Một số vấn đề về biện pháp ngăn chặn trong Bộ Luật Tố tụng hình sự
Tham khảo:
Từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, cần sửa đổi hoàn thiện một số quy định bắt người trong BLTTHS hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác như sau:
- Bộ Luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn mới nhất
- Văn bản pháp luật về tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, đặc xá
Từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, cần sửa đổi hoàn thiện một số quy định bắt người trong BLTTHS hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác như sau:
Một là,Cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất, chi tiết việc bắt các đối tượng là đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ CAND; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài.
Bộ Luật Tố tụng hình sự chưa có điều luật quy định việc bắt các đối tượng nêu trên. Trong khi đó việc bắt những “đối tượng đặc biệt” này được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của Đảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng VKSND, Ban cán sự Đảng TAND trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các đối tượng đặc biệt.
Hai là, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 80 BLTTHS, với tên gọi của chế định này là: “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam” nên đã dẫn đến cách hiểu: “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam”. Cách hiểu như vậy là không đúng bởi lẽ nếu coi “bắt bị can, bị cáo để tạm giam” là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trên căn cứ pháp lý nào? Vì vậy xác định tên gọi của chế định này là “bắt tạm giam bị can, bị cáo”.
- Thực tế cho thấy việc bắt người bị kết án để thi hành bản án mà trước đó họ chưa bị tạm giam cũng gặp nhiều bất cập. Vì vậy cần ban hành mẫu lệnh bắt thống nhất “Lệnh bắt người bị kết án để thi hành án” theo thẩm quyền của Tòa án, giao cho lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực thi theo thủ tục chung.
- Về hình thức lập pháp theo quy định tại Điều 80 BLTTHS đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam chưa quy định căn cứ bắt cho trường hợp này và những trường hợp không bắt tạm giam. Đối chiếu với quy định về các trường hợp bắt khác quy định như vậy là chưa thống nhất. Nên cần bổ sung quy định này vào Điều 80 BLTTHS như: “Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” và “đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
- Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm thì không bị bắt để tạm giam; nhưng đối với các trường hợp bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở cách xa Cơ quan điều tra hoặc có tiền án tiền sự hoặc là lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bắt tạm giam. Mặc dù, quan điểm hiện nay nên giảm thiểu các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng việc quy định bắt tạm giam đối với đối tượng này là cần thiết cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.
- Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này” theo chúng tôi là chưa chính xác, không thống nhất mà phải quy định rõ “không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm”.
Với đề xuất như trên có thể sửa đổi bổ sung Điều 80 BLTTHS như sau:
“ Điều 80. Bắt tạm giam bị can, bị cáo
1. Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở cách xa CQĐT hoặc có tiền án tiền sự hoặc có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra thì có thể bắt tạm giam.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không bắt tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm ANQG và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến ANQG.
3. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
4. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bị bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu....
