Hướng dẫn ghi các mẫu đơn, giấy hẹn lấy sổ đỏ, tờ khai sang tên sổ đỏ và thủ tục hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin sang tên hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tờ khai sang tên sổ đỏ, giấy hẹn khi mua bán, thừa kế nhà đất và thủ tục sang tên sổ đỏ.
I. Các mẫu đơn và tờ khai trong hồ sơ làm thủ tục sang tên sổ đỏ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (Mẫu số 09/ĐK/HGĐ, CN). (thường gọi là mẫu đơn xin sang tên sổ đỏ hay mẫu đơn xin sang tên quyền sử dụng đất)
- Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẫu số 03/BĐS-TNCN)
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Mẫu số 01/TK-SDDPNN) (nếu là nhà ở, đất ở đô thị)
- Bản khai lý lịch cá nhân
- Mẫu Phiếu tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận (Mẫu giấy hẹn lấy, trả sổ đỏ)
- Bản khai lý lịch cá nhân
- Mẫu Phiếu tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận (Mẫu giấy hẹn lấy, trả sổ đỏ)
Mẫu phiếu tiếp nhận như sau:
Hướng dẫn cách ghi các mẫu đơn và tờ khai:
1. Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (mẫu đơn xin sang tên sổ đỏ hay mẫu đơn xin sang tên quyền sử dụng đất)
- Mục 1 (Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) Ghi tên người đang đứng tên trên giấy chứng nhận sổ đỏ: (Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A; Chứng minh nhân dân số: 123456789). Lưu ý: Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên giấy chứng nhận đã cấp.
- Mục 2: Cần lưu ý Số vào sổ (thường chỉ có số, ví dụ: 1208) khác với số phát hành Giấy chứng nhận (có thêm chư và số, ví dụ: AB201346)
- Mục 3 (Nội dung biến động về) Ghi "Thay đổi chủ sở hữu"
Mục 3.1: Ghi tên người đang đứng tên trên sổ đỏ (Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A)
Mục 3.2: Ghi tên người cần sang tên (Ví dụ: Ông Trần Xuân B
- Mục 4 (Lý do biến động) Ghi: "Thay đổi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất"
- Mục 6 (Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động) Ghi: "Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc đã đóng tiền sử dụng đất theo quy định"
- Mục 7 (Giấy tờ liên quan) Ghi các giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ gồm
+ Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
+ Hóa đơn, phiếu nộp tiền...;
Chú ý:
Mẫu đơn này sử dụng trong các trường hợp: chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn, xóa góp vốn, đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thông tin về giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân; thay đổi địa chỉ; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính về đất đai; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đính chính giấy chứng nhận.Lưu ý khi giao, nhận sổ đỏ:
1. Khi tiếp nhận hồ sơ (trong đó có sổ đỏ), cơ quan tiếp nhận ghi đầy đủ thông tin vào Phần tiếp nhận hồ sơ của Phiếu tiếp nhận (hay thường gọi là Giấy hẹn lấy, trả sổ đỏ) và ký vào phần người nhận hồ sơ tại Liên 2 trước khi trao cho người nộp hồ sơ; người nộp hồ sơ ký vào Phần người nộp hồ sơ tại Liên 1.
2. Khi trả hồ sơ, cơ quan tiếp nhận ghi đầy đủ thông tin vào Phần Trả kết quả của Phiếu và ký vào phần người trả kết quả tại Liên 2; người nhận kết quả ký vào Phần người nhận kết quả tại Liên 1 và nộp lại Liên 2 cho cơ quan trả kết quả.
3. Sau khi trả kết quả, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả lưu giữ Liên 1 và chuyển Liên 2 cùng toàn bộ giấy tờ gốc đã nhận của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản cho cơ quan đăng ký đất đai để lưu.
II. Hướng dẫn các bước sang tên sổ đỏ nhà đất
Sau khi tiến hành mua, bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà, đất từ người này sang người khác, cần phải làm thủ tục sang tên (hay thay đổi tên) trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (thường gọi là sổ đỏ). Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, các bên phải làm thủ tục kê khai sang tên.
Thủ tục được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. Đặt cọc (áp dụng khi sang tên Sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng)
Trước khi lập hợp đồng chuyển nhượng, bên chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên nhận chuyển nhượng đặt cọc một khoản tiền nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau này. Trong thực tế, các bên chuyển nhượng thường lập hợp đồng đặt cọc tại tổ chức công chứng. Đây không phải là một thủ tục bắt buộc khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, đây là một biện pháp đảm bảo được pháp luật cho phép trong quá trình thực hiện giao dịch (Điều 328 BLDS 2015).
Bước 2: Lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho nhà, đất
Các bên có nhu cầu mua, bán, tặng, cho, thừa kế nhà, đất đến cơ quan công chứng để ký kết hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhằm đảm bảo giá trị pháp lý trước khi làm thủ tục sang tên.
Lưu ý:
- Hai bên đem theo các giấy tờ gồm Giấy chứng nhận QSDĐ; Giấy tờ tùy thân (CMND, thẻ CCCD, hộ chiếu); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình; Sổ hộ khẩu.
- Thông thường hợp đồng được lập thành 05 bản: 01 bản giao cho bên bán; 01 bản giao bên mua; 01 bản gửi cơ quan thuế; 01 bản gửi văn phòng nhà đất và 01 bản lưu cơ quan công chứng.
- Cần thống nhất ghi rõ trong hợp đồng: bên nào phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế và lệ phí), bên nào làm hồ sơ sang tên sổ đỏ.
- Thông thường hợp đồng được lập thành 05 bản: 01 bản giao cho bên bán; 01 bản giao bên mua; 01 bản gửi cơ quan thuế; 01 bản gửi văn phòng nhà đất và 01 bản lưu cơ quan công chứng.
