Toàn văn Bộ Luật hình sự đã sửa đổi bổ sung năm 2009 - Phần các tội phạm cụ thể
CHƯƠNG XI
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
Điều 78. Tội
phản bội Tổ quốc
1. Công dân
Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã
hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội
trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm.
Điều 79. Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt
động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị
phạt như sau:
1. Người tổ
chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng
phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 80. Tội
gián điệp
1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động
tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để
hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám
báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước
ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp
hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp
tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Người đã
nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành
khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm
hình sự.
Điều 81. Tội
xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm
nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành
động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ
chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng
phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 82. Tội
bạo loạn
Người nào hoạt
động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, thì
bị phạt như sau:
1. Người tổ
chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng
phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 83. Tội
hoạt động phỉ
Người nào nhằm
chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển,
vùng hiểm yếu khác, giết người, cướp phá tài sản, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ
chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng
phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống
chính quyền nhân dân
1. Người nào
nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức
hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
2. Phạm tội
trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười lăm năm.
3. Phạm tội
trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp
tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố
người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Điều 85. Tội
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào
nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc
phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 86. Tội
phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
1. Người nào
nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh
tế-xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.
2. Phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
Điều 87. Tội
phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào có
một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù
từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ
giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính
quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
b) Gây hằn thù,
kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam;
c) Gây chia rẽ
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo
với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại
việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 88. Tội
tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có
một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền
những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân
dân;
c) Làm ra, tàng
trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi
năm.
Điều 89. Tội
phá rối an ninh
1. Người nào
nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá
rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ
chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Người đồng
phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 90. Tội
chống phá trại giam
1. Người nào
nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam, đánh
tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam, thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong
trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 91. Tội
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào
trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân,
thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
2. Người tổ
chức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm
năm.
3. Phạm tội
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 92. Hình
phạt bổ sung
Người phạm tội
quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân từ một năm đến
năm năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
CHƯƠNG XII
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
Điều 93. Tội
giết người
1. Người nào
giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều
người;
b) Giết phụ nữ
mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người
đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông,
bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người
mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội
đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện
hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện
tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách
lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương
pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người
hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất
côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm
nguy hiểm;
q) Vì động cơ
đê hèn.
2. Phạm tội
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm
năm.
Điều 94. Tội
giết con mới đẻ
Người mẹ nào do
ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 95. Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của
người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm
đến bảy năm.
Điều 96. Tội
giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào
giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều
người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ
hai năm đến năm năm.
Điều 97. Tội
làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào
trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm
chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 98. Tội vô
ý làm chết người
1. Người nào vô
ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm
chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 99. Tội vô
ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô
ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị
phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm
chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 100. Tội
bức tử
1. Người nào
đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội làm
nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Điều 101. Tội
xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào
xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm
nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 102. Tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào
thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không
cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không
cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 103. Tội
đe dọa giết người
1. Người nào đe
doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ
này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với
nhiều người;
b) Đối với
người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ
em;
d) Để che giấu
hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Điều 104. Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:
a) Dùng hung
khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật
nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội
nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ
em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả
năng tự vệ;
đ) Đối với ông,
bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời
gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
giáo dục;
h) Thuê gây
thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất
côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở
người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ
31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
3. Phạm tội gây
thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn
đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị
phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Điều 105. Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân
thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm :
a) Đối với
nhiều người;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Điều 106. Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối
với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Điều 107. Tội
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành
công vụ
1. Người nào
trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội đối
với nhiều người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 108. Tội
vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 109. Tội
vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm
quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì
bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 110. Tội
hành hạ người khác
1. Người nào
đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với
người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với
nhiều người.
Điều 111. Tội
hiếp dâm
1. Người nào
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với
người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người
hiếp một người;
d) Phạm tội
nhiều lần;
đ) Đối với
nhiều người;
e) Có tính chất
loạn luân;
g) Làm nạn nhân
có thai;
h) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân:
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị
nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân
chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội
hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù
từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử
phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 112. Tội
hiếp dâm trẻ em
1. Người nào
hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm:
a) Có tính chất
loạn luân;
b) Làm nạn nhân
có thai;
c) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với
người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người
hiếp một người;
c) Phạm tội
nhiều lần;
d) Đối với
nhiều người;
đ) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị
nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân
chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường
hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người
phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình.
5. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 113. Tội
cưỡng dâm
1. Người nào
dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng
quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Nhiều người
cưỡng dâm một người;
b) Cưỡng dâm
nhiều lần;
c) Cưỡng dâm
nhiều người;
d) Có tính chất
loạn luân;
đ) Làm nạn nhân
có thai;
e) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám
năm:
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị
nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân
chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm
người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử
phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 114. Tội
cưỡng dâm trẻ em
1. Người nào
cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Có tính chất
loạn luân;
b) Làm nạn nhân
có thai;
c) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người
cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Đối với
nhiều người;
d) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
đ) Biết mình bị
nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;.
e) Làm nạn nhân
chết hoặc tự sát.
4. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 115. Tội
giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã
thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt
tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội
nhiều lần;
b) Đối với
nhiều người;
c) Có tính chất
loạn luân;
d) Làm nạn nhân
có thai;
đ) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị
nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Điều 116. Tội
dâm ô đối với trẻ em
1. Người nào đã
thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội
nhiều lần;
b) Đối với
nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ
em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả
nghiêm trọng;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười hai năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 117. Tội
lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào
biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù
từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Đối với
nhiều người;
b) Đối với
người chưa thành niên;
c) Đối với thầy
thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
d) Đối với
người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Điều 118. Tội
cố ý truyền HIV cho người khác
1. Người nào cố
ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117
của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi
năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Đối với
nhiều người;
c) Đối với
người chưa thành niên;
d) Đối với
người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Lợi dụng
nghề nghiệp.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 119. Tội mua bán người
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Đối với nhiều người;
g) Phạm tội nhiều lần;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 120. Tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1. Người nào
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với nhiều trẻ em;
đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
e) Để đưa ra nước ngoài;
g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Điều 121. Tội
làm nhục người khác
1. Người nào
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội
nhiều lần;
b) Đối với
nhiều người;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với
người thi hành công vụ;
đ) Đối với
người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 122. Tội
vu khống
1. Người nào
bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người
khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với
nhiều người;
d) Đối với ông,
bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với
người thi hành công vụ;
e) Vu khống
người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
CHƯƠNG XIII
CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Điều 123. Tội
bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào
bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với
người thi hành công vụ;
d) Phạm tội
nhiều lần;
đ) Đối với
nhiều người.
3. Phạm tội gây
hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 124. Tội
xâm phạm chỗ ở của công dân
1. Người nào
khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác
khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 125. Tội
xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
1. Người nào
chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng
phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí
mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ
luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ
một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội
nhiều lần;
d) Gây hậu quả
nghiêm trọng;
đ) Tái phạm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 126. Tội
xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
1. Người nào lừa
gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền
bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 127. Tội
làm sai lệch kết quả bầu cử
1. Người nào có
trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian
lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 128. Tội
buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật
Người nào vì vụ
lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi
việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 129. Tội
xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
1. Người nào có
hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi
ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 130. Tội
xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Người nào dùng
vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động
chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Điều 132. Tội
xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Có trách
nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải
quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào
trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
CHƯƠNG XIV
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
Điều 133. Tội
cướp tài sản
1. Người nào
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ
khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11%
đến 30%;
e) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60%;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 134. Tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào
bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy
hiểm;
d) Sử dụng vũ
khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Đối với trẻ
em;
e) Đối với
nhiều người;
g) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương
tật từ 11% đến 30%;
h) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
i) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám
năm:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương
tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương
tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.
Điều 135. Tội
cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe
doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm
chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 136. Tội
cướp giật tài sản
1. Người nào
cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Dùng thủ
đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để
tẩu thoát;
e) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11%
đến 30%;
g) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60%;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 137. Tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào
công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để
tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 138. Tội
trộm cắp tài sản
1. Người nào
trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để
tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 139. Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào
bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 140. Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có
một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ
bốn triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn,
thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình
thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn,
thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình
thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không
có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm
nguy hiểm;
e) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình
phạt này.
Điều 141. Tội
chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố
tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp
cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do
mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ
quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp
luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm.
2. Phạm tội
chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có
giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm.
