Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Toàn văn nội dung Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 54/2011/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2011
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Ý KIẾN

  1. Nặc danh09:17

    chúng tôi là những nha giáo đang công tác ở các xã vùng sâu ,nhân dịp nhà nước ra nghị định 54 chúng tôi xin kiến nghị luôn về khoản trợ cấp lần đầu nhận kèm với phụ cấp thu hút cho những giáo viên mới chuyển vào công tác vùng sâu.chúng tôi nhận thấy vô cùng bất công cho những giáo viên đã công tác lâu năm ở vùng sâu đáng ra họ phải được hưởng khoản trợ cấp này trước những đối tượng đó thì họ lại không được hưởng mà chỉ những giáo viên vừa luân chuyển hoặc tuyển mới vào mới được hưởng khoản trợ cấp lần đầu này. còn những giáo viên đó có người hiện vẫn đang công tác ởvùng sâu hơn 5-10 năm và phải tá túc lại kí túc xá thậm chí là nhà dân để công tác thì lại không được hưởng.đề nghị chính phủ xem xét cho những đối tượng này!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh11:38

    gởi phản hồi chẳng thấy tác dụng gì, nản quá rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh13:08

    Những người Đã học xong sư phạm được nhà nước điều đi bộ đội rồi quay lại dạy học lại được hưởng phụ cấp thâm niên ít hơn người không phải đi bộ đội vậy có công bằng không?( Cùng học SP, cùng ra trường với nhau)

    Trả lờiXóa
  4. Hoa HT22:17

    GV về hưu không được hương trợ cấp thì công bằng xã hội ở đâu ? Ông Dũng không hiểu 1 tí gì cả ?Ông đang xây dựng XH gì đây ? Những ý kiến này có đến được ông Nguyễn Tấn Dũng hay không nào có ai hay ?

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh23:46

    xin thua cac ngai, can bo cap cao thi bo me hay con cai can gi ba dong let phet. khong phai ban tan nua. chinh phu co li cua chinh phu. khong sao

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh07:38

    Toi la giao vien Mam non ngoai cong lap 13 nawm lien tuc, bang cap chinh quy, vay co duoc huong phu cap tham nien khong?

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh07:52

    Khôi phục phụ cấp thâm niên giáo viên rất cần thiết phải thực hiện đúng bản chất đó là :
    1) những ai có chức danh giáo viên từ năm 1993 về trước đã hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nay vẫn đang làm nghề dạy học (chức danh giáo viên ) thì khôi phục lại
    2)Những ai có chức danh giáo viên sau 1993 đến nay vẫn đang làm nghề dạy học (chức danh giáo viên) thì tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên giáo viên
    3)Giáo viên về hưu năm 1993 về trước đã được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên trên 18 năm rồi,thì nay ai có chức danh giáo viên về hưu sau năm 1993 phải được khôi phục và tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên, đó là chuyện đương nhiên không cần phải bàn
    4)Tuyệt đối không lợi dụng khôi phục thâm niên giáo viên để biến tướng sang cán bộ phòng ban (tránh việc kiếm vài tiết dạy để hưởng thêm lộc) ,chức danh và công việc phải rõ ràng (giáo viên cũng như cán bộ phòng ban đã có phân định rõ ràng, tránh lập lờ giả mù ra mưa, tuy nhiên làm lòng vòng được lòng một số cán bộ như sẽ là trò cười cho thiên hạ)
    5) Đối với cán bộ phòng ban hoặc cán bộ quản lý hiện tại nếu do điều chuyển ,bổ nhiệm từ giáo viên, thì hưởng phụ cấp công vụ hay phụ cấp trách nhiệm là hợp lý
    6) Rất cần khống chế tỉ lệ phụ cấp thâm niên để phù hợp tuổi công tác của nam và nữ ,tránh chênh lệch lương quá lớn giữa giáo viên trẻ và giáo viên già, cần tạo điều kiện cho giáo viên lớn tuổi sức khoẻ yếu nghỉ hưu

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh09:01

    Khôi phục phụ cấp thâm niên giáo viên rất cần thiết phải thực hiện đúng bản chất đó là : 1) những ai có chức danh giáo viên từ năm 1993 về trước đã hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nay vẫn đang làm nghề dạy học (chức danh giáo viên ) thì khôi phục lại 2)Những ai có chức danh giáo viên sau 1993 đến nay vẫn đang làm nghề dạy học (chức danh giáo viên) thì tiếp tục thực hiện phụ cấp thâm niên giáo viên 3)Giáo viên về hưu năm 1993 về trước đã được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên trên 18 năm rồi,thì nay ai có chức danh giáo viên về hưu sau năm 1993 phải được khôi phục và tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên, đó là chuyện đương nhiên không cần phải bàn 4)Tuyệt đối không lợi dụng khôi phục thâm niên giáo viên để biến tướng sang cán bộ phòng ban (tránh việc kiếm vài tiết dạy để hưởng thêm lộc) ,chức danh và công việc phải rõ ràng (giáo viên cũng như cán bộ phòng ban đã có phân định rõ ràng, tránh lập lờ giả mù ra mưa, tuy nhiên làm lòng vòng được lòng một số cán bộ nhưng sẽ làm trò cười cho thiên hạ) 5) Đối với cán bộ phòng ban hoặc cán bộ quản lý hiện tại nếu do điều chuyển ,bổ nhiệm từ giáo viên, thì hưởng phụ cấp công vụ hay phụ cấp trách nhiệm là hợp lý 6) Rất cần khống chế tỉ lệ phụ cấp thâm niên để phù hợp tuổi công tác của nam và nữ ,tránh chênh lệch lương quá lớn giữa giáo viên trẻ và giáo viên già, cần tạo điều kiện cho giáo viên lớn tuổi sức khoẻ yếu nghỉ hưu

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh09:03

    Đối tượng hưởng thâm niên:
    - Nên giải quyết thâm niên giáo dục cho thầy cô giáo đã về hưu trước, đừng để việc này lâu hơn nữa các thầy cô đã tuổi già sức yếu có thể ra đi lúc nào không biết, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ rất ân hận.
    - Giữ nguyên ưu đãi nghề cho giáo viên đang đứng lớp và thực hiện tính thâm niên khi giáo viên về hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc có lý do.
    Tỉ lệ thâm niên:
    - Căn cứ vào số năm làm nghề trực tiếp giảng dạy để tính, các cán bộ quản lý ngành giáo dục cũng giống như các cán bộ quản lý các ngành khác chắc chắn không thắc mắc thâm niên đối với những người thầy tâm huyết với nghề giáo.
    - Để công bằng với cả giáo viên nam và giáo viên nữ, cũng như giáo viên do làm việc quá sức phải nghỉ hưu sớm, đồng thời tránh những đối tượng lương cao tuổi lớn sức khỏe yếu nhưng không muốn nhường chỗ cho giáo viên trẻ, thâm niên nên tính như sau: Ai đủ 25 năm giảng dạy trở lên tính thâm niên ở mức tối đa là 30%, còn ai dưới 25 năm làm nghề giáo viên thì cứ thiếu mỗi năm trừ 2% thâm niên.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh09:16

