Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã
- Tải về sách Ebook Bộ Luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành
- Bộ Luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn mới nhất
BỘ CÔNG
AN - BỘ TƯ PHÁP -
VKSNDTC - TANDTC |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2012
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VÀ LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TRUY NÃ
Để
thực hiện đúng và thống nhất
các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự
năm 2003 và Luật thi hành
án hình sự năm 2010 về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Bộ Công an, Bộ Tư pháp,
Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã,
Chương
1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi
hành án hình sự về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án.
Điều
2. Đối tượng bị truy nã
1. Bị
can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người
bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người
bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người
bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người
đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người
được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Điều
3. Nguyên tắc truy nã
1. Việc
truy nã phải nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội,
bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm
cấm ra quyết định truy nã trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn của
Thông tư này.
Điều
4. Ra quyết định truy nã
1. Cơ
quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có đủ
căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc
không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng
không có kết quả;
b) Đã
xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi
có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà
trước đó Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án đã ra
lệnh bắt bị can, bị cáo để
tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Điều
5. Nội dung quyết định truy nã
1. Quyết
định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày,
tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
b) Tên
cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;
c) Họ và
tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng,
năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
d) Đặc
điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
đ) Tội
danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối
với người bị truy nã (nếu có);
e) Địa
chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
2. Trong
trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.
Điều
6. Gửi, thông báo quyết định truy nã
1. Quyết
định truy nã phải được gửi đến:
a) Công
an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi
ở và quê quán của người bị truy nã;
b) Công
an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Cục
Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);
d) Cơ
quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);
e) Viện
kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm
giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;
f) Tòa
án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
2. Quyết
định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ
quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.
Chương
2.
TRUY NÃ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ,
THI HÀNH ÁN
Điều
7. Truy nã trong giai đoạn điều tra
1. Trong
giai đoạn điều tra nếu xác định có bị can bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở
đâu thì Cơ quan điều tra đang
thụ lý vụ án phải ra quyết
định truy nã và phối hợp với
lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt.
2. Trường
hợp người đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam trốn nhà tạm giữ thì Trưởng nhà
tạm giữ báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi đối tượng bỏ trốn để Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ đạo, tổ chức
lực lượng truy bắt đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam,
giữ” theo quy định tại Điều
311 Bộ luật hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà người
đó đã bị khởi tố).
3. Trường
hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam trốn trại tạm giam thì Giám thị trại tạm
giam phải tổ chức ngay lực
lượng truy bắt đồng thời thông báo ngay cho Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án đó để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội trốn khỏi nơi giam,
giữ” theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự và ra quyết định truy nã bị can (trong quyết định truy nã ghi rõ các tội danh khác mà
người đó đã bị khởi tố).
Điều
8. Truy nã trong giai đoạn truy tố
1. Trong
giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý
hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã
bị can.
2. Nếu
hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy
nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải thông báo kết quả truy nã cho Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án biết để có căn cứ giải quyết theo thẩm quyền. Nếu vẫn chưa bắt
được bị can bị truy nã thì vụ
án được giải quyết như sau:
a) Trường
hợp bị can bỏ trốn không ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm
sát tách vụ án và ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến
hành truy tố theo quy định của pháp luật;
b) Trường
hợp bị can bỏ trốn mà ảnh
hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.
Điều
9. Truy nã trong giai đoạn xét xử
1. Trường
hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can và đã giao bản cáo trạng cho
bị can nhưng chưa chuyển hồ
sơ vụ án cho Tòa án mà nhận được thông tin về việc bị can
bỏ trốn, thì Viện kiểm sát vẫn
chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án để thụ lý, xét xử và thông báo cho Tòa án biết việc bị can đã bỏ trốn để Tòa
án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã
bị can.
2. Trong
trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi
đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa
án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã
bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung.
Nếu hết
thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc
truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự ra
quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trường
hợp đã mở phiên tòa mà bị cáo
bỏ trốn, thì Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm
đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
3. Đối
với các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này mà trong vụ án có nhiều
bị can, bị cáo, trong đó có bị can, bị cáo bỏ trốn, có bị can, bị cáo không bỏ
trốn, thì Tòa án vẫn ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị
cáo đang bị tạm giam không bỏ trốn, mà thời hạn tạm giam đã hết và nếu xét thấy
cần tiếp tục tạm giam để hoàn
thành việc xét xử thì Tòa án
áp dụng Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giam.
