Quyết định 460/QĐ-TCT năm 2009 về quy trình thanh tra thuế
- Tải về sách Ebook Luật Quản lý Thuế và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu đính kèm
- Luật Quản lý Thuế và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 460/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2009
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH
THANH TRA THUẾ
TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Thanh
tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thanh tra Tổng cục Thuế,
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc Tổng cục Thuế;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thanh tra Tổng cục Thuế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định
này Quy trình thanh tra thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký và thay thế nội dung thanh tra thuế trong Quyết định số
1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành
quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Điều 3. Cục Trưởng Cục Thuế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng các Ban và Đơn vị tương đương
thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Hạnh Thu |
QUY
TRÌNH
THANH TRA THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009
của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Phần I
QUI
ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích của quy trình
1.1. Tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác
thanh tra trong toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các
tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế.
1.2. Nâng cao việc quản lý cán bộ thanh tra thuế
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá phân loại cán bộ
thanh tra.
1.3. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện
đại hoá công tác thanh tra thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thuế.
2. Phạm vi áp dụng của quy trình.
Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phận
thanh tra, cán bộ thanh tra thuế thuộc Cơ quan Tổng cục thuế và Cục thuế thực
hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế.
3. Giải thích từ ngữ.
3.1. Bộ phận
thanh tra bao gồm Thanh tra thuộc Cơ quan Tổng cục Thuế và các Phòng Thanh
tra thuộc Cục thuế.
3.2. Ngày làm
việc trong quy trình này được tính liên tục trừ các ngày nghỉ theo quy định
của pháp luật.
Phần II
QUI
ĐỊNH CỤ THỂ
I. LẬP KẾ
HOẠCH THANH TRA NĂM.
Bước 1. Thu
thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
Bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu
thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu
sau:
1. Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của
ngành thuế.
- Hồ sơ khai
thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế;
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp;
- Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh
doanh của người nộp thuế.
- Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của
người nộp thuế.
2. Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các
cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài
chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá...
3. Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên
quan:
+ Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ
+ Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội
ngành nghề kinh doanh...
+ Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh,
truyền hình, báo chí...
4. Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 2. Đánh
giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra.
1. Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập
kế hoạch thanh tra thuế, bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế phải
dựa vào các căn cứ sau:
- Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang
điểm từng tiêu chí. Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang
điểm từng tiêu chí Tổng cục Thuế sẽ có
văn bản hướng dẫn riêng.
- Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
của Cơ quan Thuế cấp trên.
2. Lãnh đạo bộ phận thanh tra thuế tổng hợp danh
sách Người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với
nguồn nhân lực của bộ phận thanh tra để xác định số lượng Người nộp thuế đưa
vào kế hoạch thanh tra.
Bước 3. Trình,
duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
1. Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 năm trước, Lãnh
đạo bộ phận thanh tra phải trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh
tra năm sau.
2. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ
trưởng Cơ quan Thuế duyệt xong kế hoạch thanh tra năm sau.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ
trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh tra, Lãnh đạo bộ phận thanh tra chịu
trách nhiệm nhập xong toàn bộ kế hoạch thanh tra đã được duyệt vào hệ thống cơ
sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra của Ngành.
Bước 4. Điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
1. Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 năm thực hiện kế hoạch thanh tra, Lãnh đạo bộ
phận thanh tra tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; xác
định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế
hoạch thanh tra.
Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra thực hiện theo
nguyên tắc:
1.1. Nếu điều chỉnh bổ sung số lượng thanh tra người
nộp thuế thì bổ sung tiếp những người nộp thuế có rủi ro về thuế từ cao xuống
thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm.
1.2. Nếu điều chỉnh giảm số lượng thanh tra người
nộp thuế thì loại bớt người nộp thuế có
rủi ro về thuế thấp.
2. Trình, duyệt điều chỉnh kế hoạch:
- Chậm nhất là ngày 20 tháng 9 năm thực hiện kế
hoạch, Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế điều chỉnh kế
hoạch thanh tra.
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm thực hiện kế
hoạch, Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt xong kế hoạch thanh tra điều chỉnh.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ
trưởng cơ quan Thuế duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra, Lãnh đạo bộ phận thanh
tra chịu trách nhiệm nhập xong kế hoạch đã điều chỉnh vào hệ thống cơ sở dữ
liệu hỗ trợ thanh tra của Ngành.
4. Các trường hợp thanh tra đột xuất không phải lập
kế hoạch:
+ Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế
đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra.
+ Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo.
+ Thanh tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng
Cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên.
II. TỔ CHỨC
THANH TRA TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ.
Bước 1. Chuẩn
bị thanh tra.
1. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, Lãnh
đạo bộ phận thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị
cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt.
2. Trưởng Đoàn thanh tra có nhiệm vụ:
2.1. Xác định nội dung, phạm vi, thời gian dự kiến
thanh tra tại trụ sở người nộp thuế. Việc xác định nội dung; phạm vi thanh tra
được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung, phạm vi rủi ro về thuế theo phụ
lục số 01/TTr kèm theo Quy trình này. Thời hạn một cuộc thanh tra dự kiến không
quá 30 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
2.2. Xây dựng chương trình tiến hành thanh tra,
chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ về thuế và các văn bản pháp luật
khác liên quan đến nội dung thanh tra.
2.3. Dự thảo tờ trình, Quyết định thanh tra trình
Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký ban hành Quyết định thanh tra thuế.
- Dự thảo tờ trình nêu rõ căn cứ để lựa chọn nội
dung thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Dự thảo
Quyết định thanh tra phải ghi rõ: căn cứ pháp lý để thanh tra; đối tượng thanh
tra, nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra; thời hạn thanh tra; Trưởng đoàn và
thành viên đoàn thanh tra; quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra và của đối
tượng chấp hành Quyết định thanh tra.
- Tổ chức tập huấn cho thành viên trong đoàn thanh
tra trong trường hợp thanh tra tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn; phạm vi kinh
doanh rộng; tính chất phức tạp.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ
trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách
nhiệm giao trực tiếp Quyết định thanh tra cho người nộp thuế hoặc gửi bằng thư
bảo đảm có hồi báo cho Cơ quan Thuế biết người nhận Quyết định thanh tra.
Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, người
nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn
thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế
ra thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn
thời gian thanh tra.
4. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ
trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nhập
xong Quyết định thanh tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra của Ngành.
Bước 2. Công
bố Quyết định thanh tra thuế.
1. Thời hạn công bố Quyết định thanh tra chậm nhất
là 15 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thanh tra
thuế.
2. Trước khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra thông báo bằng điện thoại hoặc bằng văn bản với người nộp thuế về thời gian, thành phần
tham dự, địa điểm công bố Quyết định thanh tra.
3. Khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra phải đọc toàn văn Quyết định thanh tra; giải thích rõ về nội dung
thanh tra để đối tượng thanh tra hiểu rõ và chuẩn bị tài liệu phục vụ Đoàn
thanh tra; Thông báo yêu cầu, chương trình làm việc của đoàn thanh tra.
4. Kết thúc việc công bố Quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế phải lập và ký Biên bản công bố Quyết
định thanh tra
5. Quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải
công bố Quyết định thanh tra mà đối tượng thanh tra thuế từ chối nhận Quyết
định thanh tra, hoặc không chấp hành Quyết định thanh tra thì Trưởng đoàn thanh
tra có trách nhiệm lập Biên bản vi phạm hành chính về thuế; xử phạt vi phạm
hành chính về thuế theo thẩm quyền hoặc báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra để
trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
nếu vượt quá thẩm quyền.
Bước 3. Phân
công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.
1. Sau ngày công bố Quyết định thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra
theo nội dung Quyết định thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra và mỗi thành viên trong
đoàn thanh tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra để ghi nhận toàn bộ diễn
biến của cuộc thanh tra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi có kết luận
thanh tra, Quyết định xử lý sau thanh tra. Mẫu nhật ký thanh tra theo phụ lục
số 02/TTr ban hành kèm theo Quy trình này.
3. Trưởng đoàn thanh tra và từng thành viên đoàn
thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung đã ghi trong nhật ký thanh tra.
Bước 4. Thực
hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra.
1. Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn
thanh tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp và tiếp nhận các tài liệu,
chứng từ kế toán; sổ sách kế toán; các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; báo
cáo giải trình... liên quan đến nội dung thanh tra.
2. Phương pháp áp dụng trong thanh tra là so sánh,
đối chiếu giữa tài liệu do người nộp thuế cung cấp với hồ sơ khai thuế mà người
nộp thuế gửi Cơ quan Thuế để :
2.1. Xem xét
tính hợp pháp của các tài liệu người nộp
thuế đã cung cấp.
2.2. Đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế
toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình
để phát hiện tăng, giảm so với Hồ sơ khai thuế.
3. Kết thúc từng nội dung thanh tra, từng thành viên
đoàn thanh tra phải lập Biên bản xác nhận số liệu thanh tra với người được
người nộp thuế uỷ quyền làm việc với đoàn thanh tra.
