Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.
- Pháp luật về hộ tịch hộ khẩu, CMND, hộ chiếu mới nhất
- Tải văn bản file Word và các biểu mẫu, phụ lục đính kèm
BỘ TƯ PHÁP
-------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:
15/2015/TT-BTP
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT HỘ TỊCH VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2015/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH
PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH
Căn cứ
Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
Căn cứ
Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề
nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
Bộ
trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết khoản
2 Điều 6, khoản 2 Điều 66 của Luật hộ tịch về việc ủy quyền đăng ký hộ
tịch; điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban
hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận
kết hôn, Trích lục hộ tịch, các biểu mẫu hộ tịch khác (sau đây gọi là giấy tờ
hộ tịch); quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP)
về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh cho trẻ em
sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam; ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh
đã được đăng ký ở nước ngoài; đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ
cá nhân; giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh; chứng cứ chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con; kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha,
mẹ, con.
Điều 2. Ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch,
yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của
Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp
đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản,
được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có
thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ
sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà,
cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy
quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối
quan hệ với người uỷ quyền.
3. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại
việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, một bên có yêu cầu có thể trực tiếp
nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy
quyền của bên còn lại.
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký
hộ tịch
1. Khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận có
trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì
hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không
thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu
rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên
của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận
đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được
yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy
định phải nộp.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch
nộp bản sao không được chứng thực kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu thì
người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký
xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký hộ tịch nộp bản sao có chứng thực
của giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy
tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất
trình, đối chiếu với thông tin trong tờ khai và trả lại cho người xuất trình,
không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người
tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy
tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả
kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra lại nội
dung ghi trong giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch. Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch
thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, chữ
đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả và nhận giấy tờ
hộ tịch tương ứng. Chữ ký của người yêu cầu đăng ký hộ tịch trên Tờ khai đăng ký
hộ tịch, giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch phải thống nhất; không được ký các chữ
ký khác nhau. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không ký được thì thực
hiện điểm chỉ.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký
lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha,
mẹ, con cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi
không nhận được kết quả xác minh
1. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn
bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả
xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập
văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu
trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.
2. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký
hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng
ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan biết về
trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo
quy định của Điều 5 Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ
sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Điều 5. Từ chối yêu cầu đăng ký hộ tịch
Hồ sơ đăng ký hộ tịch sau khi đã được hướng
dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà không được bổ sung đầy
đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể
hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ
họ, chữ đệm, tên. Nếu không đồng ý với việc từ chối, người yêu cầu đăng ký hộ
tịch có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Chương II
HƯỚNG
DẪN ĐĂNG KÝ MỘT SỐ VIỆC HỘ TỊCH
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH, GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH
VIỆC KHAI SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 6. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở
nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở
nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân
Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam,
được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
và hướng dẫn sau đây:
1. Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại
Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:
giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ
có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất,
nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em
đang cư trú tại Việt Nam.
2. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
3. Việc xác định quốc tịch của trẻ em để ghi
vào Giấy khai sinh thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch.
Điều 7. Ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã
được đăng ký ở nước ngoài
Trường hợp công dân Việt Nam sinh ra ở nước
ngoài, đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, về cư
trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh thì tùy từng
trường hợp được giải quyết như sau:
1. Nếu trong Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài cấp ghi quốc tịch là quốc tịch Việt Nam thì Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) nơi người yêu cầu cư trú, thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh
theo quy định tại Mục 6 Chương III của Luật hộ tịch và cấp
Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh.
2. Nếu người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc
khai sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, trong
Giấy khai sinh và giấy tờ đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
cấp không ghi quốc tịch của người đó, đồng thời cha, mẹ có văn bản thỏa thuận
lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con hoặc cha, mẹ không thỏa thuận được việc lựa
chọn quốc tịch cho con thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú
thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh theo quy định tại Mục
6 Chương III của Luật hộ tịch, cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai
sinh, quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Điều 8. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ
sơ, giấy tờ cá nhân
1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong
nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng
có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như:
giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số
123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản
1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện
việc đăng ký khai sinh.
3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường
hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh,
văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định
tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện tương tự quy
định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
và Khoản 3, Khoản 4 Điều 9, Điều 10 của Thông tư này.
Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại
khai sinh
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai
sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
gồm:
1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam
cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký
khai sinh).
2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị
thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở
miền Nam.
