Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện, xâm phạm đến trật tự công cộng.
Điều 328. Tội môi giới mại dâm
I. Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm
1. Khách thể của tội môi giới mại dâm
2. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì: Hành vi môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Hành vi môi giới mại dâm được thể hiện bằng các hành vi:
+ Làm trung gian dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Được hiểu là hành vi làm người trung gian tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ giữa người mua dâm và người bán dâm như làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm (thỏa thuận giá cả và các điều kiện khác như: thời gian, địa điểm để đưa đón, bố trí cho người mua, bán dâm gặp nhau) hoặc dắt mối cho người bán dâm hoặc mua dâm; tổ chức để người mua dâm và người bán dâm gặp nhau; Đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia tiền bán dâm…
Người môi giới chỉ cần thực hiện một trong hai hành vi “dụ dỗ” hoặc “dẫn dắt” là đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi của tội môi giới mại dâm chứ không bắt buộc người đó phải thực hiện cả hai hành vi trên.
Hành vi môi giới mại dâm thường gắn liền với việc thu lợi bất chính từ việc môi giới đó. Tuy nhiên, chỉ cần có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì đã cấu thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu lợi gì từ hành vi môi giới đó hay không. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi nêu trên.
Thực tiễn trong công tác đấu tranh chống tội phạm cho thấy hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bọn tội phạm còn sử dụng các thủ đoạn tinh vi hơn như dùng điện thoại di động, nhắn tin qua mạng xã hội…để hoạt động tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có hành vi môi giới mại dâm cũng có thể đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng cũng có thể chỉ làm công việc môi giới dẫn dắt cho người mua dâm, bán dâm gặp gỡ thỏa thuận, tuỳ từng trường hợp cụ thể họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
Trước hết phải xác định người phạm tội môi giới mại dâm phải là người làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm, nhưng không nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm cho người nào hoặc người mua dâm với ai.
Ví dụ: Nguyễn Văn L làm nghề xe ôm, L biết Vũ Thị C là gái bán dâm, L đã nhiều lần chở C đến khách sạn hoặc nhà nghỉ để C bán dâm cho khách, L chỉ biết chở C đến khách sạn, nhà nghỉ là để C bán dâm còn bán dâm cho ai thì L không biệt cụ thể. Hành vi của L vẫn là hành vi môi giới mại dâm. Làm trung gian để thực hiện việc mua dâm, bán dâm khác với trường hợp làm trung gian trong các lĩnh vực khác nhật thiết người làm trung gian phải biết hai bên mà mình làm trung gian.
Ví dụ: Nguyễn Thị T là chủ tiệm cắt tóc, gội đầu. T được Phạm Thanh B giao nhiệm vụ nếu có khách đến tiệm làm đầu thì gợi ý để khách mua dâm, khi khách mua dâm đồng ý thì chỉ cho khách đến nhà nghỉ của Phạm Thanh B để mua dâm, B sẽ trả cho T 50.000 đồng một khách mua dâm do T dắt mối. Hành vi của T nếu tách ra để xem xét một cách độc lập thì T chỉ phạm tội môi giới mại dâm, nhưng nếu xét trong mối quan hệ giữa B với T thì hành vi của T là hành vi chứa mại dâm với vai trò giúp sức cho người chứa mại dâm (tìm người mua dâm để thực hiện việc mua dâm).
Ngược lại, người có hành vi tưởng như đó là hành vi chứa mại dâm nhưng đó là hành vi môi giới mại dâm, nếu như hành vi đó không phải là đồng phạm trong vụ án chứa mại dâm.
Ví dụ: Lê Thị V là chủ nhà nghỉ Hồng Vân ngày 14/11/2004 có 3 người đàn ông đến thuê phòng trọ và gợi ý với V là tìm gái mại dâm cho họ. V đồng ý nhưng với điều kiện là đi chỗ khác chứ không được thực hiện việc môi giới mại dâm ở trong phòng ngủ. V đã gọi 3 cô gái mại dâm cho 3 người đàn ông, sau đó họ đi đâu thì V không biết, sau khi mua dâm xong, 3 người đàn ông trở lại nhà nghỉ để trả công cho V 100.000 đồng.
