Hướng dẫn thi hành tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá

Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá mới nhất 2020.
Quy định về tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá mới nhấtSau đây là các văn bản hướng dẫn thi hành về tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá mới nhất.

Hướng dẫn về thi hành tạm giữ, tạm giam

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự
  • Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
  • Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Nghị định 113/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (Hiệu lực 14/12/2021)
  • Thông tư 01/2012/TT-BCA về biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam
  • Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
  • Thông tư 32/2017/TT-BCA về quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam và xử lý vi phạm
  • Thông tư 20/2016/TT-BCA ngày 08/6/2016 của Bộ Công an về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân
  • Thông tư 22/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về công tác quản giáo trong nhà tạm giữ, trại tạm giam
  • Thông tư 27/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về công tác vũ trang bảo vệ cơ sở giam giữ
  • Thông tư 27/2018/TT-BQP về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân
  • Thông tư 23/2018/TT-BQP về quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội

Hướng dẫn về khám, chữa bệnh cho phạm nhân, người bị tạm giữ

Chế độ bồi dưỡng, phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trực tiếp làm công tác thi hành án hình sựcông tác tại trạm giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ

Quy định về thi hành án hình sự

Quy định về Đặc xá

  • Luật Đặc xá 2018
  • Nghị định 52/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đặc xá

Hết hiệu lực (Cập nhật 5/2022)

Ý KIẾN

  1. thuphuong1119@yahoo.com22:41

    mình đang đau đầu 1 câu hỏi, mong bạn giúp mình giải mã: Xác định các thời hiệu chấm dứt của thời hạn bắt tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự. Và đưa ra ý kiến của mình về mặt lập pháp ? giải thích ?
    cảm ơn bạn trước dù có được đáp án hay ko..

    Trả lờiXóa
  2. * Điều 87 Bộ luật TTHS, thời hạn tạm giữ được quy định như sau:

    Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trường hợp cần thiết, có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, có thể gia hạn tạm giữ lần 2 nhưng không quá 3 ngày. Như vậy thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày là chấm dứt. Hết thời hạn tạm giữ thì có 2 trường hợp: chuyển sang tạm giam (bị can) hoặc trả tự do.

    *Điều 120 BLTTHS, thời hạn tạm giam được quy định như sau:

    a) Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải gia hạn tạm giam có thể được gia hạn 1 lần không quá 1 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 3 tháng.

    b) Thời hạn tạm giam không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, có thể được gia hạn tạm giam 2 lần, lần 1 không quá 2 tháng và lần 2 không quá 1 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm nghiêm trọng là 6 tháng.

    c) Thời hạn tạm giam không quá không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, có thể được gia hạn tạm giam 2 lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 9 tháng.

    d)Thời hạn tạm giam không quá không quá 4 tháng đối với tội phạm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có thể được gia hạn tạm giam 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm đb nghiêm trọng là 16 tháng.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh20:55

    bạn trả lời chính xác rồi đấy.chắc bạn công tác bên lĩnh vực có liên quan đến pháp luật.hi

    Trả lờiXóa
  4. Đúng vậy, tớ cũng có chút ít kiến thức về lĩnh vực này nên mới dám trả lời chớ...Cảm ơn bạn đã quan tâm.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh12:31

    cam on cac ban!

    Trả lờiXóa
  6. Lê Đức Trí22:18

    mình nhờ các bạn một tý. cho mình hỏi nếu trong 1 vụ án mà vừa có bị can phạm tội rất nghiêm trọng, vừa có bị can phạm tội ít nghiêm trọng thì áp dụng lệnh tạm giam như thế nào thì phù hợp? có giam người phạm tội ít nghiêm trọng bằng thời hạn người phạm tội rất nghiêm trọng được không. nếu không được thì khi giam người phạm tội ít nghiêm trọng 2 tháng, rất nghiêm trọng 4 tháng, nếu hết 2 tháng lại gia hạn cho người phạm tội ít nghiêm trọng, sau đó hết 4 tháng lại gia hạn cho người phạm tội rất nghiêm trọng thì trong trường hợp này người phạm tội ít nghiêm trọng lại hết lệnh mà không được gia hạn nữa thì xử lý như thế nào? mình bối rối quá. nếu được các bạn cho mình căn cứ pháp lý với. cảm ơn nhiều

