Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
CHÍNH
PHỦ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 88/2017/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13
tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm
2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại
cán bộ, công chức, viên chức như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2
Điều 5 như sau:
“2. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực
hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết
thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công
chức, viên chức do người đứng đầu quyết định”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d
khoản 1 Điều 24 như sau:
“d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên
trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại điểm b và c Khoản này, quyết định
đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo
các ý kiến tham gia tại điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại
đối với cấp phó do mình bổ nhiệm; trường hợp theo phân cấp quản lý cấp phó
không do mình bổ nhiệm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến
tham gia tại điểm b và c Khoản này, có trách nhiệm nhận xét bằng văn bản và đề
nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc
đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản
1 Điều 26 như sau:
“b) Các tiêu chí quy định tại điểm b, c và
d khoản 1 Điều 25 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 1 Điều 27 như sau:
“b) Các tiêu chí quy định tại điểm b, c và
d khoản 1 Điều 25 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 29
như sau:
“Điều 29. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi
tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trong đó phải tính
đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so
với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời khuyến khích áp dụng công
nghệ thông tin để thực hiện
đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với các quy
định tại Nghị định này.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ,
công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân
loại đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định
này và gửi báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ để tổng hợp trước ngày 01 tháng 3 hàng
năm.
3. Bộ Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả đánh giá, phân
loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương và
công khai kết quả tổng hợp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,
viên chức hàng năm.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (2).H.Anh |
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
Ý KIẾN