khăn hơn hay là giáo viên đang đứng lớp hiện tại đời sống gian khổ khó khăn hơn ,mặt khác cũng xin hỏi hiện nay cuộc sống hai đối tượng này thì ai khốn khổ hơn ai?
    4)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, giáo viên giảng dạy đã về hưu (già ) và giáo viên đang giảng dạy (trẻ) nếu nói chung thì đối tượng nào có khả năng chết trước? Măt khác đối tượng thầy già về hưu có phải là thầy học của đối tượng thầy trẻ hay không?
    5)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, chúng tôi có đến nhà các thầy cô giáo già đã về hưu đều thấy kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (còn gọi là huy chương vì sự nghiệp giáo dục) nội dung trong đó ghi đã có công lao vì sự nghiệp giáo dục của đất nước, liệu rằng nội dung đó có tí tác dụng gì trong chế độ chính sách đối với các thầy cô giảng dạy đã về hưu hay không?
    6)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết,giáo viên đang tại chức từ tháng 8/2011 về trước chưa đóng bảo hiểm xã hội về tỉ lệ phụ cấp thâm niên ,thế thì tỉ lệ thâm niên thăng tiến sau này của họ có dùng để tính lương khi về hưu được không?Nếu tính được thì các thầy cô giáo giảng dạy về hưu từ 1994 đến tháng 4/2011 cũng sẽ tính được .Đành rằng chúng ta ai cũng biết thầy cô giáo trực tiếp dạy học về hưu giai đoạn 1994 đến 2006 gian khổ hơn-thiệt thòi hơn- cam chịu hơn vì ít được thụ hưởng các chế độ đãi ngộ mới của ngành giáo dục và của đất nước,nhưng chẳng lẽ chúng ta lại trì hoãn hoặc lãng quên luôn cả những năm tháng thâm niên giảng dạy gian khổ của họ?
    7)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, trong môi trường sư phạm liệu thầy cô giáo đang tại chức nhận phụ cấp thâm niên họ có thể nào vui mừng phấn khởi được hay không , khi nhìn và nghĩ tới hình ảnh các thầy cô giáo già dạy giỗ mình đã về hưu chưa được nhận phụ cấp thâm niên?
    8)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết vì sao: giáo viên về hưu trước 1994 được hưởng phụ cấp thâm niên đã 18 năm rồi ,nay tiếp tục đến giáo viên về hưu sau 4/2011 cũng được hưởng phụ cấp thâm niên , mà chỉ riêng giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại chưa được hưởng và chậm được hưởng phụ cấp thâm niên ?Trong luật lao động có nói ,người lao động làm công việc cụ thể nào thì hưởng lương và các chế độ chính sách theo công việc cụ thể đó; thế thì giáo viên dạy học trong các giai đoạn trên cùng làm một công việc đặc thù rồi cùng về hưu như nhau, tại sao theo NĐ thì người giai đoạn trước người giai đoạn sau đều đã và sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên mà người giai đoạn giữa chưa thấy tính hưởng phụ cấp thâm niên cho họ?
    9)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết ,tại sao không thấy khấu trừ thời gian giáo viên đang giảng dạy hay giáo dục trong những giai đoạn không là giáo viên ;mà lại khấu trừ thời gian giáo viên tập sự có đứng lớp ?
    10)Xin chính phủ và quốc hội cho nhân dân chúng tôi được biết, việc cần thiết thực hiện phụ cấp thâm niên TRƯỚC cho đối tượng nào sau đây là hợp lý:1- phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang giảng dạy (trẻ và đi sau) ; 2- phụ cấp thâm niên cho giáo viên cũng làm nghề dạy học suốt đời đã về hưu (già và đi trước)?

    Trả lờiXóa
  171. Nặc danh10:19

    BẤT CÔNG VÀ VÔ ƠN LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ XẨY RA Ở BẤT CHẾ ĐỘ NÀO .Kính mong các thầy cô giáo đã về hưu yên tâm chờ đợi nhé

    Trả lờiXóa
  172. Nặc danh16:02

    XIN HỎI CHÍNH PHỦ: Tôi ra trường mới dạy học được 10 năm nay đã được hưởng phụ cấp thâm niên ;thầy tôi dạy học cả đời gần 30 năm rồi nghỉ hưu nay chưa thấy phụ cấp thâm niên nghề dạy học; vì vậy nay tôi xin chuyển phụ cấp thâm niên của mình cho thầy có được không?