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh12:22

    nha toi bi trom 150 trieu dong.Cong an da bat duoc 4 nguoi tren 18 tuoi .Qua dieu tra chung khai la da len ke hoach trom tu truoc khi toi vang nha.chung da be thanh sat cua so dot nhap vao nha.2 nguoi truc tiep gay an, 2 nguoi dung noai canh gioi.
    vay muc an cho nhungnguoi nay la bao nhieu nam? neu cha me biet su biec ma khong trinh bao cong an , ma con cat gui so tien do con minh trom duoc thi co bi lien doi va bi phat gi hay khong?

    Trả lờiXóa
  8. @Nặc danh- 4 người này bị xử phạt tù về Tội trộm cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 138 Bộ Luật hình sự, mức phạt từ 2 năm đến 7 năm vì có tổ chức, tài sản trộm có giá trị trên 50 triệu đến dưới hai trăm triệu. Tuy nhiên, tùy theo vai trò từng người (chủ mưu đề xướng, trực tiếp trộm TS hay giúp sức), tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà mức phạt cụ thể từng người sẽ khác nhau.
    - Nếu cha mẹ biết rõ số tiền mà bọn họ đem về nhà là do trộm cắp mà có thì bị xử lý hình sự theo Điều 250 BLHS (Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có), mức phạt là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu họ chỉ biết sự việc có mang tiền về nhà nhưng không biết rõ số tiền đó do trộm cắp mà có thì không phạm tội.

    Trả lờiXóa
  9. @Lê Đức TríTrích Điều 120 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về Thời hạn tạm giam để điều tra
    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
    2. Trường hợp cần phải gia hạn tạm giam quy định nh­ư sau:
    - Tội phạm ít nghiêm trọng được gia hạn tạm giam 1 lần không quá 1 tháng;
    - Tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn tạm giam 2 lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng;
    3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như­ sau:
    a) Viện kiểm sát cấp huyện có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần 1 đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án thụ lý điều tra ở cấp tỉnh thì Viện kiểm sát tỉnh có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần 1 đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    b) Trường hợp gia hạn tạm giam lần 1 quy định tại điểm a đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát huyện có thể gia hạn tạm giam lần 2 đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát tỉnh có thể gia hạn tạm giam lần thứ 2 đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng.
    4. Trường hợp vụ án thụ lý điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát tối cao.
    6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho ng­ười bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
    Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Những gì bạn hỏi được quy định rất rõ trong điều luật này. Bạn tham khảo Điều 120 theo link sau
    http://www.tracuuphapluat.info/2010/07/toan-van-bo-luat-to-tung-hinh-su-phan_8535.html

    Trả lờiXóa
  10. Tôi nghe người bạn bảo rằng , người thân của bạn đó bị dính đến tội hối lộ ... đang bị tạm giam 3 tháng ( đã thụ lý 9 ngày ) nhưng sao trong thời gian đó lại không thể gặp luật sự hay được gặp thân nhân vậy ?
    Điều đó có đúng không ? Nếu không thì cách thức thăm người đó ra sao ?

    Trả lờiXóa
  11. @StarTrong thời hạn điều tra bị can không được gặp thân nhân là để tránh việc thông cung hoặc những việc khác có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án. Người thân chỉ có thể thăm nuôi bằng cách mang đồ thăm nuôi đến nơi người đó đang bị tạm giam 2 lần/1 tháng. Đến khi có kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì mới được gặp mặt.
    Tuy nhiên người bị tạm giam (bị can) hoặc người thân của bị can có thể yêu cầu luật sư (thuê Luật sư). Người luật sư này được vào trại gặp bị can trong 1 số buổi hỏi cung bị can nhưng chỉ gặp mặt, không được hỏi.

