Quyết định 1508/QĐ-TCT quy định Tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức cán bộ Thuế
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 1508/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 10
năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN VĂN HOÁ CÔNG SỞ VÀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ THUẾ.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007
của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2981/QĐ/BTC ngày 15/9/2004 của
Bộ Tài chính về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính,
sự nghiệp Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của ông Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ
Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Tiêu
chuẩn văn hoá công sở và đạo đức cán bộ Thuế.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Các ông (bà):
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Trưởng ban Ban Tổ chức
cán bộ, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ninh |
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN VĂN HOÁ CÔNG SỞ
VÀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ THUẾ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1508 /QĐ-TCT ngày 25 tháng 10 năm 2007)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1508 /QĐ-TCT ngày 25 tháng 10 năm 2007)
Chương I
MỤC TIÊU XÂY DỰNG VĂN HOÁ
CÔNG SỞ VÀ ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ NGÀNH THUẾ
Điều 1. Mục tiêu chung:
Xây dựng văn hoá công sở ngành thuế hướng tới các
chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ làm cho cơ quan thuế thực sự phát triển, vững
mạnh, bền vững với đội ngũ cán bộ thuế trung thành, trí tuệ, sáng tạo và cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc của nhân dân,, với cơ sở
vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân (người
nộp thuế) và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước
giao.
Điều 2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ
trong các hoạt động của cơ quan thuế.
- Xây dựng các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong
hoạt động công vụ.
- Xây dựng các chuẩn mực trong việc chấp hành pháp
luật Nhà nước, kỷ cương hành chính, kỷ luật công tác đối với cán bộ trong công
sở.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức,
có tư duy mới, được đào tạo bồi dưỡng toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái
độ công tác theo nhu cầu của tổ chức.
- Xây dựng trụ sở cơ quan khang trang sạch đẹp tiến
dần theo hướng tiên tiến hiện đại đóng góp vào diện mạo kiến trúc chung của đô
thị thể hiện sự uy nghiêm của cơ quan công quyền, vừa thể hiện sự thân thiện,
hài hoà với thiên nhiên để thu hút lòng dân (người nộp thuế) người bạn đồng
hành của cơ quan thuế trên con đường xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.
- Toàn ngành thuế tập trung chỉ đạo xây dựng người
cán bộ thuế trong thời kỳ mới là: ”TRUNG THÀNH, TRÍ TUỆ, CHUYÊN NGHIỆP, SÁNG
TẠO, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ”.
Chương II
TIÊU CHUẨN VĂN HOÁ CÔNG SỞ
THUẾ.
Điều 3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu,
biết cho cán bộ thuế.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế là nhiệm vụ và trách
nhiệm của cơ quan thuế, đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ thuế.
Cơ quan thuế xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ thuế, cán bộ thuế phải có kế hoạch
học tập. Nội dung đào tạo, học tập toàn diện về chính trị, pháp luật, hành
chính Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ đạo đức cán bộ. Thực hiện phương châm:
“Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Cơ quan thuế, cán bộ thuế cần xây dựng nét đẹp văn
hoá truyền thống của cơ quan, coi học tập là nghĩa vụ suốt đời của cán bộ thuế.
Lười học tập, lười suy nghĩ không thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin
mới, những hiểu biết mới cũng là một biểu hiện của sự suy thoái.
Điều 4. Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ thuế.
Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ thuế để sử
dụng có hiệu quả nguồn lực trong cơ quan thuế.
Cơ quan thuế phải thực hiện nguyên tắc công khai
minh bạch, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát huy tinh thần chủ động
sáng tạo hăng say nhiệt tình của cán bộ thuế trong công việc góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.
Cán bộ thuế phải là người chủ thực sự coi cơ quan
thuế như ngôi nhà chung để tham gia xây dựng bằng những hành động cụ thể, thiết
thực làm cho cơ quan mạnh hơn, tốt hơn và đẹp hơn, nhằm tạo nên những giá trị
mới, truyền thống mới của cơ quan trong thời kỳ mới.