4. Trưởng đoàn thanh tra có quyền thực hiện một số
biện pháp trong quá trình thực hiện thanh tra:
4.1. Quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài
liệu liên quan đến nội dung thanh tra để đảm bảo nguyên trạng tài liệu. Quyết
định niêm phong tài liệu phải bằng văn bản, ghi rõ tài liệu cần niêm phong,
nghĩa vụ của đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết thì lập biên bản về danh
mục tài liệu niêm phong. Khi không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong nữa
thì Trưởng đoàn thanh tra phải ra Quyết định huỷ bỏ biện pháp niêm phong.
4.2. Kiểm kê tài sản khi phát hiện giữa sổ sách,
chứng từ kế toán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý. Việc kiểm kê tài sản
phải lập thành biên bản ghi rõ thành phần tham dự, địa điểm tiến hành, tên, số
lượng, tình trạng tài sản.
4.3. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về chuyên môn,
kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận kết quả thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan Thuế quyết
định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản ghi rõ yêu
cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định. Khi có kết quả
giám định, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố cho người nộp thuế biết.
Bước 5. Thay
đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra.
1. Trong quá trình thanh tra, cần thiết phải thay
đổi, bổ sung nội dung đã ghi trong Quyết định thanh tra, thì Trưởng đoàn phải
báo cáo rõ lý do thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra kèm theo dự thảo Quyết
định thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra để Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình
Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra.
2. Nếu nội dung thanh tra nhiều, phức tạp cần phải
gia hạn thời gian thanh tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi hết
thời hạn thanh tra ghi trong Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải
báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra Quyết
định gia hạn thời gian thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra chỉ được gia hạn 01 lần.
Thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Nếu phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu
phạm tội thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra để
trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra Quyết định dừng thanh tra. Trong thời hạn là
10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu phạm
tội, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình Thủ
trưởng cơ quan Thuế ra văn bản chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
4. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ
trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định bổ sung, thay đổi nội dung thanh tra; Quyết
định bổ sung thời gian thanh tra; Quyết định dừng thanh tra; công văn chuyển hồ
sơ sang cơ quan điều tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nhập xong các tài liệu nêu
trên vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra của Ngành.
Bước 6. Lập Biên bản thanh tra thuế.
1. Sau thời hạn kết thúc thanh tra và trước thời hạn
công bố công khai Biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập Biên bản
thanh tra thuế.
2. Trưởng đoàn thanh tra phải tổng hợp, lập Biên bản
thanh tra thuế căn cứ vào Biên bản xác nhận số liệu của từng thành viên. Biên
bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong Đoàn thanh tra. Nếu có thành
viên trong Đoàn không thống nhất thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp này, thành viên
trong đoàn thanh tra có quyền bảo lưu số liệu theo Biên bản từng phần việc được
giao.
3. Trong quá trình dự thảo Biên bản thanh tra, nếu
có vướng mắc về việc áp dụng chính sách chế độ thì Trưởng đoàn thanh tra phải
báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra bằng văn bản để xin ý kiến xử lý. Trường hợp
vượt quá thẩm quyền, Lãnh đạo bộ phận thanh tra phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan
Thuế để xử lý.
Bước 7. Công
bố công khai Biên bản thanh tra.
1. Biên bản thanh tra phải được Trưởng đoàn thanh
tra công bố công khai trước thành viên đoàn thanh tra và người nộp thuế trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên trong
đoàn thanh tra có trách nhiệm giải thích rõ nội dung được ghi trong Biên bản
thanh tra theo yêu cầu của người nộp thuế.
3. Biên bản thanh tra được hoàn thiện và được ký
cùng ngày công bố công khai Biên bản thanh tra. Nếu người nộp thuế muốn bảo lưu
ý kiến thì Trưởng đoàn thanh tra cần tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện
quyền bảo lưu ý kiến trong Biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải ghi rõ số trang và các phụ
lục đính kèm (nếu có); Trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế phải ký vào từng
trang của Biên bản thanh tra và các phụ lục kèm theo hoặc dùng dấu của người
nộp thuế đóng giáp lai.
4. Biên bản thanh tra được lập thành 05 bản:
- 01 bản gửi người nộp thuế giữ.
- 01 Bản gửi Cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan thuế
cấp trên thanh tra thì gửi cơ quan Thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế.
- 01 bản gửi bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- 01 bản lưu bộ phận thanh tra.
- 01 bản lưu đoàn thanh tra.
5. Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh
tra thì chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai Biên bản thanh
tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ
trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế ký Biên bản thanh tra.
Nếu người nộp thuế vẫn không ký Biên bản thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra
báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận
thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về thuế theo đúng thời hạn quy định.
6. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký Biên
bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nhập xong Biên bản thanh tra vào hệ
thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra của
Ngành .
III. XỬ LÝ KẾT
QUẢ SAU THANH TRA.
Bước 1. Chậm
nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
phải báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định
xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình
Thủ trưởng Cơ quan Thuế.
Hồ sơ trình Thủ trưởng cơ quan Thuế gồm:
- Tờ trình của Lãnh đạo bộ phận thanh tra;
- Báo cáo kết quả thanh tra;
- Dự thảo kết luận thanh tra;
- Dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế;
- Dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế;
- Biên bản thanh tra.
Bước 2. Chậm
nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ phận thanh
tra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết
luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về thuế.
Trường hợp xử lý hành vi vi phạm về thuế vượt quá
thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Thuế thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày ký kết luận thanh tra, Quyết định xử lý truy thu thuế, Thủ trưởng Cơ
quan Thuế ra văn bản đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về
thuế để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Bước 3. Kết
luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về thuế được lập thành 06 bản (01 bản gửi người nộp thuế; 01 bản gửi cơ
quan Thuế cấp trên hoặc cơ quan Thuế cấp trên thực hiện thanh tra thì gửi Cơ
quan Thuế trực tiếp quản lý thuế người nộp thuế; 01 bản gửi bộ phận kê khai và
kế toán thuế; 01 bản lưu bộ phận thanh tra,01 bản lưu đoàn thanh tra; 01 bản
lưu hành chính). Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử
phạt vi phạm hành chính về thuế thì Thủ trưởng Cơ quan Thuế chỉ ký kết luận
thanh tra thuế.
Bước 4. Kết
luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính về thuế được giao trực tiếp cho người nộp thuế hoặc bằng thư bảo đảm có
hồi báo cho Cơ quan Thuế biết người nhận các văn bản nêu trên.
Bước 5. Chậm
nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận thanh
tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế, Trưởng đoàn thanh tra phải nhập xong các tài liệu nêu trên vào hệ thống
cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế của
ngành.
IV. TỔNG HỢP
BÁO CÁO VÀ LƯU GIỮ TÀI LIỆU THANH TRA THUẾ
1. Các loại báo cáo tổng hợp gồm:
- Báo cáo tổng hợp kế hoạch thanh tra
- Báo cáo điều chỉnh kế hoạch thanh tra
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra;
kết quả thanh tra tháng, quý, năm.
2. Thời gian báo cáo được quy định như sau:
2.1. Báo cáo kế hoạch thanh tra: Cục thuế báo cáo
Tổng cục trước ngày 10 tháng 01 hàng năm; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước
ngày 20 tháng 01 hàng năm.
2.2. Báo cáo điều chỉnh kế hoạch thanh tra: Cục thuế
báo cáo Tổng cục trước ngày 10 tháng 10 hàng năm; Tổng cục báo cáo Bộ trước
ngày 20 tháng 10 hàng năm
2.3. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra
tháng; kết quả thanh tra tháng: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 10 của
tháng sau; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng sau.
2.4. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra
quý; Kết quả thanh tra quý: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 15 của tháng
đầu quý sau; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 của tháng đầu quý sau.
2.5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra
năm; Kết quả thanh tra năm: Cục thuế báo cáo Tổng cục trước ngày 15 của tháng
đầu năm sau; Tổng cục báo cáo Bộ trước ngày 20 của tháng đầu năm sau.
2.6. Đối với các cục thuế có nhiều phòng thanh tra,
Cục trưởng cục thuế giao cho 01 phòng thanh tra chịu trách nhiệm tổng hợp báo
cáo của các phòng thanh tra để báo cáo Tổng cục.
3. Thời gian lưu giữ tài liệu thanh tra thuế được
quy định như sau:
3.1. Đối với hồ sơ thanh tra thuế (gồm: Quyết định
thanh tra; Biên bản công bố Quyết định thanh tra; Biên bản xác nhận số liệu;
Biên bản tổng hợp kết quả thanh tra; Kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy
thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Nhật ký thanh tra và
các tài liệu khác liên quan) được lưu giữ trong thời hạn 5 năm kể từ năm thực
hiện thanh tra.
3.2. Đối với các báo cáo tổng hợp được lưu giữ trong
thời hạn là 05 năm, kể từ năm báo cáo.
Phần III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Thanh tra cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm
hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Thuế thực
hiện Quy trình này.
2. Cục Trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức,
triển khai thực hiện theo quy trình này; Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra
việc thực hiện quy trình của các phòng thanh tra và áp dụng hình thức khen
thưởng, kỷ luật theo chế độ quy định.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng
mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để giải
quyết.