    Mức thâm niên và giáo viên có công với sự nghiệp giáo dục
    Chúng tôi đề nghị:
    1) Không trừ thâm niên trong thời gian tập sự của giáo viên, vì: thứ nhất giáo viên đó được giao lớp và giảng dạy liên tục trong thời gian này, thứ hai mỗi cấp dạy học có thời gian tập sự khác nhau, thứ ba thời gian tập sự nhà nước đã có thay đổi trong từng giai đoạn, thứ tư lương giáo viên mới vào nghề rất thấp.
    2) Các cán bộ quản lý chuyên môn hoặc chỉ đạo chuyên môn trong thời gian được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì không được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên
    3) Để phù hợp với thời công tác nữ 25 năm về hưu hưởng 75%lương (mức tối đa đối với nữ) và tạo điều kiện cho những người tuổi cao, lương cao hoặc sức khỏe yếu nhường chỗ cho lớp trẻ , đề nghị ai công tác trên 25 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên tối đa.Đặc biệt là cần phải thực hiện phụ cấp thâm niên cho người có chức danh giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 trước ,vì họ chính là đối tượng có công và bị thiệt thòi nhất từ trước đến nay.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh11:15

    nhung nguoi lam cong tac khac tai cac truong hoc ma khong phai la giao vien truc tiep giang day chac la hit khi troi va an suong de song nen khong can them tien cac bac ah!!!!!!!!!! neu the nay thi ai con mong muon o lai nganh giao duc de cong tac, co chang la cac dai gia. oi thuong qua cac nha giao ve huu!!!!!!!! cam canh san khoai bua doi bua no de day cai chu cho the he mai sau hom nay lai huhu nhin minh bi bo roi....oi dau long wa

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh08:03

    Tôi công tác tại bộ giáo dục và đào tạo xin có ý kiến như sau : vừa qua chúng ta có lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục,về việc thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo .Tôi dám chắc chắn rằng các ý kiến chúng ta lấy là không khách quan ,vì các văn bản đóng góp ý kiến này thực chất là theo chủ ý và chủ quan của các nhà quản lý.Vì vậy việc thu nhận các ý kiến trên mạng và báo chí là rất bao quát,thực chất, khách quan ,hợp lý .Mong rằng khi nhà nước thực hiện phụ cấp thâm niên giáo dục không để cho các đối tượng phục vụ trong ngành giáo dục bức xúc bởi sự ưu ái không hợp lý đối với cán bộ có chức có quyền ;mặt khác không nên để nảy sinh bất cấp giữa các cấp các ngành với nhau (nói tới giáo dục thì động lực thúc đẩy để phát triển rất nhiều đối tượng tham gia và có trách nhiệm) .Nếu công tâm mà nói thì phụ cấp thâm niên nhà giáo phải căn cứ vào số năm đứng lớp để tính (dựa vào công việc cụ thể) ,như thế duy nhất đối tượng hưởng phụ cấp phải là người có chức danh giáo viên trong các cơ sở công lập, trong đó cần quan tâm kịp thời đến người có chức danh giáo viên đã về hưu ( đó là người thầy đi trước khó khăn nhất ,mất nhiều khoản một thời gian dài và thời gian sống không còn nhiều).

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh10:43

    nhung y kien o day co tac dung khong nhi. toi de nghi cac nha bao giup do bang cach chuyen cac y kien nay sang bao viet.

    Trả lờiXóa
  14. các Bác ơi!Đọc xong thấy thương thầy cô giáo cũ của con quá!Nhưng những ý kiến của các Bác nêu ra có ai đọc không nhỉ? Người CÓ THẨM QUYỀN ấy!

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh16:01

    Theo tôi nếu vậy thì thâm niên theo ND 54 không tính vào BHXH nữa. Đang dạy học thì hưởng về hưu là như nhau .....

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh19:42

    những nhà giáo đang giảng dạy tính phụ cấp thâm niên được , giáo viên về hưu từ tháng 5/2011 về sau đều tính phụ cấp thâm niên được ,thì mắc mớ gì giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại không tính phu cấp thâm niên được (tất cả khi tính phụ cấp thâm niên xong và truy lĩnh rồi trừ BHXH là như nhau).Chẳng qua là do ý đồ ở trên quyết tâm đưa đối tượng không có chức danh giáo viên như cán bộ phòng ban và một số cán bộ quản lý hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên ,cho nên việc khôi phục phụ cấp thâm niên giáo viên như bà Nguyễn Thị Bình làm trước đây mới không thành hiện thực . Được trên bật đèn xanh hiện nay cán bộ phòng ban không có chức danh giáo viên ,nhưng lại chạy xô vài tiết dạy một tuần để dây máu ăn phần (mặc dù :đã có phụ cấp công vụ ,đã có phụ cấp trách nhiệm ,đã có ngạch lương hành chính ,đã có quyền quản lý và giám sát giáo viên...);hơn nữa với cách làm đó thì đối tượng này họ không chịu và không cần tới chất lượng quản lý cũng như chất lượng dạy học đâu.Tội cho giáo viên thật (có chức danh giáo viên hẳn hoi) đã về hưu từ 1994 đến 4/2011 lại trở thành nạn nhân của ý đồ

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh10:19

    Tôi công tác trong nhành GD từ năm 1980 (là giáo viên đứng lớp, hiệu phó CSVC và trở lại là giáo viên ...) năm 2000 được chuyển sang làm nhân viên giáo vụ ... đến nay; tất thời gian cũng đều là công tác trong ngành giáo dục. Vậy thâm niên công tác của tôi có được gọi là "thâm niên" hay không(!)

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh15:57

    căn cứ vào Thời gian làm giáo viên đứng lớp (tức là thời gian giữ chức danh giáo viên) để tính phụ cấp thâm niên giáo viên giảng dạy

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh15:30

    Tôi công tác 26 nãm,do mất sức 61% nên xin nghỉ việc theo ND54 .QD nghỉ từ 01/9/2011.
    Tôi có được truy lãnh PC thâm niên không?

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh23:11

    Tôi thấy chỉ nói qua nói lại chứ thực tế đến nay đã ngót đến 2 tháng rồi mà không thấy đồng xu nào về PCthâm niên cho GV trực tiếp giảng dạy cả.

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh22:23

    Chưa thấy thực hiện ở Cần Thơ

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh21:07

    hỏi ở đây có ai trả lời k mà hỏi, còn k để lại tên nữa

    Trả lờiXóa
  23. Mới có thêm 1 văn bản mới quy định về chế độ chính sách đối với giáo viên:

    Thông tư liên tịch 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC về chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh (có hiệu lực 02/01/2012)

    Link bài viết:
    http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-532011ttlt-bgdt.html

    Trả lờiXóa
  24. Nặc danh08:53

    Quốc phòng nay quan trọng lắm chứ không phải như ngày xưa. Thật vậy ,ngày xưa chiến tranh tìm sĩ quan rất khó nhưng lương thiếu uý chỉ ngang lương kỹ sư mới ra trường, ngày nay toàn là sĩ quan nhưng lương thiếu uý gấp đôi lương kỹ sư

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh16:44

    Chúng tôi xin nói cách đào tạo đại học và trên dại học của chúng ta hiện nay quá loạn ,dù chúng ta có muốn xã hội hóa bằng đại học và trên đại học trong cả nước cũng không ai làm như thế, không những không có chất lượng mà bằng cấp trở thành như cỏ rác ,ai muốn có cũng được .Hiện nay chúng ta cũng biết đại đa số là học lấy bằng theo kiểu : học chà , học chạy ,học ghi danh,học hợp thức hóa, học quyền lực , học đại cho hết tháng hết năm lấy bằng ,học liên kết, học gửi ,học tại chức ,học từ xa, học liên thông ,học mượn trường ,học mượn thầy, học chắp vá giáo trình ,học thương mại hóa dưới nhiều hình thức .Ai đó cho rằng cách làm như thế là đi tắt đón đầu hay là lương biến thành chất thì quả là rất buồn cười .Chính thế cho nên thâm niên giáo dục cũng có thể dễ bị biến tướng, đối tượng đáng được hưởng thì bị lơ đi hoặc quên,đối tượng có chức có quyền có danh hưởng phụ cấp trách nhiệm rồi nhưng lại to nhỏ vận dụng mon men nhìn ngó tới phụ cấp thâm niên ;thật sự mà nói phụ cấp thâm niên đúng đắn chỉ có người giáo viên đứng lớp (người có chức danh giáo viên)trực tiếp làm công việc đặc thù mới là đối tượng được hưởng .Chúng tôi cũng xin cầu mong phụ cấp thâm niên sẽ làm cho các thầy cô đỡ khổ, đặc biệt là các thầy cô giáo đã về hưu giai đoạn từ 1994 đến 4/2011 còn lại ,đồng thời phụ cấp thâm niên phải là trở thành động lực thúc đẩy giáo dục đi lên, tạo được hình ảnh tốt cho thầy cô giáo hiện tại và tương lai phấn đấu