3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai
sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội
dung đăng ký lại khai sinh:
a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công
dân hoặc Hộ chiếu;
b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh
về nơi cư trú;
c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ,
Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp
hoặc xác nhận;
d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên,
ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách
nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp
đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh cam đoan
không đúng sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký lại khai
sinh thì việc đăng ký lại khai sinh không có giá trị pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại việc sinh
là cán bộ, công chức, viên
chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có
văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
4. Việc đăng ký lại khai sinh vi phạm quy định
của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP và Thông tư này thì Giấy khai
sinh đã được cấp không có giá trị pháp lý, phải được thu hồi, hủy bỏ. Người yêu
cầu đăng ký khai sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Điều 10. Xác định nội dung đăng ký lại khai
sinh
1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai
sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thì nội dung
đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó.
Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản
thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ
cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc
thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội
dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông
tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại
mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Ví dụ: Trong bản sao Giấy khai sinh của Nguyễn Văn A
cấp năm 1975 ghi họ tên cha là Nguyễn Văn B, sinh năm 1950, quốc tịch Việt Nam .
Nhưng hiện nay người cha đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Đức, thay
đổi họ tên là Nguyen Henry, thì khi đăng ký lại khai sinh cho Nguyễn Văn A, người
đi đăng ký phải xuất trình Quyết định của Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt
Nam và giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch Đức, việc thay đổi họ tên của người
cha; phần khai về người cha trong Giấy khai sinh được ghi như sau:
“Họ tên cha: Nguyen Henry, sinh năm 1950, quốc
tịch Đức”.
“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này”
tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh ghi rõ: Người cha thay đổi họ tên và quốc
tịch từ Nguyễn Văn B, quốc tịch Việt Nam, thành Nguyen Henry, quốc tịch Đức.
2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu
địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được
cấp trước đây thì xác định và ghi theo địa danh hành chính hiện tại; việc thay
đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại
mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.
Ví dụ: Nơi sinh, quê quán trong bản sao Giấy khai
sinh trước đây của Nguyễn Văn A là “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phú”; hiện tại
đã thay đổi địa danh huyện và tỉnh là Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc thì ghi nơi sinh,
quê quán theo địa danh hành chính hiện tại là: “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc”.
“Phần ghi chú những thông
tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ
đăng ký khai sinh ghi rõ: Nơi sinh, quê quán thay đổi từ “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc,
Vĩnh Phú” thành “Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc”.
Mục 2. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA,
MẸ, CON
Điều 11. Chứng cứ chứng
minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản
1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y
tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước
ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có
văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa,
đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn
bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất
hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch
có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm
chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch
từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết
quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không
đúng sự thật.
Điều 12. Kết hợp giải
quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký khai sinh cho
trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ
tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha,
mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai
sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc
giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16
của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh
quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình
tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai
sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người
yêu cầu.
Điều 13. Hướng dẫn đăng
ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con
sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ
được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký
nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và
giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy
chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và
giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp, người
cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2. Trường hợp con do
người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh
không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì
không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch
để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai
sinh của người con.
3. Trường hợp con do
người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh
mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông
tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải
làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Cơ quan đăng ký hộ tịch
có trách nhiệm giải thích rõ về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp
thông tin về người mẹ tại khoản 1 Điều này, lập văn bản thừa nhận con chung tại
khoản 2, khoản 3 Điều này không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch
từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết
quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định các thông tin cung cấp cho cơ quan
đăng ký hộ tịch không đúng sự thật.
Mục 3. ĐĂNG KÝ KHAI SINH,
KHAI TỬ, KẾT HÔN LƯU ĐỘNG
Điều 14. Các trường hợp
đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động
1. Trường hợp trẻ em sinh
ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha
mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội,
ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng
ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu
động.
Trường hợp người chết
không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là
người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân
cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.
Trường hợp hai bên nam,
nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người
khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp
xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động.
2. Ngoài các trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban
nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu
động.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ
tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù
hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ và
tăng cường công tác quản lý hộ tịch tại địa phương.
Điều 15. Thủ tục đăng ký
khai sinh, khai tử lưu động
1. Công chức tư pháp - hộ
tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh, khai tử lưu động có trách
nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần
thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng
ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký hộ
tịch lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ
thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai
sinh, khai tử theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và
Thông tư này; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai
sinh, khai tử lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 02 ngày
làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công
chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch
và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 05 ngày
theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch đem theo giấy
tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng
ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch
theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
4. Trường hợp người yêu
cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau
đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào
Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc
lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ
vào Sổ hộ tịch.
Quy định này cũng được áp
dụng đối với thủ tục đăng ký kết hôn lưu động tại Điều 16 của Thông tư này.
Điều 16. Thủ tục đăng ký
kết hôn lưu động
1. Công chức tư pháp - hộ
tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động có trách nhiệm chuẩn bị
đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký
lưu động. Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch có trách
nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên; hướng dẫn người dân
điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu tiếp nhận hồ
sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký kết hôn lưu động không quá 05 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 05 ngày
theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó tiến
hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động.
