Thông tư 28/2013/TT-BCA quy định về kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
BỘ
CÔNG AN
-------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 28/2013/TT-BCA
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH
CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP
ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Thông tư quy định về kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này quy định về Giấy kiểm tra điều lệnh, thẩm quyền cấp, đối tượng được cấp,
thủ tục cấp, quản lý và sử dụng Giấy kiểm tra điều lệnh; nhiệm vụ, quyền hạn,
trang phục, trang bị, bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ và phương pháp kiểm
tra điều lệnh; quy trình kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông
tư này áp dụng đối với:
1. Các
đơn vị Công an nhân dân;
2. Sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ
quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; học sinh, sinh viên các học viện, trường
Công an; công nhân viên Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân);
3. Công
an xã, thị trấn.
Chương 2.
GIẤY KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 3. Mẫu Giấy kiểm tra
điều lệnh Công an nhân dân
1. Giấy
kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân sử dụng thống nhất theo Mẫu số 1 ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Tổng
cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân quản lý việc in và cấp Giấy kiểm tra điều
lệnh Công an nhân dân cho Công an các đơn vị, địa phương theo đề nghị của Cục
Công tác chính trị.
Điều 4. Thẩm quyền cấp, đối
tượng được cấp, thủ tục cấp, quản lý và sử dụng Giấy kiểm tra điều lệnh Công an
nhân dân
1. Thẩm
quyền cấp, đối tượng được cấp và thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy kiểm tra điều
lệnh Công an nhân dân
a) Thẩm
quyền cấp, đối tượng được cấp Giấy kiểm tra điều lệnh
- Tổng
cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân ký cấp, cấp đổi và cấp
lại Giấy kiểm tra điều lệnh cho lãnh đạo Cục Công tác chính trị phụ trách công
tác điều lệnh và cán bộ, chiến sĩ Phòng Điều lệnh, quân sự, võ thuật thuộc Cục
Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Tổng
cục trưởng ký cấp, cấp đổi và cấp lại Giấy kiểm tra điều lệnh cho lãnh đạo cục,
lãnh đạo phòng phụ trách và cán bộ, chiến sĩ làm công tác kiểm tra điều lệnh cấp
tổng cục; tư lệnh bộ tư lệnh, giám đốc học viện, hiệu trưởng trường Công an
nhân dân; giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc sở Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy ký cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy kiểm tra điều lệnh
cho lãnh đạo phòng phụ trách và cán bộ, chiến sĩ làm công tác kiểm tra điều lệnh
thuộc cấp mình.
b) Thủ
tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy kiểm tra điều lệnh
- Cấp
Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân khi có công văn đề nghị của đơn vị quản
lý cán bộ; quyết định điều động hoặc văn bản phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh;
3 (ba) ảnh màu cỡ 20mm x 27mm, chụp kiểu chân dung, nền ảnh màu xanh, mặc trang
phục thu đông và đội mũ kêpi Công an nhân dân.
- Đổi
Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân khi hết thời hạn sử dụng hoặc Giấy kiểm
tra điều lệnh bị rách, mờ, hỏng, cấp đổi Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân
dân khi có công văn đề nghị của đơn vị quản lý cán bộ; 3 (ba) ảnh màu cỡ 20mm x
27mm, chụp kiểu chân dung, nền ảnh màu xanh, mặc trang phục thu đông và đội mũ
kêpi Công an nhân dân; Giấy kiểm tra điều lệnh đã hết hạn hoặc bị rách, mờ, hỏng.
- Cấp
lại khi bị mất Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân. Cấp lại Giấy kiểm tra điều
lệnh Công an nhân dân khi có công văn đề nghị của đơn vị quản lý cán bộ; 3 (ba)
ảnh màu cỡ 20mm x 27mm, chụp kiểu chân dung, nền ảnh màu xanh, mặc trang phục
thu đông và đội mũ kêpi Công an nhân dân; báo cáo nêu rõ lý do bị mất Giấy kiểm
tra điều lệnh của cán bộ, chiến sĩ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
2. Sử
dụng, quản lý, thu hồi Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
a) Sử
dụng Giấy kiểm tra điều lệnh
Giấy
kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân chỉ sử dụng khi làm nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh.
