Toàn văn Bộ Luật lao động năm 2012 (phần 1, từ chương 1 đến chương 4, quy định chung, việc làm, hợp đồng lao động, học nghề)
- Tải về sách Ebook Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu mới nhất
- Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan mới nhất
QUỐC HỘI
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Luật số: 10/2012/QH13
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2012
|
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc
hội ban hành Bộ luật lao động.
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật
lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người
lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức
đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên
quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
1.
Người lao động Việt Nam ,
người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người
sử dụng lao động.
3. Người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .
4. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ
luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người
lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người
sử dụng lao động.
2. Người
sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá
nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tập
thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một
người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử
dụng lao động.
4. Tổ
chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở
hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công
đoàn cơ sở.
5. Tổ
chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp,
đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong
quan hệ lao động.
6. Quan
hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
7. Tranh
chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa
các bên trong quan hệ lao động.
Tranh
chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người
sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động.
8. Tranh
chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy
định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động,
quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
9. Tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc
tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của
pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy
chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động.
10. Cưỡng
bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác
nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
Điều
4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả
thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy
định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần,
góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng
pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo
điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy
nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều
lao động.
4. Có
chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao
động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có
chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung
cầu lao động.
6. Hướng
dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể,
xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
7. Bảo
đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội
nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi,
lao động chưa thành niên.
1. Người
lao động có các quyền sau đây:
a) Làm
việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp
và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng
lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng
lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng
phúc lợi tập thể;
c) Thành
lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao
động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử
dụng lao động;
d) Đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình
công.
2. Người
lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực
hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp
hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của
người sử dụng lao động;
c) Thực
hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y
tế.
1. Người
sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển
dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng
và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành
lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy
định của pháp luật;
c) Yêu
cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể;
tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về
các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động;
d) Đóng
cửa tạm thời nơi làm việc.
2. Người
sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực
hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao
động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết
lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực
hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập
sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Khai
trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt
động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt
động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực
hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội
và pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Quan
hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao
động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự
nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
nhau.
2. Công
đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà
nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát
việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Điều
8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân
biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn
nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia
nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược
đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng
bức lao động.
4. Lợi
dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ
dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử
dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc
gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc
phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Dụ
dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch
vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử
dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Chương
II
VIỆC LÀM
Điều
9. Việc làm, giải quyết việc làm
1. Việc
làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
2. Nhà
nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc
làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
1. Được
làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật
không cấm.
2. Trực
tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm
để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ
của mình.
Người sử
dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh
nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao
động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Điều
12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm
1. Nhà
nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 05 năm, hằng năm.
Căn cứ
điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết
định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
2. Có
chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động
tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao
động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc
làm.
3. Khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động.
4. Hỗ
trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao
động ở nước ngoài.
5. Thành
lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện
các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều
13. Chương trình việc làm
1. Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh) xây dựng chương trình việc làm của địa phương trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và
người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.
Điều
14. Tổ chức dịch vụ việc làm
1. Tổ
chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho
người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ
chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ việc làm.
Trung
tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của
Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.
3. Tổ
chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật
về phí, pháp luật về thuế.
Chương
III
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Mục
1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều
15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng
lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc
làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan
hệ lao động.
Điều
16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp
đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người
lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
2. Đối
với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp
đồng lao động bằng lời nói.
Điều
17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự
nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do
giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động
tập thể và đạo đức xã hội.
Điều
18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước
khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động
phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong
trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp
đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người
lao động.
2. Đối
với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì
nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao
kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu
lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng
lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên,
tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao
động.
1. Người
sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa
điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an
toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và
vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người
lao động yêu cầu.
2. Người
lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi,
giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức
khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà
người sử dụng lao động yêu cầu.
Điều
20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện
hợp đồng lao động
1. Giữ
bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu
cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác
cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều
21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Người
lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động,
nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong
trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo
quy định của Chính phủ.
Điều
22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp
đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp
đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng
lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp
đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng
lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn,
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng
đến 36 tháng.
c) Hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.
2. Khi
hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà
người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp
đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký
kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp
đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng
lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường
hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng
chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Không
được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ
12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm
nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ
việc có tính chất tạm thời khác.
