Tóm tắt những quy định, nội dung cơ bản về Luật Cư trú của Việt Nam năm 2020, quy định quyền của công dân về cư trú.
Luật Cư trú năm 2020 gồm 38 điều, chia thành 07 chương, với nội dung
cơ bản, điểm mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006.
Chương I: Những quy định chung
Chương này gồm 7 điều, từ điều 1 đến điều 7, quy định về: Phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú; việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; bảo đảm việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và quản lý cư trú; hợp tác quốc tế về quản lý cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú
Chương II: Quyền, nghĩa vụ của công dân về cư trú
Chương này có 03 điều (từ Điều 8 đến Điều 10), quy định về: Quyền của công dân về cư trú; nghĩa vụ của
công dân về cư trú; quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về
cư trú.
Chương III: Nơi cư trú
Chương này gồm 9 điều (từ Điều 11 đến Điều 19), quy định về: Nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang; nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp; nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
Chương IV: Đăng ký thường trú
Chương này gồm 7 điều (từ Điều 20 đến Điều 26), quy định về: Điều kiện đăng ký thường trú; hồ sơ đăng ký
thường trú; thủ tục đăng ký thường trú; địa điểm không được đăng ký
thường trú mới; xóa đăng ký thường trú; tách hộ; điều chỉnh thông tin về cư
trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Chương V: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng
Chương này gồm 5 điều (từ Điều 27 đến Điều 31), quy định về Điều kiện đăng ký tạm trú; hồ sơ, thủ tục
đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú; xóa đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú;
khai báo tạm vắng.
Chương VI: Trách nhiệm quản lý cư trú
Chương này gồm 5 điều (từ Điều 32 đến Điều 36), quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú; người làm công tác đăng ký cư trú; hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Chương VII: Điều khoản thi hành
Chương này bao gồm 2 điều (từ Điều 38 đến Điều 38), quy định về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các
luật có liên quan đến quản lý cư trú; điều khoản thi hành
* Về quyền của công dân về cư trú trong Luật cư trú:
Ở Việt Nam, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công
dân. Trong tất cả các bản hiến pháp của Nhà nước ta, từ bản hiến pháp đầu
13
tiên là Hiến pháp năm 1946 đến các bản hiến pháp tiếp theo là Hiến pháp
năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013 đều quy định quyền cơ bản này của công dân và đều khẳng định công
dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Luật Cư trú là
văn bản pháp lý cao nhất quy định về thực hiện quyền tự do cư trú của công
dân. Trong đó, Điều 8 quy định các quyền của công dân trong thực hiện
quyền tự do cư trú và các quyền khác phát sinh từ việc thực hiện quyền tự do
cư trú.
Theo Điều 8 Luật Cư trú năm 2020, bên cạnh việc kế thừa các quyền
còn phù hợp đã được quy định trong Luật Cư trú năm 2006 thì Luật đã bổ
sung một số quyền để phù hợp hình thức quản lý cư trú mới và thống nhất
với quy định của các văn bản pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự năm
2015, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng... Đó là, công dân
được quyền bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong
Cơ sở dữ liệu về cư trú (trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp
luật); được quyền khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ
thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu và
được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú khi có
thay đổi hoặc yêu cầu…
Như vậy, quy định về nội dung quyền cư trú của
công dân tại Luật Cư trú năm 2020 không còn được thực hiện thông qua việc
cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy như Luật Cư trú năm 2006 mà được thực
hiện thông qua dữ liệu điện tử trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở
dữ liệu về cư trú. Quy định này thể hiện ý nghĩa quan trọng của Luật Cư trú
năm 2020 với tính chất là cuộc cách mạng trong đổi mới quản lý cư trú, phù
hợp với xu thế chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân được thực
hiện quyền cư trú của mình.