    Trả lờiXóa
  26. Nặc danh19:10

    Phụ cấp thâm niên nghề dạy học là căn cứ vào số năm giảng dạy của giáo viên để xác định ; cho nên từ khi ban hành nghị định thì giáo viên đang giảng dạy vẫn được tính tất cả thời gian trước nghị định để xác định hưởng phụ cấp thâm niên .Vậy xin hỏi giáo viên về hưu trước nghị định cũng có thời gian làm nghề giảng dạy như giáo viên đang tại chức, tại sao lại không tính phụ cấp thâm niên nghề cho họ ,mặt khác họ là người thầy gian khổ hơn và có công với ngành giáo dục, hơn nữa giáo viên về hưu trước 1993 và sau 4/2011 đã có phụ cấp thâm niên sao lại bỏ rơi giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 .Trên tinh thần tôn sư trọng đạo và công bằng đối với các thầy dạy giáo viên trẻ chúng tôi ,đã về hưu ; đề nghị các cấp chính phủ hãy trả phụ cấp nghề giáo viên (dạy học) cho các thầy đã về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011,xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  27. Nặc danh09:08

    Kính thưa các cấp chính phủ là một giáo viên trẻ mới ra trường giảng dạy từ năm 1988 đến nay, tôi được phụ cấp thâm niên nghề dạy học kể từ mốc đó để xác định là không có gì phải bàn , nhưng nhiều thầy cô của tôi cũng có dạy cùng tôi trong giai đoạn này rồi về hưu năm 2005,2006,2007 tại sao số năm thâm niên của họ lại bị biến mất .Mặc dù số năm cùng dạy với các thầy cô của mình tôi được hưởng phụ cấp thâm niên ,nhưng thầy cô của tôi lại bị mất ,cho nên tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Vì vậy xin cho tôi được hỏi : Thế nào tôn sư trọng đạo ?Thế nào là uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây?Thế nào nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý?Thế nào là đạo lý dân tộc?Thế nào là công bằng xã hội? Thế nào là tri ân các thầy cô giáo? Thế nào là đền ơn đáp nghĩa ?Đặc biệt xin được cho biết những điều đang hỏi đó có trước hay có sau nghị định về thâm niên giáo viên?

    Trả lờiXóa
  28. Nặc danh10:06

    Chúng tôi là những nhân viên phục vụ trong ngành Giáo dục, bao gồm: kế toán, thư viện, thiết bị, y tế học đường, văn phòng.... đang công tác tại các trường học.
    Trước đây theo Nghị định 204/2004 NĐ-CP theo Nghị định này chúng tôi không có phụ cấp ưu đãi thiết nghĩ điểu đó cũng đúng.
    Nhưng cho đến nay khi thực hiện Nghị định 54/2011 NĐ-CP và Nghị định 57/2011 ND-CP quy định phụ cấp công vụ thì chúng tôi không nawmg trong đối tượng nào cả. Bởi ví chúng tôi là những viên chức đang phục vụ trong các cơ sở sự nghiệp công lập.
    Đúng là "Kêu trời, Trồi không thấu. Hỏi Đất, Đất không nghe. Thưa Người, Người quay đi".
    Vậy, chúng tôi là những viên chức thuộc đối tượng nào ???
    Và không biết liệu có phụ cấp gì nữa đây ???

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh08:40

    Lỗi của các thầy cô về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 là đã nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (hay còn gọi là huy chương vì sự nghiệp giáo dục).Các thầy về hưu giai đoạn 1994 đến 4/2011 có công hay có tội là giáo viên mới ra trường em không biết, nhưng có một điều chắc chắn là sau này phát kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục em sẽ kiên quyết không nhận.

    Trả lờiXóa
  30. Nặc danh09:57

    Tôi là cán bộ bảo hiểm xã hội đã nhiều năm xin khẳng định sự phân biệt giữa ưu đãi và thâm niên như sau : 1)Phụ cấp ưu đãi đứng lớp mục đích là tăng thu nhập cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
    2)Phụ cấp thâm niên nghề dạy học mục đích chính là tăng thu nhập cho người có chức danh giáo viên khi đã về hưu.
    Kính thưa các cấp chính phủ :trong dư luận nhân dân cũng như trong giới cán bộ công chức, rất đồng tình là chỉ những người có chức danh giáo viên đang giảng dạy và đặc biệt những người có chức danh giáo viên đã về hưu còn lại sau năm 1993 đến nay mới thực sự xứng đáng để hưởng phụ cấp thâm niên nghề dạy học.
    Vì vậy tôi đề nghị : Thực hiện kịp thời phụ cấp thâm niên nghề giảng dạy cho giáo viên về hưu giai 1994 đến 4/2011 trước, để có thể tiếp tục thực hiện thâm niên nghề dạy học cho giáo viên về hưu tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  31. Nặc danh10:30

    the nao dung the nao la sai thi da ro.chi co dieu la noi o day khong co tac dung.ma phai dang tren bao viet hoac bao dien tu moi co tac dung ,cap co tham quyen moi biet.vay de nghi ai lam duoc hay giup chung toi-nhung nguoi nghi huu giai doan 1994-2011.rat can su quan tam giup do cua moi nguoi.

    Trả lờiXóa
  32. Nặc danh14:05

    Là người làm công tác tuyên giáo nhiều năm , tôi xin bàn về phụ cấp ưu đãi đứng lớp và phụ cấp thâm niên giáo viên; theo chúng tôi để phù hợp tuổi công tác cũng như số năm công tác bắt buộc đối với cả giáo viên nam và giáo viên nữ, đồng thời đảm bảo thu nhập cho giáo viên trẻ không bị thấp, chúng tôi xin được đề nghị như sau:
    1) Phụ cấp ưu đãi đứng lớp tất cả giáo viên đang trực giảng dạy được tính số tiền phụ cấp như nhau ,không tính tỉ lệ phần trăm theo bậc lương đang hưởng ( ví dụ : hàng tháng cộng thêm mỗi giáo đứng lớp 1,2 triệu đồng vào lương chính đang hưởng chẳng hạn) .
    2)Phụ cấp thâm niên giáo viên căn cứ vào số năm công tác (không nên phải vượt quá 25 năm )để định mức tỉ lệ phụ cấp thâm niên.
    3)Chỉ nên thực hiện phụ cấp thâm niên cho người làm công tác giáo dục có chức danh giáo viên (sống và làm việc bằng nghề chính là dạy học) , đó là đối tượng trực tiếp làm nghề đặc thù.
    4)Từ năm 1993 về trước giáo viên về hưu đã hưởng phụ cấp thâm niên ít nhất là trên 19 năm ;nay cần kịp thời giải quyết phụ cấp thâm niên cho nhà giáo có chức danh giáo viên về hưu sau năm 1993, trên nguyên tắc không để đối tượng này bị thiệt thòi.
    5)Đặc biệt cần quan tâm đến các nhà giáo làm việc quá sức bị lao lực phải nghỉ hưu sớm nên lương thấp

    Trả lờiXóa
  33. Nặc danh15:25

    Cán bộ quản lý trong trường cao đẳng(công lập)
    Cho tôi hỏi thế những người làm quản lý trên phòng ban như:phòng đào tạo, phòng công tác - HSSV, phòng tổ chức hành chính ...trong một trường cao đẳng, đại học có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