Cán bộ, chiến sĩ khi tiến hành kiểm tra điều lệnh phải mang theo và xuất trình
Giấy kiểm tra điều lệnh khi có yêu cầu.
b) Quản
lý Giấy kiểm tra điều lệnh
- Giấy
kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân phải được quản lý chặt chẽ, có sổ giao nhận
và được bảo quản, giữ gìn cẩn thận; nếu sử dụng Giấy kiểm tra sai mục đích hoặc
làm mất mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật như đối với các vi phạm
về quản lý, sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân.
- Đơn
vị trực tiếp quản lý cán bộ và cán bộ kiểm tra điều lệnh chịu trách nhiệm chính
trong việc quản lý Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
- Thủ
trưởng Công an các đơn vị, địa phương định kỳ hằng năm và đột xuất kiểm tra việc
quản lý, sử dụng Giấy kiểm tra điều lệnh ở đơn vị, địa phương mình.
- Cục
Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân định kỳ hằng
năm và đột xuất kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng Giấy kiểm tra điều lệnh của
Công an các đơn vị, địa phương.
c) Thu
hồi Giấy kiểm tra điều lệnh
Đơn
vi trực tiếp quản lý cán bộ có trách nhiệm thu hồi và nộp về cho đơn vị cấp Giấy
kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân, khi cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh
nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành, chuyển sang lĩnh vực công tác khác hoặc
không được giao nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
Chương 3.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRANG PHỤC, TRANG BỊ,
BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN
NHÂN DÂN
Điều 5. Nhiệm vụ của cán
bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Nêu
cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công tác, học tập, rèn luyện và chấp
hành điều lệnh Công an nhân dân; nắm vững các văn bản chỉ đạo, các quy định về Điều
lệnh nội vụ, Điều lệnh đội ngũ và Nghi lễ Công an nhân dân; thực hiện đúng Quy
trình kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.
2. Thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên
Cán bộ
kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân của Bộ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của
lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và lãnh
đạo Cục Công tác chính trị; Cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh của Công an
đơn vị, địa phương thực hiện sự chỉ đạo của Bộ và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương về công tác kiểm tra điều lệnh Công an
nhân dân.
3. Kiểm
tra, đôn đốc, phát hiện, biểu dương, đề xuất khen thưởng; nhắc nhở, chấn chỉnh
và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về điều lệnh Công an nhân dân.
4. Báo
cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót,
bất cập trong các văn bản quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác điều lệnh
Công an nhân dân.
5. Hướng
dẫn Công an đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy
định về Điều lệnh Công an nhân dân.
Điều 6. Quyền hạn của cán
bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Chấn
chỉnh hoặc lập biên bản đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh
Công an nhân dân
a) Lãnh
đạo Cục Công tác chính trị phụ trách công tác điều lệnh; cán bộ Phòng Điều lệnh
quân sự, võ thuật thuộc Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được quyền kiểm tra chấn chỉnh hoặc lập
biên bản và đề nghị xử lý đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh
trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
b) Lãnh
đạo phụ trách công tác điều lệnh và cán bộ làm công tác điều lệnh của Công an
các đơn vị, địa phương khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh được quyền:
- Chấn
chỉnh hoặc lập biên bản đối với đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công
an nhân dân thuộc đơn vị, địa phương quản lý;
- Chấn
chỉnh hoặc lập biên bản cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, địa phương khác đến công
tác, học tập, sinh hoạt tại đơn vị, địa phương nếu có vi phạm điều lệnh;
- Chấn
chỉnh hoặc lập biên bản đối với những cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị, cơ quan,
nhà trường đóng quân tại địa phương mình khi những cán bộ, chiến sĩ đó vi phạm điều
lệnh ngoài phạm vi cơ quan, doanh trại đóng quân; thông báo cho đơn vị, địa
phương quản lý cán bộ vi phạm điều lệnh biết để xử lý; đồng thời gửi thông báo
về Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để theo
dõi chung.
