Quyết định 528/QĐ-TCT năm 2008 quy trình kiểm tra thuế
- Tải về sách Ebook Luật Quản lý Thuế và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu đính kèm
- Luật Quản lý Thuế và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 528/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH
KIỂM TRA THUẾ
TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thanh tra Tổng cục Thuế,
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thanh tra Tổng cục Thuế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy trình kiểm tra thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế nội dung kiểm tra thuế trong
Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về
việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Điều 3. Cục Trưởng Cục Thuế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng các Ban và Đơn vị tương đương
thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ninh |
QUY
TRÌNH
KIỂM TRA THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế).
Phần I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
I. MỤC ĐÍCH
1. Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của
người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử
lý kịp thời những vi phạm về thuế.
2. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của
người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
3. Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra
thuế từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
II. PHẠM VI ÁP
DỤNG
Quy trình này áp dụng cho cán bộ kiểm tra thuế thuộc
Cục thuế, Chi cục Thuế trong việc thực hiện kiểm tra hồ sơ khai các loại thuế
và hồ sơ khai các khoản thu phải nộp NSNN theo từng lần phát sinh, theo tháng,
quý và năm (gọi chung là hồ sơ khai thuế).
Đối với việc kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập cá
nhân có quy trình kiểm tra riêng.
III. YÊU CẦU
ĐỐI VỚI CÁN BỘ KIỂM TRA HỒ SƠ KHAI THUẾ
1. Thực hiện kiểm tra, giám sát các loại hồ sơ khai
thuế được giao mà người nộp thuế gửi đến cơ quan Thuế.
2. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với các
hồ sơ khai thuế được giao.
3. Giữ bí mật thông tin được phản ánh trong hồ sơ
khai thuế của người nộp thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm
pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý
thuế.
Phần II
NỘI
DUNG QUY TRÌNH
1. Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ
khai thuế.
1.1. Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế
sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu
của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ
thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân
tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế.
1.2. Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai
thuế, bộ phận kiểm tra và cán bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm
thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản
lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an,
toà án...
2. Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm
tra hồ sơ khai thuế.
Hàng năm các phòng kiểm tra thuộc Cục Thuế; tổ kiểm
tra thuộc Chi cục Thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế.
Phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập
danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn sau:
2.1. Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về
thuế.
a. Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về
thuế thấp như:
- Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài
liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.
- Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực
tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng
chậm khắc phục.
- Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan
Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần
trong 1 năm.
- Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm
kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.
b. Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so
với tháng trước hoặc năm trước:
+ Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng
không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan
Thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được.
+ Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp
tăng (+), giảm (-) trên 20%.
2.2. Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm
trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Thủ trưởng cơ quan Thuế quy định mức doanh thu
và số tiền thuế phải nộp để xác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế
phải nộp lớn.
2.3. Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo
của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp
trên.
2.4. Khi lập danh sách số lượng cơ sở kinh doanh
phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để trình Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, Trưởng
phòng kiểm tra thuế hoặc Đội trưởng đội kiểm tra thuế cần phải cân đối với
nguồn nhân lực hiện có đảm bảo kiểm tra được tất cả các loại hồ sơ khai thuế
của cơ sở kinh doanh đã được lập theo danh sách.
2.5. Đối với các loại hồ sơ khai thuế: Thuế nhà thầu
nước ngoài; nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế nhà đất; thuế
chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế môn bài; lệ phí
trước bạ; phí và các loại lệ phí khác... không thuộc diện lập danh sách để Thủ
trưởng cơ quan Thuế duyệt hàng năm. Bộ phận được giao kiểm tra các loại hồ sơ
khai thuế nêu trên phải bố trí cán bộ kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế
phát sinh trong năm.
3. Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.
3.1. Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm, từng bộ
phận kiểm tra thuế phải trình Thủ trưởng cơ quan Thuế danh sách người nộp thuế
phải kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đánh giá rủi ro (nội dung 2 nêu trên).
3.2. Chậm nhất là ngày 30 tháng 12 hàng năm, Thủ
trưởng cơ quan Thuế phải duyệt xong danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ
sơ khai thuế của từng bộ phận kiểm tra thuế.
3.3. Căn cứ vào danh sách số lượng người nộp thuế
phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, trưởng
phòng kiểm tra thuế hoặc đội trưởng kiểm tra thuế giao cụ thể số lượng người
nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.
Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả
các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các
loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ
sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao.
4. Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.
4.1. Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu
trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản
ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo
cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản
ánh trong hồ sơ khai thuế.
4.2. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số
thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương
pháp đối chiếu so sánh như sau:
- Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp
luật về thuế.
- Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các
tài liệu kèm theo.
- Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai
thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế với tờ khai thuế, các tài liệu kèm
theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước.
- Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có
quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh.
- Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập
được từ các nguồn khác.
5. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở
cơ quan Thuế.
5.1. Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ
kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/Ktra kèm theo quy trình này.
5.2. Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế:
5.2.1. Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ
tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; không có dấu
hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai
thuế.
5.2.2. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy
căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải
báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh
hồ sơ theo quy định.
5.2.3. Đối với hồ sơ khai thuế, số liệu khai phát
hiện thấy chưa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số
thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số thuế được hoàn... Cán bộ kiểm
tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị
người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo mẫu số 01/KTTT
ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.
Thời hạn người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung
thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ
ngày Thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo.
5.2.4. Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ
quan Thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan
Thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải lập biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTTT ban
hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.
5.2.5. Xử lý sau khi người nộp thuế đã giải trình
hoặc bổ sung thông tin tài liệu:
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ
sung thông tin tài liệu chứng minh được số thuế khai là đúng thì Bản giải
trình, tài liệu bổ sung hoặc Biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) được
chấp nhận và lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ
sung thông tin tài liệu nhưng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ
kiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 2 yêu cầu người
nộp thuế tiếp tục giải trình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu. Thời hạn yêu
cầu người nộp thuế tiếp tục giải trình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu
được ghi trong thông báo không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ
quan Thuế ký thông báo.
5.2.6. Hết thời hạn theo thông báo lần 2 của cơ quan
Thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc
trong thời hạn theo thông báo của cơ quan Thuế, người nộp thuế giải trình, bổ
sung thêm thông tin tài liệu nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng
thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế:
- Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu Quyết
định số 03/AĐTH ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007
của Bộ Tài chính; hoặc
- Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
trong trường hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. Quyết định kiểm
tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo mẫu số 03/KTTT ban hành kèm theo
thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.
5.3. Thủ tục hành chính khi cán bộ kiểm tra thuế
trình Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo thuế hoặc Quyết định kiểm tra thuế
tại trụ sở người nộp thuế như sau:
5.3.1. Thủ tục trình lãnh đạo để thực hiện ra thông
báo lần thứ nhất, lần thứ hai:
a. Thông báo lần thứ nhất phải có tờ trình và kèm
theo các tài liệu:
- Dự thảo thông báo;
- Bản nhận xét kết quả kiểm tra;
- Hồ sơ khai thuế.
b. Thông báo lần thứ hai phải có tờ trình và kèm
theo các tài liệu:
- Dự thảo thông báo lần thứ hai;
- Bản giải trình hoặc các thông tin tài liệu của
người nộp thuế bổ sung theo thông báo lần thứ nhất hoặc biên bản làm việc (đối
với trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình, bổ sung
thông tin, tài liệu).
- Toàn bộ hồ sơ trình theo thông báo lần thứ nhất.
5.3.2. Hồ sơ trình Quyết định ấn định số thuế phải
nộp gồm:
- Tờ trình nêu rõ các căn cứ để ấn định số thuế phải
nộp.
- Dự thảo thông báo ấn định số thuế phải nộp.
- Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và
thông báo lần thứ hai.
5.3.3. Hồ sơ trình quyết định kiểm tra gồm:
- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm
tra được ghi cụ thể kiểm tra vấn đề gì.
- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế. Trong quyết định
kiểm tra phải có những nội dung cơ bản sau đây:
+ Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
+ Đối tượng kiểm tra (nếu đối tượng kiểm tra có các
đơn vị thành viên thì phải ghi cụ thể danh sách các đơn vị thành viên thuộc đối
tượng kiểm tra);
+ Nội dung, phạm vi kiểm tra;
+ Thời gian tiến hành kiểm tra;
+ Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và các
thành viên;
+ Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và của
đối tượng kiểm tra.
- Các tài liệu kèm theo thông báo lần thứ nhất và
thông báo lần thứ hai.
II. KIỂM TRA
TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
1. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của
người nộp thuế
1.1. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho
người nộp thuế chậm nhất là 3 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định kiểm tra
được Thủ trưởng cơ quan Thuế ký.