    Trả lờiXóa
  34. Nặc danh11:21

    Tôi nguyên là cán bộ công tác lâu năm trong ngành giáo dục ,nay công tác tại sở nội vụ tỉnh ,xin được có một số đề nghị với các cấp chính phủ như sau:
    1)Người hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo phải là những người đang công tác có chức danh giáo viên hoặc là những người có chức danh giáo viên nhưng đã về hưu; ví dụ: giáo viên giảng dạy ,giáo viên hướng dẫn thực tập, giáo viên xoá mù, giáo viên hướng dẫn các đề tài khoa học, giáo viên được phân công làm các nhiệm vụ giáo dục khác…
    2)Tỉ lệ tính phụ cấp thâm niên nhà giáo là thời gian có chứ danh giáo viên đã nêu trên (kể cả thời gian tập sự của giáo viên có đó BHXH)
    3)Cần thiết phải khống chế tỉ lệ hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo (người có chức danh giáo viên) đã được nhiều người phân tích; cụ thể: người có chức danh giáo viên đủ thời gian 25 năm trở lên thì được hưởng tỉ lệ phụ cấp thâm niên tối đa
    4)Đặc biệt cần quan tâm hơn đối với các nhà giáo do làm việc lao lực dẫn đến sức khoẻ yếu phải về hưu sớm nên lương thấp
    5)Đã tính hưởng phụ cấp thâm niên theo năm công tác và bậc lương ;thì phụ cấp ưu đãi đứng lớp không tính tỉ lệ hưởng phần trăm theo bậc lương, mà nên tính bình quân phụ cấp ưu đãi cho đối tượng tham gia đứng lớp
    6) Các đối tượng không có chức danh giáo viên trong ngành giáo dục chỉ nên hưởng các loại hình phụ cấp sau đây : phụ cấp trách nhiệm hoặc phụ cấp công vụ (nếu có tham gia đứng lớp thì hưởng thêm phụ cấp ưu đãi)

    Trả lờiXóa
  35. Nặc danh09:37

    Theo nhiều dư luận trong giới công chức, nhà giáo nào cố tình kéo dài thời gian nghỉ hưu thì rất cần thiết phải phạt trừ tỉ lệ phụ cấp thâm niên ; theo đó nhà giáo nào về hưu sớm nhường chỗ cho lớp trẻ các cấp chính phủ nên bù lỗ tỉ lệ phụ cấp thâm niên cho họ

    Trả lờiXóa
  36. Nặc danh20:15

    Chúng tôi nghĩ rằng ưu đãi đứng lớp là mục đích tăng thu nhập cho giáo viên đang giảng dạy ,còn phụ cấp thâm niên là mục đích tăng thu nhập cho giáo viên lúc về hưu đã bị mất ưu đãi đứng lớp .Hiện nay theo nghị định và dự thảo thông tư chúng tôi giáo viên đang dạy học được một lúc cả 2 loại phụ cấp đó là: cấp ưu đãi đứng lớp và phụ cấp thâm niên, còn thầy cô dạy chúng tôi về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 thì đã mất phụ cấp ưu đãi lại còn mất cả phụ cấp thâm niên. Chẳng lẽ chúng tôi thì được nhà nước tri ân ,còn thầy cô của chúng tôi thì không thuộc đối tượng được tri ân ,tôi trằn trọc và suy nghĩ mãi tại sao lại có chuyện nghịch lý này. Đề nghị các cấp chính phủ xem xét lại để giáo viên đang tại chức chúng tôi khỏi mang tiếng nghịch đạo

    Trả lờiXóa
  37. Nặc danh09:20

    Toi hien la can bo ke toan cua truong, ve 30% dung lop khong có đã đành, giờ về tham niên có được khong vay. Tôi là một trong những nhân tố giúp cho các thầy cô hoàn thành trách nhiệm của mình, vậy tôi công tác ở trường có được hưởng không?

    Trả lờiXóa
  38. Nặc danh12:46

    Theo NĐ và thông tư hướng dẫn tôi xin nêu ra ví dụ 2 trường hợp các vị lãnh đạo xem thử : Trường hợp 1 :Anh A công tác ở ngành Hải quan 15 năm, nay chuyển sang giảng dạy ở trường X được 1 năm như vậy anh A được hưởng " thâm niên nhà giáo" 16 năm cơ đấy mặc dù 15 năm trước anh A chẳng giảng dạy giờ nào. Trường hợp 2 : Anh B là giáo viên dạy ở trường X đã 20 năm , là giáo viên dạy giỏi, nên được điều về phòng giáo dục để chỉ đạo công tác chuyên môn được 1 năm rồi, theo NĐ anh B chả có thâm niên nhà giáo năm nào cả mặc dù anh gần lao phổi vì giảng dạy 20 năm. Các vị xem có ngược đời không ? chuyện thật như bịa , không biết trên thế giới có nơi nào hay như ở ta không?

    Trả lờiXóa
  39. Nặc danh09:18

    ANH NGÁO
    “ Bàn về việc thầy giáo đã nghỉ hưu trong giai đoạn 1994 đến 30/4/2011”
    Nghị Định 54
    Thông Tư 68
    Anh ngáo tham mưu
    Cựu chức chết tươi
    ***
    Học sinh chúng tôi
    Đang dạy khắp nơi
    Bàn chuyện nực cười
    Thấy mình Vô đạo
    ***
    Trời đất chao đảo
    Khôn sống chết thiêng
    Mong thầy đừng phiền
    Hưu là sắp chết
    ***
    Hưu sau, hưu trước
    Dù chỉ một ngày
    Sống chết mặc bay
    Ngáo không cần biết
    ***
    Thao thao bất tuyệt
    Nào là tri ân
    Tôn sư trọng đạo
    Uống nước nhớ nguồn
    Ngáo nói luôn mồm
    Ngáo là vẫn ngáo

    Trả lờiXóa
  40. Văn bản mới có hiệu lực ngày 20/2/2012
    Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
    link tham khảo văn bản và biểu mẫu kèm theo:
    http://www.tracuuphapluat.info/2012/02/toan-van-thong-tu-lien-tich-682011ttlt.html

