Thông tư 09/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
BỘ NỘI VỤ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 09/2010/TT-BNV
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2010
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN, THUẾ, HẢI QUAN, DỰ TRỮ
Căn
cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, cụ thể như sau:
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, cụ thể như sau:
Chương
1.
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán,
thuế, hải quan và dự trữ.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Công
chức làm công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Công
chức làm công tác thuế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Bộ
Tài chính.
3. Công
chức làm công tác hải quan tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Hải
quan, Bộ Tài chính.
4. Công
chức làm công tác dự trữ quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng
cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính.
Chương
2.
TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Điều
3. Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong bộ máy hành chính
nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo Bộ
(ngành), hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực
hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
2.
Nhiệm vụ:
a) Chủ
trì, nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán: các Luật,
các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam ; các đề án
chiến lược phát triển công tác kế toán trong phạm vi toàn quốc, gồm:
- Nghiên
cứu, xây dựng chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán
đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia;
- Nghiên
cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán đối với vấn đề tổng hợp
phức tạp;
- Nghiên
cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán, kiểm toán và
quy chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và
quốc tế;
b) Chủ
trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý
cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
c) Tham
gia xây dựng các mục tiêu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
kế toán trưởng, kiểm toán viên;
d) Chủ
trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phương án, kế hoạch, kiểm tra nghiệp vụ kế
toán và xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành
nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn;
đ) Chủ
trì lập các dự toán và xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện
dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
e) Chủ
trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất
phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp
dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
g) Thực
hiện việc kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc, đề xuất các biện pháp
xử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh hoàn thiện tổ chức công tác và tổ
chức bộ máy kế toán của các đơn vị;
h) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh,
vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp
quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.
3.
Năng lực:
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm
chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực;
b) Hiểu
rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế
toán của nhà nước và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh
vực;
c) Hiểu
biết rộng về hệ thống lý luận thực tiễn các hình thức, phương pháp và xu hướng
phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
d) Nắm
vững luật pháp kinh tế, tài chính, các chính sách chế độ tài chính tín dụng của
Nhà nước và pháp luật quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh
vực;
đ) Nắm
vững nguyên lý tổ chức công tác kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong
nước và quốc tế;
e) Am
hiểu rộng về tình hình phát triển kinh tế xã hội của lĩnh vực quản lý tài chính
ở trong nước và quốc tế;
g) Có
năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện
đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;
b) Có
bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên cao cấp;
d) Có
ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn;
e) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kế toán viên chính là 06 năm;
g) Chủ
trì hoặc tham gia đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế
toán được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công nhận và áp dụng có hiệu quả
trong thực tiễn.
Điều
4. Kế toán viên chính (mã số 06.030)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước
thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo,
điều hành và quản lý nghiệp vụ kế toán ở đơn vị hoặc tổ chức thực hiện công tác
kế toán tại đơn vị.
2.
Nhiệm vụ:
a)
Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; xét duyệt hệ
thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán
nhà nước;
b) Chủ
trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc
thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
c) Tổ
chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí và đề
xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh
phí;
d) Tổ
chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương
án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp dụng,
tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
đ) Tổ
chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và đề xuất các
biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất nghiệp vụ
kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực;
e)
Nghiên cứu, xây dựng mô hình mẫu về công tác hạch toán kế toán, tổ chức kế toán
phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn
vị, ngành, lĩnh vực;
g) Tham
gia xây dựng mục tiêu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên;
h) Lập
báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán thuộc các phần hành phụ trách và báo cáo kế
toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác
trung thực của các số liệu báo cáo; thực hiện, theo dõi và kiểm tra về nghiệp
vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành và các
bộ phận liên quan;
i)
Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán và quy
chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế;
k) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh,
vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp
quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.
3. Năng
lực
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm
chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính
sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ
máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
b) Hiểu
rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật
khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông
tin kinh tế có liên quan;
c) Có
chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, các quy định cụ
thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong
ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước; nắm được hệ thống kế toán ngành, lĩnh vực
khác; quy trình tổ chức công tác kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều
hành tốt công tác kế toán ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
d) Xây
dựng phương án kế hoạch cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của
ngành quản lý và viết văn bản tốt;
đ) Nắm
được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất, dịch
vụ, kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội đời sống xung quanh các hoạt động
quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;
e)
Nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình
nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế phát triển
nghiệp vụ trong nước và thế giới;
g) Tổ
chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy
trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ
kế toán trong đơn vị, ngành, lĩnh vực;
h) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt kiến thức kinh tế, phân tích tài chính và tổ chức
điều hành được ứng dụng các kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại: trao
đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng
từ điện tử và giao dịch điện tử;
i) Có
trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong
nước và quốc tế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên chính;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn;
đ) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kế toán viên là 09 năm;
e) Chủ
trì hoặc tham gia đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế
toán được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Điều
5. Kế toán viên (mã số 06.031)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán trong bộ
máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành
hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tính
toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc
phụ trách;
b) Tổ
chức mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản
trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành,
phần việc được phân công hoặc phụ trách;
c) Lập,
duyệt báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình
thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu
trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung
thực của các số liệu báo cáo và chuyên môn nghiệp vụ của mình;
d) Cung
cấp thông tin, tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình
cho bộ phận liên quan;
đ) Chuẩn
bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi
chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc
phạm vi phụ trách;
e) Triển
khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;
g) Chủ
trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc
thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
h) Tổ
chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc
phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;
i) Hướng
dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán
viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên;
k)
Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán và quy
chế, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán;
l) Tham
gia, nghiên cứu xây dựng các văn bản Quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản
pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán;
m) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo, đơn vị kế toán cấp trên giải quyết những vấn đề phát
sinh trong thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.
