So sánh những điểm khác biệt giữa Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Bảng so sánh Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 và BLHS 1999 (sửa đổi 2009) có dung lượng hơi lớn nên bài viết bên dưới chỉ trích đăng 1 phần.
Để tham khảo đầy đủ các điểm khác biệt giữa 2 Bộ Luật, xin vui lòng tải bảng so sánh theo link sau:
Để tham khảo đầy đủ các điểm khác biệt giữa 2 Bộ Luật, xin vui lòng tải bảng so sánh theo link sau:
LINK TẢI CÁC BẢNG SO SÁNH GIỮA BLHS 2015 VÀ BLHS 1999
Sau đây là một số điểm khác biệt giữa Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009):
- Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS trong một số trường hợp đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ;
- Thoát án tử đối với tội tham ô, nhận hối lộ nếu nộp lại ít nhất 3/4 tài sản vi phạm;
- Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể mức phạt tù đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội tại một số điều;
- Lần đầu tiên BLHS 2015 quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội;
- Thay đổi nhiều quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Bổ sung mức phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội;
- Quy định mới về tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
- Nhiều tội được lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù;
- Làm rõ các tình tiết "số lượng lớn, rất lớn" và "gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng";
- Làm rõ hậu quả xảy ra đối với dấu hiệu định tội xâm phạm an toàn giao thông;
- Phạm tội dẫn đến biểu tình là tình tiết tăng nặng TNHS đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;
- Làm rõ dấu hiệu định tội và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bằng các hậu quả thiệt hại xảy ra;
- Môi giới hối lộ ngoài Nhà nước vẫn có thể bị xử lý hình sự;
- Bộ luật hình sự mới nhất có xu hướng giảm nhẹ hình phạt;
- Thêm tình tiết giảm nhẹ đối với một số tội;
Bên dưới là 2 bảng minh họa một số điểm khác biệt của Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và BLHS 1999 (sửa đổi 2009).
Bên dưới là 2 bảng minh họa một số điểm khác biệt của Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) và BLHS 1999 (sửa đổi 2009).
BẢNG SO SÁNH 2 BỘ LUẬT (Trích)
STT
|
Nội dung mới
| ||
1
|
Lời nói đầu
|
Không có
|
Bãi bỏ nội dung Lời nói đầu tại Bộ luật hình sự
1999.
|
2
|
Điều
1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự
Bộ luật hình
sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa,
chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo
pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật
quy định tội phạm và hình phạt đối
với người phạm tội.
|
Điều
1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự
Bộ luật hình
sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc
gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi
hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.
|
Thêm nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia và an
ninh của đất nước.
|
3
|
Điều
2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
|
Điều
2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được
quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
|
Bổ sung cơ sở chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đối
với cá nhân mà còn đối với pháp nhân.
|
4
|
Điều
3. Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người
phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy
hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn
xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai
báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng,
đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ
quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
4. Đối với
người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học
tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp
hành hình phạt.
5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều
kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều
kiện do luật định thì được xóa án tích.
|
Điều
3. Nguyên tắc xử lý
1. Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành
vi phạm tội do người thực hiện phải
được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người
phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng,
tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan
cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội;
d) Nghiêm trị
người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên
nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.
Khoan hồng
đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập
công chuộc tội, tích cực hợp tác với
cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình
giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng,
thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ
chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với
người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao
động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định,
thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều
kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều
kiện do luật định thì được xóa án tích.
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực
hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng
pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng
trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng
thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực
hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong
quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra,
chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
|
Bổ sung nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội.
|
5
|
Điều
4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm
1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và
các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ
chức, công dân đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm,giám sát
và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ
giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức
bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống
xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây
ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi
công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
|
Điều
4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm
1. Cơ quan
Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa
án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác
của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người
phạm tội tại cộng đồng.
2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người
thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo
pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có
biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ
chức của mình.