2. Lập
biên bản tạm giữ những tài liệu, phương tiện, đồ vật có liên quan đến hành vi
vi phạm điều lệnh để phục vụ công tác xử lý.
3. Sử
dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi
âm, máy đo nồng độ cồn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh công khai thường
xuyên, đột xuất.
4. Hóa
trang (không mặc trang phục Công an nhân dân), sử dụng các phương tiện kỹ thuật
như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra bí mật.
5. Buộc
cán bộ, chiến sĩ vi phạm nghiêm trọng điều lệnh Công an nhân dân về trụ sở cơ
quan hoặc đơn vị Công an nơi gần nhất để giải quyết.
Điều 7. Trang phục, trang
bị kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Trang
phục
Khi
tiến hành kiểm tra, cán bộ kiểm tra điều lệnh mặc trang phục Công an nhân dân,
tư thế, lễ tiết tác phong nghiêm túc, đeo băng kiểm tra điều lệnh Công an nhân
dân theo quy định (trừ trường hợp kiểm tra bí mật).
2. Trang
bị
a) Khi
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh, tùy theo điều kiện cụ thể, cán bộ kiểm
tra được sử dụng ô tô, mô tô, máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm,
máy đo nồng độ cồn và các phương tiện cần thiết khác.
b) Việc
sử dụng phương tiện, thiết bị trong các trường hợp kiểm tra bí mật phải đảm bảo
yêu cầu công tác, không để lộ cuộc kiểm tra.
Điều 8. Bố trí lực lượng,
phân công nhiệm vụ cán bộ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Bố
trí lực lượng kiểm tra
Căn cứ
tình hình, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ công tác, mỗi tổ kiểm tra có từ 2 đến 4 đồng
chí, do 01 đồng chí làm tổ trưởng.
2. Phân
công nhiệm vụ kiểm tra
a) Tổ
trưởng tổ kiểm tra điều lệnh có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên trong tổ kiểm tra và trực tiếp điều hành việc kiểm tra.
b) Các
thành viên trong tổ kiểm tra phải chấp hành nghiêm túc sự phân công và điều
hành của Tổ trưởng kiểm tra; thực hiện nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công như: Ghi
hình (quay camera), chụp ảnh, ghi âm, đo nồng độ cồn, ghi chép tình hình có
liên quan đến hoạt động kiểm tra điều lệnh; ghi biên bản kiểm tra và dự thảo
báo cáo kết quả kiểm tra; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổ trưởng tổ kiểm
tra điều lệnh giao.
Điều 9. Phương pháp kiểm
tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Kiểm
tra có sự phối hợp với Công an đơn vị, địa phương
Căn cứ
kế hoạch kiểm tra hoặc lịch kiểm tra, Tổ trưởng tổ kiểm tra điều lệnh trực tiếp
làm việc hoặc thông báo với đơn vị, địa phương được kiểm tra về nội dung,
chương trình, thời gian kiểm tra và đề nghị đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện.
2. Kiểm
tra không có sự phối hợp với Công an đơn vị, địa phương
Tổ kiểm
tra điều lệnh căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và kế hoạch kiểm tra điều
lệnh để tổ chức kiểm tra độc lập, không thông báo trước với đơn vị, địa phương
được kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong phải thông báo cho lãnh đạo đơn vị, địa
phương đó biết kết quả.
Chương 4.
QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN
NHÂN DÂN
MỤC 1. KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐIỀU
LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 10. Kế hoạch kiểm
tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Trước
khi tiến hành kiểm tra, đơn vị được giao nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch kiểm
tra. Kế hoạch kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:
a) Kế
hoạch kiểm tra công tác điều lệnh Công an nhân dân theo định kỳ 06 tháng, 01
năm hoặc thực hiện chuyên đề công tác lớn;
b) Kế
hoạch kiểm tra việc chấp hành điều lệnh thường xuyên hằng tháng, quý, kiểm tra
đột xuất hoặc bí mật theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Kế
hoạch kiểm tra điều lệnh phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và biện pháp
kiểm tra, thời gian và địa điểm kiểm tra.