3.
Năng lực
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm
chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính
sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ
máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán; có khả năng quản lý và
tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;
b) Hiểu
rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật
khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông
tin kinh tế có liên quan;
c) Nắm
được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán
áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;
d) Biết
xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ
tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản;
đ) Am
hiểu các thủ tục hành chính, chương trình cải cách hành chính của ngành, của
Chính phủ; am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội
xung quanh hoạt động nghiệp vụ của ngành, quốc gia;
e) Biết
phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản
lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế
phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;
g) Biết
tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy
trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ
kế toán trong đơn vị;
h) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ
trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán,
thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;
i) Có
trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong
nước và quốc tế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.
Điều
6. Kế toán viên cao đẳng (mã số 06a.031)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên cao đẳng là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán
cấp cơ sở trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc kế toán,
hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không
lớn; thực hiện một hoặc nhiều phần hành kế toán ở đơn vị.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thu
thập, phân loại, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán và định khoản các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh; thực hiện luân chuyển chứng từ kế toán thuộc phần hành kế
toán được phân công;
b) Tính
toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc
mình phụ trách;
c) Tổ
chức mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản
trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành,
phần việc được phân công hoặc mình phụ trách;
d) Lập,
duyệt báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình
thực hiện và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu
trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung
thực của các số liệu báo cáo và chuyên môn nghiệp vụ của mình;
đ) Cung
cấp thông tin, tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình
cho bộ phận liên quan;
e) Chuẩn
bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi
chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc
phạm vi phụ trách;
g) Triển
khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;
h) Phân
tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành,
phần việc phụ trách và tổng hợp, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;
i) Hướng
dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ
cấp, trung cấp thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên;
k) Tham
gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật về hướng dẫn nghiệp vụ kế toán;
l) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo, đơn vị kế toán cấp trên giải quyết những vấn đề phát
sinh trong thực hiện quy chế quản lý, các nghiệp vụ mới phát sinh và quy trình
nghiệp vụ kế toán.
3.
Năng lực
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm
chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực
nghiệp vụ kế toán; nguyên tắc về công tác tổ chức bộ máy kế toán; có khả năng
quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;
b) Hiểu
rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các
chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán, và thông tin kinh tế có liên
quan;
c) Nắm
được các chế độ, thể lệ kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình
thức và phương pháp kế toán áp dụng trong ngành, trong lĩnh vực kế toán nhà
nước;
d) Biết
tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy
trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ
kế toán trong đơn vị;
đ) Biết
xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ
tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản;
e) Nắm
được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất - kinh
doanh, xã hội đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế
toán, kiểm toán;
g) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ
trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các thông tin kế
toán, tài liệu kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện
tử.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành tài chính kế toán;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.
Điều
7. Kế toán viên trung cấp (mã số 06.032)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế
toán cấp cơ sở trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc kế
toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không lớn hoặc một phần hành kế toán ở đơn
vị kế toán.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tuân
thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật về kế
toán;
b) Thu
thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách;
c) Mở
sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ
trách;
d) Lập
báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định
kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ trách
phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo;
đ) Cung
cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình phụ trách cho
bộ phận liên quan, thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của pháp luật;
e) Triển
khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;
g) Chuẩn
bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi
chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc
phạm vi phụ trách;
h) Phân
tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành,
phần việc phụ trách;
i) Hướng
dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ cấp
thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ
của kế toán viên cấp trên.
3.
Năng lực
a) Nắm
được chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế
toán; nguyên tắc về công tác tổ chức bộ máy kế toán; có khả năng tổ chức điều
hành công tác kế toán ở đơn vị;
b) Hiểu
rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các
chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên
quan;
c) Nắm
được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình
thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành.
d) Nắm
được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển
chứng từ trong đơn vị;
đ) Am
hiểu về tình hình kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành, lĩnh vực;
e) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính,
các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành tài chính kế toán;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên trung cấp;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.
Điều
8. Kế toán viên sơ cấp (mã số 06.033)
1.