    Trả lờiXóa
  41. Nặc danh09:40

    Tôi là Bùi Thị Lệ đang công tác tại Phòng GD&ĐT của một huyện.
    Sau khi xem Nghị định 54/2011 của Chính Phủ mà trực tiếp là Chú Nguyễn Tấn Dũng ký, lóng tôi buồn vô hạn vì đến bây giờ tôi klhoong biết mình là ai. Xem tất cả ý kiến phản hồi tôi thấy ở nước ta có rất nhiều người có tâm huyết với nghề, nhưng đó là những người kêu cứu, những người không ban hành văn bản, không được ký văn bản và là những người đã vô phước chọn ngành giáo dục làm nghề để xây dựng đất nước và mưu sinh.
    Bản thân tôi thật đáng xấu hổ là một cán bộ phụ trách chuyên môn của một phòng GD&ĐT, công việc của tôi hàng ngày là bảo đảm cho các trường Tiểu học dạy đúng, dạy đủ và dạy có chất lượng nhưng đối với Nghị định này thì tôi không là ai cả.
    Thưa quí vị ! Tôi ra trường và công tác từ năm 1982, tôi trực tiếp giảng dạy từ năm 1982 đến cuối năm 1994 thì tôi được điều động về công tác tại Phòng GD&ĐT. Lý do điều tôi lên phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT quản lý chuyên môn là tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 3 lần, đạt GVG cấp cơ sở và cấp tỉnh, đồng thời năng nổ trong công tác. Nói chung, bản thân tôi có thể làm gương và giúp đỡ cho đồng nghiệp dạy tốt.
    Từ năm 1994 đến nay tôi công tác ở Phòng GD&ĐT, nhiệm vụ của tôi là :
    - Tham mưu cho lãnh đạo Phòng chỉ đạo chuyên môn trên địa bàn huyện về công tác chuyên môn tiểu học.
    - Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh.
    - Thanh tra chuyên môn (định kỳ và đột xuất) tất cả các trường trên địa bàn.
    - Tổng hợp số liệu, nắm bắt thực trạng để báo cáo cho ngành cấp trên và tham mưu cho lãnh đạo Phòng điều chỉnh kế hoạch lãnh đạo hàng năm.
    - Tham gia các công tác khác như tổng hợp phổ cấp, công tác phong trào khác.
    - Bắt buộc tham gia các loại hình bảo hiểm có trong ngành, tham gia làm công tác nhân đạo,...
    - ...
    Nói chung, khối lượng công tác của tôi cũng tương đương hoặc có phần hơn, nếu không nói là gấp nhiều lần những cán bộ quản lý hoặc giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường, nhưng bản thân tôi luôn luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ vì mình cũng là một giáo viên mà đã được Nhà nước công nhận là giáo viên dạy giỏi và giáo viên giỏi. Bản thân tôi từ năm 1994 đến nay vẫn mang Mã ngạch của giáo viên, thì tôi vẫn nghĩ mình là giáo viên và làm việc theo cái tâm của người cô giáo.
    Nào ngờ, Nhà nước mình lại không nghĩ là như vậy. Đúng là làm lãnh đạo thì cái đầu thông thái hơn nhiều, biết đưa ra những ngụy biện để phản biện những cái đúng nhất đã trở thành bản sắc của dân tộc thành điều không đúng. Hay thật !
    Quá đau khổ cho nước nhà nên tôi viết, chứ thật tình lúc này lòng tôi rất vui vì mình biết được cái thông minh của những người lãnh đạo cao cấp. Những người công bộc của dân thời nay chỉ biết quanh quẫn ở thành phồ, thị xã, thị trấn và trong các váy áo của những con đàn bà bán sắc nuôi thân chứ có gần gũi những người dân, người cán bộ ở cơ sở đâu mà họ quan tâm ????? Bữa ăn của họ ở phòng kín, sang trọng, nhiều món cao lương mỹ vị; xe họ đi có Nhà nước trả tiền xăng và trả thêm công tác phí; họ chỉ đạo công tác thì có những quan tham tham mưu; nhưng họ rất tội nghiệp là tối ngủ không yên giấc và vợ con họ phải lo đếm và cất tiền bạc. Bản thân tôi thấy trong qui chế cơ quan nào cũng nói chống tham ô, bản kiểm kiểm định kỳ nào cũng nói chống lãng phí; cuộc họp nào cũng bàn, hội nghị nào cũng phân tích, trong các buổi học Nghị quyết nào cũng nói về cái ách tắc của cán bộ lãnh đạo không đủ tầm,...Cơ quan nào cũng có, huyện nào cũng có. Vậy mà công tác cán bộ là công tác của ai vậy ta ?
    Buồn cho quốc thể, đúng không những người dân lương thiện ?

    Trả lờiXóa
  42. Nặc danh10:35

    Buồn làm gì bạn Lệ, đã có biết bao nhiêu phản hồi, bao nhiêu góp ý mà chẳng có tác dụng gì. Đúng là :
    Tưởng rằng nước chảy đá mòn;
    Nào hay nước chảy đá còn trơ trơ....

    Trả lờiXóa
  43. Nặc danh12:05

    Một chính sách được nghiên cứu kỹ lưỡng thế mà khi vừa đưa ra không chỉ riêng bản thân tôi mà rất rất nhiều trí thức khác đều nhận ra những điểm vô cùng bất công.
    1. Những nhà giáo nghỉ hưu từ 1994-2011 không được hưởng phụ cấp. Tại sao?? Họ khác gì với những nhà giáo còn lại?
    2. Những giáo viên giỏi được điều chuyển sang công tác khác trong ngành giáo dụ tại sao không được hưởng? Chúng ta đang trọng dụng nhân tài hay đẩy họ vào đường cùng????
    Tôi hi vọng Bộ GD&ĐT, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng sửa đổi bổ sung để đảm bảo sự công bằng.

    Trả lờiXóa
  44. Nặc danh10:19

    Những Gv nghỉ hưu 1994-2011, Những giáo viên giỏi được điều chuyển sang công tác khác trong ngành giáo dục hãy chịu khó ăn cháo , đừng hy vọng hão huyền, nếu rảnh thì hãy ngâm thơ " Một đàn thằng ngọng rủ xem chuông,
    Chúng bảo nhau rằng "Ấy ái uông" ...
    hết buồn chưa ?

    Trả lờiXóa
  45. Nặc danh12:29

    tôi công tác ở trường A được 8 năm từ năm 1984 đến 1992 sau đó nghỉ có quyết định, sau đó từ 1996 đến 2000 tiếp tục công tác ở trường B ( hợp đồng) và từ năm 2000 đến 2012 vẫn tiếp tục công tác trường B (Biên chế) ,vậy tính thâm niên cho người công tác không liên tục như tôi thì tính như thế nào?

    Trả lờiXóa
  46. Nặc danh17:41

    Kính Thưa các thầy đã về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 ,chúng em xin gửi các thầy bài thơ sau đây để làm kỷ niệm:
    Thế gian biến cải vũng nên đồi,

    Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.

    Còn bạc còn tiền, còn đệ tử,

    Hết cơm hết rượu, hết ông tôi.

    Xưa nay đều trọng người chân thực,

    Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.

    Ở thế mới hay người bạc ác,

    Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

    Trả lờiXóa
  47. Nặc danh08:01

    Tôi là Nguyễn Thị Kim Chi hiện đang dạy PTTH có mẹ là giáo viên về hưu tháng 5/2006, xin được hỏi các cấp chính phủ như sau:
    *Giáo viên hưu từ năm 1993 về trước ,thì được hưởng phụ cấp thâm niên tính đến ngày 1/5/2011 là đã hưởng được trên 18 năm
    *Giáo viên hưu từ ngày 1/5/2011 về sau, thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên kể từ tháng 5/2011
    Vây Giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 liệu rằng có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không? Nếu cũng được tính công bằng như hai giai đoạn về hưu trên thì sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên kể từ năm nào?

    Trả lờiXóa
  48. Nặc danh15:56

    Không sợ thiếu , chỉ sợ không công bằng
    Phụ cấp thâm niên : Chỉ giành cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy không ưu ái cho những chức danh làm công tác hành chính .
    Phụ cấp công vụ : Chỉ giành cho cán bộ quản lý nhà nước mà không dành cho những người làm công tác hành chính tại các trường học .
    Vậy xin hỏi : Những người đang làm nhiệm vụ tại các trường học như Văn thư , kế toán , thư viện , ....thuộc hạng nào trong xã hội ? Chính phủ đối xử quá bất công với những người lao động có mức thu nhập mỗi tháng không quá 2 triệu như vậy sao ?

    Trả lờiXóa
  49. Nặc danh17:21

    Tôi đang công tác trong ngành giáo dục tuy không thuộc đối tượng được hưởng phu cấp thâm niên ,nhưng xin được hỏi sự công bằng cho giáo viên như sau:
    Cùng làm nghề đặc thù "giáo viên" như nhau ,cùng lại là giáo viên rồi về hưu như nhau , thế mà giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 lại chưa có phụ cấp thâm niên giảng dạy . Hơn thế nữa giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 đại đa số là thầy học của giáo viên về hưu từ 1/5/2011 về sau ,ấy mà học trò thì có phụ cấp thâm niên còn thầy chưa thấy có phụ cấp thâm niên giảng dạy là cớ làm sau?

