Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- Tải sách Ebook Luật CBCC Viên chức, Luật Bảo hiểm y tế và văn bản, biểu mẫu đính kèm
- Luật Cán bộ, công chức, viên chức và văn bản hướng dẫn mới nhất
- Luật Bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn mới nhất
BỘ
NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH- BỘ LAO ĐỘNG - TB VÀ XH
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2010
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH
PHỦ VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Căn
cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ như sau:
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ như sau:
Điều 1. Bố trí cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công
chức cấp xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
như sau:
a) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 1: không quá 25 người;
b) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 2: không quá 23 người;
c) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 3: không quá 21 người.
2. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết
định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
của từng xã, phường, thị trấn, không nhất thiết xã, phường, thị trấn nào cũng
bố trí tối đa số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này; đồng
thời căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, phường, thị trấn hướng
dẫn việc kiêm nhiệm và việc bố trí những chức danh công chức được tăng thêm
người đảm nhiệm. Riêng chức danh Văn hóa – xã hội và chức danh Địa chính – nông
nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã) được bố trí 02 người cho một chức
danh theo quy định của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP). Số công chức còn lại
được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ, công chức hiện có
của xã, phường, thị trấn theo hướng ưu tiên bố trí thêm cho các chức danh Tư
pháp – hộ tịch, Văn phòng – thống kê, Tài chính – kế toán, bảo đảm các lĩnh vực
công tác, các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền cấp xã đều có người đảm nhiệm.
3. Những chức danh
công chức cấp xã có 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ
bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp
xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
Điều 2. Xếp lương đối với cán bộ cấp xã
1. Cán bộ cấp xã có
trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì
thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Trường hợp được bầu
giữ chức danh cán bộ cấp xã lần đầu (nhiệm kỳ đầu), thì xếp lương vào bậc 1 của
chức danh cán bộ cấp xã được đảm nhiệm.
b) Trường hợp có tổng
thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp lương bậc 1 ở chức danh cán bộ cấp xã hiện
đảm nhiệm hoặc ở chức danh cán bộ cấp xã khác có cùng hệ số lương chức vụ, hoàn
thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được
xếp lương lên bậc 2 của chức danh cán bộ cấp xã hiện đảm nhiệm.
c) Trường hợp được bầu
giữ chức danh cán bộ cấp xã mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương
chức vụ của chức danh đã đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức danh cũ), thì
căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao
hơn gần nhất ở chức danh mới (hiện đảm nhiệm). Nếu chức danh mới có hệ số lương
bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ, thì được bảo lưu hệ số
lương đang hưởng ở chức danh cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của
chức danh mới.
Trường hợp đang xếp
lương bậc 1 ở chức danh cũ, mà chức danh cũ này có hệ số lương bậc 1 thấp hơn
nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn so với hệ số lương bậc 1 của chức danh mới,
thì được xếp vào bậc 1 ở chức danh mới; thời gian giữ bậc 1 ở chức danh cũ được
tính vào thời gian giữ bậc 1 ở chức danh mới, đến khi có đủ 60 tháng được xếp
lên bậc 2 của chức danh mới.
Ví dụ 1. Ông Nguyễn
Văn A được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã B từ 01 tháng 11
năm 2007 được xếp vào bậc 1 hệ số lương 1,95 của chức danh này; đến ngày 01
tháng 5 năm 2010 ông A được bầu giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã B. Do
ông A đang xếp bậc 1 ở chức danh cũ mà chức danh cũ này có hệ số lương bậc 1 là
1,95 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 là 2,45 cao hơn so với hệ số lương
2,15 (bậc 1) của chức danh mới (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã), nên kể từ ngày 01
tháng 5 năm 2010 ông A được chuyển từ bậc 1 hệ số lương 1,95 của chức danh cũ
(Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân) vào bậc 1 hệ số lương 2,15 của chức danh mới
(Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã). Thời gian đã giữ bậc 1 ở chức danh cũ (Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân) từ ngày 01 tháng 11 năm 2007 được tính vào thời gian giữ
bậc 1 ở chức danh mới (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) và đến ngày 01 tháng 11 năm
2012 (khi có đủ 60 tháng), ông A được xếp lương lên bậc 2 hệ số lương 2,65 của
chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
d) Trường hợp trong
thời gian giữ bậc 1, cán bộ cấp xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao
hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành
nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật bị kéo dài thời gian xếp lương
lên bậc 2 là 06 tháng so với quy định.