Chức trách:
Kế toán
viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán
cấp cơ sở trong bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện các công việc kế toán
thuộc phần việc kế toán được phân công.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tuân
thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật về kế
toán;
b) Lập
chứng từ kế toán thuộc phần việc kế toán được phân công đúng quy định pháp luật
về kế toán;
c) Kiểm
tra, xử lý các nội dung của chứng từ kế toán thuộc phần hành của mình phụ
trách; mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế toán;
d) Lập
báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định
kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ trách
phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo;
đ)
Chuyển giao các chứng từ kế toán cho các bộ phận liên quan theo phân công của
kế toán trưởng, luân chuyển chứng từ theo quy định của pháp luật;
e) Kiểm
tra việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán, sổ kho của thủ kho, sổ quỹ của thủ quỹ
và các sổ kế toán khác của các nhân viên phụ trách tài sản khác;
g) Tham
gia kiểm tra kế toán, kiểm kê, đánh giá tài sản, giám sát việc giữ gìn, bảo
quản, lưu trữ tài liệu kế toán và sử dụng tài sản thuộc phạm vi phụ trách.
3.
Năng lực
a) Nắm
được các nguyên tắc quản lý về hành chính và cải cách hành chính của ngành, của
đơn vị; nguyên tắc về tổ chức công tác kế toán và công tác tổ chức bộ máy kế
toán;
b) Nắm
được nguyên tắc, các quy định về chi tiêu tài chính, giao nhận, xuất, nhập,
việc giữ gìn, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và sử dụng tài sản; các
chế độ trách nhiệm vật chất thuộc phần hành;
c) Nắm
chắc chế độ ghi sổ kế toán, quy tắc và thể thức mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
theo quy định của văn bản pháp luật về kế toán;
d) Sử
dụng được các loại công cụ tính toán thông thường, máy vi tính.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
b) Có
chứng chỉ tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sơ cấp kế toán và đạt yêu cầu sát
hạch về nghiệp vụ kế toán;
c) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.
Chương
3.
TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC, CHUYÊN NGÀNH THUẾ
Điều
9. Kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên cao cấp thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành thuế,
làm việc ở Cục thuế, có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý thuế và trực
tiếp thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia xây dựng chiến lược phát triển của ngành, kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế,
thu khác, kế hoạch hàng năm của ngành, địa phương thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ
chức thực hiện:
- Kiểm
tra giám sát tờ khai thuế, căn cứ tính thuế xác định số thuế phải nộp, xử lý và
giải quyết hồ sơ miễn giảm, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế theo quy định của
luật thuế;
- Thẩm
định hồ sơ, giải quyết miễn giảm thuế, hoàn thuế với các trường hợp đặc biệt;
- Tham
gia xây dựng hệ thống thông tin quản lý người nộp thuế;
- Tham
gia thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định
và theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Chủ
trì hoặc tham gia nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý
thuế phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của chiến lược phát triển
kinh tế của địa phương;
- Phân
tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ, công
tác hạch toán kế toán. Tình hình thực hiện kế hoạch thu nộp thuế của đối tượng
nộp thuế thuộc phạm vi quản lý, dự báo tình hình phát triển nguồn thu và nợ
thuế, đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp quản lý rủi ro để tăng nguồn
thu cho Ngân sách nhà nước;
c) Chủ
trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế;
d) Tham
gia góp ý (khi có yêu cầu) với các đối tượng nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý
trong việc đầu tư, sử dụng nguồn lực, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến,
tìm kiếm thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh tăng nguồn thu cho Ngân sách
nhà nước;
đ) Phối
hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành để nâng cao hiệu quả quản lý
thuế;
e) Tổ
chức kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật thuế, các văn bản pháp luật khác về
tài chính của ngành, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính về quản lý thuế của
đối tượng nộp thuế, xử lý theo thẩm quyền, trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi
phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật;
g) Tham
gia biên soạn tài liệu, hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng công chức theo yêu cầu của
Cục thuế và Tổng cục Thuế.
3.
Năng lực:
a) Nắm
vững đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của
quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi công tác;
b) Nắm
vững chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược cải cách hành chính và
hiện đại hóa của ngành;
c) Hiểu
biết sâu sắc về luật quản lý thuế, pháp luật thuế, pháp luật về tài chính, kế
toán và các luật pháp về hành chính có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng quản
lý thuế;
d) Am
hiểu rộng về tình hình phát triển kinh tế xã hội của lĩnh vực quản lý tài chính
ở trong nước và quốc tế;
đ) Có
năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện
đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ thuế;
e) Nắm
và hiểu rõ về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhưng đặc thù về công
nghệ, quy trình sản xuất, những biến động về giá cả, năng lực cạnh tranh của
sản phẩm, ngành hàng của đối tượng quản lý;
g) Có
năng lực tổng hợp, phân tích, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế; có khả
năng dự báo về tình hình nguồn thu từ thuế và nguồn thu khác thuộc đối tượng
được phân công quản lý;
h) Có kỹ
năng thuyết trình những vấn đề nghiệp vụ chuyên sâu về thuế; kỹ năng thu nhận
thông tin và xử lý những thông tin nhạy cảm; kỹ năng phân tích tài chính đối
với các công ty lớn và phức tạp; kỹ năng quản lý và xử lý sự xung đột; có kỹ
năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lập báo cáo, tổng kết đánh giá công việc và kỹ
năng dự báo về công việc thuộc lĩnh vực quản lý;
i) Có
chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn về thuế và pháp luật hành chính; có kỹ
năng xây dựng đề án quản lý thuế; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt
công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán, luật
kinh tế trở lên;
b) Có
bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế;
d) Có
ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
e) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên chính thuế là 06 năm;
g) Chủ
trì hoặc tham gia đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
lĩnh vực quản lý thuế được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công nhận và áp dụng
có hiệu quả trong thực tiễn.
