Bình luận Tội mua bán chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người - Điều 154 BLHS

Bình luận về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Tội mua bán chiếm đoạt mô, bộ phậnBổ sung quy định về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong BLHS năm 2015 xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người diễn ra tràn lan gây tác động tiêu cực tới con người và đời sống xã hội.
Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương mại;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 không quy định mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là một tội danh mà chỉ xử lý tương ứng về các hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác trong các tội phạm như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.
Tội phạm này được cấu thành bởi các dấu hiệu pháp lý sau:

1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người trong Bộ luật hình sự. Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến sự an toàn đối với chức năng cơ thể sống của con người.
Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm mô và bộ phận cơ thể của người. Theo quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, “Mô” là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người (ví dụ: Mô biểu bì, mô thần kinh, mô cơ…). “Bộ phận cơ thể người” là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (ví dụ như: nội tạng, giác mạc, tay, chân…)

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

3. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi của người phạm tội là mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc vừa chiếm đoạt vừa mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người. Hành vi khách quan thể hiện dưới 2 dạng sau:
  • Hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người: không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ thể người.
  • Hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì mục đích lợi nhuận.
- Về hậu quả: Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong hành vi trên là đã cấu thành tội phạm mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được mô hoặc bộ phận cơ thể người chưa.
- Trong trường hợp nạn nhân đồng ý với việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Trường hợp hành vi của người chiếm đoạt, mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người khác nhưng không biết đó là hàng giả thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ý thức của người phạm tội là nhằm mục đích mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Việc họ mua phải hàng giả là nằm ngoài ý thức chủ quan của họ. 
- Cần phân biệt rõ mục đích của hành vi tác động vào cơ thể nạn nhân là để chiếm đoạt bộ phận cơ thể hay tác động vào nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người bởi đây là căn cứ quan trọng để xác định tội danh.
- Trong thực tế, các thẩm mỹ viện hút mô mỡ, cắt mô biểu bì (da bụng) để làm săn chắc vòng bụng; cấy mỡ tự thân để làm đầy cằm, độn mông, giảm hóp má…đây là hành vi sử dụng mô của cơ thể người khác nhưng không phải là hành vi bất hợp pháp. Trường hợp sử dụng mô máu, mô huyết tương trong việc hiến máu nhân đạo, cho máu, bán máu cũng không xem là hành vi phạm tội. 

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Người phạm tội tiến hành mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách cố ý. Người phạm tội thấy trước được hành động của mình sẽ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội, biết hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Người phạm tội có thể thực hiện hành vi với nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhưng đây không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội phạm này. 

5. Hình phạt

Điều này được thiết kế 4 khoản với mức phạt thấp nhất là 3 năm tù, cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mức hình phạt được chia làm 3 khung, cụ thể:
- Khung cơ bản (khoản 1): Có mức phạt phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản được nêu ở trên.
- Khung tăng nặng thứ nhất (khoản 2): Có mức hình phạt được áp dụng là tù từ 07 năm đến 15 năm với các tình tiết định khung bao gồm:
  • Có tổ chức: Là việc thực hiện hành vi phạm tội có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm và có sự lên kế hoạch, phân hóa về vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người khi thực hiện hành vi đó.
  • Vì mục đích thương mại: chỉ cần người phạm tội mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có mục đích lợi nhuận là đã cấu thành tội phạm chứ không cần rõ người phạm tội thực hiện hành vi đó có thu được lợi nhuận hay không.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Tình tiết này đòi chủ thể phạm tội phải thuộc trường hợp đặc biệt ví dụ như bác sỹ, người trông coi nhà xác…
  • Đối với từ 02 người đến 05 người;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Khung tăng nặng thứ hai (khoản 3): Mức hình phạt tù áp dụng là từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân, với các tình tiết định khung:
  • Có tính chất chuyên nghiệp: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là việc thực hiện tội phạm từ năm lần trở lên đối với một loại tội phạm không phân biệt đã truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được xóa án tích. Người phạm tội lấy các lần phạm tội là nghề sinh sống chính và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Đối với 06 người trở lên;
  • Gây chết người;
  • Tái phạm nguy hiểm: Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
- Hình phạt bổ sung (khoản 4): Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6. Thực tiễn xử lý về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