Điều 142. Tội
sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì
vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu
đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội
nhiều lần;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội gây
hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 143. Tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất
nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Để che giấu
tội phạm khác;
đ) Vì lý do
công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm
nguy hiểm;
g) Gây thiệt
hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Gây thiệt
hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt
hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 144. Tội
thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
1. Người nào có
nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách
nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước
có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây
thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây
thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm
đến năm năm.
Điều 145. Tội
vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô
ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây
thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên,
thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
CHƯƠNG XV
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Điều 146. Tội
cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Người nào cưỡng
ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn
hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi,
uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 147. Tội
vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội
trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc
phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà
vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 148. Tội
tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn
Người nào có
một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt
tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc
kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì
quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có
quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.
Điều 149. Tội
đăng ký kết hôn trái pháp luật
1. Người nào có
trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ
điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 150. Tội
loạn luân
Người nào giao
cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em
cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm.
Điều 151. Tội
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình
Người nào ngược
đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 152. Tội
từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có
nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với
người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
CHƯƠNG XVI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
Điều 153. Tội
buôn lậu
1. Người nào
buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm:
a) Hàng hoá,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154,
155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một
trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ
luật này;
b) Vật phẩm
thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có
số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230,
232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Vật phạm
pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có
số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất
chính lớn;
g) Lợi dụng
chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội
nhiều lần;
l) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Vật phạm
pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có
số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất
chính rất lớn;
d) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân:
a) Vật phạm
pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất
chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 154. Tội
vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào
vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Hàng hoá,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng
đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153,
155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một
trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ
luật này;
b) Vật phẩm
thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có
số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ
luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Vật phạm
pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có
số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm tội
nhiều lần;
e) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc
hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 155. Tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1. Người nào
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có
số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất
chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm
pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
e) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính
đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 156. Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị
từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi
triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158,
159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất
chính lớn;
h) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở
lên;
b) Thu lợi bất
chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 157. Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất
chuyên nghiệp;
c) Tái phạm
nguy hiểm;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc
tử hình.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 158. Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều
này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù
từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có
số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm
nguy hiểm;
e) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 159. Tội kinh
doanh trái phép
1. Người nào
kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã
đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy
định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
hai năm:
a) Đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong
các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193,
194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm
pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một
tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm
pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất
chính lớn.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 160. Tội
đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình
khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch
bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa có số
lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng đầu cơ
có số lượng rất lớn;
đ) Thu lợi bất
chính rất lớn;
e) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng;
g) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm
năm:
a) Hàng đầu cơ
có số lượng đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất
chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu
đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử
phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một
trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160,
164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn
thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu
đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ
một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu
đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần
đến ba lần số tiền trốn thuế.
Điều 162. Tội
lừa dối khách hàng
1. Người nào
trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc
dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Điều 163. Tội
cho vay lãi nặng
1. Người nào
cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ
mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến
mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu
lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 164. Tội
làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả
1. Người nào
làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất
chính lớn;
d) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc
biệt lớn;
đ) Thu lợi bất chính lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản
lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo
quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 165. Tội
cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào
lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới
một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu
quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai
năm:
a) Vì vụ lợi
hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt
hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm
trọng khác.
3. Phạm tội gây
thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác,
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 166. Tội
lập quỹ trái phép
1. Người nào
lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;
b) Để thực hiện
tội phạm khác;
c) Quỹ trái
phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
d) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười năm:
a) Quỹ trái
phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
4. Phạm tội
trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt
tù từ tám năm đến mười lăm năm.
5. Người phạm
tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng.
Điều 167. Tội
báo cáo sai trong quản lý kinh tế
1. Người nào vì
vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những
số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc
xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý
kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Điều 168. Tội
quảng cáo gian dối
1. Người nào
quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 169. Tội
cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Người nào
lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền,
hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170. Tội
vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào có
thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về
cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác
giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại,
thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo
không giam giữ đến hai năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản
sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô
thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc
cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 172. Tội
vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
1. Người nào vi
phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội
dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm
đến mười năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.
Điều 173. Tội
vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào
lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định
của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng
đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 174. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất
đai
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền
hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc
biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 175. Tội
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Khai thác
trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về
khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của
Bộ luật này;
b) Vận chuyển,
buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều
154 của Bộ luật này.
2. Phạm tội
trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
hai năm đến mười năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.