1. Hợp
đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên
và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ
tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân
hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công
việc và địa điểm làm việc;
d) Thời
hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức
lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ
sung khác;
e) Chế
độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang
bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Khi
người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật
công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa
thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh
doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người
lao động vi phạm.
3. Đối
với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung
chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức
giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai,
hoả hoạn, thời tiết.
4. Nội
dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong
doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
1. Phụ
lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như
hợp đồng lao động.
2. Phụ
lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ
sung hợp đồng lao động.
Trường
hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng
lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội
dung của hợp đồng lao động.
Trường
hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì
phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Hợp đồng
lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều
26. Thử việc
1. Người
sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền,
nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm
thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung
của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g
và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Điều
27. Thời gian thử việc
Thời
gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ
được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không
quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ
thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không
quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ
thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ.
3. Không
quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều
28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền
lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng
ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều
29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi
việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao
động với người lao động.
2. Trong
thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần
báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai
bên đã thoả thuận.
Mục
2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Công
việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực
hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa
thuận khác giữa hai bên.
1. Khi
gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn
ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do
nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được
quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của
người lao động.
2. Khi
tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động,
người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày
làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với
sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người
lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo
công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc
cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền
lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ
nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
1. Người
lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người
lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người
lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao
động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các
trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với
các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt
tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm
việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều
34. Người lao động làm việc không trọn thời gian
1. Người
lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc
ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được
quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp,
thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.
2. Người
lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời
gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người
lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ
như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị
phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Trong
quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày
làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong
trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp
đồng lao động mới.
3. Trong
trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp
đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Điều
36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết
hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật
này.
2. Đã
hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai
bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người
lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu
theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người
lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp
đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người
lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là
đã chết.
7. Người
sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân
sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm
dứt hoạt động.
8. Người
lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ
luật này.
9. Người
lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ
luật này.
10.
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do
thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất,
chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều
37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường
hợp sau đây:
a) Không
được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều
kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không
được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng lao động;
c) Bị
ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản
thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
lao động;
đ) Được
bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ
trong bộ máy nhà nước;
e) Lao
động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền;
g) Người
lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc
theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối
với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người
lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít
nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g
khoản 1 Điều này;
b) Ít
nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm
việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ
khoản 1 Điều này;
c) Đối
với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho
người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của
Bộ luật này.
3. Người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.
Điều
38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người
sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những
trường hợp sau đây:
a) Người
lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người
lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm
theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục,
đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa
thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao
động chưa hồi phục.
Khi sức
khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục
giao kết hợp đồng lao động;
c) Do
thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp
luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc
phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người
lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ
luật này.
2. Khi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người
lao động biết trước:
a) Ít
nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít
nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít
nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.
Điều
39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người
lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều
dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người
lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được
người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao
động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người
lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
Điều
40. Huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên
đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết
thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng
ý.
Đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.
Điều
42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật
1. Phải
nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải
trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động
không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền
bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ
cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người
lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này
và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa
thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương
theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường
hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người
lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1
Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người
lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.
Điều
43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật
1. Không
được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng
tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu
vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng
lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.
3. Phải
hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62
của Bộ luật này.
Điều
44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công
nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1.
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người
lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường
hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử
dụng.
Trong
trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà
phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong
trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm,
phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án
sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong
trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải
cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao
động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc
cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được
tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Điều
45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách
doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Trong
trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử
dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện
có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong
trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế
tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 46 của Bộ luật này.
2. Trong
trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì
người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 46 của Bộ luật này.
3. Trong
trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định
tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy
định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Điều
46. Phương án sử dụng lao động
1.
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh
sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi
đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh
sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh
sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện
pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi
xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở.
1. Ít
nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử
dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm
chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có
trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;
trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người
sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo
hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của
người lao động.
4. Trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản
thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập
thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Điều
48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi
hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và
10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả
trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng
trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời
gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm
việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham
gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian
làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền
lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động
của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Điều
49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người
sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường
xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44
và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít
nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời
gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã
làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời
gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền
lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao
động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Mục
4. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
1. Hợp
đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn
bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người
ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công
việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật
cấm;
d) Nội
dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và
hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Hợp
đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật
nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong
trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền
lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy
lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao
động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội
dung đó bị vô hiệu.