    Trả lờiXóa
  50. Nặc danh17:47

    Ai cũng thừa hiểu thâm niên giáo viên là số năm giảng dạy của họ , tôi đại diện cho một số anh chị em trong ngành giáo dục xin hỏi các cấp thuộc chính phủ tại sao: Giáo viên về hưu giai đoạn 1993 về trước được tính và hưởng phụ cấp đã trên 19 năm rồi và giáo viên hưu giai đoạn từ 5/2011 về sau cũng được tính hưởng phụ cấp thâm niên kể từ 1/5/2011; còn giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 4/2011 thâm niên giảng dạy của họ không thấy tính hưởng phụ cấp từ thời gian nào?

    Trả lờiXóa
  51. Nặc danh21:21

    Xin hỏi: tôi vào bien chế ở trường học được 10 năm, sau đó đi học sp chính quy 03 năm. vạy thời gian di học có được tính thâm niên không?

    Trả lờiXóa
  52. Nặc danh19:56

    cac ban cu noi nhieu lam gi, phu cap tham nien thi co bo ben gi dau, toi da 20 nam giang day bay gio cung chi them mot thang khoang 600-700 nghin thi an thua gi so voi bao gia hien nay. Giao vien thoi nao cung ngheo thoi, cang toi nghiep hon la the he cac thay co giao cua minh da ve huu...

    Trả lờiXóa
  53. @Nặc danh Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
    a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
    b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
    Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
    a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
    b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
    c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
    d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

    Trả lờiXóa
  54. Nặc danh20:41

    Qua bat cong giao vien co phu cap uu dai,co tien day them tien dung lop nay lai co tham nien,toi lam thu vien luong bay gio dc tat ca 896.000 ngay nao cung lam gio hanh chinh,tien luong k du xang xe noi gi den nuoi con cai.chung toi thay chinh phu len xem xet lai ngach luong nhan vien phuc vu ,van thu,ke toan,thu quy...vi du sao chung toi cung phai dau tu cong suc thoi gian di lam.he so luong khoi diem la 1,0 nhu the co bat cong qua khong.toi cung co trinh do cao dang ke toan co ma.tai sao cung trong nganh giao duc ma chung toi lai thiet thoi qua nhieu vay.hom nay den truong thay moi nguoi dua nhau lam phu cap tham nien toi thay buon lam.vi binh thuong luong toi da thap nhat truong nay lai cang thap hon,giao vien moi ra truong co thu nhap tren bang luong da gap 3lan toi trong khi do toi da bien che 4nam roi.toi thay chan cong viec cua minh qua di mat.toi thay minh thua thiet qua nhieu so voi dong nghiep.mong thu tuong nguyen tan dung xem xet tao dieu kien de chung toi tiep tuc cong viec cua minh

    Trả lờiXóa
  55. Nặc danh16:18

    Tôi là giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế từ tháng 9 năm 2004 .Đến tháng 10 năm 2007 tôi được bổ nhiệm vào biên chế , từ lúc đi làm (tháng 9 năm 2004)đến nay tôi có đóng bảo hiểm vậy tôi được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên từ thời gian nào

    Trả lờiXóa
  56. Tôi: Lò văn sâm - Huyện Tủa Chùa - Tỉnh Điện Biên
    Tôi xin hỏi một số chế độ chính sách như sau: Tôi là giáo viên công tác trực tiếp giảng dạy từ năm 1985 cho đến năm 1995 được 10 năm. Sau đó tôi được điều động lên huyện làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện cũng được 10 năm và tôi lại được điều động trở lại ngành giáo dục và được phân công trực tiếp giảng dạy cho đến nay là năm 2012. Vậy 10 năm tôi làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em huyện có được tính hưởng phần trăm phụ cấp thâm niên hay không?. Tôi kính mong các nhà hoạch định chính sách trả lời cho tôi được hiểu rõ hơn.
    Tôi xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  57. @Nặc danhThời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
    a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
    b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
    Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
    a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
    b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
    Bạn xem xét quy định để biết thời gian bạn được hưởng phụ cấp thâm niên

    Trả lờiXóa
  58. @samÔng xem câu trả lời ở trên

    Trả lờiXóa
  59. Nặc danh20:44

    XIN HỎI CÁC CẤP CHÍNH PHỦ:
    Tôi và một số giáo viên đang giảng dạy nay đã có phụ cấp thâm niên xin tình nguyện trả lại phụ cấp ưu đãi , để nhà nước trả phụ cấp thâm niên kịp thời cho các giáo viên về hưu giai đoạn từ 1994 đến 30/4/2011 có được không?

    Trả lờiXóa
  60. Nặc danh22:33

    Buồn! CB-CV PHòng GD và Sở không phải là nhà giáo nữa.

    Trả lờiXóa
  61. Nặc danh17:18

    LÀ CÁN BỘ ĐANG CÔNG TÁC TÔI THẤY TẠI SAO LẠI CÓ SỰ NGHỊCH LÝ VÀ KHÓ HIỂU SAU ĐÂY:
    * Giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 giáo viên về hưu từ 1993 về trước có phụ cấp thâm niên, còn giáo viên đang giảng dạy không có phụ cấp thâm niên ;liệu đó có phải là sự ưu ái giáo viên khi về hưu không?
    * Giai đoạn 1/5/2011 về sau này giáo viên đang giảng dạy có phụ cấp thâm niên, còn giáo viên về hưu trong thời gian 1994 đến 30/4/2011 không có phụ cấp thâm niên ;liệu đó có phải là do giáo viên về hưu trong giai đoạn này có vấn đề gì đó không ?
    * Vấn đề nghịch lý và khó hiểu là, giáo viên về hưu trước 1994 thì ưu ái , giáo viên về hưu sau 30/4/2011 thì ưu đãi , giáo viên về hưu trong giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 thì đang tê tái….

    Trả lờiXóa
  62. Nặc danh20:29

    tôi dạy tại một trường dân lập và có đóng bảo hiểm từ tháng 1/1999 đến hết tháng 9/2005 ( được 6 năm 9 tháng) . Tháng 11/2007 tôi được bổ nhiệm chính thức vào nghạch 15113 ở công lập, đến tháng 5/2011 thời gian tính phụ cấp thâm niên( cả 2 trường) của tôi là 10 năm 4 tháng. Nhưng trường tôi lại trả lời vì tôi chưa dạy ở công lập đủ 60 tháng nên đến nay không được tính phụ cấp thâm niên. Xin hỏi:
    - Cách giải quyết của trường tôi đúng hay sai?
    - Khi tôi được tính phụ cấp thâm niên, để không bị mất thời gian giảng dạy ở dân lập, tôi cần những giấy tờ gì?
    Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  63. Nặc danh17:00

    Chúng ta phải hiểu rằng những giáo viên hưu từ 1993 về trước hầu hết là đào tạo chắp vá ,những giáo viên hưu từ 1/5/2011 về sau hầu hết là đào tạo loạn xạ ,còn các giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 hầu hết là đào tạo đoàng hoàng và chuẩn mực hơn .Từ những nguyên nhân trên tôi cho rằng giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 họ rất sẵn sàng chịu thiệt thòi nhường cho các giáo viên về hưu trước năm 1994 và sau 30/4/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên trước

    Trả lờiXóa
  64. Nặc danh00:36

    đúng là lừa thầy phản bạn, chưa lên Phó thủ tướng thi hứa hiêu hứa vượn, lên rồi thi quên hết thầy cô!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  65. Nặc danh11:13

    Nội dung hỏi quả thật sáng suốt

    Trả lờiXóa
  66. Nặc danh07:30

    ĐỀ XUẤT
    Phụ cấp cho giáo viên đã về hưu chưa được tính phụ cấp thâm niên như sau:
    1)Thời gian được hưởng phụ cấp tính từ ngày 1/5/2011
    2)Cách tính phụ cấp là tổng số năm có chức danh giáo viên (từ khi đi dạy cho đến ngày giáo viên đó về hưu ) cộng với số năm từ ngày giáo viên đó về hưu cho đến ngày 1/5/2011, nhưng không vượt quá 40%phụ cấp được hưởng (hàng tháng).
    Ví dụ: Ông giáo viên A có chức danh giáo viên về hưu ngày 1/5/2006 ,thời gian công tác ông A có chức danh giáo viên là 25 năm được hưởng 25% phụ cấp thâm niên, thời gian ông A nghỉ hưu cho đến ngày 1/5/2011là 5 năm được tính thêm 5%;vì vậy ông A được tính hưởng phụ cấp là 25%+5%=30%