3. Mọi công
dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng,
chống tội phạm.
|
Sửa đổi từ ngữ cho phù hợp hơn trước, đồng thời các
cơ quan có trách nhiệm phòng chống tội phạm cũng được trao quyền hạn để thực
hiện nhiệm vụ này.
|
6
|
Điều
5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn
đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
|
Điều
5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm
tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc
tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo
pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự
của họ được giải quyết theo quy định
của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc
tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải
quyết bằng con đường ngoại giao.
|
- Mở rộng hiệu lực áp dụng của Bộ luật hình sự trong
trường hợp vi phạm xảy ra ở tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc
tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
- Quy định lại nội dung áp dụng BLHS 2015 đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN. (Trong khi trước đây
mặc định các đối tượng này được giải quyết bằng con đường ngoại giao)
|
7
|
Điều
6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại
Việt Nam theo Bộ luật này.
Quy định này
cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người nước
ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
|
Điều
6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân
Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại
Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật
này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này
cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước
ngoài, pháp nhân thương mại nước
ngoài phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở
tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
|
Bổ sung hiệu lực áp dụng đối với pháp nhân thương
mại Việt Nam, pháp nhân thương mại nước ngoài.
Đồng thời quy định hiệu lực áp dụng trong trường hợp
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam
đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
8
|
Điều
7.Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được
thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình
phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án
treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích
và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng
đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành.
3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một
tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ
mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm
tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành.
|
Điều
7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội
được thực hiện.
2. Điều luật
quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng
mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án
tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng
đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành.
3. Điều luật
xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một
hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án
treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại
trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, tha tù trước thời hạn có điều
kiện, xóa án tích và
quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
|
Bổ sung quy định “loại trừ trách nhiệm hình sự”,
“tha tù trước thời hạn có điều kiện”
|
9
|
Điều
8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ
luật này, tội phạm được phân thành tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm
ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến bảy năm tù;tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác.
|
Điều
8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mạithực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng
tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác.
Điều
9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04
loại sau đây:
a) Tội phạm
ít nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không
giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm có tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm
rất nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớnmà mức cao
nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được
phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các
tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
|
- Quy định thêm đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
- Nhấn mạnh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đối với từng loại tội phạm.
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì khung cao
nhất không chỉ là đến 03 năm tù mà còn là hình thức phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ.
|
10
|
Điều
12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
|
Điều
12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,
168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
|
- Bổ sung quy định loại trừ đối với người từ đủ 16
tuổi trở lên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Quy định cụ thể trường hợp người phạm tội là người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
|
11
|
Điều
13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách
nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này
trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau
khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
|
Điều
21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong
khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
|
Bãi bỏ một số nội dung không cần thiết tại quy định
về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
|
141
|
Điều
142. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào
vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
năm năm:
a) Phạm
tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào
vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới
100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử,
văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ
luật này, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồngđến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 01 năm đến
05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm
tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội sử dụng trái phép tài sản trị giá
1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội này.
- Nâng mức phạt tiền (hình phạt chính) thấp nhất lên
10 triệu đồng.
- Bổ sung hình phạt tiền đối với tình tiết tăng nặng
và làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Nâng mức phạt tù thấp nhất đối với tình tiết tăng
nặng.
|
142
|
Điều
143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai
triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm
khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi
triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm
triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm
triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,
an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính
của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn
nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
- Bổ sung hình thức phạt tiền.
- Làm rõ các dấu hiệu gây ra hậu quả nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
- Thay đổi mức phạt tù đối với tình tiết tăng nặng.
- Bãi bỏ hình phạt tù chung thân.
|
143
|
Điều
144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
1. Người nào
có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu
trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của
Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có
giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có
giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.
|
Điều
179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Người nào
có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì
thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
- Bổ sung dấu hiệu định tội.
- Thay đổi giá trị tài sản làm cơ sở định tội và
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Thay đổi khung hình phạt đối với tình tiết tăng
nặng.
- Bãi bỏ hình phạt tù đối với trường hợp không phải
là tình tiết tăng nặng.
|
144
|
Điều
145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào
vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một
năm đến ba năm.
|
Điều
180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào
vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội
gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ
02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
|
- Thay đổi mức phạt tiền thấp nhất làm cơ sở định
tội.
- Bãi bỏ hình phạt cảnh cáo và hình phạt tù đối với
trường hợp không phải là tình tiết tăng nặng.