3. Trường
hợp khẩn cấp, khi nhận được chỉ đạo của cấp trên hoặc tin báo có đơn vị hoặc
cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, cán bộ làm công tác điều lệnh
phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để tổ chức kiểm tra, không phải xây dựng kế hoạch
kiểm tra.
Điều 11. Thẩm quyền duyệt,
ký kế hoạch kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Đối
với cấp Bộ:
a) Lãnh
đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân duyệt, ký kế hoạch kiểm tra
công tác điều lệnh theo định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc thực hiện chuyên đề công
tác lớn; duyệt, ký kế hoạch kiểm tra việc chấp hành điều lệnh trong toàn lực lượng
Công an nhân dân (kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kế hoạch kiểm tra đột xuất và
kế hoạch kiểm tra bí mật);
b) Lãnh
đạo Cục Công tác chính trị duyệt, ký kế hoạch phân công cán bộ Phòng Điều lệnh,
quân sự, võ thuật thực hiện kế hoạch kiểm tra điều lệnh của Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân.
2. Đối
với Công an các đơn vị, địa phương:
a) Lãnh
đạo tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, giám đốc học viện, hiệu trưởng
trường Công an, giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc
sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy duyệt, ký kế hoạch thực hiện kế hoạch kiểm
tra của Bộ; đồng thời, chủ động duyệt, ký kế hoạch kiểm tra việc chấp hành điều
lệnh của cán bộ, chiến sĩ đơn vị, địa phương mình;
b) Lãnh
đạo cục thuộc tổng cục; lãnh đạo phòng thuộc các bộ tư lệnh, các học viện, trường
Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy phụ trách công tác điều lệnh duyệt, ký kế hoạch phân công cán bộ
thực hiện kế hoạch kiểm tra của cấp trên trực tiếp;
c) Công
an các cục, phòng, ban, quận, huyện và tương đương, các đơn vị khác không có
cán bộ chuyên trách làm công tác điều lệnh, thì thủ trưởng đơn vị duyệt, ký kế
hoạch, phân công cán bộ bán chuyên trách thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều
lệnh của đơn vị và cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý.
MỤC 2. NỘI DUNG CÁC BƯỚC
TIẾN HÀNH KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 12. Kiểm tra công
tác điều lệnh Công an nhân dân
1. Thông
báo kế hoạch kiểm tra
Tổ kiểm
tra phải thông báo kế hoạch cho đơn vị, địa phương ít nhất trước 3 (ba) ngày.
Đơn vị, địa phương được kiểm tra phải chuẩn bị nội dung bằng văn bản để báo cáo
với tổ kiểm tra.
2. Tiến
hành kiểm tra
a) Tổ
trưởng kiểm tra điều lệnh trực tiếp thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung,
chương trình kiểm tra với Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra.
b) Đại
diện đơn vị, địa phương báo cáo với tổ kiểm tra về tình hình, kết quả công tác điều
lệnh theo nội dung đã được thông báo trước; sau đó các thành viên trong tổ kiểm
tra có thể hỏi thêm những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra.
c) Kiểm
tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác điều lệnh, gồm:
- Các
văn bản chỉ đạo, kế hoạch và các báo cáo kết quả thực hiện quy định, chỉ đạo của
lãnh đạo Bộ và đơn vị nghiệp vụ cấp trên về công tác điều lệnh;
- Kế
hoạch tập huấn và báo cáo kết quả tập huấn điều lệnh Công an nhân dân;
- Kế
hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành điều lệnh của các đơn
vị và cán bộ, chiến sĩ. Kết quả xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân;
- Việc
lưu giữ hồ sơ, tài liệu về công tác điều lệnh Công an nhân dân.
đ) Kiểm
tra việc tổ chức thực hiện công tác điều lệnh ở đơn vị cơ sở trực thuộc đơn vị,
địa phương.