Điều 5. Phát huy năng lực cải tiến, sáng kiến trong
công việc.
Thực tiễn quản lý thuế đòi hỏi cơ quan, cán bộ thuế
cần phải phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tư duy theo hướng lấy
việc phục vụ nhân dân (người nộp thuế) làm mục tiêu hoạt động, cán bộ thuế phải
chủ động phân tích, đánh giá công việc để đề xuất ý tưởng sáng kiến, cải tiến
hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý thuế trong thời kỳ cải cách và hội nhập quốc tế.
Cơ quan thuế cần xây dựng cơ chế khuyến khích động
viên cán bộ thuế phát huy sáng kiến, cải tiến thông qua phong trào thi đua lao
động, sáng tạo. Tôn vinh những cán bộ tốt, những công việc tốt đã làm lợi cho
cơ quan, cho ngành. Trên cơ sở đó xây dựng mẫu người “lao động sáng tạo” trong
đội ngũ cán bộ ngành thuế.
Điều 6. Xây dựng chế độ trách nhiệm công vụ.
Trách nhiệm của cán bộ thuế đối với công vụ, vừa thể
hiện tính pháp lý, vừa thể hiện đạo đức và năng lực của cán bộ thuế trong thi
hành công vụ.
Cơ quan thuế cần phải xây dựng chế độ trách nhiệm
công vụ theo vị trí công việc của cán bộ thuế. Chế độ trách nhiệm công vụ cần
bao quát các nội dung :
- Trách nhiệm chính trị; Trách nhiệm về hành chính;
Trách nhiệm về kinh tế; Trách nhiệm phục vụ nhân dân phù hợp với luật quản lý
thuế.
Cán bộ thuế phải có năng lực hiểu, biết về trách
nhiệm thẩm quyền và phải làm đúng, làm tốt, trách nhiệm, thẩm quyền, có như vậy
công việc hoàn thành sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu thiếu trách nhiệm, làm không tốt
sẽ gây tác hại xấu ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng với cơ quan và đạo đức
cán bộ thuế.
Điều 7. Tổ chức nơi làm việc trong công sở theo
phương pháp khoa học.
- Tổ chức nơi làm việc đảm bảo tính khoa học bao gồm
các khâu, bố trí nơi làm việc, phân công công việc, trang bị và phục vụ nơi làm
việc.
- Bố trí nơi làm việc trong công sở phải theo trật
tự lôgíc phù hợp với dây chuyền quản lý, đảm bảo tính khoa học, đồng thuận và
thân thiện.
- Phòng làm việc phải đảm bảo đủ diện tích cho cán
bộ làm việc, ngoài phòng phải có biển ghi số phòng và tên đơn vị và tên cán bộ
làm việc trong phòng.
- Cán bộ trong phòng phải được phân công bố trí công
việc theo đúng nhiệm vụ được giao phù hợp với trình độ đào tạo.
- Trang bị nơi làm việc: đảm bảo đầy đủ trang thiết
bị, phương tiện cần thiết theo nhu cầu công việc và theo quy định của Nhà nước,
từng bước hiện đại hoá thiết bị văn phòng đồng thời phải tạo ra không gian nơi
làm việc thân thiện, hài hoà với thiên nhiên, có đủ ánh sáng, thoáng mát với
màu sắc hợp lý giúp cải thiện tâm lý để cán bộ thuế làm việc có hiệu suất cao.
- Phục vụ nơi làm việc: cung cấp đủ, đúng, kịp thời
tại nơi làm việc những thông tin, tư liệu các phương tiện làm việc và các dịch
vụ cần thiết để phục vụ cho công việc.
Điều 8. Xây dựng nề nếp quản lý.
Thủ trưởng cơ quan và từng cán bộ thuế cần phải xây
dựng nề nếp quản lý khoa học theo một trật tự sau:
- Chấp hành thời gian lao động theo đúng quy định
của Nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần.
- Tổ chức thực hiện công việc theo kế hoạch.
