I. Căn cứ pháp lý
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi bổ sung năm 2017), như sau:
II. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Chủ thể thực hiện tội phạm:
2. Khách thể của tội phạm:
3. Mặt khách quan của tội phạm:
3.1 Hành vi khách quan:
Ví dụ: A nói dối với B là mẹ của A ốm phải đưa vào bệnh viện cấp cứu; B tin và đưa xe máy cho A để A đưa mẹ đi cấp cứu. A đem xe ra tiệm cầm đồ cầm cố lấy 10.000.000 đồng, sử dụng đánh bạc thua hết. Nhưng trong một hoàn cảnh khác, A không nói dối với B là mẹ của mình bị bệnh mà lại nói dối với B là mựơn xe chở bạn gái về rồi đem cầm cố lấy tiền đánh bạc. Như vậy việc người phạm tội có hành vi cụ thể nào để đánh lừa được người khác là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người phạm tội sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp đồng... Thực tế để xác định hành vi gian dối, thường căn cứ vào các chứng từ, tài liệu, giấy tờ giả (như Hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất, giấy vay tiền…) mà đối tượng dùng để tạo niềm tin cho chủ tài sản, làm cho chủ tài sản tin để giao tài sản để xác định. Ví dụ: Trong các vụ án lừa đảo Ngân hàng, đối tượng phạm tội thường xây dựng phương án kinh doanh khống, làm giả hồ sơ tài sản thế chấp…để được vay vốn sau đó chiếm đoạt mà không có khả năng trả nợ.
Đây cũng là đặc điểm để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài sản để chủ tài sản giao tài sản. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản sảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin) của chủ tài sản.
Thực tiễn xét xử còn nhiều trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn gian dối, cũng có hành vi chiếm đoạt, nhưng hành vi này đã được Bộ luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác như: hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng là hành vi phạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả; hành vi lừa đảo chiếm đoạt các chất ma tuý là hành vi phạm tội chiếm đoạt chất ma tuý; hành vi lừa đảo chiếm đoạt vũ khí là hành vi phạm tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng.v.v...
Một điểm cần lưu ý là, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội thường tìm kiếm, phát hiện những cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có tài sản. Tiếp đó, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm nơi quản lý tài sản mà tội phạm sẽ thực hiện các thủ đoạn gian dối như chuẩn bị các giấy tờ giả, hợp đồng giả, nghĩ cách tiếp cận bị hại. Để có cách tiếp xúc phù hợp, nhanh chóng gây được lòng tin với người bị hại, người phạm tội thường dùng lời nói kết hợp với giấy tờ, đồ vật, hàng hóa giả để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc xác định đúng bị hại, đối tượng chiếm đoạt, thời điểm chiếm đoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh. Ví dụ: Đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn đa cấp thì một cá nhân có thể vừa là bị hại vừa là tội phạm…Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau (đây là cấu thành cơ bản, tức khoản 1, thuộc tội phạm ít nghiêm trọng):
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá trị thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu TNHS đối với người đó. Trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo CĐTS có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó.
Ví dụ: lừa đảo chiếm đoạt sợi dây chuyền vàng đem bán thì mới biết là vàng giả thì vẫn bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo CĐTS.
Nếu giá trị tài sản dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp:
- a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản (có thể là hành vi trộm cắp tài sản hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt khác) mà còn vi phạm.
Ví dụ:
- b) Đã bị kết án về tội lừa đảo CĐTS hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (Tội Cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Ví dụ: Ngày 06/12/2022, L sử dụng tài khoản Facebook nhắn tin cho anh T đặt mua xe đạp của anh T với giá 1.900.000 đồng. Anh T yêu cầu L thanh toán chuyển tiền vào tài khoản Ngân hàng của anh thì mới giao xe. L dùng tài khoản Ngân hàng ACB của mình chuyển tiền đặt cọc 100.000 đồng đến tài khoản ngân hàng của anh T. Sau đó L làm giả hình ảnh chuyển tiền thành công số tiền 2.000.000 đồng đến tài khoản của anh T, rồi chụp ảnh màn hình điện thoại hình ảnh này gửi cho anh T và hẹn giao xe tại phường L, thành phố N. Sáng ngày 07/12/2022, sau khi nhận được xe, L đem xe đi bán. Trị giá xe bị L chiếm đoạt là 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên do L đã có 01 tiền án 4 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chưa xóa án tích. Do đó, L đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 174 BLHS.
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: là gây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội mà cụ thể là gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân; gây khó khăn trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ví dụ: Đối tượng liên tục thực hiện những vụ lừa đảo nhắm vào những người già để chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn của họ, gây phẫn nộ cho người dân về tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
- d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Việc xác định tài sản trộm cắp là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc biệt quan trọng, là chỗ dựa, phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn.
Ví dụ: Bị lừa lấy mất chiếc xe máy dùng để chở khách và tiền thu được từ việc chở khách là khoản thu chính của gia đình;
Ngoài ra theo hướng dẫn tại Mục I.3 của Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thì: Trường hợp một người nhiều lần thực hiện hành vi lừa đảo CĐTS, nhưng mỗi lần trị giá tài sản bị xâm phạm dưới 2 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu TNHS, đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng trị giá tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên 2 triệu đồng, thì người đó phải bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo CĐTS, nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
3.2 Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168 (Cướp tài sản), 169 (Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Cưỡng đoạt tài sản), 171 (Cướp giật tài sản), 172 (Công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (Trộm cắp tài sản), 175 (Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến ANTT, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm.
4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thực tế việc chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội thường căn cứ vào tài sản thực có, tình trạng tài chính, nhu cầu tài sản của người phạm tội kết hợp với lời khai nhận của người phạm tội như thế nào. Thông thường trước khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị rơi vào hoàn cảnh nợ nần do thua cờ, bạc, lô đề, kinh doanh…, không có khả năng trả nợ cho chủ nợ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.
III. Về hình phạt:
1. Hình phạt chính đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
1. Khoản 1 (tội phạm ít nghiêm trọng): Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan (đã phân tích ở trên).
2. Khoản 2 (tội phạm nghiêm trọng): Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- a) Có tổ chức: là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp: Hiện chưa có quy định thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Tuy nhiên tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS 2015 về tội rửa tiền thì tình tiết “Có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 BLHS 2015 là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập;
- c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- d) Tái phạm nguy hiểm: Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS thì người phạm tội lừa đảo CĐTS bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu: 1. Đã bị kết án về tội lừa đảo CĐTS (theo khoản 3, 4 Điều 174 BLHS), chưa được xoá án tích mà lại phạm tội lừa đảo CĐTS (theo khoản 3, 4 Điều 174); 2. Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội lừa đảo CĐTS.
- đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt: “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
3. Khoản 3 (tội phạm rất nghiêm trọng): Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo CĐTS. Tình tiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai, dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh.
4. Khoản 4 (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng): Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp: Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội lừa đảo CĐTS là trường hợp người phạm tội dựa vào các hoàn cảnh nêu trên để thực hiện tội phạm. Mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo CĐTS trong trường hợp này phụ thuộc vào tính chất của hoàn cảnh chiến tranh; tính chất, mức độ của tình trạng khẩn cấp.
2. Hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo CĐTS
IV. Về xử lý hành chính, dân sự đối với hành vi lừa đảo CĐTS
1. Về xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi "Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2. Về chế tài dân sự
Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại này được thực hiện theo quy định của Chương XX Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng./.
Ý KIẾN