Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất đối với cán bộ, công chức, người lao động theo Thông tư 57/2014/TT-BTC.
Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép mới nhất được quy định tại Thông tư 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC. Nội dung chi tiết về chế độ, thủ tục thanh toán nêu rõ ở phần II, bài viết này.
I. Số ngày nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Đối với Cán bộ công chức, viên chức:
- Cán bộ, công chức, viên chức nếu có đủ 12 tháng làm việc tại một cơ quan hoặc đơn vị thì được nghỉ phép 12 ngày làm việc trong một năm. (nếu làm công việc bình thường, không độc hại). Cán bộ, công chức đã có thời gian công tác lâu năm thì cứ 5 năm làm việc tại cơ quan đơn vị đó thì được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép cho chế độ nghỉ phép năm.
- Ngoài chế độ nghỉ phép năm, cán bộ, công chức viên chức còn được nghỉ các dịp lễ, tết, tổng cộng: 10 ngày, bao gồm các ngày lễ sau: Tết Dương lịch: 01 ngày; Tết Âm lịch: 05 ngày; Nghỉ lễ Chiến thắng 30/4: 01 ngày; Quốc tế Lao động 1/5: 01 ngày; Quốc khánh 2/9: 01 ngày; Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch: 01 ngày.
- CBCC viên chức còn được nghỉ để giải quyết việc riêng (theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2019) như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
2. Đối với người lao động tại các doanh nghiệp:
- Người lao động được nghỉ phép hàng năm (quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể như sau:
"1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc."
- Về số ngày nghỉ phép hằng năm theo thâm niên làm việc: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. (Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019)
- Các quy định về nghỉ Lễ, Tết, nghỉ việc riêng giống như trên.
II. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm
1. Về thời gian nghỉ phép:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. (Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
- Cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ phép gộp tối đa 3 năm một lần và chỉ được thanh toán 1 lần tiền nghỉ phép năm, thay vì nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó như quy định trước đây.
2. Các khoản được thanh toán khi nghỉ phép:
a. Thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép nhưng chưa nghỉ
- Người lao động chưa nghỉ phép hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hằng nămthì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019)
- Theo Điều 3 của Luật Cán bộ, công chức 2008, nếu do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
b. Thanh toán tiền bồi dưỡng làm thêm giờ nếu không bố trí nghỉ hết phép
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư 141/2011/TT-BTC, nếu do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không thể bố trí cho công chức nghỉ phép thì hỗ trợ công chức một khoản tiền bồi dưỡng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành (tức không quá 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường).
c. Thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm
- Theo quy định tại Khoản 6 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 thì khi nghỉ phép hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
- Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận (Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động)
- Theo Điều 2 của Thông tư 141/2011/TT-BTC và Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC: CBCC được thanh toán tiền phương tiện, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm (khi có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo Bộ luật Lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán) gồm:
+ Cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên.
+ Cán bộ, công chức là người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi.
+ Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại đủ điều kiện được nghỉ phép năm, được thủ trưởng cơ quan, cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ (cả bên vợ và bên chồng) bị ốm đau, bị chết.
3. Điều kiện, thời hạn và thủ tục thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép
* Về điều kiện và thời hạn:
- Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần và chỉ được thanh toán 01 lần tiền nghỉ phép năm.
* Về thủ tục thanh toán:
Để được nhận khoản tiền này, cần phải có các giấy tờ sau:
- Giấy nghỉ phép năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp.
- Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến phương tiện đi lại.
- Riêng trường hợp về thăm người thân ốm đau, bệnh, chết thì ngoài 2 loại giấy tờ nêu trên phải có xác nhận của cơ sở y tế là người thân bị ốm đau phải đi điều trị ở cơ sở y tế hoặc có bản sao giấy báo tử trong trường hợp người thân bị chết.
Xin hỏi. Đơn vị tôi yêu cầu tất cả viên chức, người lao động nghỉ phép năm. Muốn được thanh toán thì phải có giấy chứng nhận thăm cha mẹ ốm đau đang điều trị (ngoài giấy phép do thủ trưởng cơ quan cấp và các loại vé) nếu không có giấy chứng nhận cha, mẹ, con. Đang ốm đau thì không được thanh toán tiền tầu xe đi lại. Vậy cơ quan tôi làm có đúng luật không.
Trả lờiXóaLý do xin nghỉ phép không nhất thiết phải là thăm cha mẹ ốm đau mà có thể là rất nhiều lý do khác như: Bản thân đau ốm, có lịch hẹn khám bệnh, thăm gia đình ở xa, cần giải quyết việc hệ trọng của gia đình. Do đó đơn vị yêu cầu lý do như bạn nói để được thanh toán tiền nghỉ phép là không đúng.
XóaTôi là quân nhân đơn vị đống quân cách nhà ( nhà ở của vợ chồng) 10km nhưng quê ngoại ( quê vợ) cách nhà vợ chồng tôi 10000km tôi đi phép năm và đi cùng vợ con về nhà mẹ vợ thăm quê ( quê ngoại) nhưng cơ quan không thanh toán chế độ đi phép cho tôi vậy đùng hay sai ???
Trả lờiXóaTôi Là quân nhân: đơn vị tôi đóng quân cách Nhà ở ( nhà ở của vợ chồng) 10km : nhưng quê ngoại ( quê vợ tôi) cách nhà vợ chồng tôi 10000km tôi đi phép năm và đi cùng vợ con về nhà mẹ vợ thăm quê ngoại ( quê vợ) nhưng cơ quan không thanh toán chế độ đi phép cho tôi vậy đùng hay sai ???
XóaTôi Là quân nhân: đơn vị tôi đóng quân ở thành phố, cách Nhà ở ( nhà ở của vợ chồng) 10km : nhưng quê ngoại ( quê vợ tôi) cách nhà vợ chồng tôi 10000km tôi đi phép năm và đi cùng vợ con về nhà mẹ vợ thăm quê ngoại ( quê vợ) nhưng cơ quan không thanh toán chế độ đi phép cho tôi vậy đùng hay sai ???
Trả lờiXóaXin hỏi : doanh nghiệp tôi thanh toán tiền lương nghỉ phép của người lao động bằng tiền lương bảo hiểm xã hội chứ không bằng tiền lương doanh nghiệp là đúng hay sai ?
Trả lờiXóacho em hỏi cơ sở y tế là trạm y tế xã có được thanh toán không ạ
Trả lờiXóacho em hỏi là cơ sở y tế cấp xã có được không hay là từ cấp huyện trở lên ạ. em cảm ơn
Trả lờiXóa