- Chỉ huy điều hành quản lý theo thẩm quyền.
- Phối hợp thực hiện công việc.
- Kiểm tra, kiểm soát công việc.
- Đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động
Điều 9. Trang phục nơi công sở.
Cán bộ thuế đến công sở phải mặc trang phục lịch sự
khi thi hành công vụ phải mặc trang phục của ngành thuế, đầu tóc gọn gàng, lịch
sự, đi giày hoặc dép có quai hậu, phải đeo thẻ công chức, phù hiệu, cấp hiệu
của ngành thuế. Nghiêm cấm mặc các trang phục hở hang thiếu nghiêm túc, không
phù hợp với thuần phong mỹ tục, cán bộ ngành thuế phải đội mũ bảo hiểm khi đến
công sở làm việc.
Điều 10. Những quy tắc chung về giao tiếp ứng xử
trong cơ quan thuế
- Tôn trọng người nộp thuế, tôn trọng bản thân khi
giao tiếp ứng xử.
- Bình đẳng, công tâm, tận tuỵ, hướng dẫn cho người
nộp thuế hiểu biết cùng hợp tác để chấp hành luật quản lý thuế.
- Luôn giữ thái độ niểm nở, chào hỏi, chân thành,
nhã nhặn, lễ phép lịch sự khi giao tiếp.
- Nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc.
- Cán bộ thuế phải nắm vững pháp luật thuế, thông
thạo nghiệp vụ. Thực hiện công việc theo pháp luật và đúng thẩm quyền, biết
lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với người nộp thuế, vì mục đích chung
của Nhà nước.
- Khi thi hành công vụ cán bộ thuế phải có tác phong
đàng hoàng, nét mặt vui vẻ tạo ra sự thoải mái thân thiện, dễ gần, thể hiện là
người bạn tin cậy của người nộp thuế.
- Không được nhận mọi lợi ích bất hợp pháp và không
làm tổn hại đến truyền thống danh dự ngành thuế khi giao tiếp ứng xử.
- Cán bộ thuế phải biêt sử dụng ngôn ngữ, khi nói
trực tiếp, nói qua điện thoại, ngôn ngữ trong thư, trong công văn... kể cả việc
giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua cử chỉ hành động hành vi ứng xử. Phải thể hiện
thái độ trân trọng, rõ ràng, đúng đắn, chính xác, lịch sự, luôn biết dùng cụm
từ, “làm ơn”, “cảm ơn” kể cả cụm từ “xin lỗi” ứng với từng ngữ cảnh giao tiếp.
Điều 11. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử với các
đối tượng.
a. Giao tiếp với cấp trên.
- Lựa chọn vấn đề, chuẩn bị kỹ nội dung, tự chủ và
tôn trọng trong giao tiếp.
- Trình bày vấn đề mạch lạc, nói rõ chủ kiến.
- Nêu ý kiến, phân tích tình hình, đề xuất giải pháp.
b. Giao tiếp với đồng nghiệp.
- Đặt vấn đề rõ ràng, bàn luận giải pháp.
- Biết lắng nghe trong bàn luận, bình tĩnh trong
tranh luận, luôn tự chủ đảm bảo theo pháp luật, tránh tâm lý hiếu thắng.
- Tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không áp đặt ý
kiến của mình đối với đồng nghiệp biết bảo vệ danh dự uy tín của đồng nghiệp.
c. Giao tiếp với người nộp thuế.
- Phải tôn trọng, biết kiềm chế và tỉnh táo không
được phủ nhận hoặc chấp nhận mọi ý kiến để xoa dịu.
- Tiếp nhận ý kiến đúng, giải thích ý kiến không
đúng, thuyết phục theo pháp luật, chính sách.
- Trân trọng những sáng kiến đề xuất của người nộp
thuế.
d. Giao tiếp với tập thể (thông qua dự hội nghị,
họp, hội thảo).
- Nghiên cứu kỹ tài liệu hội nghị (chuẩn bị chu đáo).
- Đóng góp ý kiến trung thực.
