Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo điều 260
1. Mặt khách thể
Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự.
2. Mặt khách quan
a. Hành vi khách quan
- Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ. Cần phân biệt khái niệm người tham gia GTĐB và người điều khiển phương tiện GTĐB ( như Điều 202 BLHS 1999).
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi tắt là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông đường bộ cũng phải chấp hành các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy, xe máy chuyên dùng cũng được coi như phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.
b. Hậu quả
Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
- a) Làm chết người;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
So với Điều 202 BLHS cũ, dấu hiệu về hậu quả xảy ra đã được quy định rõ ràng hơn, tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định dấu hiệu về mặt hậu quả là “Thiệt hại nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”, gây khó khăn, áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Như vậy, khoản 4 của điều luật quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành tội phạm cơ bản. Quy định này có sự kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999. Với quy định này, hậu quả thực tế xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và mức hình phạt cũng nhẹ hơn so với cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể thấy quy định như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi: Để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm như thế nào, “có khả năng thực tế” gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng luật. Do vậy việc xác định hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” có đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và mức hình phạt áp dụng như thế nào thì cần phải có hướng dẫn cụ thể.
3. Mặt chủ quan
- Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
- Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
4. Về chủ thể của tội phạm
Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng; quy định tại khoản 4,5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.( theo quy định tại điều 12 của Luật này). Nếu là cố ý sẽ xử theo tội giết người được quy định tại điều 123 BLHS.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội
So với BLHS 1999, chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì chỉ những người “điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mới là chủ thể của tội phạm này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ” và trên thực tế cho thấy không phải chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có vi phạm, mà cả những chủ thể khác (như người đi bộ) khi tham gia giao thông cũng vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Một số vấn đề phát sinh và kiến nghị, đề xuất
1. Một số nội dung cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành:
- Điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới bổ sung nội dung “có sử dụng chất ma túy” là tình tiết định khung tăng nặng. Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống hiện nay cho thấy có rất nhiều loại ma túy, các chất tương tự như ma túy được sử dung tràn lan trong xã hội như: Methammethamine, herroin, cần sa, cỏ Mỹ, bù đà….Trong khi đó, khi các vụ tai nạn giao thông xảy ra, đối với trường hợp người gây tai nạn giao thông, người bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở y tế để cấp cữu thì chưa có cơ sở y tế nào được giao nhiệm vụ tổ chức xét nghiệm ma túy của người được đưa vào cấp cứu, hiện chỉ làm được việc đo nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở. Trường hợp người gây tai nạn đến trình diện tại cơ quan công an có thẩm quyền thì việc tex nhanh có sử dụng ma túy hay không chưa được văn bản pháp luật hướng dẫn trong trường hợp đối với tai nạn giao thông. Thời gian có hiệu lực của Bộ luật hình sự mới đã cận kề, nên chắc chắn nếu không có quy định, hướng dẫn cụ thể việc này sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là tình trạng thanh thiếu niên ngáo đá, điều khiển xe đua nhau trên đường phố diễn ra phổ biến như hiện nay.
2. Một số vấn đề vướng mắc phát sinh:
- Theo các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015, khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 đều quy định: “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác” những quy định trên đây mâu thuẫn với quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 đo là: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Như vậy, cần quy định lại điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 cho phù hợp với Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019.
- Điều 2 và Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định rất chi tiết các mức hậu quả đển xác định trường hợp nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có sự tổng hợp giữa hậu quả tính mạng, sức khỏe con người với hậu quả về vật chất; và cũng có sự tổng hợp giữa hậu quả vừa liên quan đến tính mạng con người, vừa liên quan đến sức khỏe con người. Hướng dẫn này phần nào đã tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn áp dụng, đảm vảo các vụ việc với từng mức độ hậu quả gây ra khác nhau được xét xử công bằng hơn. Thế nhưng, Điều 260 Bộ luật hình sự mới đã không sử dụng hết các nội dung được hướng dẫn theo cách tính thiệt hại của Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, dẫn đến trên thực tiễn sẽ có nhiều trường hợp chênh nhau về mức độ chịu trách nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng đến yếu tố công bằng khi xét xử.
Ví dụ: A lái xe vi phạm Luật giao thông đường bộ, gây tai nạn làm chết người và gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người, với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 120%, gây thiệt hại về tài sản 450.000.000 đồng. Theo đó, A bị xét xử theo các điểm a, c, d khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự mới. Trong trường hợp vụ án đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự mới thì có thể A được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.