Trường hợp trong một
năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời
gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ
luật.
đ) Trường hợp được bầu
Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã mà không phải là công chức cấp xã, đã được hưởng
lương theo quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm theo Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP) thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 được bảo lưu hệ số
lương đang hưởng cho đến hết tháng 4 năm 2011 (hết nhiệm kỳ). Từ nhiệm kỳ tiếp theo
không được hưởng chế độ quy định tại Thông tư này. Trường hợp trong thời gian
chưa hết nhiệm kỳ mà chuyển công tác khác thì xếp lương theo công việc mới,
thôi bảo lưu hệ số lương nêu trên.
2. Cán bộ cấp xã đã
tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì thực hiện xếp
lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên
môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành
kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Cán bộ cấp xã tốt
nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo
ngạch chuyên viên (mã số 01.003); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên (cao đẳng) (mã số 01a.003);
tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự
(mã số 01.004).
Văn bằng tốt nghiệp
trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
b) Trường hợp đã có
bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trước ngày 01 tháng 01
năm 2010 và đã được xếp lương chức vụ quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm
theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, thì được căn cứ vào từng thời điểm trong thời
gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
đứt quãng mà chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) đã
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức
hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo nguyên tắc sau:
Cứ sau mỗi khoảng thời
gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên (cao
đẳng) và cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) đối với ngạch cán sự
được xếp lên 01 bậc lương trong ngạch được xếp. Trường hợp trong thời gian công
tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách
hoặc cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi
lần bị kỷ luật bị trừ 06 tháng; nếu bị kỷ luật cách chức thì cứ mỗi lần bị kỷ
luật bị trừ 12 tháng; nếu có năm vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa
bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ
của hình thức bị kỷ luật.
Sau khi quy đổi thời
gian để xếp vào bậc lương theo ngạch công chức được xếp nêu trên, nếu có số
tháng chưa đủ 36 tháng đối với ngạch chuyên viên và ngạch chuyên viên (cao
đẳng) hoặc chưa đủ 24 tháng đối với ngạch cán sự, thì số tháng này được tính
vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau theo ngạch được xếp. Trường hợp
được tính xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch mà vẫn còn thừa thời gian
công tác thì thời gian công tác còn thừa này được tính hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung như sau: Sau 03 năm (đủ 36 tháng) đối với ngạch chuyên viên và ngạch
chuyên viên (cao đẳng) và sau 02 năm (đủ 24 tháng) đối với ngạch cán sự được tính
hưởng 5%, cứ mỗi năm tiếp theo được tính hưởng thêm 1%.
Căn cứ vào nguyên tắc
nêu trên, thực hiện việc chuyển xếp từ lương chức vụ đã hưởng theo bảng lương
số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP sang lương theo ngạch, bậc
công chức hành chính như sau:
Trường hợp trong suốt
thời gian công tác không có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
thì kể từ ngày tham gia công tác được tính xếp vào hệ số lương bậc 1 của ngạch
công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Thời gian công tác
sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch theo nguyên tắc quy định
tại điểm b này.
