Do đó, kể từ ngày 01/7/2024, chế độ tiền lương, phụ cấp của giáo viên sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:
1. Giáo viên hưởng lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch và chức danh nghề nghiệp áp dụng đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch, chức danh nghề nghiệp có nhiều bậc lương.
Bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 sẽ có nhiều bậc lương khác nhau, không còn hệ số lương mà chỉ có các mức lương dựa từng vào vị trí công tác, cộng với các khoản phụ cấp theo quy định.
Đối với nhân viên trường học (kế toán, thủ quỹ, văn thư,..) trừ bảo vệ, tạp vụ vẫn được xếp vào bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ nhưng có bậc lương riêng.
2. Giáo viên được hưởng 8 loại phụ cấp
Viên chức là giáo viên tùy theo vị trí công tác sẽ được hưởng 08 loại phụ cấp trong tổng tiền lương mới khi áp dụng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cụ thể như sau:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổng tiền lương kể từ ngày 01/7/2024 như sau:
Ngoài ra theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW, giáo viên còn có khoản tiền thưởng, sẽ chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm trong đó không bao gồm phụ cấp (nếu có).
3. Thay đổi về phụ cấp của cán bộ lãnh đạo, quản lý
Hiện nay, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn được hưởng phụ cấp chức vụ hàng tháng bằng hệ số phụ cấp chức vụ x mức lương cơ sở.
Ví dụ: trường Trung học cơ sở có 28 lớp trở lên thì được hưởng phụ cấp chức vụ 0,55 x Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng = 990.000 đồng.
Từ 01/7/2024, sẽ không còn mức lương cơ sở cũng như bãi bỏ phụ cấp chức vụ nên sẽ có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về chế độ cho những người giữ chức vụ cán bộ quản lý trong các trường học.
Tham khảo: Tổng hợp các loại phụ cấp ưu đãi cho giáo viên
4. Thay đổi mức tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng
Từ 01/7 tới, sẽ bỏ mức lương cơ sở nên chắc chắn sẽ có những thay đổi về mức tiền khen thưởng cho các danh hiệu thi đua, khen thưởng trong thời gian tới, theo hướng quy định bằng mức tiền cụ thể.
5. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Giáo viên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của giáo viên được xác định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = Tiền lương theo ngạch, bậc + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
6. Tiếp tục tăng lương sau khi cải cách tiền lương
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và tăng theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
7. Mức tăng lương hưu cho giáo viên nghỉ hưu
Ngoài việc tăng lương cho giáo viên đang giảng dạy thì từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương cũng điều chỉnh tăng mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng. Mức lương hưu dự kiến có thể tăng lên đến 15% so với mức lương hưu hiện hưởng./.
Minh Hùng (Tổng hợp)
Ý KIẾN