- Thái độ khiêm tốn, tôn trọng cử toạ.
- Báo cáo lãnh đạo sau hội nghị.
Điều 12. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử theo các
hình thức.
a. Kỹ năng giao tiếp trong việc xây dựng văn bản,
chỉ thị, thư, và truyền đạt thông tin.
- Đảm bảo thông tin phải cụ thể rành mạch, rõ ràng
của các thông điệp, chỉ thị, mệnh lệnh trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ trong
sáng và đúng đắn, dễ hiểu.
- Đảm bảo thông tin thông suốt trong giao tiếp quản
lý hành chính Nhà nước.
- Tăng cường khả năng nhanh nhạy trong việc xử lý
các tình huống giao tiếp khi có thông tin phản hồi.
- Cần nâng cao kỹ năng tiếp nhận và lắng nghe ý kiến
đóng góp của người nộp thuế và bình tĩnh, linh hoạt vận dụng kiến thức và kỹ
năng cần thiết để giải quyết những tình huống nảy sinh trong giao tiếp.
- Làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong
giao tiếp (sử dụng máy tính, E-mail, internet, máy Fax...).
b. Kỹ năng giao tiếp ứng xử qua điện thoại (gồm gọi
điện thoại và nghe điện thoại).
- Giao tiếp ứng xử khi gọi điện thoại:
+ Chuẩn bị kỹ nội dung và tâm lý mới gọi.
+ Tự giới thiệu tên và phải chào hỏi lịch sự.
+ Xác nhận lại đối tượng cần giao tiếp.
+ Truyền đạt nội dung thông tin rõ ràng, rành mạch,
chính xác (nếu có điều chỉnh phải nói để đối tượng hiểu).
+ Xác nhận xem đối tượng có hiểu nội dung thông tin
không.
+ Tắt máy sau khi chào kết thúc (Tôi xin phép ngắt
máy...).
- Giao tiếp ứng xử khi nghe điện thoại:
+ Phải xưng danh khi nghe điện thoại (Tôi là... hoặc
đây là bộ phận xin nghe...).
+ Hỏi rõ họ tên người gọi (Xin lỗi ông cho biết quý
danh được không?).
+ Trả lời nhẹ nhàng bằng ngôn từ trong sáng (Không
được hỏi ai đấy, cần gì, gặp ai? không có ở đây...).
- Ghi lại lời khách hàng nói và báo cáo chính xác.
- Xác nhận lại lời (nội dung thông tin) của người
nói ( ghi chép cẩn thận nội dung thông tin).
- Thái độ khi nói trong điện thoại phải lịch sự,
nghiêm túc, tôn trọng.
- Cần hỏi lại nếu thấy không chắc chắn.
c. Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông qua báo cáo.
- Trường hợp báo cáo bằng văn bản.
+ Phải đảm bảo đúng thời điểm, chính xác, dễ hiểu.
+ Trình bày kết luận báo cáo trước.
+ Không viết những nội dung không liên quan trực
tiếp.
+ Trình bày dễ đọc, cần sử dụng lời văn, chữ số,
bảng biểu...
+ Cần đánh dấu chỗ muốn người đọc xem kỹ hơn.
- Trường hợp báo cáo trực tiếp.
+ Xem thời gian cấp trên dành để nghe báo cáo là bao
nhiêu.
+ Chia nội dung báo cáo thành các mục và nêu kết
luận trước để nghe ý kiến chỉ đạo.
+ Hãy chú ý cách nói chuyện (giao tiếp trực tiếp) âm
lượng, giọng nói, tốc độ nói, phát âm...
+ Khi giải thích lâu cần phải xin phép.
Điều 13. Xây dựng công sở xanh, sạch, đẹp.
Tùy theo vị trí, địa điểm, diện tích sử dụng và không
gian của công sở để có giải pháp xây dựng công sở xanh, sạch, đẹp theo các nội
dung sau:
- Xây dựng trụ sở cơ quan theo đúng quy định của Nhà
nước, đảm bảo kỹ, mỹ thuật chất lượng công trình.