Trường hợp một hoặc một số người (thường là những người đã có nhiều tiền án, tiền sự) “chăn dắt” một số gái mại dâm để chuyên cung cấp cho các khách sạn, nhà nghỉ khi có yêu cầu thì cần phân biệt: nếu có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước, thành đường dây “gái gọi” thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm với vai trò đồng phạm, nếu không có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm với các tình tiết định khung là: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người hoặc tái phạm nguy hiểm.
2. Chủ thể của tội môi giới mại dâm
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật, người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
3. Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm
Người phạm tội môi giới mại dâm thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc dụ dỗ, dẫn dắt người mua dâm hoặc người bán dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Trong tội môi giới mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi có đủ điều kiện không thực hiện hành vi đó. Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện.
Động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, động cơ càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và người lại. Mặt khác, tội môi giới mại dâm được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức - dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm này.
Nếu vì một lý do nào đó mà họ không biết hoặc không thể biết có việc mua bán dâm thì không phạm tội môi giới mại dâm.
II. Các tình tiết tăng nặng định khung của tội môi giới mại dâm
- Có tổ chức: Phạm tội chứa mại dâm có tổ chức là hình thức đồng phạm chứa mại dâm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. (Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015)
- Đối với 02 người trở lên: Môi giới mại dâm đối với 02 người trở lên là môi giới mại dâm từ hai người bán hoặc hai người mua dâm trở lên, cùng thời điểm hoặc khác thời điểm, nhưng chưa lần nào bị xét xử, cũng chưa lần nào hết thời hiệu truy cứu TNHS.
- Tái phạm nguy hiểm: Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS thì người phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu:
III. Hình phạt đối với tội môi giới mại dâm
- Khung một (khoản 1)
- Khung hai (khoản 2)
- Khung ba (khoản 3)
- Hình phạt bổ sung (khoản 4)
IV. Một số bất cập khi xử lý tội phạm môi giới mại dâm và kiến nghị
- Trên thực tế, việc môi giới mại dâm diễn ra rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều hành vi khác nhau. Nếu chỉ giới hạn ở hai hành vi dụ dỗ người mại dâm và dẫn dắt người mại dâm thì quá hẹp, không bao quát được hết các hành vi khác có liên quan. Do vậy, hành vi môi giới mại dâm cần được quy định bao quát chung là hành vi làm trung gian tạo điều kiện để bên mua dâm và bên bán dâm (hoặc ngược lại), có thể theo yêu cầu của bên mua dâm hoặc bên bán dâm, thỏa thuận việc mua và bán dâm. Người môi giới mại dâm có hành vi cố ý giới thiệu hoặc giúp cho bên mua dâm và bán dâm gặp nhau để thỏa thuận việc mua bán dâm (như chọn địa điểm, thời gian, chuyển lời đề nghị, yêu cầu… giữa hai bên), kể cả chuyển hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho bên mua và bán dâm.
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định: “Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm trong đó giải thích: “1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; 2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”. Giải thích như vậy là chưa đủ vì ngoài hành vi giao cấu còn có thể có các dạng hành vi khác để thoả mãn tình dục, hoặc hành vi đồng tính luyến ái...Các hành vi nói trên sẽ không chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 và cũng không thể xử lý hình sự. Do vậy cần sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 để thống nhất với BLHS.
- Trong cấu thành tội phạm tội môi giới mại dâm quy định tình tiết định khung tăng nặng là "đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" và "người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi". Vậy trường hợp môi giới mại dâm đối với người dưới 13 tuổi thì xử lý thế nào? Là đồng phạm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS hay tội danh khác.
- Thực tiễn đấu tranh nhóm tội về môi giới mại dâm và tội phạm liên quan cho thấy còn thiếu một số tình tiết tăng nặng, như lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới mại dâm; người thực hiện hành vi môi giới mại dâm biết rõ người mua - bán dâm bị nhiễm bệnh như lậu, giang mai, HIV-AIDS... nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới cho họ thực hiện hành vi mua bán dâm dẫn đến việc làm lây truyền các loại bệnh dịch xã hội, gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người mua - bán dâm./.
Ý KIẾN