3)
Biên bản kiểm tra
a) Lập
biên bản kiểm tra theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thư
ký tổ kiểm tra có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải thể
hiện đầy đủ nội dung kiểm tra; những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
b) Thông
qua biên bản kiểm tra
- Thư
ký tổ kiểm tra thông qua biên bản. Tổ trưởng Tổ kiểm tra, đại diện lãnh đạo
Công an đơn vị, địa phương được kiểm tra và thư ký ký biên bản kiểm tra. Đại điện
Công an đơn vị, địa phương có thể kiến nghị về những đánh giá của Tổ kiểm tra
và phải được thể hiện trong biên bản.
- Biên
bản kiểm tra lập thành hai bản, Tổ kiểm tra giữ một bản và Công an đơn vị, địa
phương giữ một bản.
4. Việc
tổ chức kiểm tra công tác điều lệnh theo định kỳ có thể kết hợp với kiểm tra
công tác huấn luyện quân sự, võ thuật Công an nhân dân và các mặt công tác
khác.
Điều 13. Kiểm tra việc chấp
hành điều lệnh Công an nhân dân
1. Kiểm
tra thường xuyên
a) Kiểm
tra thường xuyên việc chấp hành điều lệnh là việc các đơn vị làm công tác điều
lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng có kế hoạch công khai tổ chức kiểm tra
việc chấp hành điều lệnh của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.
b) Nội
dung các bước tiến hành kiểm tra
- Kiểm
tra việc chấp hành điều lệnh đối với đơn vị:
+ Tổ
kiểm tra thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung và chương trình làm việc với đơn
vị được kiểm tra;
+ Kiểm
tra các nội dung theo kế hoạch đề ra;
+
Thông báo công khai kết quả kiểm tra, nhận xét, đánh giá của Tổ kiểm tra để đơn
vị được kiểm tra biết;
+ Lập
biên bản kiểm tra. Biên bản phải ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm việc chấp hành điều
lệnh; kiến nghị đề xuất những vấn đề cần rút kinh nghiệm;
+
Thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra.
- Kiểm
tra việc chấp hành điều lệnh đối với cán bộ, chiến sĩ:
+ Cán
bộ kiểm tra điều lệnh thực hiện động tác chào, giới thiệu cấp bậc, họ tên, chức
vụ, đơn vị công tác (nếu cần thiết);
+ Kiểm
tra Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác để xác định nhân
thân của người được kiểm tra (nếu thấy cần thiết);
+ Kiểm
tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân;
+
Thông báo cho cán bộ, chiến sĩ được kiểm tra biết về lỗi vi phạm;
+ Chụp
ảnh, ghi hình, ghi âm về vi phạm điều lệnh (nếu thấy cần thiết);
+ Lập
biên bản vi phạm điều lệnh (nếu có) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Trường
hợp sau khi lập biên bản, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh không ký biên bản,
thì Tổ trưởng kiểm tra mời người làm chứng ký vào biên bản xác nhận sự việc để
làm cơ sở xử lý.
2. Kiểm
tra đột xuất
a) Kiểm
tra đột xuất là hình thức kiểm tra công khai, không thông báo trước cho đơn vị,
địa phương và cá nhân được kiểm tra biết.
b) Nội
dung các bước tiến hành kiểm tra
Thực
hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
3. Kiểm
tra bí mật
a) Kiểm
tra bí mật là hình thức hóa trang, mặc thường phục, bí mật sử dụng các phương
tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm để ghi lại
hình ảnh, âm thanh về hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân. Chỉ kiểm tra
bí mật khi cần đánh giá đúng thực trạng tình hình chấp hành điều lệnh của đơn vị
và cán bộ, chiến sĩ.
b) Nội
dung các bước tiến hành kiểm tra
- Cán
bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi
hình (camera), máy ảnh, máy ghi âm, bí mật ghi lại hình ảnh, âm thanh về hành
vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, tổ công tác hoặc của cán bộ, chiến sĩ. Trên cơ
sở tài liệu, hình ảnh, âm thanh thu được, Tổ kiểm tra xác định và ghi vào văn bản
báo cáo với cấp trên về các lỗi vi phạm của tập thể và cá nhân để làm cơ sở xử
lý.