Điều
10. Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên chính thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế làm việc ở Cục
thuế, Chi cục thuế; trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo
chức năng được phân công theo mô hình tổ chức của đơn vị, có năng lực quản lý
thu thuế và thu khác với các đối tượng có quy mô lớn và phức tạp thuộc phạm vi
quản lý.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia với đơn vị xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu
khác theo chức năng phần hành công việc. Lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm
theo nhiệm vụ được giao;
b) Tổ
chức thực hiện:
- Kiểm
tra giám sát tờ khai thuế, hồ sơ nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế theo quy
định của luật thuế;
- Thẩm
định hồ sơ giải quyết miễn, giảm thuế theo quy định của luật thuế;
- Xác
định số thuế đã nộp theo yêu cầu đối tượng nộp thuế và các cơ quan liên quan;
- Kiểm
tra, phân loại thẩm định hồ sơ hoàn thuế, thực hiện quy trình hoàn thuế và thủ
tục hoàn thuế theo quy định;
- Tham
gia quản lý thông tin người nộp thuế theo chức năng;
- Chủ
trì, tham gia nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách,
chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ của Ngành;
- Xây
dựng đề án quản lý hoặc cải tiến về nghiệp vụ, thủ tục quản lý có liên quan đến
chức năng quản lý. Đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách thuế phù
hợp với thực tiễn;
- Phân
tích tình hình kinh tế, tài chính và những biến động về giá cả, thị trường tại
địa bàn, vùng được phân công quản lý để đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý
giải quyết các vướng mắc của đối tượng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền
thuế vào Kho bạc Nhà nước; giải quyết kịp thời các tồn đọng về số thuế còn nợ,
hạn chế việc nợ tiền thuế kéo dài;
c) Tham
gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và
quy định hiện hành;
d) Tổ
chức kiểm tra công việc theo chức năng quản lý, theo kế hoạch công tác được
giao;
đ) Quản
lý hồ sơ tài liệu và cung cấp thông tin có liên quan theo thẩm quyền và theo
quy định của pháp luật;
e) Tham
gia giảng dạy, biên soạn tài liệu thuộc phần hành nghiệp vụ quản lý, để đào
tạo, bồi dưỡng công chức thuế;
g) Chịu
sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của công chức ở ngạch trên.
3.
Năng lực:
a) Hiểu
biết sâu sắc luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến
công tác quản lý thuế;
b) Nắm
vững chế độ kế toán, hệ thống kế toán, tài chính doanh nghiệp;
c) Am
hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội, chiến lược phát triển của ngành,
chương trình cải cách hành chính của Chính phủ;
d) Am
hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và
trên thế giới;
đ) Có
trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội trong
nước và quốc tế;
e) Có
chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm
vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ thuế; kỹ năng đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; kỹ năng thu
thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý
và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;
g) Biết
khai thác sử dụng phần mềm máy tính quản lý thuế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán, luật
kinh tế trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên chính thuế;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
đ) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên thuế là 09 năm;
e) Chủ
trì hoặc tham gia đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
lĩnh vực quản lý thuế được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Điều
11. Kiểm tra viên thuế (mã số 06.038)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế, làm việc ở Cục
thuế, Chi cục thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản
lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế có quy mô vừa, mức độ phức tạp trung
bình.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế
hoạch công tác tháng, quý, năm liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực quản lý;
b) Tổ
chức thực hiện:
- Hướng
dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm
thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
- Theo
dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào
Kho bạc Nhà nước;
- Tham
gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
- Nắm
chắc tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp
hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp
quản lý đạt hiệu quả cao;
- Phân
tích đánh giá, tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp
thời các khoản nợ thuế;
- Tham
gia đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình
hình quản lý của Ngành và địa phương;
c) Phối
hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ
quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
d) Thực
hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp
luật;
đ) Hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên thuế, kiểm thu viên thuế, chấp hành
sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên;
e) Quản
lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
3.
Năng lực:
a) Hiểu
biết nội dung luật quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến
phần công việc được giao quản lý;
b) Nắm
được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành
chính của Chính phủ, và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
c) Nắm
được kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng quản lý hành chính Nhà
nước trong lĩnh vực thuế;
d) Nắm
vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài
chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối
tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
đ) Có
khả năng độc lập tổ chức làm việc;
e) Có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp, bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch
công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn
thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm
tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp;
g) Biết
sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác sử dụng phần mềm máy tính quản lý
thuế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán, luật
kinh tế trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
Điều
12. Kiểm tra viên cao đẳng thuế (mã số 06a.038)
1.