1. Thanh
tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
2. Chính
phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động
vô hiệu.
1. Khi
hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a)
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động
tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;
b) Các
bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi
hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:
a) Trong
trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Bộ luật
này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;
b)
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của
pháp luật.
3. Chính
phủ quy định cụ thể Điều này.
Mục
5. CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Điều
53. Cho thuê lại lao động
1. Cho
thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp
được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng
lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì
quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
2. Hoạt
động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được
thực hiện đối với một số công việc nhất định.
Điều
54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Doanh
nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê
lại lao động.
2. Thời
hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
3. Chính
phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh
mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Điều
55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh
nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho
thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.
2. Hợp
đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nơi
làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của
công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời
hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
c) Thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động
tại nơi làm việc;
d) Nghĩa
vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp
đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của
người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại
đã ký với người lao động
Điều
56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Bảo
đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại
lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
2. Thông
báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Ký
kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
4. Thông
báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu
của người lao động.
5. Thực
hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả
tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc,
trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm
trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao
động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công
việc có giá trị như nhau.
6. Lập
hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê
lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
7. Xử lý
kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê
lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Điều
57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông
báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế
khác của mình.
2. Không
được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so
với người lao động của mình.
3. Thỏa
thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài
nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không
được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa
thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển
dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp
đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa
chấm dứt.
6. Trả
lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như
đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung
cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật
lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Điều
58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
1. Thực
hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê
lại lao động.
2. Chấp
hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa
ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động.
3. Được
trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại
lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như
nhau.
4. Khiếu
nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao
động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
5. Thực
hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại
lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
6. Thỏa
thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt
hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Chương
IV
HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Điều
59. Học nghề và dạy nghề
1. Người
lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc
làm của mình.
2. Nhà
nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy
nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và
đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề.
Điều
60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề
1. Người
sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo
và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao
động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm
nghề khác cho mình.
2. Người
sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng
năm về lao động.
Điều
61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Người
sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì
không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người
học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ
phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định.
Hai bên
phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản,
mỗi bên giữ 01 bản.
2. Trong
thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham
gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả
lương theo mức do hai bên thoả thuận.
3. Hết
thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các
điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
4. Người
sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh
giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Điều
62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi
phí đào tạo nghề
1. Hai
bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào
tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài
từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho
người sử dụng lao động.
Hợp đồng
đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp
đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề
đào tạo;
b) Địa
điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi
phí đào tạo;
d) Thời
hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi
được đào tạo;
đ) Trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách
nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi
phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người
dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi
phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được
gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi
phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Tôi muốn download toàn văn bộ luật lao động của nước CH XHCN việt nam thì phải làm sao
Trả lờiXóaBạn vào 2 đường dẫn ở đầu bài viết này (dưới dòng tiêu đề), làm theo hướng dẫn để tải hoặc mua ebook về sử dụng.
XóaBạn download toàn bộ bộ luật LĐ của nước ta làm gì. Liệu bạn hiểu ko?
Xóacó nhiều lý do để down mà bạn. ít nhất dù không hiểu chuyên sâu thì khi đọc những quy định người ta cũng có những hiểu biết nhất định chứ??
Xóabiết đâu bạn ấy học luật, nghiên cứu luật thì sao?
hơn nữa không ai cấm việc tìm hiểu pháp luật cả, đó là cái tốt. sao bạn lại buông 1 câu fu fang như vậy????
:)
vô trang vanban.chinhphu.vn mà download
XóaTrường ĐH có điều kiện dự tuyển ĐH hệ VLVH là: Không vi phạm pháp luật, xin hỏi trường hợp 1 người có cty thuộc diện CSKD bỏ địa chỉ KD thì người đó có được dự tuyển không? Nếu Nhà Trường chưa biết thông tin đó thì có nên báo với Nhà Trường không?
