Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
- Tải về sách Ebook Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu mới nhất
- Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan mới nhất
CHÍNH PHỦ
------- |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 49/2013/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT
LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG
Căn
cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn
cứ Bộ luật Lao động
ngày 18 tháng 6 năm
2012;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương,
Chương
1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị
định này quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương
quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 92; nguyên tắc xây dựng thang lương,
bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật
Lao động.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Thành
viên Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 của Bộ luật
Lao động.
2. Người
lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điều 3
của Bộ luật Lao động.
3. Người
sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Bộ luật Lao động (sau
đây gọi chung là doanh nghiệp).
4. Các
cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy định và thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia và xây dựng thang
lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định tại Nghị định này.
Chương
2.
HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG QUỐC GIA
Điều
3. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội
đồng tiền lương quốc gia thực
hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu
vùng.
2. Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia.
Điều
4. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Phân
tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu
sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện
mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng
chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án
tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ.
2. Nghiên
cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một
số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian.
3. Tổ
chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng
để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
vùng.
4. Khảo
sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu
quả tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu.
5. Nghiên
cứu, tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều
5. Cơ cấu tổ chức của
Hội đồng tiền lương quốc
gia
1. Hội
đồng tiền lương quốc gia có 15 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng
lao động ở trung ương, trong đó:
a) Chủ
tịch Hội đồng là một Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Ba
Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm: Một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam và một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam;
c) Các
ủy viên Hội đồng, bao gồm: Bốn ủy viên Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bốn ủy
viên Hội đồng là đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; một ủy viên Hội
đồng là đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; hai ủy viên Hội
đồng là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao
động.
2. Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc
gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ủy quyền
cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia.
3. Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch và Ủy viên
Hội đồng tiền lương quốc gia
là người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, tiền lương; có
trình độ, năng lực để xem xét, đề xuất những kiến nghị yêu cầu của cơ quan do
mình đại diện và có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng tiền lương
quốc gia. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ là 05 năm.
4. Hội
đồng tiền lương quốc gia có bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực giúp Hội
đồng nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp, xây dựng phương án tiền lương tối thiểu vùng, phân vùng áp dụng mức
lương tối thiểu để đưa ra thảo luận tại Hội đồng và thực hiện công tác hành
chính của Hội đồng.
5. Kinh
phí hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm,
được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều
6. Quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Chủ
tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia, bộ phận
kỹ thuật và bộ phận thường trực.
2. Chủ
tịch Hội đồng tiền lương quốc gia được mời các chuyên gia, các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học để tham
vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng.
Chương
3.
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG VÀ
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Điều
7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
1. Căn
cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với
lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực
tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội
số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức
danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc
chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng
lương phụ thuộc vào độ phức
tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch
giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao
trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển
tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức
lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương,
bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc
chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực
hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức
lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức
danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự
dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ
quy định;
c) Mức
lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm phải cao hơn ít
nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp
tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Khi
xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân
biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo,
nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều
kiện nâng bậc lương.
5. Thang
lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công
nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường
lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
6. Khi
xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham
khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và
công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng
thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất
của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu khi xây
dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho
ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước,
công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Điều
8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
1. Định
mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ
quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ
chức sản xuất hợp lý.
2. Mức
lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp
với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu
chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
3. Mức
lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực
hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
4. Mức
lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải
thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời
gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng
và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường
hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản
lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn
10% so với mức được giao, hoặc mức thực
tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được
giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
5. Mức
lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng
hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố
công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời
gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi
đặt cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp.
Chương
4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
9. Hiệu lực thi hành
1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các quy định tại
Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
2. Nghị
định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị
định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ
thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà
nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều
10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Hội đồng tiền lương quốc gia:
a) Người
đứng đầu các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này cử đại
diện tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia và gửi danh sách để Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tổng hợp;
b) Chủ
tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lựa chọn và đề nghị người đứng
đầu hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương sử dụng nhiều lao động cử đại diện
tham gia Hội đồng tiền lương
quốc gia;
c) Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và đề nghị Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc
gia; quyết định bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia.
2. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao
động.
a) Doanh
nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và
gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp có
nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng,
quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh
nghiệp để theo dõi, kiểm tra;
b) Cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh
nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động; Khoản 6 Điều 7 và
Khoản 5 Điều 8 của Nghị định này để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định
thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp
luật lao động;
c) Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với
Liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;
d) Các
cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tiếp nhận, kiểm tra, giám sát
việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu.
đ) Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị
định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc
xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định
này, bảo đảm quan hệ hợp lý
về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển
xếp lương đối với người lao
động từ thang lương, bảng lương
do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.
3. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
Ý KIẾN