Trường hợp trong thời
gian công tác có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì thực
hiện như sau: Nếu chưa có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kể từ ngày
tham gia công tác, sau đó mới tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
(lần đầu) thì kể từ ngày được cấp văn bằng tốt nghiệp được tính xếp vào hệ số
lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này; thời gian công tác sau đó được tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch
theo nguyên tắc quy định tại điểm b này. Nếu có thay đổi trình độ đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ từ 2 lần trở lên thì được xếp lương tương ứng với từng
khoảng thời gian có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn
Văn C, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã D, đã xếp hệ số lương 2,65 bậc 2 của chức
danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã từ ngày 01 tháng 12 năm 2006, đã tham gia công
tác giữ các chức danh cán bộ cấp xã từ ngày 01 tháng 12 năm 1994 cho đến nay
(thời gian này được tính tham gia bảo hiểm xã hội). Ngày 01 tháng 8 năm 2000
tốt nghiệp trình độ trung cấp, đến ngày 01 tháng 8 năm 2006 tốt nghiệp trình độ
đại học. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 ông C được xếp lương theo ngạch công
chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
Thời gian công tác có
trình độ trung cấp của ông C từ ngày 01 tháng 8 năm 2000 (ngày được cấp bằng
tốt nghiệp trung cấp) đến ngày 01 tháng 8 năm 2006 là đủ 6 năm, cứ 2 năm xếp
lên 1 bậc, ông C được tính xếp vào hệ số lương 2,46 bậc 4 ngạch cán sự. Căn cứ
hệ số lương 2,46 này, tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2006 (ngày được cấp bằng tốt
nghiệp đại học) ông C được chuyển vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở
ngạch chuyên viên là 2,67 bậc 2 ngạch chuyên viên. Thời gian công tác có trình
độ đại học từ ngày 01 tháng 08 năm 2006 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 là 3 năm
4 tháng, cứ 3 năm xếp lên 1 bậc, thì tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2009 ông C
được xếp vào hệ số lương 3,00 bậc 3 ngạch chuyên viên.
Như vậy ông C được xếp
hệ số lương 3,00 bậc 3 ngạch chuyên viên (mã số 01.003) và hưởng phụ cấp chức
vụ lãnh đạo hệ số 0,25 của chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010; thời gian xét nâng bậc lương lần sau theo ngạch chuyên viên
được tính kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
Sau khi xếp lương theo
quy định tại điểm b này, nếu có tổng hệ số lương được xếp ở ngạch công chức
cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh hiện đảm nhiệm thấp hơn so với
hệ số lương chức vụ đã hưởng, thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho
bằng hệ số lương chức vụ đã hưởng. Hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng
khi được nâng bậc lương trong ngạch công chức được xếp hoặc khi được xếp lên
ngạch công chức cao hơn.
c) Trường hợp đã có
bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên
được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh cán bộ cấp xã (lần đầu) từ ngày 01 tháng 01
năm 2010 trở về sau, thì kể từ ngày được bầu cử, bổ nhiệm được xếp vào hệ số
lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a khoản 2 này và
hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh đảm nhiệm. Nếu có tổng hệ số lương
được xếp ở ngạch công chức cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức
danh hiện đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ bậc 1 của cùng chức
danh chưa có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên quy định tại điểm a khoản 1
Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch cho bằng
hệ số lương chức vụ bậc 1 đó. Hệ số chênh lệch này giảm tương ứng khi được nâng
bậc lương trong ngạch được xếp.
d) Trường hợp có bằng
tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên sau ngày
đã được xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp trình độ
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện xếp vào bậc lương theo ngạch công
chức hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và hưởng
phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện đảm nhiệm.
đ) Cán bộ cấp xã đã
được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản
2 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp
bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới.
e) Cán bộ cấp xã có
bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên
thuộc diện được xếp lương theo ngạch công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức
vụ lãnh đạo nếu tự nguyện có đơn đề nghị xếp lương chức vụ theo chức danh hiện
đảm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thì
được xếp lương chức vụ theo chức danh hiện đảm nhiệm và không hưởng phụ cấp
chức vụ lãnh đạo.
Điều 3. Xếp lương đối với công chức cấp xã
1. Công chức cấp xã
tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức
danh hiện đảm nhiệm thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định
tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức
trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành,
phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban
hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Tốt nghiệp trình độ
đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003);
b) Tốt nghiệp trình độ
cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003);
c) Tốt nghiệp trình độ
trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004);
d) Tốt nghiệp trình độ
sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008).
2. Công chức cấp xã
chưa tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên thì
được hưởng lương bằng hệ số 1,18 mức lương tối thiểu chung.
Bộ Nội vụ chủ trì phối
hợp cơ quan có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để có đủ điều kiện xếp
ngạch và nâng bậc lương thường xuyên cho đối tượng này.
3. Trường hợp Trưởng
Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã đồng thời là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp
xã tốt nghiệp trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo, đã được xếp lương
chức vụ theo quy định tại bảng lương số 5 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 thực hiện thống nhất xếp lương theo quy
định tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch
bảo lưu cho bằng hệ số lương đã hưởng đến hết tháng 4 năm 2011 (hết nhiệm kỳ).