    Trả lờiXóa
  173. Nặc danh06:53

    Tôi tốt nghiệp đại học ra không xin được việc làm đành ở lại trường đại học giảng dạy , hiện tôi dạy học đã được 9 năm, nay nghe nhiều người nói tôi được hưởng phụ cấp thâm niên nghề dạy học là nhờ may mắn do ăn theo .Mới đây tôi có nghe dư luận nói giáo viên dạy học như tôi đã về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 chưa được hưởng phụ cấp thâm niên BỞI VÌ:con các cán bộ cao cấp mà làm giáo viên chưa có ai về hưu giai đoạn này cả (tất cả đều về hưu sau 4/2011) ,còn bố mẹ của các cán bộ cao cấp mà làm giáo viên cũng không ai về hưu giai đoạn này cả (tất cả đều về hưu trước 1994);Xin hỏi CHÍNH PHỦ những điều dư luận đó có đúng sự thật không?

    Trả lờiXóa
  174. Nặc danh11:30

    KHÔNG ĐẾN NỖI CHỈ VÌ NỊNH CON MỘT VÀI ÔNG MÀ LÀM KHUYNH ĐẢO CẢ NỀN GIÁO DỤC ĐÂU.Kính mong các thầy giáo đã về hưu hãy chờ đợi phụ cấp thâm niên nghề của mình

    Trả lờiXóa
  175. Nặc danh15:06

    GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN 1994 ĐẾN 4/2011 ,chắc chắn không thể có một ai trong đó là con hay bố mẹ của các quan chức cao cấp (xét về tuổi và thực tế) .GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1994 VÀ SAU 4/2011, chắc chắn trong đó có bố mẹ và con của một số quan chức cao cấp.DO VẬY GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1994 VÀ SAU 4/2011 có phụ cấp thâm niên là tất yếu;CÒN GIÁO VIÊN VỀ HƯU TỪ 1994 ĐẾN 4/2011 sẽ chịu sự nguỵ biện nào đó ,thế nhưng các thầy cô hãy cố sống để chờ đợi xem sao

    Trả lờiXóa
  176. Nặc danh07:01

    Thông báo phụ cấp thâm niên nghề giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 không thấy trong NĐ 54 và trong dự thảo thông tư liên tịch .Tôi tuy không công tác trong ngành giáo dục nhưng cũng cảm thấy bất thường

    Trả lờiXóa
  177. Nặc danh07:36

    CÁC BẠN HÃY XÉT CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VÀ XÉT THỰC TIỄN HIỆN TẠI SẼ THẤY,TÔI CÔNG TÁC NHIỀU NĂM Ở TUYÊN GIÁO chiêm nghiệm rất rõ điều như sau:GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1994 và GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN SAU 1/5/2011 ; thường là những đối tượng thuộc diện đào tạo cấp tốc,dễ dàng và tràn lan ,nên họ cần được hưởng phụ cấp thâm niên để an ủi .GIÁO VIÊN VỀ HƯU GIAI ĐOẠN 1994 ĐẾN 4/2011; thường là những đối tượng được đào tạo đàng hoàng hơn, bài bản hơn và khó khăn hơn,nên nói về bản chất họ không đòi hỏi phải hưởng phụ cấp thâm niên .THƯA CÁC BẠN ÂU CŨNG LÀ THUỘC TÍNH VÀ BẢN CHẤT THÔI MÀ

    Trả lờiXóa
  178. Nặc danh11:03

    Kính thưa các thầy cô về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 hãy cố gắng sống và chờ ,chắc chính phủ đang nghiên cứu cách trả lại phụ cấp thâm niên nghề dạy học và bù lỗ cho các thầy cô đấy

    Trả lờiXóa
  179. Nặc danh18:52

    Theo NĐ 54 và dự thảo thông tư liên tịch thì tôi được hưởng 15% phụ cấp thâm niên ; nhưng thú thật tôi cảm thấy rất xấu hổ khi thầy cô dạy mình và bố tôi làm nghề dạy học cả đời đã về hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên

    Trả lờiXóa
  180. Nặc danh19:15

    THƯA CÁC BẠN TÔI CŨNG LÀM NGHỀ GIÁO VIÊN NAY ĐƯỢC TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ DẠY HỌC LÀ 11% . CŨNG NHƯ CÁC BẠN THÌ THẦY CÔ DẠY TÔI CŨNG LÀM NGHỀ DẠY HỌC ĐÃ VỀ HƯU CHƯA THẤY ĐƯỢC TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ.Xin hỏi nếu tôi nhận phụ cấp thâm niên như thế thì liệu có bị mất danh dự không,liệu có xứng đáng để làm người thầy giáo không?

