Toàn văn Bộ Luật lao động năm 2012 về Quản lý NN, thanh tra xử phạt pháp luật lao động (phần 5 - từ chương 15 đến chương 17)
Chương
XV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
Điều 235. Nội dung quản lý nhà nước về lao động
Quản lý
nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động;
2. Theo
dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao
động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề,
phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử
dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao
động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
3. Tổ
chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao
động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;
4. Xây
dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định
và tiến bộ;
5. Thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao
động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;
Điều
236. Thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động
1. Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.
2. Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về lao động.
Bộ, cơ
quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước
về lao động.
3. Uỷ
ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa
phương mình.
Chương
XVI
THANH TRA LAO ĐỘNG, XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
LAO ĐỘNG
Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Thanh
tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2. Điều
tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
3. Tham
gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5. Xử lý
theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp
luật về lao động.
Điều
238. Thanh tra lao động
1. Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động.
2. Việc
thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm
dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ,
đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý
nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về
lao động.
Người
nào có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật này, thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Chương
XVII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
240. Hiệu lực của Bộ luật lao động
1. Bộ
luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
Bộ luật
lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động số 35/2002/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
lao động số 74/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao
động số 84/2007/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
2. Kể từ
ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:
a) Các
hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã
giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của
Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy
định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;
b) Quy
định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con tại Luật bảo hiểm xã hội số
71/2006/QH11 được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Lao động
nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, mà đến ngày 01 tháng 5 năm
2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật bảo hiểm xã
hội số 71/2006/QH11 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này.
3. Chế
độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân
đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do
các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng
một số quy định trong Bộ luật này. Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể
để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội
nhân dân, công an nhân dân.
Điều
241. Hiệu lực đối với nơi sử dụng dưới 10 người lao động
Người sử
dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động phải thực hiện những quy định của
Bộ luật này, nhưng được giảm, miễn một số tiêu chuẩn và thủ tục theo quy định
của Chính phủ.
Điều
242. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính
phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều,
khoản được giao trong Bộ luật.
Bộ
luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng |
nếu công ty em không áp dụng luật nghỉ thai sản 6 tháng cho em thì khi em khiếu nại lên bộ lao động thì em có được ẩn danh không?vì em rất sợ công ty truy cứu ra người khiếu nại việc công ty không chấp hành theo luật nhà nước.
Trả lờiXóaNếu như cty em bắt em phải đền hàng vô lí vì tại cửa hàng bi mất hàng liên tục mà em đã báo cáo lên và yêu cầu cty khoá kho lai nhưng cty vẫn ko nói gì về vấn đề đó.mà nhà đó thuê của chủ nhà vào lấy bắt em đền rồi đòi báo cong an thì em phải làm sao.nhưng cty ko kí hợp đồng lao động thì bên nào sai??
Trả lờiXóaTrong trường hợp này, bạn không có trách nhiệm phải bồi thường.
Xóacty vissan bóc lột sức lao động buột công nhân phải nghĩ việc.vậy có cơ quan nào vào thanh tra ko
Trả lờiXóa