So sánh hai mức độ hậu quả của A và B gây ra và hai mức độ trách nhiệm hình sự A và B có thể bị áp dụng sẽ thấy rất rõ sự không công bằng, thiếu sức thuyết phục khi áp dụng quy định của Điều 260 vào thực tiễn.
- Tình tiết định khung tăng nặng quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới không được quy định ở khoản 3 của Điều luật này (kèm theo điều kiện gây ra hậu quả thuộc các điểm đ, e, g khoản 2 Điều 260). Điều đó sẽ tạo ra sự mất công bằng khi một người tham gia giao thông vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ, gây ra hậu quả thuộc khoản 1 nhưng vì thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 nên bị xét xử theo khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới. Tương tự như vậy, một người tham gia giao thông vi phạm Luật giao thông đường bộ, gây ra mức hậu quả ở khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới (chết 2 người), và họ thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới thì cũng chỉ xét xử họ ở khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới (mặc dù biết rằng khi xét xử, hình phạt của người bị áp dụng nhiều tình tiết định khung tăng nặng bao giờ cũng cao hơn, nhưng điều này chỉ nhìn thấy rõ và thực hiện được nếu các bị cáo cùng xét xử trong một vụ án hoặc tại cùng một Tòa án).
Ví dụ: A không có giấy phép lái xe hợp lệ, lái xe vi phạm Luật giao thông đường bộ, gây hậu quả chết 01 người. A bị xét xử theo điểm a khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới với khung hình phạt tù tư 03 năm đến 10 năm.
3. Một số kiến nghị, đề xuất:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm có văn bản hướng dẫn những điểm mới quy định tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự mới về điều kiện, thủ tục áp dụng tình tiết “có sử dụng ma túy…” và những nội dung liên quan đến việc áp dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự mới miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự mới, trong đó cần chú ý vấn đề xử lý vật chứng liên quan đến giấy phép lái xe (cả cho trường hợp miễn trách nhiệm hình sự lẫn trường hợp không áp dụng hình phạt tù có thời hạn), vấn đề án phí hình sự đối với bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự.
- Tòa án nhân dân tối cao cần sớm tổng kết thực tiễn thi hành Điều 260 Bộ luật hình sự mới trong năm 2018 và xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung các tình tiết định khung hình phạt mới như: Tình tiết định khung mới ở khoản 3 được tính từ sự tổng hợp một trong các điểm a, b, c, đ khoản 2 với mức độ hây hậu quả rất nghiêm trọng ở các điểm d, e, g khoản 2; tình tiết định khung mới ở khoản 2 được tính từ sự tổng hợp vừa hậu quả về tính mạng, sức khỏe con người với mức hậu quả về thiệt hại vật chất theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự mới (tương tự như vậy thì xây dựng thêm tình tiết định khung mới ở khoản 3 Điều 260).
Ví dụ 1: Làm chết 01 người và gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu thì bị xét xử theo khoản 2; làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ rưỡi thì xét xử theo khoản 3…
ở trên bài cũng đã nói về phương tiện GTDDB rồi, nhưng trong trường hợp nếu người vi phạm không phải ở đường bộ, nếu đường nội bộ như trong cơ quan, xí nghiệp thì sao ạ.
Trả lờiXóaví dụ: A đi xe máy trong trường học do phóng nhanh từ cổng vào đã đâm phải B từ nhà xe đi ra, làm B chết .hỏi A bị truy tố theo điều 202 không ạ, thanks
@Nặc danhNơi xảy ra tai nạn (trong trường học) và lỗi vi phạm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ nên không thể truy tố A về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 BLHS mà A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 98 BLHS.
Trả lờiXóavẫn áp dụng dd202 BLHS!
Trả lờiXóaTai nạn xe máy có phải lĩnh án gì không?
Trả lờiXóaBa mình trở cô đi lễ về và đã va chạm với xe du lịch khiến cho cô ngồi phía sau tử vong ( xe máy đụng vào phía sau xe 24 chỗ và xe này lấn tuyến qua bên phần đường cho xe hơi) kết quả hai bên không thỏa thuận được mức giá bồi thường lên buộc phải ra Tòa như vậy ba mình có phải đi tù không?
Mong nhận được câu trả lời từ cộng đồng .Cảm ơn cộng đồng đã giúp mình.
Tai nạn xe máy vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì: Xe máy đâm vào phía sau xe ô tô là hành vi tham gia giao thông không quan sát, mặt khác xe máy còn đi sai làn đường. Đây là lỗi hoàn toàn về người điều khiển xe máy gây hậu quả nghiêm trọng là cô bạn bị chết. Do vậy, đủ căn cứ để truy tố ra trước Tòa
Trả lờiXóa