- Trường
hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về điều lệnh, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải
báo cáo ngay với cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo; xuất trình Giấy kiểm tra điều
lệnh Công an nhân dân cho người được kiểm tra biết; lập biên bản về hành vi vi
phạm điều lệnh, ngăn chặn hậu quả gây ra; đưa người vi phạm về trụ sở cơ quan
hoặc đơn vị Công an nơi gần nhất để giải quyết; đồng thời thông báo cho đơn vị
quản lý tập thể, cá nhân có vi phạm biết để tiếp nhận và xử lý theo quy định.
MỤC 3. KẾT THÚC KIỂM TRA ĐIỀU
LỆNH CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 14. Tổ chức rút kinh
nghiệm, báo cáo kết quả kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Tổ
chức rút kinh nghiệm và bàn giao tài liệu, phương tiện kiểm tra
Kết
thúc kiểm tra, Tổ kiểm tra điều lệnh họp rút kinh nghiệm, đánh giá nhũng ưu điểm,
tồn tại và nguyên nhân việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; đồng thời bàn giao các
giấy tờ, tài liệu có liên quan; bảo dưỡng và bàn giao các phương tiện phục vụ
công tác kiểm tra cho cán bộ có trách nhiệm của đơn vị để quản lý.
2. Báo
cáo kết quả kiểm tra điều lệnh
- Sau
02 ngày kết thúc đợt kiểm tra, Tổ trưởng tổ kiểm tra chỉ đạo dự thảo báo cáo kết
quả kiểm tra, xin ý kiến các thành viên, báo cáo lãnh đạo cấp trên. Nội dung
báo cáo phải nêu rõ tình hình triển khai kế hoạch, kết quả kiểm tra, những ưu điểm,
tồn tại; những kiến nghị, đề xuất của Tổ kiểm tra và của đơn vị, địa phương, cá
nhân được kiểm tra (nếu có).
- Trường
hợp cấp trên yêu cầu báo cáo vượt cấp thì Tổ trưởng tổ kiểm tra điều lệnh thực
hiện báo cáo theo quy định.
Điều 15. Thông báo kết quả
kiểm tra và theo dõi kết quả xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân
1.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung và kết quả kiểm tra, lãnh đạo phụ trách
đơn vị thành lập Tổ kiểm tra có thông báo bằng văn bản về các trường hợp vi phạm
điều lệnh cho lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương quản lý đơn vị, cán bộ,
chiến sĩ đó biết để xem xét, xử lý.
2. Sau
khi hoàn thành kế hoạch kiểm tra, lãnh đạo cấp duyệt, ký kế hoạch kiểm tra có
trách nhiệm chỉ đạo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo cấp trên và
thông báo cho Công an các đơn vị, địa phương khác biết để rút kinh nghiệm
chung.
3. Công
an các đơn vị, địa phương có tập thể, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công
an nhân dân phải xem xét, xử lý và báo cáo kết quả xử lý theo quy định.
Điều 16. Thống kê kết quả
kiểm tra và xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân
1. Kết
quả kiểm tra việc chấp hành điều lệnh và xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân
dân phải được thống kê đầy đủ, thống nhất theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
2. Kết
quả thống kê số liệu kiểm tra phải được đưa vào báo cáo kết quả công tác điều lệnh,
quân sự, võ thuật theo định kỳ 6 tháng và hằng năm của đơn vị, địa phương.
Điều 17. Lập hồ sơ và lưu
hồ sơ về công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân
1. Tổ
trưởng Tổ kiểm tra có trách nhiệm lập hồ sơ về cuộc kiểm tra điều lệnh do mình
chủ trì.