Nếu hết
thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra
xét xử và Tòa án xét xử vắng
mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng
hình sự.
4. Khi
nhận được văn bản của Tòa án
yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và
gửi thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 161 Bộ luật tố
tụng hình sự và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.
Nếu hết
thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn chưa có
kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa
án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bị truy nã theo điểm a
khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng
hình sự.
5. Trường
hợp Tòa án đã yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo thì khi bản án
của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Tòa án không phải yêu cầu Cơ quan điều tra
tiếp tục ra quyết định truy nã mới.
Điều
10. Truy nã trong giai đoạn thi hành án
1. Người
bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, khi có quyết định thi hành án nhưng bỏ
trốn thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù được tại
ngoại ra quyết định truy nã.
2. Người
đã hết thời hạn được hoãn chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người
này bỏ trốn thì Tòa án có văn
bản yêu cầu Cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp tỉnh
nơi người được hoãn chấp hành
án phạt tù cư trú ra quyết định truy nã.
3. Người
đã hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án nhưng người
này bỏ trốn thì Tòa án có văn
bản yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người được tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú ra quyết định truy nã.
4. Người
đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam bỏ trốn thì Giám thị
trại giam, Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp
hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại
giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp tỉnh (nếu trốn trại tạm giam Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức
truy bắt.
5. Người
bị kết án tử hình trong khi chờ quyết định thi hành án mà trốn trại tạm giam
thì Giám thị trại tạm giam tổ chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24
giờ kể từ khi phát hiện người
bị kết án tử hình bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại
tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh (nếu trốn trại tạm giam
Công an cấp tỉnh) ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
6. Người
đang chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ bỏ trốn, thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ
chức ngay lực lượng truy bắt. Trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi phát hiện người đang chấp
hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.
7. Trường
hợp người bị kết án trục
xuất, người chấp hành án trục xuất bỏ trốn thì sau khi nhận được thông báo của
cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú chỉ định, Cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp tỉnh phải tổ chức truy bắt ngay; trường hợp truy bắt không có kết quả thì
trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định truy nã.
Điều
11. Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn phạm tội mới hoặc quá trình điều tra còn
phát hiện hành vi phạm tội khác của bị can, bị cáo
1. Trường
hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ
thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều
tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.
2. Trường
hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ
trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố
bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn
bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt.
3. Trường
hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và
đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền
xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong
trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã
tiếp về tội danh mới phát hiện đó.
Điều
12. Tách, tạm đình chỉ, phục hồi điều tra vụ án trong trường hợp có bị can bị
truy nã
1. Đối
với vụ án có nhiều bị can, trong đó có bị can bị truy nã thì trước khi kết thúc
điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định tách vụ án hình sự phần có liên quan
đến hành vi của bị can bỏ trốn (nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn
diện của vụ án), khi đã
hết thời hạn điều tra thì ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án phần có liên quan đến hành vi của bị
can bỏ trốn và ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can đang bị truy
nã. Các bị can khác trong vụ
án vẫn được kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo quy định.
2. Khi
bắt được bị can bỏ trốn theo quyết định truy nã, Cơ quan điều tra đã ra quyết
định truy nã phải ra quyết định đình nã và ra quyết định phục hồi điều tra vụ
án, phục hồi điều tra bị can theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự.
Chương
3.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THỰC HIỆN KHI BẮT HOẶC TIẾP NHẬN NGƯỜI
BỊ TRUY NÃ
Điều
13. Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã
1. Sau
khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu
thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai
người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay
thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết
định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.
2. Trường
hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt
thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ
và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn
chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ,
Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải chuyển hồ
sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm
giữ và việc xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Sau
khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt, cơ quan
đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang
bị truy nã hay không; nếu xác định
đúng thì phải đến nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại
ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định
của pháp luật. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền
bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định
truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trong
thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp bắt theo quyết định truy nã để cơ quan ra quyết
định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn cho Cơ
quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt. Khi nhận được lệnh tạm giam
đã được Viện kiểm sát phê
chuẩn, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy
nã phải gửi ngay lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cho trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi đang tạm giữ
người bị bắt.