5. Không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người theo quyết định truy nã”.
Ba là, về khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định về thẩm quyền xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thuộc về Viện Kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp là “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới” và “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này” thì rất khó xác định được Viện Kiểm sát cùng cấp như khi tàu bay đang bay trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển… Do đó, cần quy định bổ sung trong khoản 4 Điều 81 với nội dung “đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều luật này, thẩm quyền để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện Kiểm sát nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký”. Quy định như vậy mới kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành động gây khó khăn cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Bốn là, Điều 82 BLTTHS quy định việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã trong cùng một điều luật: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan Công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất” là không phù hợp về phương diện lý luận cũng như thực tiễn áp dụng vì đối tượng và thủ tục áp dụng, những việc cần làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong hai trường hợp này không giống nhau. Về đối tượng: Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang chưa phải là bị can, bị cáo; còn người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã là người đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành án phạt tù thì bỏ trốn mà cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã. Về biện pháp ngăn chặn: Đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang họ có thể bị giam giữ hoặc không bị giam giữ theo Điều 86 BLTTHS; còn người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã thì sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam đối với họ. Về thủ tục bắt: Điều 82 BLTTHS chỉ quy định thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, thiếu các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị bắt, các vấn đề cần phải giải quyết sau khi tiếp nhận người bị bắt. Những nội dung này lại được quy định trong Điều 83 BLTTHS: Khoản 1 quy định những vấn đề cần phải làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; khoản 2 quy định những việc cần phải làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã. Đề nghị:
+ Nên quy định các nội dung này trong một điều luật cho rõ căn cứ bắt, thẩm quyền, thủ tục bắt trong từng trường hợp và những việc cần làm sau khi bắt. Việc làm này bảo đảm tính khoa học về mặt kỹ thuật lập pháp, góp phần hạn chế được những thiếu sót khi xây dựng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
+ Cần quy định thêm nội dung bất kỳ người nào cũng có quyền “lục soát tước vũ khí, hung khí của người bị bắt” trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, để phân biệt với biện pháp khám người theo quy định tại Điều 182 BLTTHS. Vì khoản 2 Điều 82 BLTTHS chỉ quy định: “khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”, trong khi trên thực tế nhiều trường hợp người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thường có vũ khí và rất dễ chống trả ngay nếu bị bắt giữ. Quy định này nhằm khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
+ Về tên gọi trường hợp bắt người đang bị truy nã theo quy định tại Điều 82 BLTTHS, nên quy định tên điều luật là “bắt người theo quyết định truy nã” sẽ chính xác hơn.
* Về áp dụng biện pháp bắt người nước ngoài phạm tội:
+ Cần quy định thêm nội dung bất kỳ người nào cũng có quyền “lục soát tước vũ khí, hung khí của người bị bắt” trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, để phân biệt với biện pháp khám người theo quy định tại Điều 182 BLTTHS. Vì khoản 2 Điều 82 BLTTHS chỉ quy định: “khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”, trong khi trên thực tế nhiều trường hợp người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thường có vũ khí và rất dễ chống trả ngay nếu bị bắt giữ. Quy định này nhằm khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
+ Về tên gọi trường hợp bắt người đang bị truy nã theo quy định tại Điều 82 BLTTHS, nên quy định tên điều luật là “bắt người theo quyết định truy nã” sẽ chính xác hơn.
* Về áp dụng biện pháp bắt người nước ngoài phạm tội:
Khi bắt người nước ngoài phạm tội, ngoài việc tuân theo các quy định từ Điều 79 đến Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), còn phải tuân theo quy định của các văn bản pháp luật khác. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, họ có thể là người không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước khác hiện đang sinh sống tại Việt Nam, họ có địa vị pháp lý khác nhau nên khi phạm tội thì thẩm quyền, thủ tục bắt họ cũng khác nhau.
- Đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự: theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử trọng thị, họ không thể bị bắt, bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu họ phạm tội quả tang thì cơ quan có thẩm quyền chỉ lập biên bản, thu giữ vật chứng, sau đó trả tự do cho họ và báo cáo ngay lên lãnh đạo Bộ Công an, cơ quan đại diện ngoại giao biết để phối hợp, xử lý. Các thủ tục tiếp theo giải quyết bằng con đường ngoại giao.
- Đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự: theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử trọng thị, họ không thể bị bắt, bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu họ phạm tội quả tang thì cơ quan có thẩm quyền chỉ lập biên bản, thu giữ vật chứng, sau đó trả tự do cho họ và báo cáo ngay lên lãnh đạo Bộ Công an, cơ quan đại diện ngoại giao biết để phối hợp, xử lý. Các thủ tục tiếp theo giải quyết bằng con đường ngoại giao.
- Đối với người nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự: phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Công an trong về việc báo cáo xin ý kiến trước khi bắt, giam giữ một số đối tượng đặc biệt, thì việc bắt người nước ngoài phạm tội phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ trước khi bắt; nếu phạm tội quả tang thì ngay sau khi bắt phải báo cáo nhanh nhất lên lãnh đạo Bộ. Quy định này là cần thiết và phù hợp với đặc điểm tình hình trước đây, thời điểm đó số lượng người nước ngoài vào nước ta còn hạn chế, đối tượng phạm tội chưa nhiều, chưa phổ biến.
