THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 10/2013/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 01
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRỰC TIẾP LÀM CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ, QUẢN LÝ
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ CÔNG TÁC TẠI TRẠI GIAM, TRẠI TẠM GIAM, NHÀ TẠM GIỮ TRONG
QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chế độ phụ cấp đặc thù
đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự, quản lý thi
hành án hình sự và công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong quân
đội,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này qui định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ
trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự, quản lý thi hành án hình sự và công
tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong quân đội.
Điều 2. Mức phụ cấp
1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Giám thị, Chính trị viên, Phó giám thị trại giam, trại tạm giam;
b) Trợ lý giam giữ, Trợ lý giáo dục, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Quản
giáo, Vệ binh, Cảnh vệ tư pháp, Bác sĩ, nhân viên quân y khám chữa bệnh cho
phạm nhân và bị can ở các trại giam, trại tạm giam.
2. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm các công việc còn lại ở các trại giam, trại
tạm giam.
3. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với:
Cán bộ thuộc Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng và Cơ
quan Thi hành án hình sự cấp Quân khu làm công tác lãnh đạo, chỉ huy, tham mưu,
kiểm tra công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
4. Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với:
Cán bộ, chiến sĩ làm các công việc ở các nhà tạm giữ, nhà tạm giữ có buồng
tạm giam.
5. Chế độ phụ cấp đặc thù được chi trả cùng kỳ lương, phụ cấp quân hàm hàng
tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 3. Cách tính hưởng phụ cấp
1. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại Điều 2 Quyết định này được tính trên
mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Khi chuyển công tác khác mà không giữ các chức vụ, chức danh quy định
cho các đối tượng tại Điều 2 Quyết định này hoặc nghỉ chuẩn bị hưu hoặc thôi
phục vụ trong quân đội thì thôi hưởng phụ cấp đặc thù từ tháng tiếp theo.
3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp đặc thù, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền
lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng
12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Điều 4. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để chi trả chế độ quy định tại Quyết định này do Ngân sách
nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Quốc phòng theo
quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013.
2. Bãi bỏ các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công
tác quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Bộ Quốc phòng tại Quyết
định số 316/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
chế độ phụ cấp trại giam, Quyết định số 116/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm
2002 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ phụ cấp quản lý trại tạm giam, nhà
tạm giữ thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
Ý KIẾN