2. Sau
khi hoàn thành việc kiểm tra và xử lý vi phạm, hồ sơ cuộc kiểm tra phải bàn
giao cho cán bộ tổng hợp của đơn vị để thống nhất quản lý, theo dõi và lưu giữ
chung. Việc giao nhận hồ sơ phải theo đúng quy định của Bộ.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi
hành
1. Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Thông
tư này thay thế Quyết định số 78/2006/QĐ-BCA (X11) ngày 24 tháng 01 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Quy định về Quy trình kiểm tra Điều lệnh
Công an nhân dân và các văn bản quy định khác trái với Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm thi
hành
1. Tổng
cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có
trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng
cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc và tổ chức thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
3. Trong
quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương
báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để hướng dẫn kịp
thời.
Nơi
nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo); - Công an các đơn vị, địa phương; (để thực hiện); - Lưu: VT, X11(X15). |
BỘ
TRƯỞNG
Đại tướng Trần Đại Quang |
Mẫu số 2
Ban hành kèm theo Thông tư số: 28/2013/TT-BCA
ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an
(1) Tên đơn vị cấp trên …
(2) Tên đơn vị … -------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: ……../BB-
|
BIÊN
BẢN
KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH CAND
Hôm
nay hồi…….giờ……ngày….tháng….năm
Thực
hiện Kế hoạch kiểm tra điều lệnh CAND số:
/ ngày tháng
năm của (3) Tên đơn vị ký kế
hoạch…………….., Tổ kiểm tra điều lệnh CAND gồm:
1. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ:.................................
2. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ:.................................
3. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ:.................................
4. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ:.................................
Đã tiến
hành kiểm tra việc chấp hành điều lệnh CAND
Tại:..............................................................................................................................
Do đồng chí:..................... Cấp bậc:........................... Chức vụ: ................................
Trực
tiếp làm việc với tổ kiểm tra và thống nhất đánh giá, nhận xét như sau:
1.
Ưu điểm:.................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2.
Tồn tại ....................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3.
Kiến nghị, đề xuất:.................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Biên
bản kết thúc hồi……giờ……ngày…../……./
đã đọc cho mọi người cùng nghe, nhất trí ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
(Ký tên) |
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
(Ký tên) |
THƯ KÝ
(Ký tên) |
Mẫu số 3
Ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BCA ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an
(1) Tên đơn vị cấp trên …
(2) Tên đơn vị … -------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: ……../BB-
|
BIÊN
BẢN
VI PHẠM
ĐIỀU LỆNH CAND
Hôm
nay hồi giờ ngày
tháng năm
Thực
hiện Kế hoạch kiểm tra điều lệnh CAND số: ngày tháng năm
của……………………….,
Tổ kiểm tra điều lệnh CAND gồm:
1. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ..................................
2. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ..................................
3. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ..................................
4. Đ/c.......................... Cấp bậc.................................. Chức vụ..................................
Đã tiến
hành kiểm tra việc chấp hành điều lệnh CAND
tại:...............................................................................................................................
Lập
biên bản đồng chí:...............................................................................................
Chức
vụ:……………… Số hiệu:………………. Đơn vị:.........................................
Nội
dung vi phạm:......................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ý
kiến tiếp thu của người bị lập biên bản:..................................................................
....................................................................................................................................
Biên
bản kết thúc vào hồi giờ ngày
tháng năm
, đã đọc cho mọi người cùng nghe nhất trí ký tên dưới đây./.
NGƯỜI VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ họ tên) |
TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TRA ĐIỀU
LỆNH
(Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Ban hành kèm theo Thông tu số 28/2013/TT-BCA
ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an
Đơn vị:
Bảng thống kê kết quả kiểm tra và
kết quả xử lý vi phạm điều lệnh CAND
Số thứ tự
|
Kế hoạch kiểm tra số ngày tháng năm
|
Nội dung kiểm tra, số lượng đơn vị, cá nhân được kiểm
tra
|
Nội dung lỗi vi phạm
|
Kết quả xử lý
|
||||||||
Phê bình
|
Cắt danh hiệu thi đua
|
Khiển trách
|
Cảnh cáo
|
Hạ bậc lương, giáng cấp
|
Cách chức
|
Thôi việc
|
||||||
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
||
Lãnh đạo đơn vị
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ và tên) |
Cán bộ thống kê
(ký tên, ghi rõ họ và tên) |
|||||||||||
Ý KIẾN