Thời gian vừa qua, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam và đã thực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng. Khi bắt các đối tượng này, các đơn vị, địa phương có thể chủ động giải quyết mà không cần xin ý kiến trước của lãnh đạo Bộ. Việc báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộ sẽ gây khó khăn, cản trở công tác điều tra, tạo tâm lý ỷ lại cấp trên, thụ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Nghiên cứu về trường hợp bắt người này, cho thấy tại kết luận số 212/BBT ngày 25/5/1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định: “Việc bắt, giam, giữ những người có hành vi phạm pháp là tri thức, văn nghệ sĩ chức sắc trong tôn giáo và dân tộc ít người, người nước ngoài, người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài phải được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ đồng ý”. Sau đó chủ trương trên đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị yêu cầu việc báo cáo xin ý kiến cấp uỷ chỉ trong phạm vi “người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chính trị phản động hoặc phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnh hưởng về chính trị”. Với những trường hợp này, khi Công an cấp tỉnh phát hiện thì Ban giám đốc báo cáo với đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, đồng thời báo cáo với Đảng uỷ Công an Trung ương xin ý kiến chỉ đạo”. Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của TAND tối cao quy định: “đối với vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thì thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án cấp tỉnh”, nếu cấp huyện phát hiện người nước ngoài phạm tội thì phải chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên xử lý. Hiện nay, theo Quyết định số 1044/QĐ - BCA (C11) ngày 05/9/2007 về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp, thì thủ tục bắt đối tượng là người nước ngoài tiến hành như thủ tục bắt được quy định trong BLTTHS. Trong thực tiễn, sau khi bắt những đối tượng này, các cơ quan tiến hành tố tụng thường có văn bản thông báo cho Sở Ngoại vụ để theo dõi, xác định đối tượng có quốc tịch nước nào và thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước họ biết để phối hợp xử lý.
Nghiên cứu thực tiễn về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong Tố tụng hình sự đối với người nước ngoài không có thân phận ngoại giao phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam còn gặp một số khó khăn, vướng mắc:
Nghiên cứu thực tiễn về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong Tố tụng hình sự đối với người nước ngoài không có thân phận ngoại giao phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam còn gặp một số khó khăn, vướng mắc:
Một là, khi tiến hành bắt khẩn cấp hoặc bắt bị can để tạm giam đối với họ phải tuân theo theo quy định của luật Tố tụng hình sự như: đọc và giải thích lệnh bắt, hoạt động này thường phải có người phiên dịch. Khi thi hành lệnh bắt khẩn cấp cũng rất khó thực hiện, vì trường hợp bắt này mang cấp tính cấp bách, người phiên dịch của ta còn ít, khả năng ngoại ngữ của lực lượng tiến hành bắt còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đọc lệnh; giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt chỉ mang tính hình thức, đối tượng bị bắt không hiểu được họ có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia Tố tụng hình sự.
Hai là, Điều 24 BLTTHS cho phép người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vì thế một số đối tượng người nước ngoài đã lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh nhưng họ vẫn cứ dùng ngôn ngữ bản địa giao dịch với cơ quan điều tra. Người phiên dịch của nước ta chủ yếu dùng tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc; các thứ tiếng khác như: Thái Lan, Pakistan, Iran, Nigieria, Ghana, Congo… rất ít người phiên dịch. Khi không giao dịch được thì khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ ban đầu để bắt người phạm tội. Có trường hợp quần chúng bắt người nước ngoài phạm tội quả tang giao cho cơ quan Công an, do bất đồng ngôn ngữ nên cơ quan Công an không lấy lời khai, thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm, khi hết thời hạn tạm giữ thì phải trả tự do cho họ. Như vậy, trường hợp này đã để lọt tội phạm, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Ba là, để bắt người theo quyết định truy nã có kết quả thì trong quyết định này phải có đủ những thông tin về đối tượng bị bắt, thực tế nhiều quyết định truy nã người nước ngoài phạm tội lại thiếu những thông tin cần thiết. Khi có quyết định truy nã người nước ngoài phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt. Công an các tỉnh, thành phải xác định được đầy đủ các thông tin cần thiết về đặc điểm nhân thân, đặc điểm dạng người, quốc tịch của người bị bắt và báo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt đối tượng, đồng thời phải báo ngay cho phòng Quản lý xuất nhập cảnh không làm thủ tục xuất cảnh với các đối tượng trên và ra thông báo truy nã toàn quốc để mọi người phát hiện bắt giữ phục vụ cho yêu cầu giải quyết vụ án.