    Trả lờiXóa
  181. Nặc danh20:24

    NHƯ CÁC BẠN NÓI Ở TRÊN THÌ PHỤ CẤP THÂM NIÊN THEO NĐ 54 VÀ DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH TÔI ĐƯỢC TÍNH LÀ 13%.Nếu nay vì lý do thầy dạy tôi cũng làm nghề dạy học như tôi đã về hưu chưa có phụ cấp thâm niên,mà tôi không chịu nhận phụ cấp thâm niên của mình thì liệu có bị đuổi dạy hay không ?

    Trả lờiXóa
  182. Nặc danh07:10

    Tôi cũng được hưởng 17% phụ cấp thâm niên nghề dạy học ,nhưng cũng từ nay tôi rất ngại gặp thầy cô giáo cũ đã về hưu quá, theo các bạn thì nên thế nào cho hợp lý?

    Trả lờiXóa
  183. Nặc danh07:28

    THEO TÔI GIÁO VIÊN TRẺ CHÚNG TA KHÔNG CÓ TỘI .ĐÓ LÀ CHUYỆN CỦA CÁC CẤP CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIÀ ĐÃ VỀ HƯU ,CÁC BẠN YÊN TÂM NHẬN PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ ĐI, KHÔNG ĐẾN THĂM CÁC THẦY GIÁO ĐÃ VỀ HƯU CŨNG CHẲNG AI TRÁCH,NHƯNG NẾU GẶP THÌ CHÀO MỘT TIẾNG CHO PHẢI ĐẠO,OKE...

    Trả lờiXóa
  184. Nặc danh16:26

    Theo bản kê khai phụ cấp thâm niên nghề dạy học tôi được 19%; tôi muốn nhờ ban tuyên giáo tỉnh chuyển số tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng của mình , gửi tới các thầy giáo làm nghề dạy học như tôi đã về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 có được không?

    Trả lờiXóa
  185. Nặc danh17:16

    TUY KHÔNG Ở TRONG NGÀNH GIÁO DỤC NHƯ THEO TÔI BAN TUYÊN GIÁO TỈNH HÃY ĐỨNG RA NHẬN TIỀN PHỤ CẤP THÂM NIÊN HÀNG THÁNG CỦA CÁC GIÁO VIÊN CÓ TÂM ,CÓ NGHĨA VÀ ĐÃ TÌNH NGUYỆN; ĐỂ GIẢI QUYẾT KỊP THỜI CHO CÁC THẦY GIÁO LÀM NGHỀ DẠY HỌC ĐÃ VỀ HƯU GIAI ĐOẠN 1994 ĐẾN 4/2011 LÀ HỢP LÝ.CHÚNG TÔI SỢ CÁC THẦY VỀ HƯU CHẾT MẤT ,không phải chỉ học trò đang dạy học ân hận mà học trò ngành khác cũng ân hận .Riêng đối với Các thầy về hưu 1993 về trước , thì đã được hưởng phụ cấp thâm niên trên 18 năm rồi chúng ta cũng không còn gì phải ân hận cả.MONG RẰNG VIỆC LÀM Ở TRÊN THỰC HIỆN CÀNG SỚM CÀNG TỐT

    Trả lờiXóa
  186. Nặc danh08:10

    Tôi công tác ban tuyên giáo rất hiểu các thầy cô giáo đã về hưu: chính trị thất thế,kinh tế khó khăn, chân yếu tay mềm; không có khả năng lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng của mình được. Tuy nhiên theo tôi thì báo mạng nên tập hợp ý kiến và đề đạt nguyện vọng với Đảng ,Nhà nước và các cấp Chính phủ; để làm sao thực hiện kịp thời phụ cấp thâm niên của giáo viên đã về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 trên tinh thân của 8 chữ sau đây là đủ:" CÔNG BẰNG ,VĂN MINH, NGHĨA TÌNH, TRỌN VẸN"

    Trả lờiXóa
  187. Nặc danh10:19

    toi rat tan thanh voi bai phan hoi 186 va de nghi chinh phu som giai quyet van de phu cap tham nien cho giao vien da nghi huu giai doan 1994-4/2011 de xoa noi buc xuc trong xa hoi va cac giao vien huu giai doan nay.