Chức trách
Là công
chức chuyên môn nghiệp vụ ngành thuế, làm việc ở Cục thuế, Chi cục thuế, trực
tiếp thực hiện phần hành nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của tổ chức.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia với đơn vị lập kế hoạch thu thuế, thu khác, thu nợ tiền thuế, tiền phạt và
kế hoạch công tác năm, quý, tháng theo phần công việc được giao quản lý;
b) Tổ
chức thực hiện:
- Tiếp
nhận, hướng dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thác, tính thuế,
nộp thuế, giám sát, kê khai thuế, xử lý chứng từ nộp thuế, hoàn thuế, miễn,
giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định
của luật thuế;
- Thực
hiện công tác kế toán, kế toán tài khoản tạm thu tạm giữ và tài khoản hoàn
thuế, theo dõi đôn đốc việc nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước;
- Thẩm
định hồ sơ giải quyết miễn, giảm thuế, cung cấp thông tin về số thuế đã nộp của
đối tượng nộp thuế;
- Thẩm
định và xử lý hồ sơ xin hoàn thuế, giải quyết thủ tục hoàn thuế theo quy định;
- Tham
gia quản lý thông tin người nộp thuế;
- Tổng
hợp đánh giá công việc quản lý kê khai thuế và kế toán thuế, xác nhận số tiền
thuế thực nộp vào Ngân sách Nhà nước của đối tượng nộp thuế;
c) Phối
hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ
quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
d) Thực
hiện kiểm tra công việc theo phần hành công việc được giao, đề xuất với cấp có
thẩm quyền xử lý các đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định về quản lý thuế
theo luật quản lý thuế;
đ) Bảo
quản hồ sơ tài liệu, lưu trữ hồ sơ thuế thuộc phạm vi quản lý;
e) Hướng
dẫn nghiệp vụ về thuế cho nhân viên và kiểm tra viên thuộc đơn vị;
g) Chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn của công chức chuyên môn nghiệp vụ ở ngạch trên.
3.
Năng lực:
a) Hiểu
biết nội dung luật quản lý thuế liên quan đến phần công việc quản lý;
b) Nắm
được nội dung luật quản lý thuế và chiến lược phát triển của ngành, chương
trình cải cách hành chính của Chính phủ và của ngành;
c) Nắm
được kiến thức quản lý hành chính Nhà nước về kỹ năng quản lý hành chính Nhà
nước;
d) Nắm
vững chế độ kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, công ty, các chuẩn mực
kế toán hiện hành;
đ) Nắm
bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, tình hình biến động về giá
cả, tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc chức năng quản lý;
e) Có
trình độ độc lập tổ chức làm việc;
g) Có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế; có kỹ năng đọc, hiểu văn bản, soạn thảo
văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế có liên quan đến phần hành công việc
được giao; kỹ năng lập kế hoạch công tác và tổ chức triển khai thực thi công
việc và kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả và đánh giá công việc;
h) Biết
sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm ứng dụng quản lý thuế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp cao đẳng về chuyên ngành thuế, kinh tế, tài chính, kế toán,
luật kinh tế trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng thuế;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
Điều
13. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ ngành thuế, làm việc ở Cục thuế, Chi cục
thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tham
gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm, kế hoạch thu thuế và thu khác
với đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý;
b) Tổ
chức thực hiện:
- Hướng
dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế,
giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
- Tiếp
nhận tờ khai nộp thuế, kiểm tra căn cứ tính thuế, đối chiếu so sánh để có nhận
xét chính thức vào tờ khai của đối tượng nộp thuế theo lĩnh vực quản lý;
- Tính
thuế phải nộp, lập bộ sổ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế và
thu khác. Theo dõi đôn đốc đối tượng nộp thuế nộp đúng, nộp đủ kịp thời tiền
thuế vào Kho bạc Nhà nước;
- Đánh
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và những biến động về giá cả
và tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý có liên quan
đến việc khai thuế nộp thuế, nợ đọng tiền thuế;
- Quản
lý thông tin của người nộp thuế để sử dụng vào công việc, hoặc để cung cấp cho
đồng nghiệp khi cần thiết;
c) Phối
hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, đạt hiệu quả
cao;
d) Kiểm
tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật thuế;
đ) Báo
cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế
và thu khác của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ
đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế;
e) Quản
lý hồ sơ tài liệu thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của Nhà nước;
g) Hướng
dẫn nghiệp vụ đối với nhân viên thuế;
h) Chịu
sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên.
3.
Năng lực:
a) Nắm
chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được
giao;
b) Nắm
được những nội dung cơ bản về pháp luật chính sách thuế, chiến lược phát triển
của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của
ngành;
c) Nắm
được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội những biến động về giá cả có tác
động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc
phạm vi quản lý được phân công;
d) Có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế
đạt hiệu quả;
đ) Có kỹ
năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn
bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành
công việc được giao quản lý.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp về chuyên ngành thuế, kinh tế, tài
chính, kế toán;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
Điều
14. Nhân viên thuế (mã số 06.040)
1.
Chức trách
Nhân
viên thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ ngành thuế, làm việc ở các Chi cục
thuế, trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế
theo sự phân công của tổ chức.
2.
Nhiệm vụ:
a) Xây
dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế
và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ:
- Xác
định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù
hợp theo quy định của pháp luật thuế;
- Hướng
dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế,
nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng
nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
- Tiếp
nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng
đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế
của đối tượng nộp thuế;
- Tính
thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt
tiền thuế;
- Theo
dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
- Thực
hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản
lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền
xử lý;
c) Phối
hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
thuế;
d) Quản
lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành;
đ) Chịu
sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức ngạch cao hơn và của
cấp trên.