Chương III
MẪU GIẤY TỜ, SỔ HỘ TỊCH; HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY
TỜ, SỔ HỘ TỊCH
Mục 1. MẪU GIẤY TỜ, SỔ HỘ
TỊCH
Điều 17. Ban hành danh mục
mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch
1. Ban hành kèm theo
Thông tư này:
a) Danh mục giấy tờ hộ
tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành (Phụ lục 1);
b) Danh mục Sổ hộ tịch do
Bộ Tư pháp in, phát hành (Phụ lục 2);
c) Danh mục giấy tờ hộ
tịch được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ quan đăng ký
hộ tịch tự in, sử dụng (Phụ lục 3);
d) Danh mục Sổ hộ tịch
được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ quan đăng ký hộ
tịch tự in, sử dụng (Phụ lục 4).
đ) Danh mục mẫu Tờ khai
đăng ký hộ tịch được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ
quan đăng ký hộ tịch, người dân tự in, sử dụng (Phụ lục 5).
2. Tiêu chuẩn về kích
thước, màu sắc, chi tiết kỹ thuật của mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch được mô tả cụ thể
trong các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Thẩm quyền in,
phát hành mẫu giấy tờ, Sổ hộ tịch
1. Giấy khai sinh, Giấy
chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký khai
tử được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17
của Thông tư này do Bộ Tư pháp trực tiếp in và phát hành.
Căn cứ nhu cầu sử dụng
tại địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên hệ
với Bộ Tư pháp để được cung cấp.
2. Trường hợp cơ quan
đăng ký hộ tịch đã ứng dụng công nghệ thông tin, có phần mềm đăng ký hộ tịch
bảo đảm việc in nội dung thông tin hộ tịch theo đúng tiêu chuẩn về kích thước, chi
tiết kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 17 của Thông tư này và được Bộ Tư pháp
công nhận thì được cung cấp phôi mẫu Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn (theo
Danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17) để tự in.
3. Mẫu Trích lục hộ tịch
(bản chính và bản sao) được ban hành theo Danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều
17 của Thông tư này và mẫu Tờ khai đăng ký hộ tịch được ban hành theo Danh mục
quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Thông tư này được đăng tải trên Cổng
thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan đăng ký
hộ tịch được truy cập và tự in để sử dụng.
Người yêu cầu đăng ký hộ
tịch truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tự in và sử dụng
các mẫu Tờ khai đăng ký hộ tịch. Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không
thể tự in được thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm in và phát miễn phí
cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
4. Mẫu Sổ hộ tịch được
ban hành theo Danh mục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Thông tư này được
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ:
www.moj.gov.vn), cơ quan đăng ký hộ tịch được truy cập và tự in để sử dụng.
Trường hợp cơ quan đăng
ký hộ tịch trong nước không thể tự in được, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm in và phát hành cho các cơ quan đăng ký hộ tịch
trên địa bàn để sử dụng.
5. Cơ quan đăng ký hộ
tịch phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng giấy tờ, Sổ hộ tịch được in, phát
hành không đúng quy định của Thông tư này.
Mục 2. HƯỚNG DẪN CÁCH GHI
SỔ, GIẤY TỜ HỘ TỊCH
Điều 19. Nguyên tắc ghi
sổ, giấy tờ hộ tịch
1. Công chức tư pháp - hộ
tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại
giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự
mình ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết
phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt,
cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công
nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch trên máy thì phải in bằng loại mực tốt,
màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.
2. Sổ hộ tịch phải được đóng
dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi
liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống.
3. Số đăng ký trong năm trên
mỗi loại Sổ hộ tịch phải được ghi liên tục theo thứ tự, bắt đầu từ số 01 cho đến
hết năm. Trường hợp chưa hết năm mà hết sổ thì sử dụng sang quyển sổ khác và
ghi tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi lại từ số 01.
Ví dụ: Sổ đăng ký khai
sinh năm 2016, quyển 1 dùng hết với số cuối cùng (của trang cuối cùng) là 200
thì khi chuyển sang quyển 2, lấy số tiếp theo là 201.
4. Số ghi trên giấy tờ hộ
tịch của cá nhân phải trùng với số đăng ký ghi trong Sổ hộ tịch theo quy định
tại khoản 3 Điều này.
5. Các cột, mục trong Sổ
hộ tịch, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn
trong Sổ hộ tịch và Thông tư này; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch.
6. Việc thay đổi hộ tịch
của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi
vào Sổ hộ tịch như sau:
a) Việc thay đổi quốc
tịch được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh; việc thay đổi này
cũng được ghi vào mục “Ghi chú” trong các Sổ hộ tịch khác mà người thay đổi
quốc tịch đã đăng ký hộ tịch;
b) Việc xác định cha, mẹ,
con được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người con;
c) Việc xác định lại giới
tính được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người được xác
định lại giới tính;
d) Việc nuôi con nuôi,
chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
đ) Việc ly hôn, hủy việc
kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn được ghi vào mục “Ghi chú” trong
Sổ đăng ký kết hôn;
e) Việc công nhận giám hộ
được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;
g) Việc tuyên bố hoặc huỷ
tuyên bố một người mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được
ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh;
h) Việc tuyên bố hoặc huỷ
tuyên bố một người đã chết được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.
