Nghị định 73/2001/NĐ-CP về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 73/2001/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 73/2001/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM
2001 VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chương
1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Nghị định này quy định về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ áp dụng
đối với các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị kinh tế thành
lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).
Những
mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng quân đội và công an nhân
dân bảo vệ không thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định này.
Điều
2. Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nghiệp
vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ
nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp.
Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Biện
pháp hành chính;
b) Biện
pháp quần chúng;
c) Biện
pháp tuần tra, canh gác.
Điều
3. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp:
1. Chịu
trách nhiệm về hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp do mình phụ trách.
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, bảo vệ tại cơ quan,
doanh nghiệp. Đôn đốc, kiểm tra hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp;
2. Căn
cứ yêu cầu, tính chất, quy mô của cơ quan, doanh nghiệp để quyết định hình thức
tổ chức, bố trí lực lượng, kế hoạch huấn luyện và trang bị phương tiện nghiệp
vụ, làm việc cho lực lượng bảo vệ;
3. Tổ
chức thực hiện những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo
vệ tại cơ quan, doanh nghiệp.
Điều
4. Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ:
1. Công
dân Việt Nam
đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, không có tiền án, có trình
độ văn hóa phổ thông trung học và đủ sức khỏe đáp ứng công tác bảo vệ;
2. Phải
được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do công an cấp tỉnh trở lên tổ chức
và cấp giấy chứng nhận.
Điều
5. Trách nhiệm của Bộ Công an:
1. Quy
định việc phối hợp quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các
cơ quan, doanh nghiệp;
2. Quy
định nội dung huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, mẫu giấy chứng nhận nhân viên bảo
vệ, mẫu trang phục, phù hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp.
3. Hướng
dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Chương
2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
CỦA BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều
6. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sau đây:
1. Phối
hợp với công an xã, phường, thị trấn nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an
toàn xã hội nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng. Đề xuất với người đứng đầu cơ quan,
doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kế hoạch, biện pháp
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan,
doanh nghiệp;
2. Thực
hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ
bảo vệ của công an cấp tỉnh để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những vi phạm
nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ
quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
3. Làm
nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan,
doanh nghiệp, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn. Phối hợp với các tổ chức
quần chúng liên quan trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp
luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người, hướng dẫn các tổ chức quần
chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cơ quan, doanh
nghiệp;
4. Thực
hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng
và quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có). Phối hợp
với cơ quan công an giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quản lý, giáo dục
người có tiền án, tiền sự, người hết hạn tù, người chấp hành xong các biện pháp
xử lý hành chính khác được làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
5. Trực
tiếp tổ chức kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi có vụ việc xảy
ra như: cháy, nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng v.v... trong cơ quan,
doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm
tội quả tang và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Điều
7. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có các quyền hạn sau:
1. Kiểm
tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh
nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy về an ninh
trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
2. Trong
khi làm nhiệm vụ được kiểm tra giấy tờ, người, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ
quan, doanh nghiệp; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Tiến
hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm
quyền người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc yêu cầu của cơ quan công
an có thẩm quyền.
Điều
8. Tổ chức bảo vệ ở những cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn,
quan trọng, thành lập Phòng, Ban, Tổ bảo vệ thì tổ chức bảo vệ nằm trong hệ
thống tổ chức của cơ quan, doanh nghiệp. Đối với cơ quan, doanh nghiệp có tổ
chức bảo vệ theo ngành dọc thì lực lượng bảo vệ cấp cơ sở phải chịu sự quản lý,
chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan công an và tổ chức bảo vệ cấp trên.
Điều
9. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước:
1. Được
hưởng quyền lợi, chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ của nhà
nước ban hành và những quy định cụ thể của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước;
2. Được
huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ
thuật thuộc lĩnh vực cơ quan, doanh nghiệp mình bảo vệ.
3. Những
cán bộ bảo vệ thuộc biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có năng lực và
khả năng phát triển được cơ quan, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch,
đề bạt như những cán bộ khác.
Chương
3:
HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA LỰC LƯỢNG BẢO VỆ
TẠI CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ KINH TẾ THÀNH LẬP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP, LUẬT HỢP TÁC
XÃ VÀ LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều
10. Lực lượng bảo vệ tại các tổ chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ
sau đây:
1. Xây
dựng phương án, kế hoạch và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với
yêu cầu và tình hình an ninh, trật tự nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng, có sự
tham gia ý kiến của cơ quan công an trước khi trình Hội đồng quản trị hoặc
người đứng đầu duyệt;
2. Đề
xuất với Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp các biện
pháp cụ thể bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ tài sản và phòng cháy, chữa
cháy trong cơ quan, doanh nghiệp;
3. Trực
tiếp bảo vệ tài sản cơ quan, doanh nghiệp; thực hiện những nhiệm vụ cụ thể bảo
vệ cơ quan, doanh nghiệp do Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan,
doanh nghiệp giao cho;
4. Khi
có vụ việc xảy ra như: cháy, nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng... phải tổ
chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo
ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Điều
11. Lực lượng bảo vệ tại các tổ chức, đơn vị kinh tế khi làm nhiệm vụ kiểm
soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu phát hiện nghi vấn được kiểm tra
giấy tờ, người, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp theo quy
định.
Điều
12. Chế độ, chính sách và quyền lợi khác của nhân viên bảo vệ tại các tổ
chức, đơn vị kinh tế do Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh
nghiệp quyết định thông qua hợp đồng lao động có sự thỏa thuận giữa hai bên
trên cơ sở quy định của Bộ Luật Lao động.
Chương
4:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
13. Tập thể, cá nhân bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc
trong công tác bảo vệ và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, được
khen thưởng theo quy định của nhà nước và được khen thưởng của ngành công an.
Điều
14. Tập thể, cá nhân bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp lợi dụng nhiệm vụ, quyền
hạn bảo vệ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Chương
5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
15. Nghị định này thay thế Nghị định số 223/HĐBT ngày 19 háng 6 năm 1990
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác và tổ chức bảo vệ cơ
quan, xí nghiệp nhà nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều
16. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị
định này.
Điều
17. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký)
|