    Trả lờiXóa
  188. Nặc danh15:21

    TRONG DÂN GIAN KHI NHIỀU NGƯỜI XÉT VỀ TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÓ NHẬN ĐỊNH NHƯ SAU : TỪ NĂM 1979 VỀ TRƯỚC AI ĐÓ PHẢI CÓ ĐẦU VÀO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY THÌ ĐƯỢC GỌI TRÍ THỨC LÀ HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC; TỪ 1980 ĐẾN 1993 AI ĐÓ NẾU CÓ ĐẦU VÀO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG GIAI ĐOẠN NÀY THÌ SAU ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY PHẢI CÓ THÊM BẰNG TIẾN SĨ( PHÓ TIẾN SĨ CŨ)THÌ CÓ THỂ ĐƯỢC GỌI LÀ TRÍ THỨC ;TỪ 1994 ĐẾN NAY AI ĐÓ KHÔNG NHỮNG PHẢI CÓ ĐẦU VÀO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CỘNG VỚI BẰNG TIẾN SĨ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY MÀ CÒN PHẢI KIẾM CHỨNG LẠI BẰNG CẤP VÀ NĂNG LỰC MỚI CÓ THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÓ PHẢI LÀ TRÍ THỨC HAY KHÔNG.Nhận định trên của dân gian là hoàn toàn khách quan và đúng đắn ,thật vậy năng lực tiến sĩ ngày nay may lắm chỉ ngang bằng năng lực tốt nghiệp cao đẳng trước kia mà thôi.VÌ THẾ VIỆC THỰC HIỆN PHỤ CẤP THÂM NIÊN CHO LỰC LƯỢNG ĐANG CÔNG TÁC HIỆN NAY MỚI CẤP THIẾT NHƯ VẬY MONG MỌI NGƯỜI THÔNG CẢM

    Trả lờiXóa
  189. Nặc danh16:14

    Thà rằng không có phụ cấp thâm niên nghề dạy học thì thôi ,đã có phụ cấp thâm niên nghề dạy học nếu mà lấy mất thâm niên nghề của các thầy giáo về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011,chắc các thầy đã về hưu giai đoạn này không chịu nổi đâu .Tuy rằng để họ càng buồn, chết càng sớm ,càng đỡ tốn; nhưng con cái họ và học trò của họ sẽ suy nghĩ như thế nào?.Theo tôi không những trả lại phụ cấp thâm niên cho họ , mà còn nên bù lỗ phần họ bị thiệt thòi do không đợi được đến 1/5/2011 để về hưu

    Trả lờiXóa
  190. Nặc danh09:24

    Sau khi nghiên cứu phản hồi của bạn bàn về các giáo viên đã hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011, tôi sực nhớ trong dân gian đã có câu sau liệu có đúng trong hoàn cảnh này không " ĂN QUẢ NHỚ KẺ CÓ TIỀN ,KHÔNG CÓ QUYỀN ĐỐ MÀY LÀM NÊN"

    Trả lờiXóa
  191. Nặc danh15:58

    Tuyệt đối không thể để cán bộ phòng ban làm lèm nhèm công việc chính ; rồi chạy đây chạy đó đi dạy vài ba tiết 1 tuần theo kiểu chuồn chuồn thấp nước để hưởng phụ cấp thâm niên nghề dạy học được " theo kiểu dây máu ăn phần" .Chúng ta cần xác định thâm niên nghề dạy học thật rõ ràng " nghề nghiệp,chức danh, công việc chính lâu dài và cụ thể "; không nên tạo những lỗ hổng để biến tướng gây phản cảm cho cán bộ công chức , đồng thời làm cho chất lượng giáo dục cũng như chất quản lý sa sút và nguy hại

    Trả lờiXóa
  192. Nặc danh17:07

    Gi ma cac vi voi mung cuong len vay.To thi cha tin lam, vi...