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2010, nếu tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì tùy theo trình độ đào tạo được xếp lương
theo quy định tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này và hưởng hệ số
chênh lệch bảo lưu (nếu có) cho bằng hệ số lương đã được hưởng; hệ số chênh
lệch bảo lưu (nếu có) này giảm tương ứng khi được nâng bậc lương trong ngạch
công chức được xếp hoặc khi được xếp lên ngạch cao hơn.
4. Công chức cấp xã đã
được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại khoản
1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp
bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới.
Điều 4. Xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã là thương
binh, bệnh binh
Cán bộ, công chức cấp
xã là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh mà không
thuộc đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, thì
ngoài chế độ thương binh, bệnh binh đang hưởng được xếp lương theo quy định tại
Điều 2 và Điều 3 Thông tư liên tịch này.
Điều 5. Nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã xếp
lương theo ngạch, bậc công chức hành chính
Cán bộ, công chức cấp
xã đã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại khoản 2
Điều 2, khoản 1 Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch này được thực hiện chế độ
nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích
xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) theo quy định
tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời
hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và mục I Thông tư số 83/2005/TT-BNV
ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng
bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong thời gian giữ
bậc lương theo ngạch, bậc công chức hành chính, cán bộ, công chức cấp xã có năm
không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc cảnh cáo)
thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị kỷ luật
kéo dài thêm 06 tháng, bị kỷ luật cách chức kéo dài thêm 12 tháng thời gian
tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định. Trường hợp vừa
không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của
năm đó cũng chỉ tính theo thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.
Điều 6. Phụ cấp lương
1. Phụ cấp chức vụ
lãnh đạo:
Cán bộ cấp xã tốt
nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đã được xếp
lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư
liên tịch này thì căn cứ vào chức vụ hiện đảm nhiệm được hưởng phụ cấp chức vụ
lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Bí thư đảng ủy:
0,30;
b) Phó Bí thư đảng ủy,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;
c) Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
0,20;
d) Bí thư Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông
dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
2. Phụ cấp thâm niên
vượt khung:
Cán bộ, công chức cấp
xã được xếp lương theo ngạch công chức hành chính quy định tại khoản 2 Điều 2,
khoản 1 Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch này được thực hiện chế độ phụ cấp
thâm niên vượt khung theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP; khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng
9 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm
2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức cấp
xã có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (khiển trách hoặc
cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc cứ mỗi lần bị
kỷ luật kéo dài thêm 06 tháng, bị kỷ luật cách chức kéo dài thêm 12 tháng thời
gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định. Trường
hợp trong thời gian giữ bậc lương có năm công tác vừa không hoàn thành nhiệm vụ
được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian bị trừ của năm đó cũng chỉ tính theo
thời gian bị trừ của hình thức bị kỷ luật.
3. Phụ cấp theo loại
xã:
Cán bộ cấp xã đã được
xếp lương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP thuộc xã
loại 1 và xã loại 2 theo quyết định phân loại xã của cơ quan có thẩm quyền được
hưởng phụ cấp tính theo % trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh
đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp chênh lệch bảo lưu (nếu có) quy
định tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Cán bộ cấp xã loại
1 hưởng mức phụ cấp 10%;
b) Cán bộ cấp xã loại
2 hưởng mức phụ cấp 5%.
4. Phụ cấp kiêm nhiệm
chức danh:
a) Cán bộ, công chức
cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà việc kiêm nhiệm giảm được 01 người trong số
lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch
này thì người kiêm nhiệm được hưởng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức
vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)
kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định kiêm
nhiệm chức danh. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư
cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ
cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
b) Phụ cấp kiêm nhiệm
chức danh được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng,
hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
5. Phụ cấp lương khác:
Cán bộ, công chức cấp
xã được thực hiện chế độ phụ cấp lương khác (nếu có) theo quy định của pháp
luật.
Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán
bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ cấp xã quy định
tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b
khoản 2 Điều 5 và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội, và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy
định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Cán bộ, công chức
cấp xã khi nghỉ việc nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đến dưới 20
năm đóng bảo hiểm xã hội (kể từ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
trước đó, nếu có), chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi
đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. Việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và
hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
tự nguyện.