- Đối với trường hợp nạn nhân còn sống nếu nạn nhân đồng ý bán mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn trường hợp nạn nhân không đồng ý bán mô hoặc bộ phận cơ thể người mà người phạm tội vẫn cố ý lấy mô, bộ phận cơ thể người thì tùy tính chất của tội phạm để áp dụng tội danh cho đúng.
Ví dụ: Nguyễn Văn A trả Trần Văn B 300 triệu đồng để mua 01 quả thận, ngày 16/5/2016 Trần Văn B gặp Hoàng Văn K, sau đó B cho K uống thuốc mê và chở đến ngôi nhà hoang, tại đây B đã dùng dao mổ và lấy đi 01 quả thận của K và mang đến cho A nhận 300 triệu đồng sau đó K được người dân đưa đi cấp cứu với tỷ lệ thương tật là 70%. Trong trường hợp trên, cần xem xét B về tội giết người thay vì tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người vì tính chất trong hành vi trên của B là nguy hiểm hơn so với tính chất hành vi của tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
- Trong thực tiễn có trường hợp mua bán, hoặc chiếm đoạt toàn bộ cơ thể người (ví dụ: mua bán cơ thể người đã chết) để phục vụ cho mục đích khác nhau mà không phải mua bán từng bộ phận. Trong điều luật chỉ quy định hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người mà không quy định hành vi mua bán, chiếm đoạt cơ thể người nên cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này, tránh việc bỏ lọt tội phạm.
- Cần xác định tình tiết tăng nặng “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” chính là “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân” để tránh những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật.
Ví dụ: T, C và H đều là đồng phạm trong hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của bà K để đem đi bán lấy tiền. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội T, C và H bị chồng bà K là ông X phát hiện nên hai bên đã xảy ra xung đột, đánh nhau. Giám định thương tật kết luận ông X bị gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%, bà K chưa bị lấy đi bộ phận nào của cơ thể, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 0%. Bản chất của hành vi phạm tội quy định ở Điều 154 BLHS là hành vi lấy đi, làm mất đi bộ phận cơ thể trên người bà K. Bộ phận cơ thể của bà K mới là đối tượng tác động của hành vi phạm tội của T, C và H. Do Bà K không bị thương tật, nhưng hành vi phạm tội của T, C và H đã đủ hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 154 BLHS. T, C và H đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho ông X là hành vi độc lập với hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể bà K. Việc T, C và H cố ý gây thương tích cho ông X là do muốn thực hiện đến cùng hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể bà K. Do vậy, việc gây tổn thương cho ông X của T, C và H đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điểm a khoản 2 Điều 134 BLHS./.
Minh Hùng (Tổng hợp)

Ý KIẾN

Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Bình luận Tội mua bán chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người - Điều 154 BLHS
Bình luận Tội mua bán chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người - Điều 154 BLHS
Bình luận về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người - Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhKEaFAtICdfOnfMa84v0uH9ci-X9x6zdnHgsr6aaiC9ocFXy_KFAcDG6mQAuDx4knfNmded-ON5HAsFkUXbCcHgnuyW7WVP-gcsIMATxac_7-_RXiWmW66MR2Sb1P1nH_5HLO8GXMVFaU/s200/Toi+mua+ban+bo+phan+co+the-min.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhKEaFAtICdfOnfMa84v0uH9ci-X9x6zdnHgsr6aaiC9ocFXy_KFAcDG6mQAuDx4knfNmded-ON5HAsFkUXbCcHgnuyW7WVP-gcsIMATxac_7-_RXiWmW66MR2Sb1P1nH_5HLO8GXMVFaU/s72-c/Toi+mua+ban+bo+phan+co+the-min.jpg
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2019/12/binh-luan-toi-mua-ban-chiem-doat-mo-bo-phan-co-the.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2019/12/binh-luan-toi-mua-ban-chiem-doat-mo-bo-phan-co-the.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content