Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phải chia khi ly hôn
Bà N. và ông M. kết hôn năm 1979, chung sống hạnh phúc đến năm 1999 thì phát sinh mâu thuẫn. Năm 2002, ông bà được tòa án giải quyết cho ly hôn và giải quyết xong phần con cái. Riêng phần tài sản thì vẫn chưa giải quyết xong. Nay bà N. yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung giữa bà và ông M.
Theo bà N., vợ chồng bà đã tạo lập được hơn 12.000 m2 đất, chia làm ba phần. Phần thứ nhất (7.000 m2) do vợ chồng bà mua trả góp năm 1982 với giá 150 giạ lúa, thời hạn trả góp là năm năm. Phần thứ hai (4.000 m2) do vợ chồng bà mua năm 1983 với giá 3,5 chỉ vàng, trên đất có một căn nhà và một số cây tràm. Phần thứ ba (hơn 1.000 m2) do ông M. khai phá trước khi kết hôn, khi về chung sống thì vợ chồng bà trực tiếp sử dụng cho đến nay. Bà N. cho rằng vợ chồng bà đã trực tiếp sử dụng hơn 12.000 m2 nói trên đến khi hai người ly hôn. Vì vậy, đây là tài sản chung và phải chia đôi.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ phần đất tranh chấp chỉ do ông M. đứng tên. Ông M. chỉ đồng chí chia phần đất thứ hai (4.000 m2) do vợ chồng ông mua năm 1983. Đối với hơn 8.000 m2 đất còn lại, ông M. cho rằng mình chỉ đứng tên giùm trên giấy tờ thay cho cha mẹ ruột của ông. Đây là tài sản riêng của cha mẹ ông nên không thể phân chia được.
Xét xử sơ thẩm vụ án, TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) chấp nhận yêu cầu chia tài sản của bà N. Cấp sơ thẩm nhận định đây là tài sản chung của vợ chồng nên ông M. phải chia bà N. hơn 6.000 m2 đất trong tổng số hơn 12.000 m2 diện tích đất tranh chấp. Bà N. có quyền liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần đất được chia. Cấp sơ thẩm cũng kiến nghị UBND huyện Củ Chi thu hồi giấy đỏ đã cấp cho ông M. để điều chỉnh lại diện tích đất.
Cách giải quyết tranh chấp của TAND huyện Củ Chi được TAND TP.HCM đồng tình khi phúc thẩm vụ án.
Trả lời khiếu nại của ông M., TAND Tối cao cũng cho rằng đây là tài sản chung. Ông M. và bà N. kết hôn năm 1979 và phần đất nói trên có trong thời kỳ hôn nhân. Ông M. không có chứng cứ gì chứng minh đây là tài sản riêng của ông. Phần đất tranh chấp nói trên là tài sản chung của vợ chồng nên phải được chia.
KINH NGHIỆM PHÁP LÝ:
Theo bà N., vợ chồng bà đã tạo lập được hơn 12.000 m2 đất, chia làm ba phần. Phần thứ nhất (7.000 m2) do vợ chồng bà mua trả góp năm 1982 với giá 150 giạ lúa, thời hạn trả góp là năm năm. Phần thứ hai (4.000 m2) do vợ chồng bà mua năm 1983 với giá 3,5 chỉ vàng, trên đất có một căn nhà và một số cây tràm. Phần thứ ba (hơn 1.000 m2) do ông M. khai phá trước khi kết hôn, khi về chung sống thì vợ chồng bà trực tiếp sử dụng cho đến nay. Bà N. cho rằng vợ chồng bà đã trực tiếp sử dụng hơn 12.000 m2 nói trên đến khi hai người ly hôn. Vì vậy, đây là tài sản chung và phải chia đôi.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ phần đất tranh chấp chỉ do ông M. đứng tên. Ông M. chỉ đồng chí chia phần đất thứ hai (4.000 m2) do vợ chồng ông mua năm 1983. Đối với hơn 8.000 m2 đất còn lại, ông M. cho rằng mình chỉ đứng tên giùm trên giấy tờ thay cho cha mẹ ruột của ông. Đây là tài sản riêng của cha mẹ ông nên không thể phân chia được.
Xét xử sơ thẩm vụ án, TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) chấp nhận yêu cầu chia tài sản của bà N. Cấp sơ thẩm nhận định đây là tài sản chung của vợ chồng nên ông M. phải chia bà N. hơn 6.000 m2 đất trong tổng số hơn 12.000 m2 diện tích đất tranh chấp. Bà N. có quyền liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần đất được chia. Cấp sơ thẩm cũng kiến nghị UBND huyện Củ Chi thu hồi giấy đỏ đã cấp cho ông M. để điều chỉnh lại diện tích đất.
Cách giải quyết tranh chấp của TAND huyện Củ Chi được TAND TP.HCM đồng tình khi phúc thẩm vụ án.
Trả lời khiếu nại của ông M., TAND Tối cao cũng cho rằng đây là tài sản chung. Ông M. và bà N. kết hôn năm 1979 và phần đất nói trên có trong thời kỳ hôn nhân. Ông M. không có chứng cứ gì chứng minh đây là tài sản riêng của ông. Phần đất tranh chấp nói trên là tài sản chung của vợ chồng nên phải được chia.