Điều 8. Giải quyết tồn tại về chế độ, chính sách đối với cán
bộ cấp xã
1. Cán bộ xã già, yếu
nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 30 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính
phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) khi từ trần thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng
phí bằng 10 tháng mức lương tối thiểu chung.
2. Cán bộ xã già, yếu
nghỉ việc bị dừng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian chấp hành
hình phạt tù mà không được hưởng án treo, nếu có đơn đề nghị kèm theo bản sao
có công chứng giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và được Ủy ban
nhân dân cấp xã chứng nhận, đề nghị thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra
quyết định cho cán bộ tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng kể từ ngày cán
bộ chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù cán bộ
không được tính hưởng trợ cấp.
3. Cán bộ xã có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23
tháng 1 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26 tháng 7
năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP) mà chưa hưởng trợ cấp hàng
tháng hoặc trợ cấp một lần (kể cả các trường hợp đã có quyết định nghỉ chờ giải
quyết chế độ nhưng chưa gửi hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội), thì được bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ
điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
4. Cán bộ cấp xã có
thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy
ban nhân dân theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã
đóng bảo hiểm xã hội theo mức sinh hoạt phí của chức danh này mà chưa hưởng trợ
cấp một lần thì được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết
chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với những trường
hợp giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân có trong định biên được phê duyệt
và có hưởng sinh hoạt phí của chức danh này nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội thì
được truy nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã
hội. Thời gian truy nộp bảo hiểm xã hội tính từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đến
ngày Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về Cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn có hiệu lực thi hành (truy nộp đối với từng
trường hợp cụ thể tính theo thời gian thực tế đảm nhiệm chức danh khác có hưởng
sinh hoạt phí). Mức truy nộp bằng 15% mức sinh hoạt phí của chức danh đó theo
quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và được điều chỉnh theo tiền lương tối
thiểu chung tại thời điểm truy nộp (trong đó cán bộ xã đóng 5%, ngân sách nhà
nước đóng 10%).
5. Những đối tượng quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, từ trần sau ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì
người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung
theo quy định hiện hành. Trường hợp chưa đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được giải
quyết tiền trợ cấp mai táng và không phải thực hiện việc truy nộp tiền đóng bảo
hiểm xã hội.
6. Cán bộ cấp xã có
thời gian đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nếu công tác
liên tục đến ngày 01 tháng 01 năm 1998 và hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số
09/1998/NĐ-CP thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước ngày 01 tháng 01 năm 1998
được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp có thời gian
công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước
ngày 15 tháng 12 năm 1993 và không hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần theo quy
định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số
92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày
27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công
tác trong quân đội với thời gian giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Trường hợp có thời
gian là công nhân, viên chức Nhà nước chưa hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần hoặc
bảo hiểm xã hội một lần, được điều động về xã giữ chức danh theo Nghị định số
09/1998/NĐ-CP thì được cộng nối thời gian là công nhân, viên chức Nhà nước với
thời gian giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP để tính hưởng bảo hiểm
xã hội.
c) Đối với cán bộ cấp
xã thuộc chức danh quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nếu trước tháng 01
năm 1998 được cơ quan có thẩm quyền cử đi học chuyên môn, chính trị, sau khi
hoàn thành nhiệm vụ khóa học tiếp tục giữ chức danh theo Nghị định số
09/1998/NĐ-CP thì thời gian đi học này được tính thời gian công tác liên tục để
tính hưởng bảo hiểm xã hội.
đ) Đối với cán bộ cấp
xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có thời gian gián đoạn trước
tháng 01/1998 không quá 12 tháng thì được cộng nối thời gian công tác trước đó
với thời gian công tác sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
7. Trường hợp cán bộ
cấp xã đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ
cấp một lần trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì không áp dụng quy định tại
Thông tư liên tịch này để giải quyết lại.
Điều 9. Những người hoạt động không chuyên trách
1. Số lượng những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được bố trí
theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau:
a) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 1: Không quá 22 người;
b) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 2: Không quá 20 người;
c) Đối với xã, phường,
thị trấn loại 3: Không quá 19 người;
d) Mỗi thôn, tổ dân
phố không quá 03 người.
2. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để quyết định chức
danh, số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân
phố; quy định việc kiêm nhiệm các chức danh và mức phụ cấp không vượt quá 1,0
lần mức lương tối thiểu chung (kể cả những người hoạt động không chuyên trách ở
thôn, tổ dân phố); quy định chính sách cụ thể đối với những người hoạt động
không chuyên trách ở xã biên giới, vùng dân tộc ít người, vùng Tây Nguyên; hướng
dẫn việc khoán kinh phí để tạo điều kiện tăng mức thu nhập cho những người hoạt
động không chuyên trách nêu tại khoản 1 Điều này đảm bảo phù hợp với tình hình
thực tế và ngân sách của địa phương.
3. Những người hoạt
động không chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; những người quy định tại điểm a, b và điểm c
khoản 1 Điều này thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản
4 Điều 1 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Điều 10. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách
1. Nguồn kinh phí để
thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ xã già,
yếu nghỉ việc do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn,
tổ dân phố được ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân bằng 2/3 mức lương tối
thiểu chung/người/tháng.
2. Nhu cầu kinh phí
tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã;
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố; cán bộ
xã già yếu, nghỉ việc được giải quyết bằng nguồn kinh phí thực hiện cải cách
chế độ tiền lương theo quy định.
3. Nguồn kinh phí truy
nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho các đối tượng cán bộ cấp xã có thời gian giữ
chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân do ngân sách địa phương bảo đảm.
4. Nguồn kinh phí thực
hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã do quỹ Bảo hiểm xã hội
đảm bảo.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp
xã căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, lập báo cáo kết quả chuyển xếp
lương cũ sang lương mới, truy nộp bảo hiểm xã hội, nhu cầu kinh phí tăng thêm
đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổng hợp kết quả chuyển xếp lương của Ủy ban nhân dân cấp xã; truy nộp
bảo hiểm xã hội, nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức cấp xã gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định.
Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định chuyển xếp lương mới sau khi có ý kiến thẩm định của
Sở Nội vụ. Hồ sơ chuyển xếp lương mới phải kèm theo bản sao về quyết định lương
gần nhất, bản sao sổ bảo hiểm xã hội để tính thời gian công tác và bản công
chứng văn bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo Mục lục ngân sách
nhà nước hiện hành, tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã hạch toán Mục 6000
(Tiền lương). Phụ cấp hạch toán Mục 6100 (Phụ cấp lương) theo tiểu mục tương
ứng. Riêng phụ cấp theo loại xã hạch toán Mục 6100, tiểu mục 6149-phụ cấp khác
của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành (không hạch toán Mục 6350).
3. Sở Nội vụ, Sở Tài
chính có trách nhiệm tổng hợp kết quả xếp chuyển lương của các huyện, quận;
truy nộp bảo hiểm xã hội; nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính
sách theo quy định tại Thông tư liên tịch này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, hướng dẫn cán bộ cấp xã giữ chức
danh khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, lập hồ sơ giải quyết theo quy định tại
Điều 8 Thông tư liên tịch này.
5. Bảo hiểm xã hội
Việt Nam
chịu trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và giải quyết tồn
tại đối với cán bộ cấp xã theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và hướng
dẫn tại Thông tư liên tịch này.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch
này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ban hành.
2. Các chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn hướng dẫn tại Thông tư liên
tịch này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
3. Áp dụng thực hiện
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định tại
Thông tư liên tịch này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập
đảng ủy cấp xã); Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công
tác đảng).
4. Thông tư liên tịch
này thay thế: Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT ngày 14 tháng 5 năm 2004 của
liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; khoản 2 Mục III Thông tư số
79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường
hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào
làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; khoản
1, 2, 3, 4 Mục I Thông tư liên tịch số 82/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm
2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số
01/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối
với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và căn cứ tình hình cụ thể của
địa phương để hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
đề nghị phản ảnh về Bộ Nội vụ để phối hợp Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH Vũ Văn Ninh |
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân |
BỘ
TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ Trần Văn Tuấn |