- Cần thống nhất ghi rõ trong hợp đồng: bên nào phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế và lệ phí), bên nào làm hồ sơ sang tên sổ đỏ.
- Trường hợp người có nhà, đất đã chết mà không có di chúc thì những người được thừa kế tài sản làm văn bản khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng.
Bước 3: Mua hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu bổ sung hồ sơ kê khai sang tên và nộp hồ sơ
3.1. Người có nhu cầu sang tên đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh (hoặc bộ phận 1 cửa của UBND cấp huyện, Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh) nơi có nhà, đất để mua 1 bộ hồ sơ kê khai, điền thông tin theo các mẫu có trong hồ sơ và chuẩn bị thêm một số giấy tờ liên quan theo hướng dẫn của cán bộ nơi tiếp nhận. Cụ thể như sau:
* Điền các mẫu đơn gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (Mẫu số 09/ĐK/HGĐ, CN) (do bên bán ký, trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục thì bên mua ký).
- Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB) (02 bản, do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẫu số 03/BĐS-TNCN) (02 bản, do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Mẫu số 01/TK-SDDPNN) (nếu là nhà ở, đất ở đô thị)
* Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu gồm:
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản đã được công chứng; (01 bản chính + 01 bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) (bản chính + 01 bản sao có chứng thực);
- CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng (bản chính để đối chiếu + 01 bản sao có chứng thực);
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh nhân thân của người cho, người nhận, người được thừa kế (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau) trong trường hợp tặng cho, thừa kế để được miễn thuế thu nhập cá nhân (Bản khai lý lịch cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân….);
Lưu ý:
- 04 mẫu kê khai nói trên có những cột mục, nội dung kê khai mang thuật ngữ chuyên ngành nên khi ghi rất dễ bị sai (do không hiểu) hoặc ghi không đúng theo yêu cầu do đó cần phải hỏi kỹ cán bộ tiếp nhận hồ sơ để họ hướng dẫn chi tiết. Có thể ghi một lượt hết các mẫu, chỗ nào không hiểu rõ thì bỏ trống rồi mang đến nhờ cán bộ lấy bút chì chỉnh sửa, bổ sung nội dung. Sau khi chỉnh sửa xong thì mua một bộ hồ sơ khác về nhà ghi lại cho chính xác.
- Trường hợp được thừa kế, cho tặng nhà đất thuộc diện thân nhân gia đình thì phải làm thêm một Bản kê khai lý lịch cá nhân, mang ra UBND xã, phường xác nhận. (tải mẫu khai lý lịch TẠI ĐÂY)
3.2. Sau khi đã khai đầy đủ thông tin trong các mẫu và chuẩn bị xong các tài liệu như nêu trên thì người kê khai nộp lại hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc bộ phận 1 cửa của UBND cấp huyện) để cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn thời gian trả lại sổ đỏ mới đã được sang tên, điều chỉnh, tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được tính kể từ ngày nộp đầy đủ các chứng từ nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ (không tính ngày nghỉ)Bước 4: Nộp lệ phí trước bạ; thuế thu nhập cá nhân và bổ sung vào hồ sơ kê khai
4.1 Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ (đã có giấy hẹn), cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Chi cục thuế Quận/huyện nơi có nhà, đất để cơ quan này tính số thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; lệ phí trước bạ mà người làm thủ tục sang tên sổ đỏ phải nộp. Sau đó cơ quan thuế sẽ có thông báo nộp thuế, phí cho cá nhân. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo nộp thuế, phí thì người làm thủ tục sang tên phải đi nộp tiền. Các chứng từ nộp lệ phí trước bạ; nộp Thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm: Biên lai nộp tiền, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc phiếu thu hộ của Ngân hàng…;
* Lệ phí trước bạ phải nộp: 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định (theo quy định tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ)
* Thuế thu nhập cá nhân phải nộp: 2% trên giá chuyển nhượng nhà, đất (xem hướng dẫn cụ thể về giá chuyển nhượng nhà, đất tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 07/08/2015 hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN)
Lưu ý:
Các khoản thuế, phí này được miễn đối với những đối tượng thuộc diện được tặng cho, thừa kế nhà đất nếu có hồ sơ chứng minh theo quy định của pháp luật.
4.2 Nộp tiền thuế, phí xong, người làm hồ sơ sang tên phải nộp các chứng từ nộp tiền cho nơi tiếp nhận hồ sơ để bổ sung vào hồ sơ sang tên sổ đỏ. Thời hạn trả sổ đỏ mới (đã sang tên) được tính tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các chứng từ nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng thì không quá 5 ngày (xem thời gian hoàn thành thủ tục tại Nghị định 01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai).
Bước 5: Nộp lại giấy hẹn, trả tiền lệ phí và nhận sổ đỏ mới
Người làm thủ tục sang tên sổ đỏ cầm theo CMND và giấy hẹn đến theo thời gian trên giấy hẹn, đóng tiền phí, lệ phí và nhận lại sổ đỏ mới (riêng bộ hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận giữ lại)
* Phí, lệ phí sang tên sổ đỏ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (giá này tùy thuộc vào quy định của Hội đồng nhân dân của từng tỉnh), bao gồm phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (xác nhận biến động) và Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (tham khảo hướng dẫn tại Thông tư 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố thuộc TW)
RẤT BỔ ÍCH , CẢM ƠN BẠN
Trả lờiXóacho tôi hỏi tôi bán đất 3000m2 đất rẫy.có đường liên thôn có xình. trong sổ đỏ dài 161m mà thực chất ở ngoài là 190m vậy 30m chiều dài còn lại là ở đất xình nằm trong đất lưu không của nhà nước tôi có được tính để bán cho người ta không? xin cảm ơn
Trả lờiXóa