- Trong khuôn viên bố trí cổng ra vào cơ quan, bỗ
trí sân, đường nội bộ, vườn hoa cây xanh hợp lý tạo điều kiện để công trình
tiếp cận với môi trường tự nhiên.
- Biển tên cơ quan thuế phải được đặt tại cổng chính
hoặc mặt trước trụ sở, biểu tượng ngành được treo tại cổng chính hoặc toà nhà
chính, nơi trang trọng dễ nhìn thấy; Bố trí cột cờ ở nơi trung tâm và phải treo
Quốc kỳ tại trụ sở 24/24 giờ hàng ngày.
- Bố trí khu vực để và bảo đảm an toàn phương tiện
đi lại xe máy, ô tô của cán bộ cơ quan và của khách đến giao dịch làm việc.
- Bố trí các loại biển báo chỉ dẫn, sơ đồ chỉ dẫn
đến các bộ phận làm việc để thuận tiện cho khách đến giao dịch.
- Trồng cây xanh ở những vị trí hợp lý trong khuôn
viên để lấy bóng mát.
- Bố trí các chậu cây cảnh tại nơi thích hợp đặc
biệt là các chậu cây hoa nhằm tạo ra cảnh quan hấp dẫn, đẹp mắt.
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh sạch sẽ, đường đi
lối lại, tiền sảnh, phòng làm việc, khu vệ sinh, sân chơi, vườn hoa cây cảnh...
- Không được lập bàn thờ và thắp hương tại trụ sở,
hút thuốc lá tại phòng làm việc.
Chương III
TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ
THUẾ.
Điều 14. Vị trí, vai trò của cán bộ thuế.
- Cán bộ ngành thuế là người đại diện cho Nhà nước,
thực hiện các quy định pháp luật thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền
thuế của người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Đồng thời phải biết lắng nghe ý
kiến phản ánh của nhân dân về chính sách thuế để góp ý với Nhà nước đặt chính
sách pháp luật thuế cho đúng phù hợp với thực tiễn.
- Cán bộ thuế có vị trí vai trò rất quan trọng trong
bộ máy cơ quan thuế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong sự nghiệp đối mới
đòi hỏi cán bộ thuế không những phải thành thạo về chuyên môn, tinh thông
nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, liêm, chính.
Điều đó đặt ra yêu cầu cán bộ thuế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và lối
sống, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để “có tâm trong sáng, có
nghề tinh thông”.
Điều 15. Đối với Nhà nước:
- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ danh dự và lợi ích
quốc gia, bảo vệ tài sản của Nhà nước. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành công vụ, quản lý thuế theo đúng quy định
của pháp luật.
- Bảo vệ bí mật Nhà nước, chấp hành nghiêm các quy
định giữ gìn bí mật số liệu, tài liệu có liên quan đến công vụ.
- Có tinh thần (dũng khí) đấu tranh chống lãng phí,
tham ô, tham nhũng và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, kiên quyết
đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế.
Điều 16. Đối với nhân dân (bao gồm những cá nhân, tổ
chức có nghĩa vụ nộp thuế gọi chung là người nộp thuế).
- Tôn trọng người nộp thuế, văn minh, lịch sự khi
giao tiếp ứng xử.
- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, hướng dẫn, giải thích
tận tình chu đáo.
- Giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và
chuẩn xác.
- Lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Cán bộ thuế phải thực sự là “công bộc của nhân
dân” và “việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm, việc gì có hại cho dân phải cố
gắng tránh”.
- Phải coi người nộp thuế là khách hàng quan trọng
nhất của cơ quan thuế, cán bộ thuế phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ.
Điều 17. Đối với đồng nghiệp.
- Tôn trọng, trung thực và hợp tác vì lợi ích công
vụ. lợi ích Nhà nước.
- Có tình thương yêu và biết khoan dung độ lượng.
- Đoàn kết, phối hợp công tác để thực thi công vụ quản
lý thuế.