7. Việc hộ tịch của công
dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được ghi
vào Sổ hộ tịch như sau:
a) Việc khai sinh được
ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
b) Việc kết hôn được ghi
vào Sổ đăng ký kết hôn;
c) Việc giám hộ được ghi
vào Sổ đăng ký giám hộ;
d) Việc nhận cha, mẹ,
con; xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường
hợp người con đã được đăng ký khai sinh tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký khai sinh ghi chú tiếp
vào Sổ đăng ký khai sinh;
đ) Việc nuôi con nuôi
được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
e) Việc thay đổi hộ tịch
được ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân
tộc và ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký các việc hộ tịch khác;
g) Việc ly hôn, huỷ việc
kết hôn được ghi vào Sổ ghi chú ly hôn. Nếu việc kết hôn, ghi chú kết hôn trước
đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký kết hôn, ghi chú kết hôn
để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký kết hôn;
h) Việc khai tử được ghi
vào Sổ đăng ký khai tử.
8. Cơ quan đăng ký, quản
lý hộ tịch đang lưu trữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc ghi vào Sổ hộ
tịch theo quy định tại khoản 6 Điều này ngay sau khi nhận được bản án, quyết
định.
Trường hợp Sổ hộ tịch
được lưu trữ tại 2 cấp thì cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được bản án,
quyết định, sau khi ghi vào Sổ hộ tịch, có trách nhiệm thông báo tiếp cho cơ
quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch còn lại để ghi vào Sổ hộ tịch, bảo đảm cập nhật
đồng bộ.
9. Khi ghi vào Sổ hộ tịch,
phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch; những nội dung trong Sổ hộ
tịch có mà trong giấy tờ hộ tịch không có thì để trống, những nội dung trong
giấy tờ hộ tịch có nhưng trong Sổ hộ tịch không có thì ghi vào mục “Ghi chú”
của Sổ hộ tịch.
Trường hợp nội dung thông
tin hộ tịch trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch chưa xác định được thì để trống,
không được gạch chéo hoặc đánh dấu.
Điều 20. Cách ghi địa
danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch khi có sự thay đổi về địa danh
hành chính
1. Khi có sự thay đổi về
địa danh hành chính thì phần ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch và Sổ
hộ tịch được ghi theo địa danh hành chính tại thời điểm đăng ký.
2. Khi cấp bản sao Trích
lục hộ tịch, phần ghi địa danh hành chính trong bản sao Trích lục hộ tịch phải
theo đúng địa danh hành chính đã đăng ký trong Sổ hộ tịch.
Điều 21. Cách ghi Giấy
khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh
1. Họ, chữ đệm, tên của
người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Ngày, tháng, năm sinh
của người được khai sinh là ngày, tháng, năm dương lịch, được ghi bằng số và
bằng chữ.
3. Mục “Nơi sinh” được
ghi như sau:
a) Trường hợp trẻ em sinh
tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi
chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế đó và tên địa danh hành chính nơi
có cơ sở y tế đó.
Ví dụ: - Bệnh viện đa
khoa Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Trạm y tế xã Đình Bảng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Bệnh viện Phụ sản, Hà
Nội.
b) Trường hợp trẻ em sinh
ngoài cơ sở y tế quy định tại điểm a của khoản này, bao gồm trường hợp sinh tại
nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường hoặc tại địa điểm khác thì “Nơi
sinh” được ghi theo địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi địa
danh hành chính đủ 3 cấp).
Ví dụ: - Xã Đình Bảng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
c) Trường hợp trẻ em sinh
ra ở nước ngoài thì “Nơi sinh” được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi
trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi
tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
Ví dụ: - Paris, Cộng hòa
Pháp.
- London, Vương quốc Anh.
- Los Angeles, tiểu bang
California, Hoa Kỳ.
4. Mục “Nơi cư trú” được
ghi như sau:
a) Trường hợp công dân
Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp
không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.
b) Trường hợp công dân
Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở
nước ngoài.
Cách ghi “Nơi cư trú”
theo hướng dẫn tại khoản này cũng được áp dụng để ghi mục “Nơi cư trú” trong
các loại Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.
5. Mục “Giấy tờ tùy thân”
của người đi đăng ký khai sinh, bao gồm các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, phải ghi rõ: tên
loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
Ví dụ: - Giấy CMND số
030946299, Công an thành phố Hải Phòng cấp ngày 01/01/2011.