3.
Năng lực:
a) Nắm
được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải
cách hành chính và tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn thuộc phạm vi quản lý để
triển khai thực hiện;
b) Có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế;
c) Nắm
được kiến thức thuế, pháp luật thuế, pháp luật về hành chính;
d) Nắm
được mục đích, nội dung, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế áp dụng cho các đối
tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
đ) Nắm
được nguyên tắc, phương pháp lập và quản lý sổ bộ thuế;
e) Có kỹ
năng đọc hiểu và soạn thảo văn bản hành chính thông thường và sử dụng phần mềm
máy tính quản lý thuế;
g) Có kỹ
năng lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá công việc.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học;
b) Đã
qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuế theo chương trình do Tổng cục Thuế quy định và
qua lớp bồi dưỡng về văn bản hành chính, kỹ năng soạn thảo văn bản;
c) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thuế phục vụ công tác chuyên
môn;
Chương
4.
TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN
Điều
15. Kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên cao cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành Hải
quan, giúp lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo, tổ chức triển khai và trực tiếp
thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan với quy mô lớn,
độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tổ
chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với đối tượng có phức
tạp về quy mô và tính chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực về kinh
tế, xã hội, an ninh và đối ngoại;
b) Tham
gia hoặc đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các
quy định trong quản lý nhà nước về hải quan;
c) Tổng
hợp phân tích đánh giá hoạt động nghiệp vụ hải quan và các hoạt động khác có
liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
d) Chủ
trì chuẩn bị nội dung tổng kết về nghiệp vụ hải quan ở trong nước và trao đổi
nghiệp vụ hải quan với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có quan hệ hợp
tác về hải quan với Việt Nam;
đ) Tham
gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ về hải quan và tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải quan;
e) Chủ
trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hải
quan; tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ
hải quan;
h) Tham
gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan.
3.
Năng lực:
a) Nắm
vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến công tác Hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính
phủ, của ngành Tài chính;
b) Có
kiến thức toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ hải quan. Có năng lực nghiên cứu
chuyên sâu và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;
c) Có
khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo tình hình về hoạt
động quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi
các quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan phù hợp với định hướng chiến
lược phát triển ngành Hải quan;
d) Hiểu
biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế;
đ) Có
sáng kiến trong công tác hoặc tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án,
chương trình của Ngành được tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác nhận.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có
bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan;
d) Có
ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
e) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên chính hải quan là 06 năm;
g) Chủ
trì hoặc tham gia đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
lĩnh vực hải quan được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công nhận và áp dụng có
hiệu quả trong thực tiễn.
Điều
16. Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên chính hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, giúp
lãnh đạo chủ trì, tổ chức và thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của
Luật Hải quan tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
2.
Nhiệm vụ:
a) Tổ
chức thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan; trực tiếp xử lý
đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
b) Tổng
hợp, đánh giá công tác nghiệp vụ đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế
quản lý, quy trình nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế;
c) Tham
gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và các văn bản, quy
định liên quan;
d) Biên
soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành hải quan,
tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải
quan;
đ) Chủ
trì hoặc tham gia xây dựng công trình, đề tài, đề án được ứng dụng vào công tác
của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;
e) Thực
hiện việc tham gia phối kết hợp nghiệp vụ với các cơ quan liên quan.
3.
Năng lực:
a) Nắm
vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính
phủ, của ngành Tài chính;
b) Nắm
vững các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và
có khả năng tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan thuộc lĩnh vực
chuyên sâu;
c) Có
khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số quy
chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan;
d) Hiểu
biết về quản lý kinh tế, hành chính, đối ngoại và có kiến thức cơ bản về pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên chính hải quan;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
đ) Có
thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên hải quan là 09 năm;
e) Chủ
trì hoặc tham gia đề tài, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến lĩnh vực hải quan được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Điều
17. Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051)
1.
Chức trách:
Kiểm tra
viên hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy
trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thực
hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam
theo đúng quy định của pháp luật;
b) Áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra, thu thập,
xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới;
c) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy
chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
3.
Năng lực:
a) Nắm
vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của
ngành Tài chính;
b) Nắm
chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình
nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung,
sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ
được giao;
c) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như:
kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên hải quan;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
18. Kiểm tra viên cao đẳng hải quan (mã số 08a.051)
1.
Chức trách
Kiểm tra
viên cao đẳng hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan,
trực tiếp thực hiện các công việc được quy định trong quy chế quản lý, trong
các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thực
hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam
theo đúng quy định của pháp luật;
b) Thực
hiện việc kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật trên địa bàn được phân
công;
c) Đề
xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực hiện quy
chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
3.
Năng lực:
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, của
ngành Tài chính;
b) Nắm
vững quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được
giao;
c) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác chuyên môn như:
kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp cao đẳng;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng hải quan;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
19. Kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052)
1. Chức
trách
Kiểm tra
viên trung cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan,
được lãnh đạo giao trực tiếp thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực nghiệp
vụ công tác hải quan.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.
3.