- Bãi bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ và thay
đổi mức phạt tù đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
|
145
|
Điều
146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự
nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của
cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm.
|
Điều
181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản
trở ly hôn tự nguyện
Người nào
cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác
kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng
cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ
đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 03 năm.
|
Cản trở người khác ly hôn cũng có thể bị xử lý hình
sự.
|
146
|
Điều
147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của
Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ
chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
|
Điều
182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có
chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo,
phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn
đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong
hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc
buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một
chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
|
- Làm rõ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng.
- Bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
|
147
|
Điều
148. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn
Người nào có
một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến
hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến
tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với
người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt
quan hệ đó.
|
Điều
183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ
chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồnghoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
|
- Bãi bỏ tội tảo hôn
- Thay hình thức phạt tiền bằng hình phạt cảnh cáo
và phạt tù.
|
148
|
Điều
150. Tội loạn luân
Người nào
giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh
chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
|
Điều
184. Tội loạn luân
Người nào
giao cấu với người mà biết rõ người
đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha
khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
|
- Bổ sung dấu hiệu định tội.
- Nâng mức phạt tù thấp nhất đối với tội này.
|
149
|
Điều
151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
|
Điều
185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình
1. Người
nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo
lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công
nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn
về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc
biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
|
150
|
Điều
152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có
nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với
người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ
chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
|
Điều
186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có
nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với
người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm
cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về một trong các hành vi quy
định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
|
Sửa đổi dấu hiệu định tội, làm rõ trường hợp gây hậu
quả nghiêm trọng.
|
151
|
Không có quy định.
|
Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
Đây là quy định mới tại Bộ luật hình sự 2015.
|
152
|
Điều
153. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một
trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý,
đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng
hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160
và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155,
156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong
các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của
Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm
tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng
đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt
lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
188. Tội buôn lậu
1. Người nào
buôn bán qua biên giới hoặc từ khu
phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194,
195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm
tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 7
năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng
đến dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở
lên;
c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này
với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000
đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý,
đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong
các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Bổ sung hình phạt tiền đối với tình tiết tăng
nặng.
- Làm rõ các tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất
lớn, đặc biệt lớn và tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
153
|
Điều
154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim
khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu
đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158,
159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá,
đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều
153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và
238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm
tội nhiều lần;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở
lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt
lớn, thì bị phạt tù từ
năm năm đến mười năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến mười triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.
|
Điều
189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào
vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu
phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ
02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm
tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 05
năm đến 10 năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này
với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000
đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý,
đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong
các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Thay đổi mức phạt tiền (bao gồm hình phạt chính và
hình phạt bổ sung)
- Bổ sung hình phạt tiền đối với tình tiết tăng
nặng.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
154
|
Điều
155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1.
Người nào sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn,
thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định
tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ
luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230,
232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất
chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm
tội trong trường hợp hàng phạm pháp
có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246,
248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới
100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến
dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến
dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu
hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định
tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều
188, 189, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam
hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến
dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120
kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa
được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới
700.000.000 đồng;
k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá
điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép
sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất
chính 700.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều
191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người
nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309
và 311 của Bộ luật này, thì
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ
50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới
3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép
sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c,
d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành
vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam
hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới
4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép
sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc
lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm
lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép
sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng
trở lên.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Tách tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ và vận
chuyển hàng cấm thành 2 tội.
Đối
với tội sản xuất và buôn bán hàng cấm:
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Nâng mức phạt tiền (hình phạt chính và hình phạt
bổ sung)
- Nâng mức phạt tù thấp nhất lên 01 năm
- Bổ sung mức phạt tiền đối với trường hợp phạm tội
thuộc tình tiết tăng nặng và thay đổi mức phạt tù đối với trường hợp này.
- Làm rõ tình tiết hàng phạm pháp có số lượng rất
lớn, đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn, đặc biệt lớn.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
Đối
với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Nâng mức phạt tiền (hình phạt chính và hình phạt
bổ sung)
- Thay đổi mức phạt tù, kể cả đối với trường hợp
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Làm rõ tình tiết hàng phạm pháp có số lượng rất
lớn, đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn, đặc biệt lớn.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
155
|
Điều
156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới
một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm,thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng
thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một
trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các
điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000
đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại
một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến
dưới100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Làm chết người;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
61% đến 121%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng;
l) Buôn bán qua biên giới;
m) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng
trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122%
trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt
tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Bổ sung hình phạt tiền vào hình phạt chính.