    Trả lờiXóa
  193. Nặc danh17:10

    Nghe nhieu roi, ngui thay mui lau lam roi, biet khi nao moi duoc an, ma chac gi da ngon.Thoi: Da mang cai nghiep vao than...

    Trả lờiXóa
  194. Nặc danh10:42

    Tôi đã đọc NĐ 54 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, tôi thấy nghị định này chỉ áp dụng cho các nhà giáo, vậy còn lực lượng nhân viên phục vụ trong ngành giáo dục thì sao? Họ đã không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề dạy học tôi thấy rất đúng bởi vì phụ cấp ưu đãi nghề chỉ áp dụng cho GV trực tiếp giảng dạy, còn theo tôi hiểu phụ cấp thâm niên thì phải áp dụng cho tất cả các GV và nhân viên trong ngành giáo dục chứ, nhân viên cũng là biên chế trong ngành GD cơ mà.
    Còn NĐ 56 quy định chế độ PC ưu đãi theo nghề đối với CCVC công tác tại các cơ sở y tế công lập nêu rất rõ và áp dụng cho tất cả các lực lượng công tác trong ngành y tế. Đặc biệt điều 3 phần 6 nói rất rõ về PC cho CCVC không trực tiếp làm chuyên môn y tế và quản lý.
    Tôi rất hoan nghênh và tâm đắc với NĐ 56, còn NĐ 57 thì nêm xem xét lại, Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu lại và ra thông tư hướng dẫn cụ thể để các nhân viên phục vụ trong ngành GD đỡ bị thiệt thòi.
    Liên tưởng với nghề Sân khấu điện ảnh và nghệ thuật, nếu diễn viên ra sân khấu biểu diễn mà không có lực lượng phục vụ bên trong như âm thanh, ánh sáng, lồng tiếng, hóa trang , phục trang... thì liệu diễn viên có biểu diễn thành công được không.
    Đối với ngành GD cũng vậy, GV giảng dạy trên lớp thì vẫn phải có các nhân viên phục vụ chứ. Ví dụ như nhân viên văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, thiết bị đồ dùng dạy học... họ cũng là biên chế của ngành GD, có những người gắn bó cả cuộc đời phục vụ cho ngành GD mà không được hưởng PC thâm niên của ngành GD thì họ quá bị phân biệt đối xử và quá thiệt thòi.
    Thiết nghĩ Bộ trưởng Bộ GD nên nghiên cứu lại để các NV của ngành GD không bị bỏ quên.

    Trả lờiXóa
  195. Nặc danh14:14

    Mập mờ và với việc bật đèn xi nhan của một số cá nhân có quyền trong ngành giáo dục .Cho nên hiện nay một số cơ sở giáo dục tỉnh ,thành,huyện ,thị và các trường cao đẳng, đại học, kể cả một số đơn vị quản lý giáo dục cấp trên ;đang dự kiến triển khai cho cán bộ phòng ban ( như bảo vệ, tổ chức, hành chính ,tài vụ, y tế, kế hoạch…) đó là: với công việc mình phụ trách tạm thời thả nổi để dạy vài ba tiết một tuần nhằm ăn thêm phụ cấp thâm niên dạy học.Thực ra người lao động ai cũng có gắn chức danh ,ai cũng có gắn nghề nghiệp với công việc chính rất cụ thể và cũng có thang bảng lương để xác định ;thế nhưng ai đó đã cố tình mập mờ sử dụng từ giảng dạy một cách lấp lửng để cho bất kỳ những đối tượng nào dù không có tí trình độ hay không có năng lực gì và đặc biệt không cần phải là chức danh giáo viên,thì cũng đều có thể tham gia làm đại vài tiết cho vui để hưởng chế độ chính sách nhiều mang( thật là tham lam vô độ : phụ cấp trách nhiệm cũng muốn, phụ cấp công vụ cũng muốn, ưu đãi đứng lớp cũng muốn,phụ cấp thâm niên nghề day học của người khác cũng muốn…).Bản thân tôi là một cán bộ đang công tác; nhận thấy rất rõ cán bộ công chức mà công việc nào cũng nhúng một tí để dây máu ăn phần không những làm chất lượng quản lý và chất lượng giáo dục nguy hại ; mà còn làm hỏng cán bộ công chức , làm trò cười trong xã hội và làm loạn trong ngành giáo dục.Chính vì thế cho nên vừa qua cũng đã xẩy ra tình trạng đối tượng cần thiết phải được hưởng phụ cấp thâm niên đó là nhà giáo có chức danh giáo viên làm nghề dạy học cả đời đã về hưu từ 1994 đến 4/2011 thì lại đang bị bị lờ đi. Trên đây là mấy lời góp ý chân thành và tâm huyết kính mong các cấp chính phủ hãy tham mưu cho thủ tướng đồng thời xem lại dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiên nghị định 54/2011 về thâm niên giáo viên.