- Hộ chiếu số B234567,
Cục QLXNC cấp ngày 14/02/2012.
- Thẻ căn cước công dân
số 010116000099, Bộ Công an cấp ngày 01/6/2016.
6. Mục “Nơi đăng ký khai
sinh” phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định
của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đăng ký
khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi đủ địa danh hành
chính 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
Ví dụ: UBND phường Cầu
Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
b) Trường hợp đăng ký
khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi đủ tên 2
cấp hành chính (huyện, tỉnh).
Ví dụ: UBND huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng.
c) Trường hợp đăng ký
khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi
tên của Cơ quan đại diện và tên quốc gia nơi có trụ sở của Cơ quan đại diện đó.
Ví dụ: - Đại sứ quán Việt
Nam tại CHLB Đức.
- Tổng lãnh sự quán Việt
Nam tại Osaka, Nhật Bản.
7. Việc hướng dẫn ghi tên
của cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại khoản 6 của Điều này
cũng được áp dụng để ghi tên của cơ quan có thẩm quyền đăng ký các việc hộ tịch
khác theo quy định của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, được ghi
thống nhất trong Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch.
8. “Phần ghi chú những
thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú
nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các
thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin
hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm
cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
Điều 22. Cách ghi Giấy
chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn
1. Họ, chữ đệm, tên vợ;
họ, chữ đệm, tên chồng ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Ngày, tháng, năm đăng
ký kết hôn là ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng, trừ trường hợp đăng ký
lại kết hôn; đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2
Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; thực hiện lại việc đăng ký kết hôn
theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình.
Trường hợp đăng ký lại
kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn
trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày
đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp
không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết
hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống.
3. “Phần ghi chú những
thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy chứng nhận kết hôn sử dụng để
ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi
các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông
tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng,
năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
Ngày quan hệ hôn nhân
được công nhận trong trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế
theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP,
thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13
của Luật hôn nhân và gia đình cũng được ghi vào phần “nội dung ghi chú” của
mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 23. Cách ghi Trích
lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử
1. Họ, chữ đệm, tên
người chết phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Mục “Đã chết vào lúc” được
ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản
2 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, trong đó ghi rõ giờ, phút, ngày,
tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút chết thì bỏ
trống.
3. Mục “Nơi chết” ghi rõ
tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở của cơ sở y tế trong trường
hợp chết tại cơ sở y tế.
Trường hợp chết trên
phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi
thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi
chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết
hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
4. Mục “Nguyên nhân chết”
được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; trường hợp
chưa xác định được nguyên nhân chết thì để trống.
5. Phần ghi về Giấy báo
tử/giấy tờ thay Giấy báo tử phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp;
cơ quan, tổ chức cấp.
Ví dụ: Giấy báo tử số 05/UBND-GBT, UBND phường Lam Sơn, quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng cấp ngày 05/01/2016.
Điều 24. Cách ghi Trích
lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Tên của Trích lục phải
ghi rõ tương ứng với từng loại việc cụ thể.
Ví dụ: - Trích lục thay đổi hộ tịch
- Trích lục cải chính hộ
tịch
- Trích lục bổ sung hộ
tịch
- Trích lục xác định lại
dân tộc
2. Khi cấp bản sao Trích
lục hộ tịch thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc từ loại sổ
nào thì phải ghi rõ tên sổ ấy. Ví dụ: “Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
năm…”; “Sổ đăng ký khai sinh năm…”.
Điều 25. Cách ghi Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người
được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Mục “Trong
thời gian cư trú tại:.. từ
ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...” chỉ ghi trong trường hợp
người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.
3. Mục “Tình
trạng hôn nhân” phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó,
cụ thể như sau:
- Nếu chưa bao giờ kết
hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu đang có vợ/chồng
thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông...
(Giấy chứng nhận kết hôn số..., do... cấp ngày... tháng... năm...)”.
- Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng
đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có
đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày...
tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu có đăng ký kết hôn,
nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục
khai tử/Bản án số:... do... cấp ngày... tháng... năm...); hiện tại chưa đăng ký
kết hôn với ai”.
- Nếu là trường hợp chung
sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà
chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại
đang có vợ/chồng là bà/ông...”.
4. Trường hợp Cơ quan đại
diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời
gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo
địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu; mục “Trong thời gian cư trú tại:... từ ngày... tháng... năm... đến ngày...
tháng... năm...” ghi theo địa chỉ, thời
gian cư trú thực tế tại nước ngoài. Tình trạng hôn nhân của người
đó được xác định theo Sổ đăng ký hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ
quan đại diện quản lý và ghi tương tự như quy định tại khoản 3 Điều này.
Ví dụ: “Ông Nguyễn Văn A,
Nơi cư trú: Berlin, CHLB
Đức.
