Nghị định 47/2016/NĐ-CP về tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang mới nhất.
Nhằm cải thiện thu nhập đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp, người có công, người hưởng lương hưu, ngày 11/11/2015 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 99/2015/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Trong đó Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp như sau:
- Đối với cán bộ công chức, viên chức, LLVT có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống).(quy định tại Nghị quyết 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014): Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/4/2016, tiếp tục điều chỉnh tăng 8% tiền lương.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, LLVT: Từ ngày 01/5/2016, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%), bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (bậc lương đầu tiên của người tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm) không giảm so với mức đang hưởng.
- Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như năm 2015.
- Từ ngày 01/01/2016, điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2.000.000 đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở.
Ngày 26/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để cụ thể hóa nội dung nói trên. Một số nội dung chính của Nghị định:
- Mức lương cơ sở mới là 1.210.000 đồng/tháng và được tính hưởng kể từ ngày 01/5/2016. Đối với những người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP.
- Nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở mới tại Nghị định này mà thấp hơn tổng tiền lương cộng tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng tháng 4/2016. Mức chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Nghị định 47/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2016. Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016.
Tham khảo thêm:
- Quy định mới nhất về chế độ tiền lương cán bộ công chức, viên chức
- Các văn bản hướng dẫn về chế độ tiền lương đối với cán bộ công viên chức mới nhất
- Phụ lục Bảng lương cán bộ công chức, viên chức
- Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn về chính sách tiền lương, chế độ lao động, Bảo hiểm xã hội mới nhất
Xem toàn bộ nội dung Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bên dưới:
CHÍNH
PHỦ
------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số:
47/2016/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2016
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Căn
cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn
cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn
cứ Nghị
quyết số 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Quốc
hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều
1. Phạm vi Điều chỉnh
Nghị
định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức,
người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng
lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ
trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Người
hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
1. Cán
bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
2. Cán
bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008.
3. Viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm
2010.
4. Người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:
a) Người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày
17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một
số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
b) Người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Người
làm việc trong
chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt
động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính
phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
6. Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên
chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ
quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an
và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người
làm việc trong tổ chức cơ yếu.
9. Người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Điều
3. Mức lương cơ sở
1. Mức
lương cơ sở
dùng làm căn cứ:
a) Tính
mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo
quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính
mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính
các Khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ
ngày 01 tháng 5 năm 2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng.
3. Mức
lương cơ sở được Điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ
số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Điều 4.
Kinh phí thực hiện
1. Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử
dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2015
chuyển sang, sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và nguồn
thu (nếu có) để cân đối nguồn thực hiện Điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016.
2. Các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Sử dụng
nguồn Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các Khoản chi tiền lương và các
Khoản có tính chất lương) theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2016 của
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
b) Sử
dụng nguồn Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (không kể các Khoản chi tiền
lương và các Khoản có tính chất lương) ngoài Khoản Tiết kiệm nêu tại Điểm a
Khoản này;
c) Sử dụng
một phần nguồn thu của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
d) Sử
dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương, không kể thu tiền sử dụng đất (bao gồm
50% tăng thu thực hiện so với dự toán thu năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ giao
và 50% tăng thu dự toán năm 2016 so với dự toán thu năm 2015 do Thủ tướng Chính
phủ giao);
đ) Nguồn
kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2015 chưa sử dụng hết chuyển
sang;
e) Đối
với một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định tại
các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền
lương năm 2016 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực
hiện.
Điều
5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.
Mức
lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5
năm 2016.
2. Nghị
định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số
17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng
thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng
vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 5 năm 2016.
Đối với
người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy
định tại Nghị
định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng
tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các Khoản phụ cấp lương (nếu
có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp
hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các Khoản phụ cấp
lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính
theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng
chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng
chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.
Điều
6. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với các
đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
2. Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện các quy định tại
Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Bộ
trưởng Bộ Tài chính:
a) Hướng
dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở
quy định tại Nghị định này;
b) Thẩm
định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở theo Nghị định này đối
với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bổ sung nguồn kinh phí còn
thiếu đối với những địa phương nghèo, ngân sách khó khăn sau khi đã thực hiện
cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ kết quả thực hiện.
4. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
Ý KIẾN