KINH NGHIỆM PHÁP LÝ:
Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
Ông M. không chứng minh được phần tài sản tranh chấp là tài sản riêng nên về nguyên tắc, đó là tài sản chung và phải chia.
Ông M. không chứng minh được phần tài sản tranh chấp là tài sản riêng nên về nguyên tắc, đó là tài sản chung và phải chia.
(Theo Báo pháp luật TP HCM online)
Theo quy định tài sản vợ chồng có trước hoặc sau kết hôn, do vợ chồng
Trả lờiXóatự làm mà có hoặc được tặng cho đều là tài sản chung của vợ chồng.
Chính vì vậy cả hai người đều có quyền và nghĩa vụ với tài sản ngang
nhau. TAND xử và xem xét chi tiết quyền và nghĩa vụ của vợ chồng là
đúng.
Tôi thấy luật hôn nhân bây giờ có khe hở, việc chia đôi tài sản của vợ và chồng là cơ hội tước đoạt tài sản của nhau, tạo bi kich cho biết bao nhiêu gia đình, làm nhiều người phải điêu đứng, dở khóc, dở cười. Tôi đã thấy nhiều ngôi nhà ngăn đôi thiếu tình người. Người được lợi thì hí hởn cùng người mới hưởng thụ ... Kẻ trong cuộc bị tước đoạt công sức bao năm chỉ biết ngậm "bồ hòn".
Trả lờiXóaChúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bạn thử cùng tôi giở lại tuyên ngôn độc lập mà Bác đã viết và đọc trong nắng Ba Đình ngày 02/9/1945 mà xem lại. Có rất nhiều quyền của con người được Bác công bố đầy tự hào và đầy tính nhân văn như quyền sống, quyền tự do quyền mưu cầu HẠNH PHÚC. Hạnh phúc trong mái ấm gia đình là điều một cuộc hôn nhân nào cũng mong muốn ... HẠNH PHÚC đỗ vỡ, ta nên xét công, tội phân minh, có công thì hưởng, có tội thì phạt ... Những người phụ nữ phản bội chồng đàn đúm "mèo mả gà đồng với tình nhân", chỉ biết ăn chơi chưng diện, không làm tròn trách nhiệm người vợ, người mẹ, sống đạp trên dư luận, chà đạp thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt .....thì vẫn được chia tài sản ư? Tôi thiết nghĩ kẻ vô. Tôi rất nhớ câu nói của những hiền triết ngày xưa xã hội cần có luật,luật ra đời tạo sự công bằng, ổn định xã hội, giữ vững kỉ cương phép nước, Nguyễn Trường Tộ xin triều đình lập khoa luật là vì sự tiến bộ xã hội. Tôi ngu muội học vấn ít, hiểu biết nông cạn nhưng vẫn hiểu đạo lí sống làm người ở đời. Tôi nghĩ nên chuẩn mực đạo đức của con người, đặc biệt là người Việt Nam làm trọng, để hiuwx gìn kẻ cương phép nước. Luật hôn nhân về việc phân chia tài sản sau khi li hôn phải cần sửa đổi, lấy đạo đức và đạo làm người lên hàng đầu trong việc phân chia tài sản. Những kẻ ích kỉ, tư lợi, máu lạnh, không tình người... chỉ biết tài sản nên xem lại...nên dành cho họ số không là đã khoan hồng. Tôi rất bức xúc, đau nhức nhối vì hiện tượng tước đoạt tài sản của nhau sau khi li hôn ... Mong các nhà làm luật nghiên cứu lại để đưa vào áp dụng thực tiễn cho phù hợp hơn và có tình người hơn. BẤT BÌNH
ông a và bà a là vợ chồng. hai người kết hôn dược lâu rồi.khoảng 25 năm.được 3 đứa con .sau một thời gian hai vợ chồng ong bà a làm ăn bị thua lỗ .nên ông bà bán phần đất của mình còn lại để đi mua một miếng đất ở bình dương để sinh sống .khi làm sổ đỏ thì đứng tên của ông a.trong giấy thoả thuận viết tay thì người bán ghi là nay tôi cho ông a miếng đất này để nuôi vợ và 3 đứa con.vì bà a không rành chữ nên muốn để chồng làm hết phần giấy tờ.nay người chồng là ông a có mối quan hệ ngoài luồng . làm cho bà a cảm thấy đau khổ khi sống cùng.cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc nữa nên bà a quyết định ly hôn.và làm một tờ đơn viết tay là đơn ly hôn .có ghi rõ phần tài sản cung là phần đất và nhà như đã nói ở trên .ông a đã chấp nhận kí nhận.ghi rõ họ tên .nhưng khi ra toà.thì toà yêu cầu điền vào đơn thoả thuận chập nhân ly hôn.lúc này thì ông a không đồng ý ký như trước nữa.vì ông cho ngôi nhà và miếng đất là của ông.trong khi đó .người bán đất có thể ra làm chứng rằng họ bán đất cho 2 vợ chồng ,nhưng người đại diện giao dich la ông a thôi.vậy nếu khi phân chia tài sản thì miếng đất và căn nhà này có thể coi là tài san chung của 2 vợ chồng không?
Trả lờiXóa