Trong thời gian cư trú
tại: New York, Hoa Kỳ, từ ngày 20 tháng 10 năm 2010 đến ngày 27 tháng 7 năm
2012.
Tình trạng hôn nhân:
Không đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ”.
5. Mục “Giấy này được cấp
để:” phải ghi đúng mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, không
được để trống.
Ví dụ: Làm thủ tục mua bán nhà; bổ túc hồ sơ xin việc; làm thủ
tục thừa kế; bổ túc hồ sơ đi du lịch nước ngoài; để kết hôn…
Trường hợp sử dụng Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự
định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn.
Ví dụ: - Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với chị Nguyễn
Thị T, sinh năm 1992, CMND số 031331332, tại UBND xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên,
thành phố Hải Phòng.
- Giấy này được cấp để
làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, Hộ chiếu số: B123456,
tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Giấy này được cấp để
làm thủ tục kết hôn với anh SON CHA DUEK, sinh năm 1965, Hộ chiếu số: M234123,
tại Hàn Quốc.
Điều 26. Sửa chữa sai sót
khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch
1. Khi đăng ký hộ tịch,
nếu có sai sót trong việc ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác
hộ tịch phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không
được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá.
Trường hợp có sai sót bỏ
trống trang sổ thì công chức làm công tác hộ tịch phải gạch chéo vào trang bỏ
trống.
Cột ghi chú của Sổ hộ
tịch phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót; ngày, tháng, năm sửa; công chức làm
công tác hộ tịch ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Công chức làm công tác hộ
tịch có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa
chữa sai sót. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, cho
phép đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.
Công chức làm công tác hộ
tịch không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi
trong Sổ hộ tịch.
2. Khi đăng ký hộ tịch, nếu
có sai sót trên giấy tờ hộ tịch thì công chức làm công tác hộ tịch phải hủy bỏ
giấy tờ đó và ghi giấy tờ mới, không cấp cho người dân giấy tờ hộ tịch đã bị
sửa chữa.
3. Sau khi đăng ký hộ
tịch mà phát hiện sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi
của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch
theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Mục 3. HƯỚNG DẪN MỞ, KHÓA
SỔ HỘ TỊCH, LƯU TRỮ, BẢO QUẢN SỔ HỘ TỊCH
Điều 27. Mở, khóa Sổ hộ
tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Số quyển của Sổ hộ
tịch được đánh số và ghi theo thứ tự sử dụng của từng loại sổ trong năm, bắt
đầu từ số 01.
Ví dụ: - Sổ đăng ký giám
hộ, số: 01-TP/HT-2015-GH
- Sổ đăng ký nhận cha,
mẹ, con, số: 01-TP/HT-2015-CMC.
Ngày mở sổ là ngày đăng
ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ. Ngày khoá sổ thực hiện như sau: trường hợp
hết sổ mà chưa hết năm thì khóa sổ vào ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng
của sổ; trường hợp hết năm mà chưa dùng hết sổ thì khóa sổ vào ngày 31 tháng 12
của năm đó.
2. Khi hết năm đăng ký,
công chức làm công tác hộ tịch phải thống kê rõ số quyển Sổ hộ tịch đã sử dụng,
tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký trong năm, số trường hợp ghi sai sót phải
sửa chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này và các trang bị bỏ
trống (nếu có) trong từng sổ.
3. Sau khi thống kê theo
quy định tại khoản 2 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch phải ký, ghi rõ
họ, chữ đệm, tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký xác nhận, ghi
rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ và đóng dấu.
Điều 28. Lưu trữ, bảo
quản Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư
pháp
1. Sổ hộ tịch được lưu
trữ vĩnh viễn, được giữ gìn, bảo quản để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân
và hoạt động quản lý nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản, khai thác sử dụng Sổ hộ tịch theo
đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng chống bão lụt, cháy,
ẩm ướt, mối mọt để bảo đảm an toàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và Giám đốc Sở
Tư pháp phải chịu trách nhiệm trong việc làm mất, hư hỏng hoặc khai thác, sử
dụng Sổ hộ tịch trái pháp luật.
Điều 29. Mở, khóa Sổ hộ
tịch và lưu trữ Sổ hộ tịch tại Cơ quan đại diện
1. Cơ quan
đại diện thực hiện việc mở, khóa Sổ hộ tịch, lưu trữ, bảo quản Sổ hộ tịch tương
tự theo hướng dẫn tại Điều 27 và Điều 28 của Thông tư này.