- Nâng mức phạt tù thấp nhất đối với tội này, kể cả
đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Làm rõ tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn và
gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Bổ sung tình tiết buôn bán qua biên giới vào tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
156
|
Điều
157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán
hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì
bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm
tội gây hậu quả rất nghiêm
trọng thì bị phạt tù
từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm
tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.
|
Điều
193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương
thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của
hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ
150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng
trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
61% đến 121%.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122%
trở lên.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều
194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng
trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới
2.000.000.000 đồng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ
61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122%
trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
Tách tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thành 2 tội riêng biệt.
Đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm:
- Làm rõ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, bổ sung tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
- Thay đổi khung hình phạt đối với trường hợp phạm
tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Bãi bỏ hình phạt tử hình.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung.
- Bổ sung mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
Đối
với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh:
- Làm rõ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, bổ sung tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung.
- Bổ sung mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
|
157
|
Điều
158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong
các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết
án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ mười triệu đồng
đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội
trong trường hợp hàng giả có số lượng
đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
1. Người nào
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của
hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ
30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã
bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.500.000.000 đồng;
i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng
trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng
đến dưới 3.000.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới
2.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở
lên;
b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt chính và hình
phạt bổ sung.
- Nâng mức phạt tù thấp nhất đối với các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Làm rõ các tình tiết hàng giả có số lượng rất lớn,
đặc biệt lớn và gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng.
- Bổ sung thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự.
- Bổ sung mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
|
158
|
Điều
160. Tội đầu cơ
1. Người nào
lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua
vét hàng hóa có số lượng lớn nhằm bán
lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
Điều
196. Tội đầu cơ
1. Người nào
lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua
vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng
bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại
để thu lợi bất chính thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới
3.000.000.000 đồng;
đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn
xã hội.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội.
- Thay đổi mức phạt tiền đối với hình phạt chính và
hình phạt bổ sung.
- Bổ sung hình phạt tiền đối với trường hợp phạm tội
thuộc tình tiết tăng nặng, đồng thời, nâng mức phạt tù cao nhất đối với
trường hợp này.
- Làm rõ các tình tiết hàng đầu cơ có số lượng rất
lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính rất lớn, đặc biệt lớn; gây hậu quả rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
159
|
Điều
161. Tội trốn thuế
1. Người nào
trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc
dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế
hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160,
164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến hai năm.
2. Phạm tội
trốn thuế với số tiền từ ba trăm
triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt
tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.
3. Phạm tội
trốn thuế với số tiền từ sáu trăm
triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ một
lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
|
Điều
200. Tội trốn thuế
1. Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000
đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về
một trong các tội quy định tại các điều
188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304,
305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này,chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ
khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai
thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp
luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu
liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế
của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch
toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế
làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền
thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác
để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông
quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ
luật này;
g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều
188 và Điều 189 của Bộ luật này;
h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng
hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật
này;
i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu
thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo
việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
trốn thuế với số tiền 1.000.000.000
đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều
này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội
này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192,
193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|
- Sửa đổi dấu hiệu định tội theo hướng cụ thể hóa
hành vi vi phạm.
- Thay đổi cách tính tiền phạt đối với tội phạm này
(bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung)
- Thay đổi cơ sở để xác định đó là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự.
- Đối với tất cả tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự đều có thể lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù.
- Bổ sung hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội.
|
160
|
Điều
162. Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào
trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng
hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm.
2. Phạm
tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính
lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba
triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
|
Điều
198. Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung
cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ
đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến
dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
- Bổ sung dấu hiệu định tội.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt chính và hình
phạt bổ sung.
- Bãi bỏ hình phạt tù trong trường hợp phạm tội
không thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Thay đổi dấu hiệu là cơ sở để xác định tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có
thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù.
- Thêm hình phạt bổ sung.
|
Ý KIẾN