    Trả lờiXóa
  12. @Minh HùngBạn có thể tham khảo văn bản "Thông tư 46/2011/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân"

    theo link

    http://www.tracuuphapluat.info/2011/07/toan-van-thong-tu-462011tt-bca-quy-inh.html

    để rõ hơn về quy định thăm nuôi.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh22:19

    @Minh HùngEm tôi có tham gia một vụ đánh nhau khiến nạn nhân bị thương >14%, từ thời điểm bị bắt đến nay đã hơn 5 tháng 10 ngày, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa nhận được thông báo ngày xét xử, vậy trường hợp của em tôi là áp dụng theo quy định tạm giam như thế nào. xin mọi người cho tôi biết ý kiến với.

    Trả lờiXóa
  14. @Nặc danhBạn không nói rõ là em bạn có sử dụng hung khí khi gây thương tích hay không, để xác định em của bạn phạm tội ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng. Chỉ trả lời chung như sau:
    Điều 120 BLTTHS, thời hạn tạm giam được quy định như sau:
    a) Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải gia hạn tạm giam có thể được gia hạn 1 lần không quá 1 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 3 tháng.
    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 3 tháng, có thể được gia hạn tạm giam 2 lần, lần 1 không quá 2 tháng và lần 2 không quá 1 tháng. Như vậy thời gian tạm giam tối đa đối với tội phạm nghiêm trọng là 6 tháng.

    Sau thời hạn này cơ quan điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiển sát để truy tố. VKS có thời hạn từ 20 đến 30 ngày để hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Tòa án.

    Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng,45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án của VKS, Thẩm phán Tòa án sẽ ra quyết định Đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà.
    Do đó bạn phải liên hệ cơ quan điều tra, VKS hoặc tòa án để biết là hồ sơ vụ án của em bạn do cơ quan nào đang thụ lý.

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh17:56

    Cậu em bị bắt với tội bị can đánh bạc mà theo em biết thì khi đánh bạc cậu em mang dưới 1 triệu mà bây giờ đã 4 tháng tạm giam không xét xử và khi lên Viện kiểm soát thì nói là bên công an chưa chuyễn hồ sơ qua và trong vòng điều tra ... Xin góp ý cho gia đình em bậy giờ nên phải làm sao??? hoặc có thể trả lời gửi email: aikeutuido@yahoo.com cho em Thanks...

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh17:57

    ậu em bị bắt với tội bị can đánh bạc mà theo em biết thì khi đánh bạc cậu em mang dưới 1 triệu mà bây giờ đã 4 tháng tạm giam không xét xử và khi lên Viện kiểm soát thì nói là bên công an chưa chuyễn hồ sơ qua và trong vòng điều tra ... Xin góp ý cho gia đình em bậy giờ nên phải làm sao??? hoặc có thể trả lời gửi email: aikeutuido007@yahoo.com cho em Thanks...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Cậu của bạn đánh bạc với những người khác mà tổng số tiền sử dụng để đánh bạc là trên 2 triệu đồng (bao gồm cả tiền đánh bạc của cậu bạn) nên mới bị khởi tố bị can về tội đánh bạc.
      - Thời hạn điều tra chưa hết nên cơ quan điều tra chưa chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát.

      Xóa
    2. Nặc danh18:54

      a cho e hoi e co mot nguoi ban hien dang bi bat vi toi chom go xua so tien len den hai ty ma co tat ca 9nguoi tham gia vay cho e hoi muc an danh cho toi danh nay la bao nhieu.va neu sau khi su nguoi nha k co dieu kien de boi thuong so tien do thi co bi truy cuu tnhs k a vi so tien ni can trom cap dc dung vao viec an choi tieu sai chu k he mang ve cho bo me