Điều 176. Tội
vi phạm các quy định về quản lý rừng
1. Người nào
lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:
a) Giao rừng,
đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
b) Cho phép
chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
c) Cho phép
khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 177. Tội
vi phạm các quy định về cung ứng điện
1. Người nào có
trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Cắt điện
không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định;
b) Từ chối cung
cấp điện không có căn cứ;
c) Trì hoãn
việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 178. Tội
sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
1. Người nào có
trách nhiệm mà dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 179. Tội
vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
1. Người nào
trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù
từ một năm đến bảy năm:
a) Cho vay
không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá
giới hạn quy định;
c) Hành vi khác
vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên
quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.
Điều 180. Tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
1. Người nào
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả,
thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội
trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 181. Tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác
1. Người nào
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì
bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội
trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 181a. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán
1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động
kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh
toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng
đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 181b. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán
1. Người nào biết được thông tin liên quan đến
công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có
thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng
đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông
tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin lớn,
thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao
túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một
trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng
khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;
b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết,
lôi kéo người khác liên tục mua bán.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
CHƯƠNG XVII
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất
các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi
triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng
hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
“Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất
thải nguy hại
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải
nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị
phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố
môi trường
1. Người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố
môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố
môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
1. Người nào lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ,
máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn
khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng
lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến
một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải
khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một
trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 186. Tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị
phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đưa ra khỏi
vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm
khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;
b) Đưa vào hoặc
cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật
bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;
c) Hành vi khác
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười hai năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 187. Tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
1. Người nào có
một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,
thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa vào hoặc
mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh;
b) Đưa vào hoặc
cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc
đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;
c) Hành vi khác
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 188. Tội
huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản
1. Người nào vi
phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp
sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Sử dụng chất
độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị
cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;
b) Khai thác
thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời
gian khác mà pháp luật cấm;
c) Khai thác
các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;
d) Phá hoại nơi
cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;
đ) Vi phạm các
quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
2. Phạm tội gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 189. Tội
huỷ hoại rừng
1. Người nào
đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Hủy hoại
diện tích rừng rất lớn;
d) Chặt phá các
loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;
đ) Gây hậu quả
rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Hủy hoại
diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt,
buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của
loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian
bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên
1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng
đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại
lai xâm hại
1. Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại
lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến
năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
CHƯƠNG XVIII
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
Điều 192. Tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý
1. Người nào
trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa
chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc
sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội
này.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Điều 193. Tội
sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào
sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một
kilôgam;
e) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
g) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
h) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
i) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều
này;
k) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm:
a) Có tính chất
chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm
kilôgam;
c) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
d) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
đ) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi
mililít;
e) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều
này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
d) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
đ) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều
này.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 194. Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1. Người nào
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển,
mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ
em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một
kilôgam;
h) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi
lăm kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều
này;
p) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm:
a) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm
kilôgam;
b) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy
mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi
kilôgam;
e) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi
mililít;
h) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều
này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc
côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả
cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma
tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma
tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
h) Có từ hai
chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng
chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều
này.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 195. Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy
1. Người nào
tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất có
trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;
e) Vận chuyển,
mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn
hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội
trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên,
thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 196. Tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm
năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vật phạm
pháp có số lượng lớn;
e) Vận chuyển,
mua bán qua biên giới;
g) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 197. Tội
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Phạm tội
nhiều lần;
b) Đối với
nhiều người;
c) Đối với
người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
d) Đối với phụ
nữ mà biết là đang có thai;
đ) Đối với
người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh
nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm:
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết
người;
b) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy
hiểm cho nhiều người;
d) Đối với trẻ
em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Gây chết
nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một
năm đến năm năm.
Điều 198. Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
1. Người nào
cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử
dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Đối với trẻ
em;
d) Đối với
nhiều người;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 200. Tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào
cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Vì động cơ
đê hèn;
d) Đối với
người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
đ) Đối với phụ
nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với
nhiều người;
g) Đối với
người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh
nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai
mươi năm :
a) Gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết
người;
b) Gây bệnh
nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ
em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội
trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Điều 201. Tội
vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác
1. Người nào có
trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản,
phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác mà vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến một trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội
nhiều lần;
c) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm.
4. Phạm tội
trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm
hoặc tù chung thân.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.