    Trả lờiXóa
  67. Nặc danh11:08

    PHÚNG THẦY VỀ HƯU “ Gửi các thầy của em về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011”

    Buồn thay em quá ăn tham
    Thâm niên , ưu đãi nhồm nhoàm cả hai
    ***
    Thầy em gian khổ miệt mài
    Từ thời bao cấp đến thời Thiện Nhân
    Về hưu ngày tháng lỡ lầm
    Trước bầy con cháu nên không được gì
    ***
    Thầy ơi! Thầy ngủ ngon đi
    Ngày mai thầy mất em đi phúng thầy
    Phụ cấp, ưu đãi cầm tay
    Ít nhiều em để mộ thầy ,thầy ơi!

    Trả lờiXóa
  68. Nặc danh09:03

    ĐỨNG NHÌN
    “ gửi thầy về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011”
    Thầy cùng em đều làm nghề dạy học
    Về hưu sau em được hưởng thâm niên
    Em không vui mà cảm thấy buồn phiền
    Thầy còn đó sao chẳng thấy thâm niên
    *****
    Lời thầy dạy em còn nhớ như in
    Công bằng, văn minh ai cũng phải tìm
    Đạo đức trước sau phải có trong tim
    Bất lực thầy ơi ! em chỉ đứng nhìn

    Trả lờiXóa
  69. Nặc danh13:25

    đặc thù của ngành mầm non là dạy dỗ và chăm sóc vậy mà bây giờ chỉ cho giáo viên phục trách khâu dạy hưởng phụ cấp thâm niên còn bảo mẫ phụ trách khâu nuôi thì ráng chịu đ75ng mà sống. Vậy thì trẻ con chỉ cần học và không cần ăn các bác nhỉ!? Trong khi đó bảo mẫu lãnh 35% phụ cấp ưu đãi cho người trực tiếp đứng lớp , đóng tất cả bảo hiểm xã hội...
    Kế tóan, văn thư, thư viện vì không có cùng mã ngạch nên cũng ráng sống vậy đi . Chúng ta có thể xem xét lại những đối tượng này không vì tất cả đều phục vụ cho sự nghiệo giáo dục mà hay nhà nước có phụ cấp gì khác cho họ mà ta không biết. Thật là bất công , thiệt thòi quá đi

    Trả lờiXóa
  70. Nặc danh15:00

    TÔI CÔNG TÁC Ở BAN TUYÊN GIÁO KHÔNG NẰM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC NHƯNG KHI ĐỌC NĐ 54 CŨNG BUỒN VÀ BỨC XÚC.THẬT VẬY ĐÃ LÀ PHỤ CẤP THÂM NIÊN NGHỀ DẠY HỌC THÌ CẦN PHẢI CÓ TRƯỚC CÓ SAU ,CÓ THẦY RỒI MỚI CÓ TRÒ “SINH ÔNG RỒI MỚI SINH CHA”.MONG RẰNG CHÍNH PHỦ HÃY CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP CÔNG BẰNG, HỢP TÌNH, HỢP LÝ, TÔN SƯ TRONG ĐẠO; ĐÓ LÀ TRẢ PHỤ CẤP THÂM NIÊN CHO GIÁO VIÊN VỀ HƯU TRONG GIAI ĐOẠN 1994 ĐẾN 30/4/2011 KỊP THỜI VÀ THỎA ĐÁNG

    Trả lờiXóa
  71. @Long

    Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

    Trả lờiXóa
  72. Hà Thanh Hải11:08

    - Tháng 3 năm 1991 chúng tôi đi nghĩa vụ quân sự;
    - Tháng 9 năm 1993 chúng tôi xuất ngũ về địa phương; trước khi xuất ngũ chúng tôi có làm hồ sơ dự thi vào trường SP.
    - Tháng 10 năm 1993 chúng tôi vào học tại trường SP 12+2, khi vào học chúng tôi phải nộp lại vào Tỉnh đội số tiền là 720 000đồng ( tiền 3 tháng học nghề và 3 tháng xin việc mà trước khi ra quân được hưởng, tổng là 6 tháng mỗi tháng 120 000 đồng).
    - Khi vào học trong trường SP mỗi tháng chúng tôi được hưởng 80% của 120 000đồng ( 96 000đồng).
    - Tháng 9 năm 1996 chúng tôi ra trường và làm công tác đứng lớp giảng dạy tại các trường Tiểu học cho đến ngày nay.
    * Vậy chúng tôi có được tính thời gian công tác liên tục không?
    * Chúng tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

    Trả lờiXóa
  73. nguyen van binh06:38

    xin hoi tai sao nganh giao duc co tham nien ma nganh y lai khong co the la the nao

    Trả lờiXóa
  74. Nặc danh22:03

    Tôi nguyên là hiệu trưởng trường PTTH nay cán bộ quản lý Sở Giáo Dục –Đào Tạo xin đề nghị Bộ Giáo Dục-Đào Tạo và Thủ Tướng chính phủ về Cách tính phụ cấp cho người có chức danh giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 như sau:
    1) Cơ quan BHXH tỉnh thu hồi bản khai tính phụ cấp thâm niên THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH của năm 1993 về trước
    2) Cơ quan BHXH tỉnh tính tiếp thời gian có chức danh giáo viên theo sổ BHXH sau năm 1993 cho đến ngày về hưu
    3) Cơ quan BHXH tỉnh cộng dồn thời gian phụ cấp thâm niên trong bản kê khai tính phụ cấp thâm niên của năm 1993 và thời gian có chức danh giáo viên cho đến ngày về hưu, làm căn cứ tính phụ cấp cho người có chức danh giáo viên khi về hưu trong giai đoạn 1994 đến 30/4/2011

    Trả lờiXóa
  75. Toan15:00

    Tôi công tác tại một trường dạy nghề của Tổ chức chính trị xã hội.Hiệu trưởng, hiệu phó không thuộc ngạch bậc giáo viên (mã ngạch chuyên viên chính), chỉ là một cán bộ chuyên trách công đoàn được điều ra làm cán bộ quản lý trường, mỗi năm tham gia giảng dạy 45 tiết đến 60 tiết/năm (không thuộc chuyên ngành đào tạo), vậy mà cấp trên vẫn có quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên nghề giáo và cả phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công vụ.Như vậy có đúng không?