Để nâng cao hiệu quả bắt người nước ngoài phạm tội, theo chúng tôi phải làm tốt công tác sau:
Quy định rõ hơn thủ tục xử lý đối với người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao có phạm tội quả tang (ai lập biên bản phạm tội quả tang, ai thu giữ vật chứng, thủ tục tiến hành như nào?). Bộ Công an cần ban hành một quy trình quy định về: việc tiếp nhận tin báo về tội phạm có yếu tố nước ngoài, thủ tục xử lý và giải quyết các nguồn tin trên cho đến khi kết thúc hồ sơ, chuyển vụ án tới Viện Kiểm sát để đề nghị truy tố. Cần có quy định riêng, nới rộng hơn về thời gian kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm do người nước ngoài thực hiện.
mọi người ơi, cho mình hỏi chút. có phải trong mọi trường hợp người đã ra lệnh tạm giam có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ lệnh tạm giam đó hay ko
Trả lờiXóaĐiểm b, Khoản 2, Điều 34 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Khoản 3 Điều 34 quy định: Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Trả lờiXóaDo đó, Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ lệnh tạm giam và thay thế bàng biện pháp ngăn chặn khác (Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh...) nếu có đủ căn cứ theo luật định.
Em tui bi cong an ket toi danh bac,vi co con nho nen duoc tai ngoai cho toa an phan xet,nhung vi me benh bo di ki trinh bao ve co quan cong an,vi em toi ko bt luat,,me em toi het benh co cho ve,va sinh song va lam viec..duoc may thang,thi co nguoi noi voi am toi bi cong an ra lenh truy na,em toi co ra cong an dau thu,nhung vi co nguoi bao lanh con cua em gai toi van bu sua me,nen cong an va toa an chap nhan ko bi giam giu..roi vi chong em toi bat con di..em ko suy ngi gi ma lai bo di ko trinh bao lan nua,em tui chi con ra toa ket an nua ma thoi..vay cho tui hoi em tui bi toi gi,va ket an ra sao,lenh truy na co con ko..
XóaQUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ CÓ TRưỚC HAY QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ CÓ TRưỚC
Trả lờiXóaĐiều 161 Bộ Luật tố tụng hình sư quy định về Truy nã bị can như sau:
XóaKhi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.
Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.
Như vậy, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải có trước khi có quyết định truy nã.
Muốn rời khỏi nơi cư trú khoảng 1 tuần khi đang trong thời gian tại ngoại chờ điều tra thì phải làm những thủ tục gì?
Trả lờiXóaĐiều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
Trả lờiXóa"Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó."
Do vậy, nếu muốn rời khỏi nơi cư trú 1 tuần thì người đang được tại ngoại phải xin phép cơ quan điều tra hoặc chính quyền địa phương. Trong thực tế, người đó đến gặp điều tra viên đang thụ lý vụ án của mình và xin phép, nếu điều tra viên đồng ý là được.
MÌNH ĐANG LÀM 1 BÀI TIỂU LUẬN VỀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ KÝ TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ MÀ KHÓ QUÁ. GIÚP MÌNH ĐƯỢC KHÔNG?
Trả lờiXóaCảm ơn Minh Hùng nhiều nhé. Bạn là thần tượng của tôi
Trả lờiXóaNăm mới chúc bạn có thật nhiều sức khỏe, công tác tốt và website tracuuphapluat.info ngày càng phát triển hơn nữa nhé
Trả lờiXóaTrong bài viết có ý "Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này” theo chúng tôi là chưa chính xác, không thống nhất mà phải quy định rõ “không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm”." Mình không đồng ý với quan điểm này. Bị can tức là đã có quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án còn bị cáo thì đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vậy trong trường hợp này vẫn là bắt người thì chính xác hơn
Trả lờiXóa