Năng lực:
a) Nắm
được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
công tác hải quan; nắm được các thủ tục hành chính và chương trình cải cách
hành chính của Chính phủ và của ngành;
b) Nắm
vững quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
c) Có
khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác: kỹ năng sử dụng
công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
b) Có
chứng chỉ nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
20. Nhân viên hải quan (mã số 08.053)
1.
Chức trách
Nhân
viên hải quan là công chức thừa hành ở các đơn vị hải quan cơ sở và trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc chuyên môn nghiệp vụ hải quan do lãnh đạo
phân công.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thực
hiện việc giám sát hải quan theo quy định của pháp luật trên địa bàn được phân
công;
b) Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.
3.
Năng lực:
a) Có
năng lực thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đơn giản được giao;
b) Nắm
được quy định liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo
về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên;
c) Sử
dụng được công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật được trang bị.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan và
đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ hải quan;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel,
Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác chuyên môn;
Chương
5.
TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều
21. Kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221)
1.
Chức trách
Là công
chức chuyên môn giúp lãnh đạo tổ chức quản lý chất lượng, quản lý công tác bảo
quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định; triển khai các biện pháp kỹ thuật và
công nghệ mới để bảo đảm an toàn chất lượng hàng dự trữ quốc gia do đơn vị quản
lý.
2.
Nhiệm vụ:
a) Căn
cứ các quy định chung của Nhà nước, của ngành, lĩnh vực về công tác bảo quản
hàng dự trữ quốc gia, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bảo quản
hàng dự trữ quốc gia do đơn vị quản lý;
b) Hướng
dẫn, kiểm tra công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các đơn vị thuộc phạm
vi quản lý theo quy định chung của Nhà nước;
c) Tổ
chức công tác kiểm nghiệm, phân tích, xử lý các số liệu điều tra chọn mẫu, quản
lý tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập, xuất kho
và quá trình hàng hóa lưu kho theo quy định;
d) Tham
gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để không ngừng nâng
cao hiệu quả bảo quản hàng dự trữ quốc gia; xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy
trình, quy phạm bảo quản;
đ) Hướng
dẫn nghiệp vụ bảo quản cho kỹ thuật bảo quản, thủ kho bảo quản thực hiện công
tác bảo quản của Tổng kho theo đúng quy trình quy phạm;
e) Tuyên
truyền phổ biến các quy định pháp luật về công tác bảo quản hàng dự trữ quốc
gia. Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và đề nghị xử lý các hành vi vi phạm theo
quy định.
3.
Năng lực:
a) Xây
dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
b) Tổ chức
được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy
định chung của Nhà nước;
c) Tổ
chức thực hiện được các công việc liên quan đến kiểm nghiệm, phân tích xử lý và
quản lý tiêu chuẩn chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập, xuất
và lưu kho theo quy định;
d) Tổ
chức được việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp liên quan đến quy trình, quy
phạm và kỹ thuật công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
đ) Thực
hiện được nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và đề nghị xử lý các vi phạm trong quá
trình bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
4.
Trình độ:
a) Tốt
nghiệp đại học kỹ thuật theo chuyên ngành bảo quản;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kỹ thuật viên bảo quản;
c) Có
ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (sử dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
22. Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222)
1.
Chức trách
Là công
chức chuyên môn giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng,
bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy trình kỹ thuật quy định; bảo đảm an toàn
chất lượng hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp quản lý.
2.
Nhiệm vụ:
a) Hướng
dẫn kỹ thuật và nghiệm thu công tác chuẩn bị kho, phương tiện giao nhận, thiết
bị kiểm tra, đo lường để phục vụ công tác nhập, xuất hàng hóa dự trữ của Tổng
kho;
b) Kiểm
tra, giám sát chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia trước khi nhập, xuất kho bảo
đảm tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo quy định; trực tiếp lấy mẫu, phân tích
mẫu, lập hồ sơ kỹ thuật báo cáo Dự trữ quốc gia khu vực; bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực các chỉ số chất lượng của hàng hóa nhập, xuất kho theo
đúng quy định;
c) Trực
tiếp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn công tác bảo quản và theo dõi chất lượng
hàng dự trữ quốc gia trong Tổng kho; hướng dẫn việc ghi chép nhật ký bảo quản
của các thủ kho; báo cáo, đề xuất phương án xử lý kịp thời các sự cố xảy ra đối
với hàng hóa trong quá trình bảo quản;
d) Xác
định và chịu trách nhiệm cá nhân về các chỉ số chất lượng trước khi nhập, xuất
đối với hàng hóa dự trữ quốc gia được phân công trực tiếp kiểm tra, theo dõi và
các trang thiết bị được giao trực tiếp quản lý;
đ) Xác
định và chịu trách nhiệm liên đới về chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia do đơn
vị quản lý, do thiếu kiểm tra, giám sát hoặc không xử lý kịp thời để xảy ra các
sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hàng hóa trong kho, gây thiệt hại
tài sản Nhà nước;
e) Trong
trường hợp nếu không thống nhất được kết quả kiểm tra hoặc nếu phát hiện không
đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định khi kiểm tra chất lượng hàng hóa dự
trữ quốc gia nhập, xuất kho phải kịp thời báo cáo ngay với lãnh đạo Tổng kho và
Dự trữ quốc gia khu vực bằng văn bản để chỉ đạo tạm thời dừng ngay việc nhập,
xuất kho lô hàng đó trước khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
3.