    Trả lờiXóa
  76. Nặc danh09:45

    tôi đã gửi thác mắc của mình tại kênh họi trực tuyến bộ trưởng nhưng sao không thấy trả lời. tôi phải vào đâu để xem trả lời của bộ trưởng bộ tài chính

    Trả lờiXóa
  77. Nặc danh19:50

    Đề nghị hủy bỏ nghị định 54 và thông tư 68 về thâm niên giáo dục ngay .Thay thế nghị định khác theo hướng ai có chức danh giáo viên đang tại chức hoặc đã về hưu có chức danh giáo viên thì mới được hưởng phụ cấp thâm niên .Không nên lằng nhằng phết phẩy đối tượng này hay đối tượng kia ,mà chỉ duy nhất đối tượng có chức danh giáo là xứng đáng hưởng phụ cấp thâm niên mà thôi

    Trả lờiXóa
  78. Nặc danh16:07

    Những người hiểu biết về giáo dục chắc thấy rất rõ các điều sau đây:
    1) Ưu đãi đứng lớp là giành cho những đối tượng đang trực tiếp giảng dạy.
    2) Phụ cấp thâm niên giáo viên là giành cho những đối tượng có chức danh giáo viên đang tại vị hoặc họ đã về hưu
    Thế nhưng nghị định 54 và thông tư 68 về thâm niên giáo dục chưa đơn giản ,chưa rõ ràng ,chưa dễ hiểu ,còn lạng lách ;cho nên có những đối tượng không có chức danh giáo viên chạy xô dạy vài ba tiết 1 tuần để hưởng thâm niên giáo viên là không chính đáng .Đề nghị chính phủ cần có nghị định mới thay thế nghị định 54 và thông tư 68 về thâm niên giáo viên ,theo hướng đơn giản rõ ràng; đó là : những ai đang tại vị có chức danh giáo viên và những ai đã về hưu mà có chức danh là giáo viên thì đươc mới hưởng phụ cấp thâm niên

    Trả lờiXóa
  79. Nặc danh07:58

    Các căn cứ tính phụ cấp thâm niên gồm có:
    1)Đang tại vị có chức danh giáo viên hoặc đã về hưu có chức danh giáo viên
    2)Căn cứ vào số thời gian có chức danh giáo viên (ở các trường công lập) và số thời gian đóng BHXH để tính phụ cấp thâm niên

    Trả lờiXóa
  80. Nặc danh12:39

    Cháu thấy đây là sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với giáo viên nhưng tại sao kế toán trường học cũng làm trong ngành giáo dục lại không đươc hưởng chế độ thâm niên? và y tế trường học cũng được hưởng ưu đãi còn kế toán còn phải làm nhiều hơn y tế trường học mà lại không được hưởng?

    Trả lờiXóa
  81. Nặc danh15:19

    Đề nghị chính phủ và các bộ ngành về cách tính phụ cấp cho những người có chức danh giáo viên về hưu giai đoạn 1994 đến 30/4/2011 như sau
    PHƯƠNG ÁN1:
    1)Căn cứ số năm có chức danh giáo viên ở trường công lập tham gia đóng BHXH (đã có trong sổ BHXH) ,mỗi năm được tính 1%
    2)Căn cứ từ thời gian giáo viên đó nghỉ hưu tính đến 30/4/2011 ,mỗi năm tính thêm 1%
    3) Tổng % phụ cấp của mỗi giáo viên được hưởng không vượt quá 32%
    4)Giáo viên về hưu giai đoạn này cũng được truy lĩnh từ 1/5/2011 (sau khi đã trừ BHXH)
    Chẳng hạn :bà A tổng thời gian có chức danh giáo viên các trường công lập là 25 năm (đã có trong sổ BHXH),thì được tính 25%;bà A về hưu từ 30/4/1997 tính đến 30/4/2011 là 15 năm ,thì được tính thêm 15% ;tổng cộng là 40% ,nhưng bà A chỉ được hưởng mức tối đa là 32%,bà A được truy lĩnh mức lương hưu này tính từ 1/5/2011 ( sau khi trừ tiền đóng BHXH) PHƯƠNG ÁN 2:
    1) Căn cứ số năm có chức danh giáo viên ở trường công lập tham gia đóng BHXH (đã có trong sổ BHXH) ,mỗi năm được tính 1%
    2) Giáo viên về hưu giai đoạn này được truy lĩnh kể từ khi nghỉ hưu hưởng BHXH( sau khi đã trừ tiền đóng BHXH)

    Trả lờiXóa
  82. Nặc danh20:45

    Theo bản thân tôi thì Chính phủ ra một văn bản nào đó có sự đóng góp ý kiến nhưng Chính phủ có tiếp nhận ý kiến đó hay không? Tôi làm công tác tại trường học thì tôi thấy những bất công như sau:
    1. Phụ cấp ưu đãi và thâm niên nghề của giáo viên thì đối với những người đứng lớp giảng dạy được hưởng còn BGH dù trong văn bản ghi phải dạy bao nhiêu tiết (theo từng loại trường)mới được hưởng phụ cấp ưu đãi nhưng thật sự họ có dạy hay không? Ai kiểm tra được việc này? Họ là thủ trưởng đơn vị họ không dạy thì ai dám nói gì.
    2. Văn bản ban hành ra rồi nhưng thủ trưởng không cho nhân viên hưởng thì thôi chứ nhân viên biết làm sao.
    3. Thông tư 35 ban hành một số công việc phải kiêm nhiệm nhưng tại sao giáo viên kiêm nhiệm thì có chế độ rõ ràng còn nhân viên khác kiêm nhiệm thì không có một chế độ nào hết?
    Theo tôi làm việc trong cùng một đơn vị thì không nên có sự phân biệt đối xử.
    Nếu Chính phủ ban hành một văn bản cho một ngành thì cần phải xem xét cho những người trong ngành đó. Dù nhân viên không trực tiếp đứng lớp mà không có những nhân viên đó thì giáo viên có dạy được hay không? (Ví dụ không có nhân viên thư viện thiết bị thì đồ dùng học tập đâu cho giáo viên dạy; không có kế toán thì ai làm lương, phụ cấp, chế độ cho giáo viên, không có văn thư thì ai ra quyết định cho giáo viên hưởng phụ trội, không có bảo vệ ai giữ trật tự cho giáo viên an tâm giảng dạy...)

    Trả lờiXóa
  83. Tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy được 20 năm . do trường thiếu cán bộ thiết bị- thư viện nên Hiệu trưởng phân công tôi làm phòng thiết bị từ 9/2010 đến nay không được hưởng phụ cấp ưu đãi.trong thời gian làm thiết bị tôi có kiêm nhiệm giảng dạy 4 tiết /tuần- Kì I năm học 2010- 2011(4 tháng) và kì II năm 2011-2012( 5 tháng) song cũng không có phụ cấp ưu đãi. Nay những tưởng được cải thiện cuộc sống một chút nhờ phụ cấp thâm niên nhưng mong manh quá vì những cán bộ thiết bị- thư viện các trường của tỉnh tôi đều dài cổ chờ mà chưa có quyết định được hưởng hay không?với mức lương chính không có bất kì phụ cấp nào thì mức sống ra sao. Người làm thiết bị hay thư viện cũng không có phụ cấp độc hại? không biết bộ trưởng có quên hẳn những giáo viên làm thiết bị -thư viện tại các trường học hay không? nếu nâng cao đời sống cho GV đang trực tiếp dạy thôi còn những người chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm,cung cấp tài liệu cho giáo viên và học sinh hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục thì sông băng gì trong thời kì giá cá leo thang.nếu Bộ trưởng, thủ tướng quan tâm thử điều tra nhanh những đối tượng bị bỏ quên này bắt đầu từ các trường vế mức lương của họ sẽ rõ.Hơn nữa hiện nay bộ GD& ĐT cung đang đẩy manh sự quan tâm tới các phòng học bộ môn và thư viện trường học làm chúng tôi có chú yêu nghề song để tâm huyết với nghề thì!!! Mong chờ sự đổi mới khi bộ trưởng biết tới chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  84. Nặc danh11:31

    hồ sơ.

    Trả lờiXóa
  85. Nặc danh15:58

    Co quan toi da cho ki tro cap tham nien nhung cach tinh thi moi truong moi khac khong ai giong ai ..toi cong tac 21 nam the nhung khi tru lai chi con 16 nam voi luong bac 8 . Toi duoc linh 9 trieu la truy lanh kieu gi toi cung ko hieu luon .

    Trả lờiXóa
Lưu ý:
- Các bạn đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc cần giải đáp vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu.

- Đọc kỹ phần Hỏi - Đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời.

«Cũ nhất   ‹Cũ hơn   201 – 285 trên 285
Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo
Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên nhà giáo
Toàn văn nội dung Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-nghi-inh-542011n-cp-quy-inh.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-nghi-inh-542011n-cp-quy-inh.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content