Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
CHÍNH PHỦ
------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 96/2015/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm
2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một
số điều của Luật Doanh nghiệp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết Điều
10, Điều 44, Điều 189 và Điều 208 của Luật Doanh nghiệp.
2. Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp.
3. Quy định về con dấu trong Nghị định này áp dụng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân đăng ký doanh nghiệp theo quy
định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tổ chức, đơn vị được thành lập theo
các luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Nghị định này mà thực
hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu:
a) Luật Công chứng;
b) Luật Luật sư;
c) Luật Giám định tư pháp;
d) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
đ) Luật Chứng khoán;
e) Luật Hợp tác xã.
Điều 2. Chính sách phát
triển đối với doanh nghiệp xã hội
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã
hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ
khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
Điều 3. Tiếp nhận viện trợ,
tài trợ
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính
phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường
theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều
này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ
trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước
ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề
xã hội, môi trường.
3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ quy
định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Văn bản tiếp nhận tài
trợ phải có các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản,
giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ,
thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ,
họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản
tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và
Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi
doanh nghiệp có trụ sở chính về việc
tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài
trợ.
4.
Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài
trợ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này có thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải
thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về những nội dung thay đổi theo
trình tự, thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 4. Đăng ký doanh
nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp
theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp
quy định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định
tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ
sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
Điều 5. Công khai Cam kết
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực
hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.
2. Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã
hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan
đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật
thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo theo các Khoản 1
và 2 Điều này.
4. Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của
doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà
doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
b) Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu
giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm
được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
d) Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện
trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản
viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh
nghiệp thông thường (nếu có).
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân
đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy
quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần.
5. Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng
cổ đông về thay đổi nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải
được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định tại Điểm b Khoản 3
Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội
hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Điều 6. Chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong
các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội,
môi trường.
b) Vấn đề xã hội, môi trường trong Cam kết thực hiện
mục tiêu xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa.
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam
kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
d) Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp chấm dứt Cam kết thực hiện mục
tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội, toàn bộ số dư tài sản hoặc tài
chính còn lại của các khoản viện trợ, tài trợ đã được nhận phải chuyển lại cho
cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp
xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Doanh nghiệp xã hội chỉ
được chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường nếu vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã xử lý số
dư của khoản viện trợ, tài trợ mà doanh
nghiệp đã nhận.
3. Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng
cổ đông về chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được
thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều
60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội hoạt
động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
4. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với Cơ quan
đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt để
công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông
báo phải có các tài liệu sau đây:
a) Quyết định và bản sao biên bản họp của doanh
nghiệp hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), trong đó
nêu rõ lý do chấm dứt.
b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử
lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với
nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận (nếu còn).
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật
thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 7. Chuyển cơ sở bảo
trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội
1. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện
được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký doanh nghiệp xã hội sau
khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản
của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Doanh nghiệp xã hội sau khi được đăng ký đương
nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo
trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 8. Chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp xã hội
1. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh
nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các
doanh nghiệp xã hội.
b) Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất
thành doanh nghiệp xã hội.
c) Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào
doanh nghiệp xã hội.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật
Doanh nghiệp.
3. Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài
sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã
hội đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội
khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã
hội được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp về giải thể
doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính
đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có Thỏa thuận
với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với
nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
Điều 9. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên,
cổ đông doanh nghiệp xã hội
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên và cổ đông
doanh nghiệp xã hội chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của mình cho
tổ chức, cá nhân khác nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội,
môi trường.
2. Cổ đông đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu
xã hội, môi trường chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp trong thời hạn Cam kết thực
hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
3. Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội,
môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại
để tái đầu tư, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện
trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư
nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty hợp danh và công
ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông đối với công ty cổ phần đã ký tên trong Cam kết
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ
phần chịu trách nhiệm liên đới hoàn lại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các
thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản này.
Điều 10. Công khai hoạt
động của doanh nghiệp xã hội
1. Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ
hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản
lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác
động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Báo cáo đánh giá tác động xã hội được lập theo mẫu
và phải có nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp.
b) Các khoản ưu đãi, viện trợ hoặc tài trợ đã nhận
được.
c) Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm;
các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết.
d) Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã
đạt được và các nhóm đối tượng được hưởng lợi tương ứng; nêu rõ các số liệu chứng minh về tác động và lợi ích đã
đạt được (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện
trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính
cung cấp các thông tin, bản sao Báo cáo đánh giá tác động xã hội và Văn bản
tiếp nhận viện trợ, tài trợ được lưu giữ tại cơ quan đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư
hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài
trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các
thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Điều 11. Theo dõi, giám
sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm theo
dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố mình. Sở Kế hoạch và
Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trong việc theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội. Việc theo
dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo cách thức sau
đây:
a) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong trường hợp cần thiết.
b) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã
hội, môi trường.
2. Theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội tại
Khoản 1 Điều này thực hiện theo trình
tự, thủ tục sau đây:
a) Yêu cầu báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện
mục tiêu xã hội, môi trường phải được lập thành văn bản. Trong đó, nêu rõ lý
do, nội dung yêu cầu cụ thể; thời hạn và cách thức thực hiện các yêu cầu.
b) Cơ quan nhà nước chỉ được trực tiếp tiến hành kiểm
tra doanh nghiệp ít nhất sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu kiểm tra
cho doanh nghiệp.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc việc kiểm tra doanh nghiệp xã
hội, cơ quan kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả
kiểm tra. Báo cáo phải được gửi cho doanh nghiệp xã hội, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và các cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 12. Số lượng, hình
thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư
nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu,
việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ
trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về
con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
a) Mẫu con
dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
b) Số lượng con dấu.
c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Mẫu con
dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa
giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về
nội dung, hình thức và kích thước.
3. Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh
nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều
30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh
nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của
doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy
định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 13. Số lượng, hình
thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư
nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với
công ty cổ phần quyết định số lượng,
hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi
nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại các Khoản 1 và 2
Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ
sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định tại
Điều 14 Nghị định này.
Điều 14. Hình ảnh, ngôn
ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ
ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan
nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp.
c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy
định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu
trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và
các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng
trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng
tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc
hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt
hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm
thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo
mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
Điều 15. Quản lý và sử
dụng con dấu
1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng
7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải
thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp
doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông
báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01
tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an
nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận
đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01
tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì
doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định
tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu
với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau
đây:
a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
c) Hủy mẫu con dấu.
5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu
thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 16. Hạn chế sở hữu
chéo giữa các công ty
1. Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh
nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp
đã thành lập.
2. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có
sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
3. Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy
định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp
tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51%
vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
4. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng
quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng
quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng
thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay
đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc
góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần
vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều
189 Luật Doanh nghiệp.
6. Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà
nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng,
giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng
không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.
Điều 17. Nguyên tắc quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ
trợ, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật.
2. Cán bộ, công chức không được yêu cầu người thành
lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt ra thêm các thủ tục, điều kiện ngoài
quy định và có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong
tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.
3. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ
quan nhà nước về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trong
tiếp cận các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp được lưu trữ tại cơ quan,
đơn vị, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật theo quy định pháp luật.
4. Mỗi cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa
phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt
động của các doanh nghiệp trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao. Hoạt
động theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan đại diện chủ sở hữu không được gây ảnh hưởng bất lợi hoặc cản trở hoạt động
bình thường của doanh nghiệp.
Điều 18. Phối hợp chia sẻ thông tin về hoạt động của doanh
nghiệp giữa các cơ quan, đơn vị
1. Định kỳ hằng tháng, các cơ quan thuộc: Bộ, cơ quan
ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính các thông tin sau đây:
a) Các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp
thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người quản lý doanh nghiệp.
b) Quyết định xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người quản lý doanh nghiệp.
c) Quyết định tạm dừng hoạt động, quyết định chấm dứt
việc tạm dừng hoạt động kinh doanh.
d) Thông tin về vi phạm pháp luật thuế của doanh
nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh
cập nhật vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có liên quan.
Điều 19. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám
sát hoạt động của doanh nghiệp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng cơ sở
dữ liệu về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, phương án, cách thức trao đổi thông tin với cơ quan có liên quan và
công khai thông tin; xây dựng hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát
hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình.
2. Hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát
hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:
a) Bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hệ thống rủi ro.
b) Danh mục các rủi ro cần thiết phải theo dõi, giám
sát.
c) Các mức độ rủi ro cần kiểm soát.
d) Phương thức cảnh báo, ngăn chặn và xử lý các rủi ro khi phát hiện.
đ) Cách thức thu thập, trao đổi thông tin và cách
thức đánh giá rủi ro.
3. Định kỳ hằng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của
doanh nghiệp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời gửi các cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP
ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối
tượng áp dụng của Nghị định chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và ban hành các
biểu mẫu để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ
quan trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới về trao đổi thông tin và xây dựng
hệ thống quản lý rủi ro trong theo
dõi, giám sát hoạt động doanh nghiệp./.
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
Ý KIẾN