1.2. Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế, người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm
tra thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị
hoãn thời gian kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải xem xét và trình Thủ
trưởng cơ quan thuế ra văn bản chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời
gian kiểm tra.
1.3. Trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở
của người nộp thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế khai là đúng thì
trong thời hạn 5 ngày làm việc Trưởng đoàn kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan
Thuế ra quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế.
Hồ sơ trình bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế gồm:
- Tờ trình nêu rõ lý do bãi bỏ quyết định kiểm tra
thuế.
- Dự thảo quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra
thuế.
- Các tài liệu của người nộp thuế chứng minh được số
thuế khai là đúng.
1.4. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp
thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành
Quyết định kiểm tra thuế. Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố
quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung kiểm tra theo quyết định. Khi
kết thúc công bố quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra thuế và người nộp thuế phải
có biên bản xác định thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra theo mẫu
số 05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi
hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. .
1.5. Sau một ngày công bố quyết định kiểm tra,
Trưởng đoàn kiểm tra phải phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm
tra từng phần việc theo nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
1.6. Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện
phần công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm
về phần công việc được giao. Kết thúc phần việc được giao, thành viên đoàn kiểm
tra phải lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với người được uỷ quyền của
người nộp thuế làm việc với đoàn kiểm tra.
1.7. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, Đoàn kiểm
tra được quyền kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hoá, xem xét chứng từ kế toán, sổ
sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội
dung của Quyết định kiểm tra thuế.
Trường hợp cần phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên
quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo
Thủ trưởng cơ quan Thuế có quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang
vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định.
1.8. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến
hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải lập biên bản
tạm giữ tài liệu, tang vật có xác nhận của người nộp thuế thực hiện theo mẫu số
11/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính
1.9. Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên trong
đoàn kiểm tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu
không liên quan đến nội dung kiểm tra; thông tin tài liệu thuộc bí mật của Nhà
nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.10. Thời hạn kiểm tra tại trụ sở của Người nộp
thuế không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra tại trụ
sở người nộp thuế. Trong trường hợp xét thấy cần phải kéo dài thời gian để xác
minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì chậm nhất là trước một ngày kết thúc thời
hạn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để có
quyết định bổ sung thời hạn kiểm tra. Mỗi cuộc kiểm tra chỉ được bổ sung thêm
thời hạn kiểm tra một lần. Thời gian bổ sung không quá 5 ngày làm việc.
2. Lập biên bản kiểm tra
2.1. Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu
số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/08/2007 của Bộ Tài
chính. Căn cứ để lập biên bản kiểm tra là số liệu và tình hình được phản ánh
trong biên bản kiểm tra từng phần việc mà Trưởng đoàn kiểm tra đã giao cho từng
thành viên trong đoàn thực hiện.
2.2. Biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính như
sau:
- Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản.
- Mô tả diễn biến của sự việc theo nội dung đã kiểm
tra. Nêu kết quả số liệu của Đoàn kiểm tra so với số liệu kê khai, báo cáo của
người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân có sự chênh lệch.
- Kết luận từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác
định hành vi, mức độ vi phạm và đề xuất xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Kiến
nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra.
2.3. Biên bản kiểm tra phải được thống nhất trong
Đoàn kiểm tra trước khi công bố công khai với người nộp thuế. Nếu có thành viên
trong Đoàn không thống nhất thì Trưởng đoàn kiểm tra có quyền quyết định và
chịu trách nhiệm về nội dung Biên bản kiểm tra. Trong trường hợp này, thành
viên trong đoàn kiểm tra có quyền bảo lưu số liệu theo biên bản từng phần việc
được giao.
2.4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc thời hạn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải công bố công khai Biên bản
kiểm tra trước người nộp thuế và các thành viên trong Đoàn kiểm tra. Nếu người
nộp thuế yêu cầu, Trưởng đoàn kiểm tra thuế phải giải thích các nội dung chưa rõ
trong biên bản kiểm tra thuế.
2.5. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm
tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng
trang và đóng dấu của người nộp thuế (nếu có) ngay trong ngày công bố công
khai. Trường hợp người nộp thuế bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra thì
Trưởng đoàn kiểm tra phải tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện quyền bảo
lưu.
2.6. Biên bản kiểm tra phải được lập thành 4 bản, có
giá trị pháp lý như nhau.
- 01 bản người nộp thuế giữ.
- 01 bản Đoàn kiểm tra giữ.
- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- 01 bản lưu tại phòng kiểm tra của cục thuế hoặc
đội kiểm tra của Chi cục Thuế.
3. Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp
thuế.
3.1. Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên
bản kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế về
kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận
kiểm tra thuế.
Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi
phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên
bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký Quyết định xử lý truy thu về
thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không
phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra
thuế.
Quyết định xử lý truy thu thuế, xử phạt vi phạm hành
chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế được gửi cho người nộp thuế và các bộ
phận sau:
- 01 bản gửi cho người nộp thuế.
- 01 bản đoàn kiểm tra lưu.
- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- 01 bản phòng kiểm tra của Cục Thuế hoặc đội kiểm
tra của Chi cục Thuế lưu cùng với quyết định kiểm tra và biên bản kiểm tra
thuế.
3.2. Trường hợp người nộp thuế không ký biên bản
kiểm tra thuế thì chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai
biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để
ra thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế
vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công bố
công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế ra Quyết định xử lý truy
thu thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo
nội dung biên bản kiểm tra.
3.3. Trường hợp mức xử phạt vi phạm hành chính về
thuế vượt quá thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế ra Quyết định kiểm tra
thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra thuế,
Thủ trưởng cơ quan Thuế ra Quyết định kiểm tra thuế có văn bản đề nghị Thủ
trưởng cơ quan Thuế cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và thông báo cho người nộp thuế
biết về việc đề nghị nêu trên.
3.4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính của Thủ trưởng cơ quan
Thuế cấp dưới, Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc thông báo chuyển lại hồ sơ cho Thủ trưởng
cơ quan Thuế cấp dưới nếu không thuộc thẩm quyền để tiếp tục xử lý theo quy
định của pháp luật.
3.5. Qua kiểm tra thuế nếu phát hiện người nộp thuế
có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể
từ ngày phát hiện, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng
cơ quan Thuế để bổ sung vào kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế.
Phần III
TỔNG
HỢP BÁO CÁO VÀ LƯU GIỮ TÀI LIỆU KIỂM TRA THUẾ
1. Cơ quan Thuế cấp dưới phải tổng hợp báo cáo cơ
quan Thuế cấp trên hàng tháng, hàng quý và cả năm kết quả kiểm tra hồ sơ thuế
tại trụ sở cơ quan Thuế và tại trụ sở người nộp thuế theo mẫu báo cáo số
03A/KTra; 03B/Ktra và mẫu báo cáo số 05A/Ktra; 05B/Ktra ban hành kèm theo Quy
trình này.
Thủ trưởng cơ quan Thuế giao cho một phòng kiểm tra
(hoặc một đội kiểm tra) tập hợp chung báo cáo của các phòng kiểm tra (hoặc các
đội kiểm tra) theo mẫu báo cáo số 02A/Ktra; 02B/Ktra; 04A/Ktra; 04B/Ktra ban
hành kèm theo Quy trình này để báo cáo cơ quan Thuế cấp trên.
2. Thời gian báo cáo được quy định như sau:
2.1. Báo cáo hàng tháng: Chi cục Thuế báo cáo Cục
thuế trước ngày 10 của tháng sau tháng báo cáo; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế
trước ngày 15 của tháng sau tháng báo cáo.
2.2. Báo cáo quý: Chi cục Thuế báo cáo Cục thuế
trước ngày 15 của tháng đầu quý sau; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày
20 của tháng đầu quý sau.
2.3. Báo cáo năm: Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế
trước ngày 20 của tháng đầu năm sau; Cục thuế báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày
25 của tháng đầu năm sau.
3. Hồ sơ kiểm tra thuế được lưu giữ tại cơ quan Thuế
theo thời hạn sau:
3.1. Đối với hồ sơ kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan
Thuế; hồ sơ kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được lưu giữ trong thời
hạn là 5 năm, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
3.2. Đối với các báo cáo tổng hợp được lưu giữ tại
cơ quan Thuế trong thời hạn là 5 năm kể từ năm báo cáo.
Phần IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thanh tra cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách
nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan Thuế các cấp thực hiện quy trình
này.
2. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp tổ chức, triển
khai thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế theo quy định của quy trình này; định
kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình của các bộ phận được
kiểm tra hồ sơ khai thuế và áp dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo chế
độ quy định.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng
mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố kịp thời báo cáo về Tổng cục Thuế để giải
quyết./.