Điều kiện để được đăng ký thường trú mới nhất theo quy định của Luật cư trú năm 2020, áp dụng từ ngày 06/7/2021.
Để hạn chế tình trạng cư trú “ảo” (công dân có đăng ký nơi thường trú nhưng thực tế không sinh sống tại đó và cũng không thông báo cho cơ quan quản lý cư trú), nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung thêm một số trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Xóa đăng ký thường trú là gì?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 thì việc “xóa đăng ký thường trú” chính là việc xóa thông tin về nơi thường trú đang được đăng ký của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi tra cứu thông tin về nơi thường trú của công dân sẽ không thể hiện địa chỉ nơi thường trú đã bị xóa, còn mọi thông tin khác của công dân đó vẫn được giữ nguyên trên cơ sở dữ liệu.
Quy định về các trường hợp xóa đăng ký thường trú:
Điều 24 Luật cư trú 2020 quy định cụ thể như sau:
Điều 24. Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký
thường trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú.
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ 36 trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định.
Quy định xóa đăng ký thường trú để làm gì?
- Việc xóa đăng ký thường trú nhằm ghi nhận chính xác tình
trạng cư trú của người dân, bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản lý dân
cư nói chung và quản lý về cư trú nói riêng; không làm ảnh hưởng đến các
thông tin cá nhân, thông tin về hộ tịch khác của công dân; dữ liệu liên quan
đến lịch sử quá trình cư trú của công dân vẫn được lưu giữ trên hệ thống để
phục vụ công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện
việc đăng ký cư trú tại nơi ở mới hay khi trở lại nơi đã bị xóa đăng ký
thường trú.
- Đối với trường hợp công dân đã vắng mặt tại nơi thường trú từ 12
tháng trở lên nhưng không đăng ký cư trú ở nơi ở khác và cũng không khai
báo tạm vắng thì không thể tiếp tục ghi nhận nơi đã đăng ký là nơi thường
trú của người này để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, tránh
tình trạng cư trú ảo, đồng thời cũng tạo áp lực để người dân có ý thức hơn
trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cư trú; hay chính
là để giữ đăng ký thường trú thì người dân cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng khi đi khỏi
nơi cư trú.
- Bên cạnh đó, việc xóa đăng ký thường trú đối với người bị cho thôi
quốc tịch Việt Nam, bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt
Nam chưa được quy định trong Luật Cư trú năm 2006; tuy nhiên, xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn và hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số
16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam; theo đó, Nghị định đã quy định rõ việc
xóa đăng ký thường trú và thu hồi các giấy tờ tùy thân (trong đó có giấy tờ
về cư trú) đối với người bị cho thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước, bị hủy bỏ
quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Do vậy, đối với trường hợp công
dân được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị
hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú năm 2020 đã
bổ sung quy định xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp này để điều
chỉnh cho đầy đủ.
Thủ tục xóa đăng ký thường trú:
Tham khảo bài viết: Thủ tục xóa đăng ký thường trú mới nhất 2021
Minh Hùng (Tổng hợp)
Tham khảo thêm Luật cư trú và các văn bản liên quan
theo quy định tại điều 22 luật cư trú vè xóa đăng ký thường trú ở muc 1 phần a có ghi:"Chết,bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết" .vậy xin hỏi trong trướng hợp người đó rời khỏi địa phương trong thời gian bao nhiêu lâu thì được gọi là mất tích ?
Trả lờiXóaToi nam nay 14 tuoi, do hoan canh gia dinh toi chua nhap ho khau, nay toi nhap ho khau co duoc khong va thu tuc nhu the nao
Trả lờiXóaChào anh! Cho tôi hỏi trường hợp như sau. Hiện nay tôi có hktt tại thị trấn đông anh - tp hà nội. Tôi đang ở nhà thuê tại quận hà đông - tp hà nội. Nay tôi muốn chuyển hk về hà đông để thuận tiện cho việc học tập của các con. Tôi xin hỏi thủ tục trên phải làm như thế nào???? Tôi xin cảm ơn.
Trả lờiXóaCho tôi hỏi là chủ hộ có thể đơn phương đến cơ quan chức năng để huy hay xoá tên 1 người nào đó trong hộ khẩu hay không ?
Trả lờiXóaQuyền xóa đăng ký thường trú thuộc quyền của cá nhân có tên trong sổ hộ khẩu chứ không phải là quyền của chủ hộ.
Xóachào anh ad! em có một vài thắc mắc về thay đổi chủ hộ khẩu cần được giải đáp. hiện bố em đang là chủ hộ khẩu nhưng bố đã bỏ nhà đi được 10 năm, đến bây giờ vẫn chưa li hôn với mẹ, không còn liên lạc và cũng không rõ bố đang sinh sống ở đâu.
Trả lờiXóa- Nay gia đình muốn đổi mẹ làm chủ hộ khẩu mà không có ý kiến của chủ hộ là bố thì có được không?
-Muốn bỏ tên bố ra khỏi sổ hộ khẩu thì phải có điều kiện gì, thủ tục thế nào ạ?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn của ad
Em xin chân thành cảm ơn!
- Để bỏ tên bố ra khỏi sổ hộ khẩu bạn phải làm thủ tục tuyên bố một người mất tích tại tòa án. Sau khi tòa án ra quyết định tuyên bố bố của bạn mất tích xong thì bạn mới làm thủ tục xóa khẩu đối với bố bạn và chuyển sang mẹ bạn làm chủ hộ.
Xóa- Xóa đăng ký thường trú thực chất là việc xóa tên công dân trong sổ hộ khẩu, sổ đăng ký thường trú. Theo quy định tại điều 22 Luật cư trú :
“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú
a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Có quyết định huỷ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Có đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đó làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đó cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ"
Chào ad! Tôi có một thắc mắc về việc cắt , nhập hộ khẩu đối với người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan cần được tư vấn:
Trả lờiXóaTôi đi xuất khẩu đài Loan từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2018 thì trở về Việt nam sinh sống.đầu năm nay nhà tôi có làm mất sổ hộ khẩu và đã lên công an thành phố xin cấp lại. Nhưng khó nhận được sổ mới thì chỉ có tên mẹ tôi là chủ hộ còn tên tôi thì bị cắt với lý do đi đài Loan quá.6 tháng và có nói khi về sẽ nhập khẩu lại cho tôi.nay tôi có bầu về sinh sống tại địa phương và có lên trình báo cơ quan công an để xin nhập khẩu về địa chỉ nhà tôi đang ở nhưng lại nhận được câu trả lời không biết khi cắt khẩu tôi nhập vào đâu và gây khó dễ không cho tôi nhập khẩu.
Với trường hợp của tôi như thế ad có thể tư vấn xem tôi nên làm gi? Tôi xin chân thành cám ơn
Bạn viết đơn kiến nghị gởi cho ông Trưởng Công an thành phố và Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính Công an tỉnh trình bày hết những nội dung trên và yêu cầu giải quyết. Nếu không giải quyết được thì cho bạn biết lý do.
XóaXin cho hỏi thủ tục đối với trường hợp "xóa đăng ký thường trú" cho người định cư ở nước ngoài và vẫn còn quốc tịch Việt Nam ah? Xin cám ơn.
Trả lờiXóaNgười định cư ở nước ngoài và vẫn còn quốc tịch VN thì thủ tục xóa đăng ký thường trú cũng áp dụng chung như công dân VN.
XóaĐiều 7 Luật Cư trú 2020 quy định cụ thể như sau;
Đại diện hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc người thuộc diện xóa đăng ký thường trú (nếu còn ở VN) có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan công an. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú (giấy tờ chứng minh đã xuất cảnh, định cư ở nước ngoài)
Ngoài ra, nếu người đó đã định cư ở nước ngoài mà chưa làm thủ tục xóa thường trú mà Cơ quan Công an phát hiện người đó thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú thì cơ quan công an sẽ thông báo việc xóa đăng ký thường trú tới đại diện hộ gia đình để thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định trên.
XóaQuá 07 ngày kể từ ngày cơ quan công an thông báo mà đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì họ sẽ lập biên bản về việc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân.
Xin cám ơn câu trả lời rất chi tiết ah. Còn 1 vấn đề nữa là các giấy tờ nộp để xóa thường trú có thể được gửi qua email rồi người nhà in ra nộp được không hay phải gửi bản giấy về ah?
XóaCác giấy tờ chứng minh thuộc diện xóa thường trú phải là bản chính để công an đối chiếu. Sau khi đối chiếu kiểm tra xong thì trả lại.
Xóa