Cụ thể Điều 8 Luật quy định quyền của công dân về cư trú như sau:
Điều 8. Quyền của công dân về cư trú
- Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
- Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Tham khảo: Luật cư trú và các văn bản liên quan
Xin hỏi hồ sơ đăng kí hộ khẩu kt3 gồm những gì? Hộ khẩu kt3 có đăng kí mua xe và đứng tên mua nhà được không?(Tôi dự định đăng kí tại Sóc Trăng). Nhà ở và nơi buôn bán của gia đình 5 nhân khâủ hiện tại của tôi được xây trên nền đât mướn dài hạn nhưng khu đất đó bây giờ nằm trong qui hoạch của nhà nước. Nhà nước đang tiến hành khâu đền bù. Vậy gia đình tôi có được bồi thường hay không? Và thủ tục để được nhận đền bù gồm những gì? Tôi đã ở đây trên 3 năm rồi. Mong ai biết xin gỡ rối giùm. Xin cảm ơn.
Xóa- Tham khảo về hồ sơ đăng kí hộ khẩu KT3 trong bài viết: 'Các trường hợp đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tạm trú" theo link sau:
Xóahttp://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-6-truong-hop.html
- Hộ khẩu KT3 không đăng kí mua xe tại nơi tạm trú được. Tham khảo phần hỏi đáp trong bài viết: "Một số điểm mới trong Thông tư 36/2010/TT-BCA quy định về đăng ký xe" theo link sau: http://www.tracuuphapluat.info/2010/10/mot-so-iem-moi-trong-thong-tu-362010tt.html
- Việc đứng tên mua nhà không liên quan đến Hộ khẩu KT3, bạn có tiền mua nhà ở đâu chả được.
- Bạn nói, đất bạn xây nhà là đất mướn dài hạn nhưng không rõ là dạng gì, bạn có những giấy tờ gì... NN chỉ bồi thường khi bạn có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh sở hữu về nhà, đất...Bạn có thể liên hệ với Ban quản lý dự án có khu quy hoạch để biết về thủ tục bồi thường.
Cảm ơn Minh Hùng nhiều lắm. Tôi có tìm thông tin trên mạng nhưng nhiều luồng ý kiến quá! Cảm ơn bạn nhiều. Mong là mấy "Anh phụ trách" ít làm khó dễ!!! Chúc bạn và gia đình nghỉ lễ vui vẻ.
Xóaxin hỏi tôi có hộ khẩu tại quận Tân Bình,có dc quền nhập khẩu cho con nuôi mà không cần chủ hộ bảo lãnh không? xin tu vấn dùm.
Xóa@Nặc danh
XóaCon nuôi không thuộc diện như bạn nói.
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú.
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
- Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Bạn có thể tham khảo bài viết "Điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh và thành phố thuộc Trung ương"
theo link: http://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-3-ieu-kien.html
xin hỏi: hiện tôi đang là sinh viên, tôi có giấy tạm trú. 1 hôm bạn tôi (ở phường khác) có ra tôi học bài. đúng tối hôm đó thì công an Phường đi kiểm tra. Khi đó bạn tôi có bị phạt không ?
Xóa@Nặc danhBạn của bạn chỉ bị nhắc nhở thôi không bị phạt đâu. Nếu bạn của bạn có hành vi vi phạm như không chấp hành việc kiểm tra lưu trú, không xuất trình giấy tờ có liên quan đến cư trú khi Công an phường yêu cầu kiểm tra thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
XóaChi tiết văn bản quy định: Toàn văn Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, ATXH (Điều 11)
Dear Anh Minh Hùng,
XóaCMND của mình được cấp năm 1995 lúc đang học ĐHBK TpHCM,hộ khẩu lúc đó ở Đồng Nai, hiện tại KT3 tại Bình Tân, CMND đã quá hạn muốn đổi CMND mới, vậy có phải về tỉnh Đồng Nai đổi lại ?!, hay ra công An Tp HCM trên Đường Trần Hưng Đạo đổi CMND mới có được không ??? mong Anh Minh Hùng hướng dẩn chỉ giúp.