4. Trường
hợp người bị bắt theo quyết
định truy nã của Cơ quan thi hành án hình sự hoặc của các trại giam, trại tạm
giam trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ mà cơ quan đã ra quyết định truy nã
vẫn không thể đến nhận người bị bắt thì phải gửi ngay bản án đã có hiệu lực
pháp luật, quyết định thi
hành án phạt tù, quyết định thi hành án phạt trục xuất cho Cơ quan điều tra đã
bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax các văn bản trên sau đó
gửi ngay bản chính) để làm
căn cứ giam, giữ hoặc đưa vào cơ sở lưu trú (đối với trường hợp thi hành án
phạt trục xuất).
5. Trường
hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông
báo bằng văn bản về việc đã bắt được người bị truy nã, Viện kiểm sát hoặc Tòa
án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay
lệnh tạm giam và gửi cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạm giam
trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết về việc đã
gửi lệnh tạm giam.
6. Trước
khi hết thời hạn tạm giữ 24 giờ (kể cả thời hạn gia hạn tạm giữ) mà trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn không
nhận được lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã hoặc lệnh
tạm giam của Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã yêu cầu truy nã thì trại tạm giam, nhà tạm giữ thông báo ngay cho
Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã. Ngay sau khi nhận
được thông báo của trại tạm giam, nhà tạm giữ, Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc
tiếp nhận người bị truy nã có văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định truy nã
đến nhận ngay người bị bắt.
7. Trong
trường hợp một người có nhiều quyết định truy nã, khi bắt giữ theo quyết định
truy nã của cơ quan nào thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã thông báo cho cơ quan
đó đến nhận người bị bắt. Cơ quan đến nhận người bị bắt phải thông báo cho các
cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để ra quyết định đình
nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.
8. Khi
giao người bị bắt theo quyết định truy nã cho cơ quan đã ra quyết định truy nã,
Cơ quan điều tra đã bắt hoặc
tiếp nhận người bị bắt phải bàn giao kèm theo hồ sơ gồm: Biên bản bắt người
theo quyết định truy nã, biên bản ghi lời khai người bị bắt, quyết định tạm
giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, danh bản, chỉ bản và các
tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khi bàn giao phải lập biên bản theo quy
định.
9. Khi
dẫn giải đối tượng truy nã nếu cần thiết phải nghỉ qua đêm thì cán bộ dẫn giải
xuất trình giấy tờ và đề xuất gửi đối tượng truy nã tại nhà tạm giữ, trại tạm
giam nơi gần nhất. Trưởng nhà
tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ liên quan đến đối
tượng truy nã, đồng thời làm thủ tục nhận gửi đối tượng truy nã.
Điều
14. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và thủ tục giải quyết khi bắt người bị
truy nã về tội ít nghiêm trọng
Khi bắt
hoặc tiếp nhận bị can, bị cáo bị truy nã về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp
nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn
tạm giữ, Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều
15. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khi bắt người chưa thành niên bị truy nã
1. Người
bị truy nã từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định
tại các điều 82, 86, 88, 120 và 303 Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Trường
hợp khi ra quyết định truy nã người chưa thành niên phạm tội, nhưng khi bắt
được thì họ đã là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì có thể áp dụng
biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như đối với
người đã thành niên.
Điều
16. Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú
1. Khi
có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo
ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập
biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra
đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải
lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ
quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi
tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về
việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản)
và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn
đề khác có liên quan.
3. Người
phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo
quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
4. Người
có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị
bệnh hiểm nghèo (có
kết luận của Hội đồng y khoa
Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên),
người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia
đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm
vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án
phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.
Chương
4.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều
17. Hiệu lực thi hành
Thông tư
này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
Các văn
bản của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một
số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã
trái với các quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều
18. Tổ chức thực hiện
Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có
trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG Hoàng Thế Liên |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG Trung tướng Phạm Quý Ngọ |
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG Trần Công Phàn |
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN THƯỜNG TRỰC Đặng Quang Phương |
Ý KIẾN