Điều 18. Đối với bản thân.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ hiểu, biết
và tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong công việc.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.[1]
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, sống và làm
việc theo pháp luật.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của ngành,
kỷ luật lao động , kỷ cương hành chính trong cơ quan.
- Tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, giao tiếp
ứng xử có văn hoá.
- Nói đi đôi với làm, gương mẫu, thân thiện, thu
phục lòng dân (người nộp thuế).
- Hiếu thảo với cha mẹ, xây dựng gia đình văn hoá
mới.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá
nhân (nếu có).
Điều 19. Những điều cấn chống (cần nghiêm cấm).
- Chống hành vi bảo thủ, trì trệ lười nhác học tập,
trốn tránh trách nhiệm, cục bộ bản vị, mất đoàn kết, thiếu tinh thần xây dựng,
hợp tác trong công vụ.
- Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng danh nghĩa cán bộ
thuế và chức trách nhiệm vụ của mình xâm phạm tài sản của công dân, xâm tiêu
tiền thuế, tài sản Nhà nước.
- Nghiêm cấm hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm,
tuỳ tiện cố tình làm sai chính sách chế độ quản lý thuế gây thiệt hại cho Nhà
nước và cho người nộp thuế.
- Nghiêm cấm các hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng
nhiễu gây khó khăn, phiền hà đối với người nộp thuế, thông đồng móc ngoặc ép
buộc với người nộp thuế để vụ lợi, làm thất thoát Ngân sách Nhà nước và tài sản
công.
- Nghiêm cấm các hành vi nhờ vả người nộp thuế mua
bán hàng hoá, dịch vụ, cổ phiếu, vay mượn tiền bạc, nhận hối lộ để miễn thuế,
giảm thuế, hoàn thuế sai nguyên tắc. sai chế độ.
- Nghiêm cấm các hành vi nhận quà tặng, nhận thay
người khác hoặc nhận qua các cơ quan đơn vị, cá nhân khác trong các trường hợp:
+ Có liên quan đến công vụ do mình hoặc người mà
mình nhận thay.
+ Việc tặng quà không rõ mục đích.
+ Có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng.
- Cán bộ thuế khi nhận được quà tặng không đúng quy
định thì phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho đơn vị trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được quà tặng.
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội,
đánh bạc dưới mọi hình thức, uống rượu, bia trong giờ làm việc, say rượu, bia
nơi công cộng làm mất tư thế của cán bộ thuế và uy tín của cơ quan thuế.
- Nghiêm cấm việc tiết lộ bí mật, cung cấp số liệu,
tài liệu thuế cho người khác khi chưa được phép của lãnh đạo hoặc khai thác
không đúng đắn những thông tin nội bộ để thu lợi bất chính.
- Cán bộ thuế không được thành lập, tham gia thành
lập, quản lý điều hành các doanh nghiệp tư, các tổ chức tư nhân.
- Cán bộ thuế không được làm tư vấn cho doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và tổ chức cá nhân khác ở trong và ngoài
nước về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những
công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư
vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
- Nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 20. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuế các
cấp.
1. Quán triệt, hướng dẫn việc thực hiện những Quy
định trên tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị.
2. Niêm yết công khai bản Quy định này tại trụ sở cơ
quan, đơn vị.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung
trong quy định này.
4. Khen thưởng động viên kịp thời những cán bộ tốt,
những đơn vị tốt, phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan
có thẩm quyền xử lý các vi phạm của cán bộ trong đơn vị theo phân cấp quản lý
cán bộ.
Điều 21. Trách nhiệm của cán bộ Thuế:
Cán bộ thuế có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ
các quy định tại Quy định này./.
[1] Xem Kế hoạch số 01/KH-TCT ngày
30/5/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về tổ chức thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cơ quan Thuế.
Quyết định đề ra rất rõ ràng và chuẩn mực nhưng cán bộ thuế chắc chưa học hết các tiêu chuẩn Điều 11. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử với các đối tượng. Điều 12. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử theo các hình thức.
Trả lờiXóa