    Trả lờiXóa
  196. Nặc danh09:48

    trong nghi dinh 54 ,giao vien nghi huu tu 1994 den 4/2011 khong duoc huong tham nien la qua vo ly.song neu chung ta chi noi o day thi khong den tai thu tuong duoc dau .toi de nghi cac nha bao hay ung ho cac giao vien huu giai doan nay bang nghe cua minh hay viet bai tren cac bao in ra hang ngay de moi nguoi biet va moi co the den tai thu tuong duoc .rat mong cac nha bao giup do.

    Trả lờiXóa
  197. Nặc danh11:36

    Mập mờ và với việc bật đèn xi nhan của một số cá nhân có quyền trong ngành giáo dục ;hiện nay một số cơ sở giáo dục tỉnh ,thành,huyện ,thị và các trường cao đẳng, đại học, kể cả một số đơn vị quản lý giáo dục cấp trên ,đang dự kiến triển khai cho cán bộ phòng ban ( như bảo vệ, tổ chức, hành chính ,tài vụ, y tế, kế hoạch…) đó là: với công việc mình phụ trách tạm thời thả nổi để dạy vài ba tiết một tuần nhằm ăn thêm phụ cấp thâm niên dạy học (chắc chắn ai cũng hiểu không thể làm chuyện mượn danh giáo viên để lách luật như vậy).
    Thật thế người lao động ai cũng có gắn chức danh ,ai cũng có gắn nghề nghiệp với công việc chính rất cụ thể, có thời gian lao động qui định rất rõ ràng ( đối với nghề giáo viên thì có số tiết dạy học qui định bắt buộc) và cũng có thang bảng lương để xác định ;thế nhưng ai đó đã cố tình mập mờ ,sử dụng từ giảng dạy một cách lấp lửng, để cho bất kỳ một đối tượng nào đó cho dù họ không có đủ trình độ cũng như không có năng lực gì và thậm chí lạ lùng hơn là không cần cả chức danh giáo viên thì cũng đều có thể tham gia làm đại vài tiết cho vui để hưởng chế độ chính sách nhiều mang(ý đồ này của một số kẻ trên và người dưới thật là tham lam vô độ : phụ cấp trách nhiệm cũng muốn, phụ cấp công vụ cũng muốn, ưu đãi đứng lớp cũng muốn,phụ cấp thâm niên nghề day học của người khác cũng muốn…).
    Bản thân tôi là một cán bộ đang công tác; nhận thấy rất rõ cán bộ công chức mà công việc nào cũng nhúng một tí để dây máu ăn phần không những làm chất lượng quản lý và chất lượng giáo dục nguy hại ; mà còn làm hỏng cán bộ công chức , làm trò cười trong xã hội và làm loạn trong ngành giáo dục.
    Cũng chính vì với ý đồ lèo lái cho những đối tượng không phải là giáo viên như đã nêu ở trên, để nhằm tới mục đích các đối tượng này phải được hưởng phụ cấp thâm niên nghề giảng dạy (rồi nếu như sau đó mà lại phải bàn tới đối tượng này đã về hưu thì quá nhiều vả lại cũng sợ bị tiếp tục làm trò cười cho thiên hạ ); cho nên mới xẩy ra tình trạng đối tượng đúng phải được và cần thiết phải được hưởng phụ cấp thâm niên nghề giảng dạy như đối với các nhà giáo có chức danh giáo viên đã về hưu từ 1994 đến 4/2011 ,thì buộc một số cá nhân có ý đồ như trình bày ở trên đã phải tìm cách để mà lơ họ.
    Trên đây là mấy lời góp ý thẳng thắn ,chân thành và tâm huyết ,kính mong các cấp chính phủ hãy tham mưu cho thủ tướng ,đồng thời xem lại dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 54/2011 về thâm niên giáo viên.