Trả lờiXóaTôi ko biết là có hây khôn nữa bởi vì trong mấy tháng tôi ko có tiền lương trong khi đó tôi cũng bị trừ 20.000đ/mỗi tháng với lý do ủng hộ người ngèo-tiền chắc túi.(Tôi phải nhờ bạn tôi gửi tiền đi đò 1000đ/ một lượt trong vòng khoảng ít 05 tháng trong lúc làm ở CTy Nhà Nước. Tư nhân thì tôi chịu bó bốn chân ẳng ẳng ...
XóaBạn hỏ gà ko biết thi chỉ mu mới tuyển
Xóacho mình hỏi?nghỉ phép có bi trừ lương hay không?thời gian làm việc 12h...là bao nhiêu tiền một tháng??làm 24h là bao nhiêu tiền một tháng??hiện tại mình đang làm nhân viên bảo vệ cho cty bình an,xét thấy có nhiều khuất mắt,và nhiều nghi vấn bốc Lột sức lao động của người lao động.mông mọi người cho em câu trả lời chính xác...em cám ơn mọi người trước
XóaTôi muốn hỏi nếu công ty ko đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động thì có được thu tiền công đoàn của người lao động ko?vì tôi làm việc cho 1 công ty tư nhân việt nam, ko những ko được đóng BH... mà công ty vẫn thu tiền công đoàn 20.000đ/tháng của người lao động, vậy tôi muốn hỏi công ty tôi làm như vậy là đúng hay sai? Trong đó tôi làm việc được hơn 1 năm mà ko thấy công ty đưa cho hợp đồng lao động?Mong nhận được sự hồi âm sớm của tác giả.
Trả lờiXóaTôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi muốn hỏi theo như bộ luật lao động mới của Việt Nam thì người lao động hiện nay nếu như công ty đóng BHXH, BHYT, BHTN, thì công ty phải đóng bao nhiêu phần trăm cho người lao động?và người lao động phải chịu bao nhiêu phần trăm trong đó?Như thế nào thì được gọi là tiền quỹ công đoàn?
Trả lờiXóaTôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi muốn hỏi hợp đồng của bên a và bên b ký hợp đồng mà không có đống mộc thì có hợp lý không và tôi muốn hỏi tôi là tài xế tôi chạy xe ngoài giờ cho tôi hỏi vậy theo bộ luật lao động chạy ngoài giờ là bao nhiêu tiền năm 2012.
Trả lờiXóaTheo tôi hiểu bạn lên chở hàng về tây thiên
XóaTro cap mat viec tinh nhu vay thi cung nhu khong.
Trả lờiXóaLuật Lao động qui định:
Trả lờiXóaĐiều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Luật Bảo hiểm xã hội qui định:
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc Việt Nam (DAC.vn)vi phạm nghiêm trọng 02 điều luật này
e muốn hỏi tại sao nhà nước lại tạo điều kiện ưu đãi đối với ng có trình độ, chuyên môn cao
Trả lờiXóaChan qua noi chung la moi nguoi giup do lan nhau di, hoc hoi ma. Be dot menh mong, quay dau la bo
Trả lờiXóavợ tôi đang công tác tại trung tâm y tế thành phố cao lãnh.mà hiện nay con tôi dưới 12 tháng tuổi .nay giám đốc trung tâm điều vợ tôi về trạm y tế xã.mà con tôi thì bú sữa mẹ nên từ nhà đến trạm y tế xã xa nhà khoảng cánh 10km .vậy đi trong dòng nửa tiếng 30 phút.đi và dề không kệp?dậy giám đốc điều dậy là có sai với bộ luật lao động không cho tôi biết?
Trả lờiXóaTRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - THỰC CHẤT LÀ CƠ SỞ LỜN VỀ TẮM HƠI VÀ XOA BÓP... (CỦA MỘT TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN)ĐẶT TẠI KHU ĐÔ THỊ VĂN QUÁN,HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI ĐÃ NHIỀU NĂM VÀ HIỆN NAY VẴN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN (THẬM CHÍ CÓ NHIỀU BÉ GÁI LÚC NHẬN VÀO LÀM MỚI 14 ĐẾN 16 TUỔI) NHƯNG KHÔNG CÓ HĐLĐ, KHÔNG ĐÓNG BHXH VÀ BHYT...CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG; VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG ĐIỀU 18, ĐIỀU 165 VÀ ĐIỀU 186 BLLĐ. VẬY VẤN ĐỀ NÀY CƠ QUAN NÀO CÓ TRÁCH NHIÊM XỬ LÝ ??? ĐỀ NGHỊ TRẢ LỜI CÔNG KHAI TRÊN HỆ THỐNG TTĐẠI CHÚNG CHO MỌI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ PHỤ HUYNH CỦ HỌ ĐƯỢC BIÊT.