2. Sau khi
khóa sổ, Cơ quan đại diện chứng thực 01 bản sao đối với mỗi loại Sổ hộ tịch để
chuyển lưu tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Điều khoản
chuyển tiếp
Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ
tịch do cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà
chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định pháp luật có
hiệu lực vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ và được sử dụng biểu mẫu hộ tịch
tương ứng được ban hành kèm theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
b) Thông tư số 16.a /2010/TT-BTP
ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tư pháp sửa đổi biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
c) Thông tư số 05/2012/TT-BTP
ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành
và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
d) Thông tư số 09b/2013/TT-BTP
ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành
và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư
số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
đ) Thông tư số 02a/2015/TT-BTP
ngày 23 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 31. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu
lực từ ngày 02 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây:
a) Thông tư số 07/2001/TT-BTP
ngày 10 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng
ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội;
b) Thông tư số 01/2008/TT-BTP
ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch;
c) Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi
chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
d) Thông tư số 16.a/2010/TT-BTP
ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi biểu mẫu hộ tịch ban
hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
đ) Thông tư số 05/2012/TT-BTP
ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành
và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
e) Thông tư số 09b/2013/TT-BTP
ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành
và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư
số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
g) Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23 tháng 02
năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
3. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Sở Tư pháp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để có hướng
dẫn./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Khánh Ngọc
|
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC GIẤY TỜ HỘ TỊCH
DO BỘ TƯ PHÁP IN, PHÁT HÀNH
Số TT
|
Tên giấy tờ hộ tịch
|
Ghi chú
|
01
|
Giấy khai
sinh (1)
|
Có nội dung
|
02
|
Giấy khai
sinh(2)
|
Phôi, không
có nội dung
|
03
|
Giấy chứng
nhận kết hôn (3)
|
Có nội dung
|
04
|
Giấy chứng
nhận kết hôn(4)
|
Phôi, không
có nội dung
|
Giấy tờ hộ tịch gồm các chi tiết kỹ thuật, mỹ thuật như
sau:
(1) Giấy khai sinh (có nội dung)
Được in trên giấy trắng
định lượng 120gsm, khổ giấy A4 (210 x 297mm), in offset 4 màu, 02 mặt.
Nội dung chính in trên mặt trước, có hoa văn chìm, ở chính giữa nền hoa văn là hình trống đồng Ngọc Lũ,
trên mặt trống đồng là hình vẽ bản đồ Việt Nam và các quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa, các đảo nhỏ khác… Vị trí hình ngôi sao là
Thủ đô Hà Nội. Phía ngoài trống đồng là nền hoa văn trang trí, được đóng
khung bởi đường viền trang trí. Màu sắc chủ đạo của nền hoa văn trang trí là
màu xanh, ở trung tâm là màu xanh dương nhẹ, được trải dần ra phía ngoài với
màu xanh lá cây, các họa tiết trang trí được vẽ bằng nét mảnh.
Nội dung chính được soạn
thảo bằng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13pt, khoảng cách
dòng là 21.5pt, trường nội dung chữ cách mép giấy hai bên là 23mm, cách mép trên
12.8mm và mép dưới là 18mm. Phía trên cùng là quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Tiếp phía dưới là hình ảnh quốc
huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có kích thước là 20x20mm. Chữ “Giấy
khai sinh” màu đỏ, in hoa đậm, cỡ chữ 22pt.
Mặt sau là bảng “Phần ghi
chú những thông tin thay đổi sau này”, được in trên nền hoa văn chìm, trung tâm là họa tiết hoa
sen. Nền chủ đạo được tạo bởi các đường nét sóng trải đều, phía bên cạnh của
họa tiết hoa sen có một đường trang trí chạy ngang mặt giấy được tạo bởi các
nét sóng có biên độ và màu sắc khác nhau. Nội dung bảng sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã
Unicode, cỡ chữ 12pt, kích thước bảng là 158 x
260mm.
(2) Giấy khai sinh (phôi, không có nội dung)
Là phôi in màu theo các mô tả chi tiết nêu trên, có quốc
hiệu, quốc huy và dòng chữ “Giấy khai sinh” tại mặt trước, bảng “Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” ở
mặt sau, mẫu được sử dụng tại các cơ quan đăng ký hộ tịch đã có phần mềm
bảo đảm việc in trực tiếp toàn bộ nội dung thông tin đăng ký khai sinh theo
đúng tiêu chuẩn, được Bộ Tư pháp công nhận.
(3) Giấy chứng nhận kết hôn (có nội dung)
Được in trên giấy trắng
định lượng 120gsm, khổ giấy A4 (210 x 297mm), in offset 4 màu, 02 mặt.
Nội dung chính in trên mặt trước, có hoa văn chìm, ở chính giữa nền hoa văn là hình trống đồng Ngọc Lũ,
trên mặt trống đồng là hình vẽ bản đồ Việt Nam và các quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa, các đảo nhỏ khác… Vị trí hình ngôi sao là
Thủ đô Hà Nội. Phía ngoài trống đồng là nền hoa văn trang trí có các
đường nét tỏa ra như tia nắng mặt trời, nền hoa văn được đóng khung bởi đường
viền trang trí. Mầu sắc chủ đạo của nền hoa văn trang trí là mầu hồng, ở trung
tâm là mầu hồng pha vàng nhẹ, được trải dần ra phía ngoài với màu sen hồng. Các
họa tiết trang trí được vẽ bằng nét mảnh.