    Trả lờiXóa
  198. Nặc danh08:55

    XIN NHỜ BÁO LĐTĐ HỎI GIÙM:
    1) Mẹ tôi làm nghề giáo viên về hưu nhận sổ trước 30/4/2011 nhưng lại nhận lương hưu từ 1/5/2011 trở đi, xin hỏi như thế mẹ tôi có được tính phụ cấp thâm niên hay không? Bạn của mẹ tôi cũng làm nghề giáo viên về hưu từ 1/4/2011 trở đi ,xin hỏi có được tính phụ cấp thâm niên dạy học không ? 2)Thầy giáo dạy tôi về hưu vào ngày 1/5/2006 cũng nhằm vào ngày quốc tế lao động ,xin hỏi có được tính phụ cấp thâm niên hay không? 3)Tôi ra trường dạy học được 12 năm ở trường THPT nay tính cả ưu đãi đứng lớp và phụ cấp thâm niên nghề mà chưa tính các khoản khác, thì lương của tôi cao hơn so với thầy và mẹ mình đã về hưu tương đối xa; xin hỏi nước ta có chính sách bảo vệ người thu nhập thấp hay không? Chúng tôi đòi sự công bằng trong nghề nghiệp cho thầy và mẹ mình thì có được không?

    Trả lờiXóa
  199. Nặc danh14:58

    Tôi ra trường dạy học mới 9 năm 3 tháng nay theo NĐ 54/2011 và thông tư liên tịch hướng dẫn thì được tính phụ cấp thâm niên nghề dạy học ,xin hỏi các cấp chính phủ thầy và cô giáo dạy chúng tôi cũng làm nghề này trên 25 năm rồi về hưu tại sao chưa thấy được tính phụ cấp thâm niên ?Nghe nói các thầy cô đã về hưu của chúng tôi đều có kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (nội dung đã ghi có công lao đối với sự nghiệp giáo của đất nước) ,xin hỏi các cấp chính phủ kỷ niệm chương này có giá trị gì đối với các thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo của chúng tôi nói riêng không ?Mặc khác cũng xin hỏi chúng tôi chưa đến mức có công lao với sự nghiệp giáo của đất nước mà lại được tính phụ cấp thâm niên nghề, trong khi đó các thầy cô chúng tôi được xác định là có công lao với sự nghiệp giáo dục của đất nước và cũng làm nghề như chúng tôi lại chưa được tính phụ cấp thâm niên nghề dạy học là lý do tại sao?

    Trả lờiXóa
  200. Nặc danh09:43

    Tôi công tác ở phòng bảo vệ , vợ tôi là nhân viên phòng y tế ,bạn tôi làm trong ban quản lý ký túc xá, tất cả chúng tôi cùng làm việc cho một trường đại học công lập. Vừa qua nghe nhà trường nói chúng tôi chuẩn bị lâu lâu nhảy dù vài tiết nói về an ninh trật tự hay nói về sinh đẻ hoặc nói về nội quy trường học, để hưởng thêm phụ cấp thâm niên nghề dạy học; chúng tôi thấy chính sách gì mà lạ kỳ quá ,nên xin hỏi các cấp chính phủ liệu việc này có đúng không?
    .Chúng tôi được biết trước năm 1994 người được hưởng phụ cấp thâm niên nghề dạy học đã có tiêu chí rất rõ ràng, người đó phải là giáo viên họ gắn với nghề dạy học thì mới được hưởng; nay chúng tôi không có chức danh giáo viên nếu làm như thế xã hội và các thầy giáo cười chết, đề nghị các cấp đừng gây phản cảm cho mọi người hãy nghĩ ra một chính sách nào đó hợp lý cho chúng tôi.

    Trả lờiXóa
Lưu ý:
- Các bạn đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc cần giải đáp vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu.

- Đọc kỹ phần Hỏi - Đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời.

1 – 200 trên 285   Mới hơn›   Mới nhất»
Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo
Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo
Toàn văn nội dung Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-nghi-inh-542011n-cp-quy-inh.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-nghi-inh-542011n-cp-quy-inh.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content