      Xóa
  17. Nặc danh08:28

    Anh chị vui lòng cho em hỏi: Em có 1 người bạn là nhân viên giao hàng của 1 công ty. Trong khi đó người quản lí của anh ấy có 1 món hàng( hàng thừa của kho) rồi tự ý lấy thông tin khách hàng nhờ bạn em đi giao. Công an điều tra và bạn em đã khai nhận có giao món hàng đó, còn người quản lý thì không thừa nhận. Xin cho em ý kiến giờ bạn em phải làm sao và có bị truy tố hình sự ko. Xin cám ơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hỏi không rõ ý lắm nên chỉ có thể trả lời bạn như sau: Nếu bạn của bạn làm theo lệnh của người quản lý (tức là giao hàng đó cho khách hàng) mà không biết anh ta đã làm sai quy định thì bạn của bạn không bị xử lý gì cả.

      Xóa
  18. Nặc danh02:56

    Anh chị vui lòng cho em hỏi:khi nào thì người thân có thể vào thăm người đang bị tạm giữ và như thế nào thì được gọi là "tội ít nghiêm trọng"hay "tội nghiêm trọng".xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh13:54

    Anh chị cho em hỏi:thủ tục,điều kiện để được xin tại ngoại trong thời gian hồ sơ đã chuyển tòa.Nếu bản kết luận điều tra bạn tôi vi phạm vào khoản 1 điều 104 BLHS thì khả năng có xin tại ngoại được không?xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh19:13

    Cac ban cho minh hoi bi toi pha hoai tai san Ruoi 20 tr thi pham tou it nghiem trong co don bsi nai voi don sin dut don kien thi bi toi nhu the nao. Ma tai sao lai giam giu khong cho gap nguoi than. Gay an lan dau

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh19:24

    Cac ban cho minh hoi bi toi pha hoai tai san ruoi20 tr toi khong nghiem trong co giay bai nai don sin rut don kien. Pham toi lan dau. Tai sao cong an khong nhan don ma cu giam giu nguoi khong cho gap than nhan da bi bat 1thang5 ngay roi. Minh dang boi roi qua. Co ai biet tu van gip minh voi minh cam on rat nhieu.

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh08:20

    tai dia phuong minh, vua co 1vu 1dang vien chat 3cay go lam chuang chau.1cay trai,2cay soi,da bi cong an huyen va kiem lam huyen bat.tam giam 3ngay.vay co dung voi phap luat ko,dieu dang noi o day khi bat.nguoi ay ko chong cu ma van bi khoa tay va chan nhu vay co dung ko

    Trả lờiXóa
  23. Nặc danh11:41

    Bạn tôi tên A bị cơ quan csđt bắt tạm giam và đã bị vks tố tụng hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ tháng 6/2012. Số tiền là trên 1,5 tỷ vnd. Giữa tháng 1/2013 thì tòa án mới xử và gia đình A cũng có thuê luật sư bào chữa và tòa án hoãn lại phiên tòa để điều tra bổ sung xem xét đưa vụ án xuống dân sự. Nhưng đến nay cq điều tra vẫn cách ly hoặc là cố tình làm sai luật không tra tự do. Vụ án không đủ chứng cứ để tố tụng hình sự và tòa án hoãn phiên tòa như vậy thi việc bắt tam giam người của cqđt như vậy có đúng không??? Tính đến nay thì đúng 6 tháng A bị bắt tạm giam, nhưng nay vẫn bị tạm giam mà cqđt không có được 1 văn bản nào để giải thích về việc A vẫn đang bị bắt. Nhờ các bác nào hiểu rõ luật giải thích dùm e với, cảm ơn nhiều. Email: pakcheululk@yahoo.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung có nghĩa là vẫn còn đang trong quá trình điều tra nên việc cơ quan điều tra tiếp tục tạm giam A là đúng quy định. Luật quy định chỉ thông báo tạm giam gởi gia đình và chính quyền địa phường 1 lần lúc vừa bị bắt.

