Hiện tại theo Luật Giao thông đường bộ và Thông tư hướng dẫn, hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có 13 loại bằng lái xe (4 hạng bằng cho xe máy và 9 hạng bằng cho xe ô tô gồm: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
Theo Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kể từ ngày 01/01/2025 sẽ áp dụng 15 hạng giấy phép lái xe mới, gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E.
Sau đây là bảng so sánh các hạng bằng lái xe theo quy định cũ và quy định mới:
STT |
Luật Giao thông đường bộ |
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ |
GHI CHÚ |
||
Hạng bằng |
Đối tượng được cấp bằng |
Hạng bằng |
Đối tượng được cấp bằng |
||
1 |
A1 |
- Người lái xe mô tô 2 bánh dung tích
xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. - Người khuyết tật lái xe mô tô ba
bánh đặc thù. |
A1 |
- Người lái môtô 2 bánh đến 125 cm3
hoặc công suất động cơ điện đến 11kW. - Người khuyết tật lái xe mô tô ba
bánh đặc thù. |
Điều khiển xe gắn máy (có vận tốc đến 50 km/h hoặc dung tích đến 50 cm3 hoặc công suất động cơ điện đến 04 kW): không cần bằng lái |
2 |
A2 |
Người lái xe mô tô 2 bánh dung tích
xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 |
A |
Người lái môtô 2 bánh trên 125 cm3
hoặc công suất động cơ điện trên 11kW và các loại xe quy định cho GPLX A1 |
|
3 |
A3 |
Người lái xe mô tô ba bánh, các loại
xe quy định cho GPLX A1 |
B1 |
Người lái môtô 3 bánh và các loại xe
quy định cho GPLX hạng A1 |
|
4 |
A4 |
Người lái máy kéo có trọng tải dưới 1
tấn |
Bỏ hạng A4 (Máy kéo được xếp vào
nhóm xe máy chuyên dùng nên đưa vào hạng B) |
|
|
5 |
B1 (Số tự động) |
Người điều khiển các loại xe sau: - Ôtô số tự động 9 chỗ ngồi trở xuống
(tính cả ghế lái); - Xe tải, kể cả xe tải chuyên dùng số
tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn; - Ôtô dùng cho người khuyết tật. |
B (gộp bằng B1 số tự động, B1 và B2) |
Người lái các loại xe sau: - Ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái); - Xe tải và xe chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500kg; - Các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có
kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg. Người khuyết tật điều khiển xe ô tô
được cấp GPLX hạng B để lái xe ô tô số tự động. |
Các hạng giấy phép lái xe ô tô |
6 |
B1 |
Người không hành nghề lái xe điều
khiển các loại xe sau: - Xe chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả
người lái; - Xe tải, kể cả xe tải chuyên dùng có
trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng
tải thiết kế dưới 3,5 tấn |
|||
7 |
B2 |
Người hành nghề lái xe điều khiển các
loại xe sau đây: - Người lái xe ôtô 4 - 9 chỗ, ôtô
chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn - Các xe quy định cho GPLX B1 |
|||
8 |
C |
- Người lái xe ôtô 4 - 9 chỗ, ôtô tải
kể cả ôtô tải chuyên dùng và ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn
trở lên - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng
tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên - Các loại xe quy định cho GPLX B1,
B2 |
C1 (Tách từ hạng C cũ) |
Người lái các loại xe sau: - Xe tải và xe chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3,5 tấn đến 7,5 tấn; - Xe tải quy định cho GPLX hạng C1 có kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; - Các loại xe quy định cho GPLX hạng B. |
|
C (Tách từ hạng C cũ) |
Người lái các loại xe sau: - Xe tải và xe chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7,5 tấn; - Xe tải quy định cho GPLX hạng C kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; - Các loại xe quy
định cho GPLX hạng B và hạng C1. |
||||
9 |
D |
- Ôtô chở người từ 10 - 30 chỗ, kể cả
chỗ của người lái xe - Các loại xe quy định cho bằng lái
B1, B2, C |
D1 (Tách từ hạng
D cũ) |
Người lái các loại xe sau: - Ô tô chở người trên 8 chỗ đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái); - Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; - Loại xe quy
định cho GPLX các hạng B, C1, C. |
|
D2 (Tách từ hạng
D cũ) |
Người lái các loại xe sau: - Ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái), - Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; - Loại xe quy định cho GPLX hạng B, C1, C, D1. |
||||
D (Tách từ hạng
D cũ) |
Người lái các loại xe sau: - Ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái); - Xe giường nằm; - Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750kg; - Các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C1, C, D1, D2. |
||||
10 |
E |
Ôtô chở người trên 30 chỗ; loại xe
quy định cho bằng lái B1, B2, C, D. |
Chuyển thành GPLX hạng D (Theo quy định mới) |
||
11 |
FB2 |
người có bằng hạng B2 điều khiển loại
xe được quy định cho GPLX hạng B2 kéo theo rơ moóc, có trọng tải thiết kế
trên 750 kg, sơ mi rơ moóc |
BE |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng B kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg |
|
FC |
người có bằng hạng C điều khiển các
loại xe được quy định cho GPLX hạng C kéo theo rơ moóc, có trọng tải thiết kế
trên 750 kg, sơ mi rơ moóc |
C1E |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng C1 kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg. |
||
CE |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng C kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg; xe ô tô
đầu kéo kéo sơ mi rơ-moóc |
||||
FD |
người có bằng hạng D điều khiển loại
xe được quy định cho GPLX hạng D kéo theo rơ moóc, có trọng tải thiết kế trên
750 kg, sơ mi rơ moóc |
D1E |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng D1 kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg |
||
D2E |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng D2 kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg. |
||||
DE |
Người lái xe ô tô quy định cho GPLX
hạng D kéo rơ-moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg; xe ô tô
chở khách nối toa |
||||
FE |
người có bằng hạng E điều khiển loại
xe được quy định cho GPLX hạng E kéo theo rơ moóc, có trọng tải thiết kế trên
750 kg, sơ mi rơ moóc |
Chuyển thành GPLX hạng DE (theo quy định mới) |
Có thể đối chiếu các hạng bằng lái xe theo bảng như sau:
Để phân biệt các loại bằng lái xe ô tô và mô tô theo quy định của Luật mới và Luật cũ, có thể phân tích cụ thể như sau:
Đối với xe mô tô:
- Người đang có bằng lái mô tô không thời hạn hạng A1 hiện hành thì vẫn tiếp tục sử dụng để điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175cc, không phải đổi sang GPLX mới. Khi có nhu cầu đổi bằng hoặc do bị mất bằng phải làm lại (vào thời điểm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã có hiệu lực) thì sẽ được cấp GPLX thành hạng A1 hoặc A theo Luật mới. Lúc đó có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu lái xe có dung tích xy lanh từ 125cm3 trở xuống (ví dụ: xe AirBlade) mà đang có bằng A1 thì vẫn sử dụng bình thường. Trường hợp bị mất bằng lái phải làm lại hoặc cần đổi lại vào thời điểm luật mới đã có hiệu lực thì sẽ được cấp thành bằng A1 (tên gọi giống như bằng cũ) và vẫn được điều khiển các loại xe như cũ.