Trân trọng cảm ơn Anh,
TLinh
@Tuong LinhBạn phải về Đồng Nai để đổi lại CMND, chỉ khi nào bạn có hộ khẩu thường trú tại TP HCM thì mới cấp CMND mới.
XóaBạn tham khảo bài Hướng dẫn thủ tục đổi chứng minh nhân dân tại Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố
và bài Những rắc rối thường gặp và lưu ý khi đổi số CMND
@Minh Hùng
XóaCảm ơn Anh Hùng !
Cho em hỏi những ai có quyền đến nhà dân (phòng trọ) để kiểm tra tạm trú tạm vắng và thời gian kiểm tra là từ mấy giờ ạ?
Xóatôi ở thị xã quảng trị, tôi đã kết hôn với chồng tôi là 1 sĩ quan quân đội vợ chết, có 1 con trai sinh 07/9/1992. Tôi đã nuôi con riêng của chồng từ sau khi kết hôn(1996)đến nay, mặc dù rất nhiều lần tôi đề nghị chồng tôi nhập hộ khẩu cho con anh ấy nhưng anh không làm, con chồng tôi lại đã từng vi phạm luật pháp (trộm cắp tài sản công dân), bị công an thị xã bắt nhưng vợ chồng tôi đã bảo lãnh và bồi thường để cháu được tại ngoại. Cho đến nay cháu vẫn không có hộ khẩu ở quê (Thanh Hóa ) và ở thị xã quảng trị, vợ chồng tôi lại chuẩn bị ly hôn do sự vô trách nhiệm của chồng khi tôi đang lâm bệnh rất nặng, tôi không muốn con riêng của chồng trở về sống trong nhà mà tôi là chủ sở hữu trong khi chơ quyết định ly hôn của tòa án thì tôi phải làm gì? Xin chân thành cám ơn!
Xóatôi đang quản lý một chung cư cho tôi hỏi Công an xã có quyền kiểm tra tạm trú tạm vắng hay không
XóaTôi có 1 đứa em họ, mong muốn xin được nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình tôi vì lý do công việc. Tôi muốn hỏi xem, sau khi cho nhập khẩu thì liệu có những rắc rối nào liên quan sau này không, giả sử tôi bán nhà chẳng hạn.
XóaXin chân thành cảm ơn!
cho hỏi tôi mua lại căn nhà chưa có sổ hồng riêng , qua 3 lần đổi chủ tôi là thứ 4 . người có quyền sử dụng đất năm 1999 đã mất từ lâu , vợ ông bán cho người thứ 2 xây nhà năm 2005 ,và bán lại gho người thứ 3 năm 2018 , hiện nay tôi mua lại và muốn đăng ký tạm trú tại căn nhà của mình nhưng không được chính quyền chấp nhận vì không có sổ đất riêng. người vợ của ông chủ đầu tiên lại không có tên trong sổ quyền sử dụng đất, nên không chứng minh được nguồn gốc đất,vậy tôi phải làm thế nào đây
Xóacho tôi câu trả lời chứ sao lại hủy trả lời vậy
XóaĐể được đăng ký tạm trú, bạn phải có Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (tức giấy tờ nhà hợp pháp). Nếu không có thì phải có văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng.
XóaDo đó bạn được đăng ký tạm trú tại nơi ở của mình dù chưa có sổ hồng, chỉ cần bạn có giấy cam kết là đất đó là do bạn mua hợp pháp và đang ở ổn định, thuộc quyền sở hữu của ình và không có ai tranh chấp. Công an nơi bạn đang sống đã làm không đúng quy định.
Quy định chi tiết vấn đề này tại đây: "Các trường hợp đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tạm trú"
Link: https://www.tracuuphapluat.info/2010/09/hoi-ap-ve-luat-cu-tru-phan-6-truong-hop.html