Nội dung chính được soạn
thảo bằng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13pt, khoảng cách
dòng là 23.5pt, trường nội dung chữ cách mép giấy hai bên là 20mm, cách mép
trên 12.8mm, cách mép dưới 18mm. Phía trên cùng là quốc hiệu “Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; phía dưới là hình ảnh quốc
huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích thước 20x20mm. Chữ “Giấy
chứng nhận kết hôn” in hoa đậm, màu đỏ, cỡ chữ 20pt.
Mặt sau là bảng “Phần ghi
chú những thông tin thay đổi sau này”, được in trên nền hoa văn chìm, trung tâm là họa tiết hoa
sen, được lan tỏa ra những cánh hoa. Nền chủ đạo được tạo bởi các đường nét
sóng trải đều, phía bên cạnh của họa tiết hoa sen có một đường trang trí chạy
ngang mặt giấy được tạo bởi các nét sóng có biên độ và màu sắc khác nhau. Nội dung bảng sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã
Unicode, cỡ chữ 12pt, kích thước bảng là 158 x
260mm.
(4) Giấy chứng nhận kết hôn (phôi, không có nội dung)
Là phôi in màu theo các
mô tả chi tiết nêu trên, có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận
kết hôn” tại mặt trước, bảng “Phần ghi chú những
thông tin thay đổi sau này” ở mặt sau, mẫu được sử dụng tại các cơ quan
đăng ký hộ tịch đã có phần mềm bảo đảm việc in trực tiếp toàn bộ nội dung thông
tin đăng ký kết hôn theo đúng tiêu chuẩn, được Bộ Tư pháp công nhận.
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC GIẤY TỜ HỘ TỊCH ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG
TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỘ TƯ PHÁP, CƠ QUAN ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TỰ IN, SỬ DỤNG
STT
|
Tên giấy tờ hộ tịch
|
1
|
Trích
lục khai sinh (bản sao)
|
2
|
Trích
lục kết hôn (bản sao)
|
3
|
Trích
lục khai tử (bản chính)
|
4
|
Trích
lục khai tử (bản sao)
|
5
|
Trích
lục đăng ký giám hộ (bản chính)
|
6
|
Trích
lục đăng ký giám hộ (bản sao)
|
7
|
Trích
lục đăng ký chấm dứt giám hộ (bản chính)
|
8
|
Trích
lục đăng ký chấm dứt giám hộ (bản sao)
|
9
|
Trích
lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (bản chính)
|
10
|
Trích
lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (bản sao)
|
11
|
Trích
lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (bản chính)
|
12
|
Trích
lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (bản sao)
|
13
|
Trích
lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh (bản chính)
|
14
|
Trích
lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh (bản sao)
|
15
|
Trích
lục ghi chú kết hôn (bản chính)
|
16
|
Trích
lục ghi chú kết hôn (bản sao)
|
17
|
Trích
lục ghi chú ly hôn (bản chính)
|
18
|
Trích
lục ghi chú ly hôn (bản sao)
|
19
|
Trích
lục ghi vào sổ các việc hộ tịch khác (bản chính)
|
20
|
Trích
lục ghi vào sổ các việc hộ tịch khác (bản sao)
|
21
|
Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân
|
PHỤ LỤC
5
DANH
MỤC TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA BỘ TƯ
PHÁP, CƠ QUAN ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ NGƯỜI DÂN TỰ IN, SỬ DỤNG
STT
|
Tên Tờ khai
|
1
|
Tờ
khai đăng ký khai sinh
|
2
|
Tờ
khai đăng ký kết hôn
|
3
|
Tờ
khai đăng ký khai tử
|
4
|
Tờ
khai đăng ký giám hộ
|
5
|
Tờ
khai đăng ký chấm dứt giám hộ
|
6
|
Tờ
khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
|
7
|
Tờ
khai ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh
|
8
|
Tờ
khai ghi chú kết hôn
|
9
|
Tờ
khai ghi chú ly hôn
|
10
|
Tờ
khai ghi vào sổ hộ tịch việc khai tử
|
11
|
Tờ
khai ghi chú thay đổi hộ tịch
|
12
|
Tờ
khai đăng ký lại khai sinh
|
13
|
Tờ
khai đăng ký lại kết hôn
|
14
|
Tờ
khai đăng ký lại khai tử
|
15
|
Tờ
khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
|
16
|
Tờ
khai cấp bản sao Trích lục hộ tịch
|
17
|
Tờ
khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
|
18
|
Tờ
khai ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi
|
19
|
Tờ
khai ghi chú việc giám hộ, nhận cha, mẹ, con
|
Ý KIẾN