      Xóa
  24. Nặc danh23:16

    Mọi người ơi! Em có một cậu bạn ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Mẹ cậu ấy ở nhà một mình và bị đánh gãy 2 tay, 2chân và đánh vào đầu đến chết! Công an Huyện, tỉh vào điều tra mà 2năm rồi vẫn chưa ra hung thủ! Khi hỏi c.a huyện thì đc trả lời là không có chứng cứ để tam giam nghi phạm. Giờ cũg không biết làm thế nào nữa! Bao jờ pháp luật mình mới trả được côg bằng cho người đã khuất! Kính mong mọi người chỉ dùm e đường đi nước bước để mẹ bạn em được an nghỉ với! Cảm ơn mọi người rất nhiều!

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh18:22

    neu bi bat vi toi trom cap tai san khoang 150trieu thj bao nhieu nam tu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh04:28

      Neu nhu khong co chung cu thi chi con 1cach ban cua ban nen tim den nha ngoai cam de hoi me ban ay ai la hung thu va truy tim dau vet nuoc ta hien nay co rat nhieu nha ngoaicam gioi da duoc cong nhan.theo minh nguoi gioi nhat la co phan thi bich hang co the noi chuyen voi linh hon qua anh hay bat cu noi dau chuc ban cua ban mau tim duoc hung thu

      Xóa
  26. Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    Trả lờiXóa
  27. Nặc danh10:19

    em toi pham toi trom cap tai san so tien la 15 trieu dong ,va duoc tha ve vi dang nuoi con nho duoi 36 thang tuoi .vay cho hoi khi dua con cua em toi du 36 thang tuoi co bi bat lai hay ko

    Trả lờiXóa
  28. Nặc danh16:39

    Tôi có người thân bị án chung thân tội lừa đảo... với số tiền gần 10 tỷ đồng. gia đình đã khắc phục được 2 tỷ đồng, nhưng Tòa vẫn tuyên án chung thân. vậy cho tôi hỏi mấy ý sau:
    1. Số tiền khắc phục ấy sau này có được làm 1 trong những căn cứ để giảm án chung thân xuống thành án có thời hạn hay ko?
    2. Tòa tuyên phải nộp án phí, nếu gia đình không nộp thì sao? có nộp thì sao? có được tính vào xét giảm án không?
    3. Điều kiện để được xét giảm án sau này?
    4. Một số người trong gia đình tôi là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vậy họ có được Tòa án trao bản án ko? sau bao lâu thì được lấy? chúng tôi phải đến đâu (cụ thể là bộ phận nào) của tòa án để lấy bản án đó?

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh21:17

    tôi và anh T là bạn, anh T đã lấy của tôi 1 cái laptop và 1 chiếc điện thoại IP4s tổng trị giá 40Tr đồng, T đã bán và cầm. Tôi đã báo công an và T bị bắt tạm giam để điều tra. Gia đình T đã thỏa thuận và bồi thường Điện thoại cho tôi còn máy laptop thì công an tạm giữ làm chứng cớ. Gia đình T rất khó khăn, hiện T đang là sinh viên, T chưa phạm tội lần nào. Cho mình hỏi nêu khởi tố vụ án thì T lãnh án như thế nào. Tôi không muốn truy cứu trách nhiệm đối với T, muốn giảm nhẹ tội ccho bạn mình thì phải làm sao. và thời hạn khởi tố cũng như kết thúc vụ án là bao lâu. Mong các bạn tư vấn giúp. chân thành cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - T đã bị bắt tạm giam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc gia đình T tự nguyện bồi thường, T chưa có Tiền án, tiền sự, gia đình khó khăn thì khi đưa ra xét xử chỉ là các tình tiết giảm nhẹ chứ không thể miễn truy cứu TNHS đối với T được.
      - Thời hạn điều tra vụ án đối với hành vi của T là 2 tháng.
      - Mức án cụ thể quy định tại BLHS như sau
      Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
      1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

      Xóa
    2. Nặc danh16:59

      vậy em và gia đình T có được gặp T trong thời gian điều tra không anh. Em là thế nào để bạn em nhẹ tội nhất. Cám ơn rất nhiều