- Nếu lái xe có dung tích trên 125cm3 (ví dụ: SH 150, Exciter 150 cm3) mà đang có bằng A1 thì vẫn tiếp tục sử dụng bằng này. Nếu phải đổi lại bằng lái mà lúc đó luật đã có hiệu lực thì sẽ được cấp thành bằng A. Và sẽ được lái tất cả các loại xe mô tô, xe điện.
- Người lái xe mô tô đang sử dụng bằng A2 điều khiển xe trên 175cm3 (ví dụ xe Kawasaki Z1000), tương tự như trên, nếu bị mất phải làm lại hoặc cần đổi bằng (sau thời điểm luật mới có hiệu lực) thì sẽ được cấp thành bằng A và được điều khiển tất cả các loại xe mô tô, xe máy điện.
- Người lái xe máy dưới 50 cm3, xe điện có công suất động cơ điện không vượt quá 4 KW: hiện tại không cần có bằng lái. Đến khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực cũng không cần có bằng lái.
- Người lái xe điện có công suất động cơ điện trên 4 KW đến 11 KW thì hiện tại không cần có bằng lái, nhưng khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực phải đi thi lấy bằng A1 (loại mới, tương đương bằng A1 hiện tại) thì mới được lái xe.
- Người lái xe điện có công suất động cơ điện trên 11 KW thì hiện tại không cần có bằng lái. Khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, phải đi thi lấy bằng A (tương đương bằng A2 hiện tại) mới được lái xe.
Đối với xe ô tô:
Người đang có giấy phép lái xe ô tô các hạng (GPLX có thời hạn) thì vẫn tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX. Đến thời hạn cần đổi bằng hoặc bị mất bằng mà Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 thì sẽ được đổi bằng sang hạng bằng mới, chi tiết cụ thể như sau:
- Nếu đang sử dụng GPLX hạng B1 (số tự động hiện hành) thì tiếp tục sử dụng cho đến thời hạn 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ). Khi hết thời hạn, mà buộc phải đổi bằng (vào thời điểm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực) thì sẽ đổi thành GPLX hạng B (được điều kiển các loại xe theo bảng so sánh nói trên).
- Nếu đang sử dụng GPLX hạng B2 thì tiếp tục sử dụng cho hết thời hạn 10 năm. Khi hết thời hạn theo quy định mà Luật GTĐB mới có hiệu lực thì sẽ đổi thành GPLX hạng B (và được điều khiển các loại xe theo bảng so sánh nêu trên).
- Đối với người thi lấy bằng lái ô tô các hạng mới lần đầu kể từ khi Luật mới có hiệu lực thì sẽ được cấp GPLX theo hạng GPLX mới.
Một số lưu ý về các hạng bằng lái:
- Khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không “hồi tố” đối với các bằng lái xe cũ. Người đã được cấp bằng lái không phải thi lại bằng, đổi bằng.
- Với trường hợp mất bằng lái xin cấp lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm các thủ tục chuyển đổi sang hạng tương đương.
Lý do phân hạng các bằng lái xe mới:
- Việc thay đổi các hạng giấy phép lái xe là để phù hợp với quy chuẩn Quốc tế, Công ước Viên về giấy phép lái xe quốc tế.
- Tạo điều kiện cho việc sử dụng giấy phép lái xe của Việt Nam ở nước ngoài và giấy phép lái xe nước ngoài tại Việt Nam.
Đối chiếu với các hạng bằng lái xe trong dự thảo Luật GTĐB mới thì sẽ tương ứng với các hạng bằng mới như sau:
Bộ giao thông vận tải đường bộ có hai trang Web lưu thông tin GPLX 1 là hosogplx.gov.vn 2 là trang GPLX. gov.cn giờ sở sử dụng trang nào ạ
Trả lờiXóaTrang gplx.gov.vn là trang chính của Tổng cục đường bộ nhé bạn.
XóaĐc cấp lại giấy phép lái xe bị mất thì có khác số phôi của bằng cũ không ạ
Trả lờiXóaSố bằng lái không thay đổi sau khi được cấp lại nhé bạn.
Xóa