Trả lờiXóatôi là 1 công nhân làm cho một công ty cổ phần (ctcpindt) tại khu công nghiệp hà bình phương thường tín hà nội vì 1 số lý do nên tôi ko tiện nói rõ tên công ty. từ khi được biết và tìm hiểu qua về bộ luật lao động tôi thấy công ty hiện giờ tôi đang làm không thực hiện đầy đủ theo bộ luật lao động của nhà nước cụ thể như: không làm hợp đồng lao động cho người lao động, không đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao đông, môi trường làm việc có nhiều chỗ không đảm bảo vệ sinh và không có những trang thiết bị bảo hộ lao động an toàn. hình thức trả lương thì không cố định ngày cụ thể những tháng đầu tiên tôi làm tại công ty thì mồng 10 tháng sau mới được phát lương nhưng những tháng gần đây lai thay đổi đến ngày 15 va bây giờ là 20 của tháng sau mới được nhận lương hơn nữa có những người không được trả lương đầy đủ trong 1 lần mà phải đợi có khi 1 tuần cũng có khi 10 ngày sau mới đươc trả hết lương bằng hình thức nhận phong bì và bị công ty giữ 1,5 triệu đồng, không có chế độ thai sản đối với những người đã làm việc lâu năm tại công ty. vi công ty làm có tính chất thời vụ nên 1 năm chỉ làm việc khoảng 9 tháng nên áp dụng hình thức nghỉ biên chế nhưng người bị giảm biên chế do không được đóng bảo hiểm thất nghiệp nên phải nghỉ không có chế độ... còn rất nhiều sai phạm nhưng không thể kể hết được. vì chúng tôi là những người thấp cổ bé họng lại là những lao động ở xa nên không giám làm đơn tố cáo vì sợ bị công ty gây khó dễ họăc sẽ thuê người trả thù vậy nên muốn hỏi ý kiến báo đài và nhờ báo đài can thiệp giúp những người lao động xa quê như chúng tôi để chúng tôi được hưởng đầy đủ các chế độ theo bộ luật lao động của nhà nước đã quy định. rất mong nhận được hồi đáp
Trả lờiXóaCho tôi hỏi? Khi tôi chuyển sang đơn vị mới,tôi đã yêu cầu đơn vị cũ chốt sô BHXH để chuyển sang đơn vị mới tiếp tục tham gia BHXH.tuy nhiên cho đến nay đã là 06 tháng kể từ ngày chấm dứt quan hệ lao động với đơn vị cũ nhưng đơn vị cũ vẫn chưa trả sổ BHXH cho tôi.Vậy đơn vị cũ sẽ phải có trách nhiệm giải quyết như thế nào? Khung phạt đối với hành vi trên của đơn vị cũ như thế nào?
Trả lờiXóatôi xin cảm ơn!
Cho tôi hỏi? Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động có hợp đồng không xác định thời hạn mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt như thế nào đối với hành vi này.
Trả lờiXóatôi làm việc cho một công ty 100% vốn đài loan. Công ty thông báo nghỉ tết dương lịch bằng cách : hoán đổi ngày nghỉ lễ , nghĩa là vẫn đi làm ngày 01/01/2013(thứ 6) nghỉ ngày 02/01/2013, lương vẫn trả bình thường , vậy xin hỏi công ty có vi phạm luật lao động hay không?
Trả lờiXóaCho tôi hỏi trường hơp sau:
Trả lờiXóangười lao động đang làm việc đến ngày 10/07/2015 thì hết HĐLĐ, người lao động này đang mắc bệnh hạch lao phải điều trị 06 tháng liên tục là từ tháng 04/2015 - 09/2015. Vậy cho tổi xin hỏi nếu HĐLĐ của người này hết HĐLĐ và đang trong thời gian điều trị như vậy thì thì công ty người lao động này đang làm có được quyền chấm dứt HĐLĐ không?
Tôi xin chân thành cám ơn
cho toi hoi khi bi xa thai thi nguoi su dung lao dong co duoc tru tien luong cua nguoi lao dong hay khong..cho tui biet .xin cam on
Trả lờiXóa