      Xóa
  30. Nặc danh21:19

    em muốn hỏi bạn em đang bị tạm giữ về tội cưỡng đoạt tài sản(e cũng k rõ là cưỡng đoạt tài snar gi, như thế nòa.) đã được 2 ngày. bây jo em muốn tới thăm thì có được gặp mặt không nếu không được gặp thì có thể gửi đồ cho bạn em không? và hành vi và cưỡng đoạt tài sản gì thì bị coi là tội phạm rất nghiêm trọng. nghiêm trọng và ít nghiêm trọng ạ? nếu chỉ là có hành vi cưỡng đoạt tài sản thì công an sẽ tạm giữ trong thời gian bao lâu ạ? mong bác tư vấn giùm, xin ! chân thành cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ luật hình sự quy định về tội này như sau
      Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
      1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
      đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      - Căn cứ vào quy định thì khả năng bạn của bạn phạm vào khoản 1 là mức nghiêm trọng (nếu tài sản trên 50 triệu hoặc có tổ chức, tái phạm...) thì là mức rất nghiêm trọng. Tội này không có mức ít nghiêm trọng. Thời hạn tạm giữ là 3 ngày, tạm giam là 3 tháng.
      - Trong thời gian tạm giam không được gặp mặt, chỉ gởi đồ 2 lần 1 tháng.

      Xóa
  31. Nặc danh08:32

    Người nhà mình bị bắt khi ra đón bạn thì thấy bạn bị công an 113 đang hỏi thì chạy lại cùng bạn. Người bạn này khi đó đã nói với CA rằng còn thằng này nữa. Và rồi người nhà mình cũng bị bắt. Tại chỗ tạm giữ thì chúng tôi biết người kia mang trong mình 1 tép heroin và khai mua về cho 2 người sử dụng. Hôm nay là ngày thứ 3 tạm giữ.
    Tôi xin hỏi trong trường hợp này thì người nhà tôi sẽ ra sao?

    Trả lờiXóa
  32. Bạn em bị kết tội 7 năm tù về tội Trộm Cắp Tài Sản,bị giam từ ngày 11/1/2013 đến nay,vậy cho em hỏi thì có được đặc xá không ạ?,muốn được đặc xá thì phải làm sao

    Trả lờiXóa
  33. Bạn em bị kết tội 7 năm tù về tội Trộm Cắp Tài Sản,bị giam từ ngày 11/1/2013 đến nay,vậy cho em hỏi thì có được đặc xá không ạ?,muốn được đặc xá thì phải làm sao

    Trả lờiXóa
  34. Nặc danh06:41

    luat su cho e hoi chong bi danh bai bi bat 1 tuan rui ma chua dc tha luc bi bat tren chieu bac co hon 4trieu ,vay bjo chong e co bi khoi to kg va bi di tu bau lau

    Trả lờiXóa
  35. Nặc danh06:44

    chong e pham toi lan dau va da co lenh tam giam vay bjo e phai lam sao co duoc bao lanh cho chong em duoc tai ngoai cho ngay dieu tra kg

    Trả lờiXóa
  36. Nặc danh01:32

    mọi người cho tôi hỏi cướp giật 2lần có bị coi là cướp giật nhiều lần không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh02:01

      1 hay 2 lân cung vây sô tjên ko qua nhjêu la đc . Hjên nay luât vê tôi cươp gjât nay rât phưc tap . Tôi cung gây ra 3 vu vơj 1 đôj tương khac . Tôg sô tjên lên tơj 5 tr đôg . Le ra chj ơ mưc khoản 1 nhưng cươp gjât co đj băng xe may . Vây la hốc khoan 2 tư 3 đên 10 năm tù . Có ai đj cươp gjât mà đi bộ ko? Hjên tôj đang nợ án ở mưc đâu khoản2

      Xóa
  37. Nặc danh01:35

    mà thế nào là bị coi là cướp giật nhiều lần

    Trả lờiXóa
  38. Nặc danh12:10

    Mình có bạn trai hiện đang bị giam 1 năm ở Chí Hòa. Gia đình cậu ấy không biết 2 đứa mình quen nhau. Mình muốn đi thăm cậu ấy nhưng không biết cán bộ có cho phép không? Bạn giải đáp giúp mình nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh11:21

      Ban phai co so tham nuoi matrongtronglkmmmtrongtrongvd

      Xóa
  39. Nặc danh20:37

    Anh chị em nào biết thì giúp mình với,do mình muốn xin được việc làm nên đã nhờ một người bá trong họ xin giúp,mình đã đưa tiền cho bá hai mươi triệu đồng,mà không làm bất kỳ loại giấy tờ nào,nhưng bá hứa nếu không xin được sẽ hoàn trả số tiền đó,nhưng đến nay đã ba năm rồi mà mình vẫn chưa được bá hoàn lại số tiền,vậy nếu mình muốn kiện thì phải làm như thế nào,liệu mình có bị coi là hối lộ không,rất mong nhận được sự tư vấn từ mọi người

    Trả lờiXóa
  40. Nặc danh21:06

    Anh chị tư vấn giúp,em bị một người bá họ lừa mất số tiền hai mươi triệu,nếu muốn kiện bá thì phải làm như thế nào trong khi em không có một loại giấy tờ nào liên quan

    Trả lờiXóa
  41. Anh chị nào giúp em trả lời : bạn em bị bắt đánh bài tòa tuyên án treo 16 tháng và 3 tháng thử thách,sau khi hết án treo mà chỉ còn án thử thách nhưng bạn e lại bị bắt lần 2 thì bạn e phải chịu án thế nào ạ...(toàn bộ tiền trong sòng bài không tới 2tr) Anh chị nào biết trả lời hộ em.cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  42. Nặc danh01:04

    A chi giúp e voi. E co nguoi a hien nay bi tam giam vi toi trom cap tai san nhung e k bt thoi gian tam giam la bao lau.a cua e moi bi toi lan sau tiên gd co cong voi cach mang vay thi bi tu bao lau a chi
    tu van giúp e voi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      Xóa
  43. Nặc danh10:13

    anh chi cho em hỏi em với chồng em đã có 1 đứa con nhưng chưa đăng kí kết hôn giờ chồng em bị bắt đang chấp hành án tại trại giam hàm tân vậy giờ em phải làm cách nào để có thể được thăm nuôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hỏi thăm lịch thăm nuôi của trại giam Hàm Tân là vào ngày nào trong tuần. Rồi đến đó liên hệ, đăng ký cho gặp mặt. Cán bộ trại sẽ giải quyết cho bạn được gặp chồng bạn.

      Xóa
  44. Nặc danh21:59

    Bạn ơi...có thể cho mình xin các loại biểu mẫu, giấy tờ trong tạm giữ không...? mình cảm ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
Lưu ý:
- Các bạn đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc cần giải đáp vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu.

- Đọc kỹ phần Hỏi - Đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời.

Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Hướng dẫn thi hành tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá
Hướng dẫn thi hành tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá
Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, đặc xá mới nhất 2020.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP6o4TU9vVyVKYSONPG3io_43s1-Htd8bQmMlMm2ZgWxiYvzwkWZ9p8BuSC6LtVsFqbFFwb_CV_rSwYfdlVkWGfWMc2lSYWLxIVo-0DmjrWH_mLYJhSSvjuqXOnoK-KRAlwpqKG9ygYn4/s1600/thihanhanhinhsu.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP6o4TU9vVyVKYSONPG3io_43s1-Htd8bQmMlMm2ZgWxiYvzwkWZ9p8BuSC6LtVsFqbFFwb_CV_rSwYfdlVkWGfWMc2lSYWLxIVo-0DmjrWH_mLYJhSSvjuqXOnoK-KRAlwpqKG9ygYn4/s72-c/thihanhanhinhsu.jpg
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2010/03/cac-van-ban-phap-luat-quy-inh-ve-tam.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2010/03/cac-van-ban-phap-luat-quy-inh-ve-tam.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content