Năng lực:
a) Thực
hiện được các quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của kỹ thuật
viên bảo quản trung cấp;
b) Thực
hiện được công tác kiểm tra, giám sát bảo quản và theo dõi chất lượng hàng dự
trữ;
c) Có
khả năng hướng dẫn việc ghi chép nhật ký bảo quản của các thủ kho;
d) Sử
dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị;
đ) Biết
xử lý một số hiện tượng thường xảy ra trong quá trình bảo quản, ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa.
4.
Trình độ:
a) Tốt
nghiệp trung cấp kỹ thuật bảo quản theo chuyên ngành;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (sử dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
23. Thủ kho bảo quản (mã số 19.223)
1.
Chức trách:
Là công
chức chuyên môn trực tiếp giữ gìn, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; chịu trách
nhiệm toàn bộ về số lượng và chất lượng hàng dự trữ quốc gia được giao quản lý.
2.
Nhiệm vụ:
a) Thực
hiện công tác chuẩn bị kho và các dụng cụ, phương tiện cần thiết trước khi đưa
hàng vào dự trữ theo quy định;
b) Trực
tiếp thực hiện việc kiểm tra ban đầu khi giao nhận hàng nhập, xuất kho theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng; đúng số lượng theo phiếu nhập, xuất và các trình tự, thủ
tục quy định;
c) Thực
hiện bảo quản thường xuyên, định kỳ theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo
quản. Trong quá trình bảo quản hàng hóa, nếu có sự cố bất thường hoặc phát hiện
những hiện tượng phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa phải chủ động
xử lý, đồng thời báo cáo lãnh đạo Tổng kho để có biện pháp giải quyết kịp thời;
d) Nắm
vững và có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật, thiết bị đo lường
phục vụ cho quá trình giao, nhận, bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
đ) Lập
hồ sơ chứng từ ban đầu, cập nhật nhật ký theo dõi hàng hóa cho từng kho hoặc
ngăn kho hàng;
e) Quản
lý theo dõi và chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hàng hóa dự trữ, các tài
sản, trang thiết bị được đơn vị giao cho trực tiếp quản lý.
3.
Năng lực:
a) Nhận
biết, kiểm tra và xác định được chủng loại hàng nhập, xuất về tiêu chuẩn, chất
lượng, số lượng theo đúng trình tự, thủ tục quy định;
b) Có
năng lực thực hiện việc bảo quản thường xuyên, định kỳ đúng quy trình, quy phạm
kỹ thuật bảo quản;
c) Có
năng lực lập hồ sơ, ghi chép sổ sách rõ ràng, mạch lạc đối với việc nhập, xuất
hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước.
4.
Trình độ:
a) Tốt
nghiệp trung cấp chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thủ kho bảo quản;
c) Có
ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung,
Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
d) Có
trình độ tin học văn phòng (sử dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) để phục vụ công tác chuyên môn;
Điều
24. Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224)
1.
Chức trách:
Là công
chức nhà nước có trách nhiệm tuần tra canh gác, bảo vệ trong khu vực kho dự trữ
quốc gia và bảo đảm an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
2.
Nhiệm vụ:
a) Giám
sát các hoạt động nhập, xuất hàng hóa; hướng dẫn, kiểm tra người, phương tiện
ra vào khu vực kho dự trữ theo quy định (kiểm tra giấy tờ, phiếu xuất, nhập kho
và vào sổ theo dõi);
b) Thực
hiện công tác tuần tra canh gác trong khu vực kho hàng thuộc phạm vi quản lý
trong ca trực theo quy chế bảo vệ của cơ quan; bảo đảm giữ gìn an toàn kho
tàng, hàng hóa dự trữ quốc gia;
c) Lập
biên bản, tổ chức bảo vệ hiện trường theo quy định khi có vi phạm an toàn, an
ninh trật tự trong khu vực kho tàng; báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ
quan chức năng để xử lý;
d) Tham
gia xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão… ở khu vực
kho thuộc phạm vi quản lý. Phối, kết hợp với công an khu vực, các cơ quan lân
cận, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện các phương án theo quy định;
đ) Giữ
gìn bí mật và thực hiện tốt quy chế bảo mật về tài sản, hàng hóa dự trữ quốc
gia.
3.
Năng lực:
a) Thực
hiện chức năng giám sát các hoạt động nhập, xuất hàng hóa chính xác theo đúng
quy định của cơ quan và Nhà nước;
b) Hướng
dẫn người và phương tiện ra vào kho theo quy định;
c) Ghi
chép vào sổ theo dõi cụ thể, rõ ràng, chính xác người và phương tiện ra vào kho;
d) Thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ tuần tra kiểm soát khu vực kho hàng theo quy chế cơ quan;
đ) Lập
biên bản xử lý khi có sai phạm xảy ra;
e) Biết
sử dụng thành thạo các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng, chống bão
lụt đã được trang bị.
4.
Trình độ:
a) Có
bằng tốt nghiệp phổ thông trung học;
b) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ;
c) Có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.
Chương
6.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
25. Tổ chức thực hiện
Tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự
trữ là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công
chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
Điều
26. Hiệu lực thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
BỘ TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn |