Quy trình tuần tra, xử lý của lực lượng CSGT và các lực lượng khác; các lỗi vi phạm phổ biến và mức xử phạt; hướng dẫn, giải thích Luật giao thông đường bộ.
Sau đây tracuphapluat xin tổng hợp 20 câu Hỏi - Đáp hay nhất liên quan đến quy trình tuần tra, kiểm tra, xử lý của lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng công an khác, các lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức xử phạt cũng như hướng dẫn, giải thích một số quy định liên quan đến áp dụng Luật giao thông đường bộ trong thực tế. Phần trả lời các câu hỏi này được dẫn nguồn chính thức từ chuyên mục Hỏi đáp của Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an. Các bạn tham khảo nhé.
A. HỎI - ĐÁP VỀ QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ CỦA CSGT VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CÔNG AN KHÁC
1. HỎI VỀ VIỆC XUẤT TRÌNH GIẤY TỜ KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Bộ Công an cho tôi hỏi, các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe, giấy tờ xe đã photo công chứng thì có giá trị khi Cảnh sát giao thông kiểm tra không, nếu có thì quy định tại văn bản nào?
CÂU TRẢ LỜI
Tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định xử phạt đối với hành vi không có, không mang theo 04 loại giấy tờ trên.
Như vậy, bản sao có chứng thực không có giá trị thay thế bản chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. VỀ VIỆC CẢNH SÁT GIAO THÔNG BẮN TỐC ĐỘ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
“Cử tri không đồng tình với việc Cảnh sát giao thông thường xuyên đứng ở vị trí khuất để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông, thiết nghĩ việc thi hành công vụ thì phải công khai, minh bạch.
CÂU TRẢ LỜI
Về các vấn đề này, Bộ Công an xin trả lời, như sau:
Về kiến nghị liên quan đến đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông thực tế cho thấy, chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông. Việc lực lượng Cảnh sát giao thông đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý những người lái xe chạy quá tốc độ nhằm hạn chế tai nạn giao thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai, như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của Cảnh sát giao thông sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh; người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông… Vì vậy, việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế.
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2014, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, ngày 04/01/2016, Bộ Công an ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; theo đó, tại Khoản 1, Điều 9 quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Do vậy, việc lực lượng Cảnh sát giao thông kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật./.
3. HỎI VỀ VIỆC DỪNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KIỂM TRA HÀNH CHÍNH KHI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Bộ Công an cho tôi hỏi: Khi cán bộ Công an thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát dừng phương tiện để kiểm tra hành chính thì người bị dừng phương tiện có quyền đề nghị cán bộ Công an cho xem văn bản được cử đi làm nhiệm vụ hay không? Nếu trường hợp các đồng chí Công an từ chối không xuất trình thì người bị dừng phương tiện có quyền không xuất trình giấy tờ không? Bởi trong thực tế có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc kiểm tra hành chính, giả danh cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ để làm những việc trái với quy định pháp luật ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của chiến sĩ Công an nhân dân./.
CÂU TRẢ LỜI
Theo quy định của pháp luật, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật. Cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông khi đó là người đại diện cho pháp luật để thực thi nhiệm vụ, người tham gia giao thông là đối tượng phải chịu sự kiểm tra của Cảnh sát giao thông một cách tuyệt đối, cũng là tuân thủ pháp luật.
Người dân có quyền theo dõi, giám sát các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông nhưng không có quyền “xem văn bản được cử đi làm nhiệm vụ hay không”, vì Kế hoạch công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông là một loại tài liệu nghiệp vụ của ngành Công an, chỉ có những người có trách nhiệm và có thẩm quyền mới được kiểm tra. Nếu người tham gia giao thông có nghi ngờ giả danh cán bộ Công an thì phải báo cho Công an các cấp biết để xử lý, trong đó có thể gọi đến số điện thoại 069.2342608 (đường dây nóng) của Cục Cảnh sát giao thông.
- Tại đoạn 2 Điểm b Khoản 2 Điều 17 quy định: Căn cứ tình hình thực tế, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, Phòng Cảnh sát giao thông tham mưu Giám đốc Công an cấp tỉnh có kế hoạch bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
- Tại Khoản 3 Điều 17 quy định: Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Do vậy, theo quy định của Thông tư số 01/2016/TT-BCA, nếu Phòng Cảnh sát giao thông không đủ lực lượng thực hiện việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì phải báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh để có kế hoạch phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện.
4. QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT 1 VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
Tôi muốn hỏi thời gian theo quy định để giải quyết 1 vụ tai nạn giao thông (trường hợp không khởi tố vụ án, 2 bên đã thỏa thuận giải quyết dân sự) là bao nhiêu ngày và được quy định cụ thể tại văn bản nào?CÂU TRẢ LỜI
Theo quy định: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông phải tiến hành xem xét, điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; đối với vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần điều tra, xác minh thì thời hạn có thể được kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày”. Điều này đã được quy định tại các Thông tư của Bộ Công an: Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ, Thông tư số 06/2013/TT-BCA ngày 29/01/2013 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và Thông tư số 73/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy.5. VỀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CẢNH SÁT GIAO THÔNG CẤP HUYỆN ĐƯỢC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ
Kiến nghị Bộ Công an sửa đổi quy định Cảnh sát giao thông cấp huyện được tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến quốc lộ nhằm giảm bớt quá tải cho Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố.CÂU TRẢ LỜI
Về vấn đề này, Bộ Công an xin trả lời, như sau: Ngày 30/10/2012, Bộ Công an ban hành Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ; theo đó, tại Khoản 2 Điều 6 quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ đối với Công an cấp huyện: Trên đoạn quốc lộ đi qua thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, nếu phát hiện các hành vi vi phạm về giao thông tĩnh và các hành vi vi phạm như: chạy xe lạng lách đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng; đua xe trái phép; đi ngược chiều đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở quá số người quy định; điều khiển, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua tổng kết 3 năm thực hiện Thông tư số 65/2012/TT-BCA cho thấy phải phân cấp cho lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, không phân cấp cho nhiều lực lượng vì sẽ gây sự chồng chéo, chia cắt về địa bàn các tuyến quốc lộ; hơn nữa, việc nhiều tổ Cảnh sát giao thông đồng thời hoạt động trên một tuyến quốc lộ sẽ gây bức xúc và phản cảm cho người tham gia giao thông. Trên cơ sở đó, Bộ Công an ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA (thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BCA) ngày 04/01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, quy định:- Tại đoạn 2 Điểm b Khoản 2 Điều 17 quy định: Căn cứ tình hình thực tế, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, Phòng Cảnh sát giao thông tham mưu Giám đốc Công an cấp tỉnh có kế hoạch bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
- Tại Khoản 3 Điều 17 quy định: Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Do vậy, theo quy định của Thông tư số 01/2016/TT-BCA, nếu Phòng Cảnh sát giao thông không đủ lực lượng thực hiện việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì phải báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh để có kế hoạch phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện.
B. HỎI - ĐÁP VỀ VIỆC XỬ PHẠT CÁC LỖI KHI THAM GIA GIAO THÔNG
1. HỎI VỀ VIỆC THAY ĐỔI KẾT CẤU XE
Tôi muốn hỏi, tôi đi xe nhãn hiệu Exciter 150cc, tôi thay chắn bùn phía sau xe bằng chắn bùn thấp hơn và gắn biển số gần đèn hậu. Như vậy tôi có phạm lỗi thay đổi kết cấu xe hay không? Nếu phạm lỗi thì bị xử phạt theo quy định nào?
CÂU TRẢ LỜI
Tại Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Tại Điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 cuả Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LÁI XE
Tôi bị mất Giấy phép lái mô tô và đang trong thời gian làm thủ tục xin cấp lại. Mới đây, tôi có điều khiển xe mô tô và vượt đèn đỏ nên Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tôi bị xử phạt với 2 lỗi là vượt đèn đỏ và không có Giấy phép lái xe. Vậy Bộ Công an cho tôi hỏi Cảnh sát giao thông xử phạt tôi lỗi không có Giấy phép lái xe trong trường hợp này có đúng không?
CÂU TRẢ LỜI
Tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe (GPLX) đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ móoc hoặc sơ mi rơ móoc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Do đó, GPLX là một trong các loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển xe mô tô phải mang theo khi tham gia giao thông. Hồ sơ gốc xin cấp GPLX hoặc giấy hẹn cấp lại GPLX (trường hợp đang trong thời gian xin cấp lại GPLX) không thay thế được GPLX đã bị mất.
Tại Điểm a Khoản 5 Điều 21, Điểm b Khoản 7 Điều 21 và Điểm i Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 không có GPLX bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên không có GPLX bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt./.
3. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG RƯỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Bộ Công an cho tôi hỏi: Khi người điều khiển phương tiện giao thông bị Cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn nhưng không chấp hành thì bị xử lý như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (Điểm b Khoản 8 Điều 6 và Điểm d Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt). Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (Điểm b Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng (Điểm b Khoản 9 Điều 5 và Điểm đ Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP). Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (Điểm a Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 7 Điều 7 và Điểm b Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP). Đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (Điểm c Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
4. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Hiện nay tình trạng người đi xe máy, lái xe ô tô tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động diễn ra rất phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Bộ Công an cho tôi hỏi những trường hợp này có bị xử phạt không? Nếu có thì mức xử phạt cụ thể như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI
- Tại điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sử dụng điện thoại di động bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong trường hợp thực hiện hành vi mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-NP).
- Tại điểm l Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c Khoản 12 Điều 15 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
5. VỀ VIỆC XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ
Tôi là Nguyễn Thành Trung quê ở Thường Tín, Hà Nội. Theo như tôi được biết bắt đầu từ ngày 01/01/2017 các trường hợp không làm thủ tục sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, trường hợp cả nhà đi chung 01 chiếc xe hoặc đi mượn xe của bạn bè thì người đó có bị xử phạt không? Nếu không bị phạt thì người mượn xe cần những giấy tờ gì chứng minh là xe đi mượn để không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ?
CÂU TRẢ LỜI
Căn cứ điểm b khoản1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, xử phạt đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.
Về việc mượn xe, thuê xe hay vợ chồng điều khiển xe của nhau, con lấy xe bố, mẹ để di chuyển… là quan hệ dân sự, điều này không phát sinh thủ tục hành chính là “thủ tục đăng ký sang tên xe” cho nên không bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
6. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐI VÀO LÀN ĐƯỜNG DÀNH CHO XE BUÝT NHANH
Hiện nay trên nhiều tuyến đường Hà Nội đã có đường dành riêng cho xe buýt nhanh nhưng có rất nhiều phương tiện như xe máy, ô tô cố tình đi lấn làn sang đường xe buýt. Vậy những trường hợp này bị phạt như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô cố tình đi lấn sang làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh sẽ bị xử phạt về hành vi đi không đúng phần đường, làn đường. Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vi phạm bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm g Khoản 4 Điều 6 và Điểm c Khoản 12 Điều 16).
- Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5)./.
+ Chiều dài không quá 20 mét hoặc không quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe;
+ Chiều rộng không quá 2,5 mét;
+ Chiều cao tính từ mặt đường trở lên không quá 4,2 mét (trừ xe chở container).
Xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép nêu trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
- Trường hợp lưu hành phương tiện vượt quá khổ giới hạn của đường bộ thì chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ (Khoản 3 Điều 8, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Trường hợp xe của bạn là xe chuyên dùng và có chở hàng hóa thì chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. (Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Tại Điểm c Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để chấp hành đảm bảo lưu thông an toàn cho người và phương tiện.
Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định tín hiệu đèn giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được quy định xử phạt tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 5 Điều 5);
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 6);
7. XỬ PHẠT TRƯỜNG HỢP LƯU HÀNH PHƯƠNG TIỆN VƯỢT QUÁ KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ
Tôi có chiếc xe ô tô 07 chỗ lắp thiết bị chuyên dùng (có giấy phép hành nghề) trên nóc xe với chiều cao khoảng 2,7 mét đến 3 mét. Tôi muốn hỏi, với chiều cao như vậy khi lưu thông trên đường thì có vi phạm gì về an toàn giao thông không? Nếu có vi phạm thì xử phạt theo quy định nào, mức phạt là bao nhiêu?CÂU TRẢ LỜI
- Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ quy định về khổ giới hạn của phương tiện tham gia giao thông như sau:+ Chiều dài không quá 20 mét hoặc không quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe;
+ Chiều rộng không quá 2,5 mét;
+ Chiều cao tính từ mặt đường trở lên không quá 4,2 mét (trừ xe chở container).
Xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép nêu trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
- Trường hợp lưu hành phương tiện vượt quá khổ giới hạn của đường bộ thì chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ (Khoản 3 Điều 8, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Trường hợp xe của bạn là xe chuyên dùng và có chở hàng hóa thì chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. (Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Tại Điểm c Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để chấp hành đảm bảo lưu thông an toàn cho người và phương tiện.
8. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VỀ HÀNH VI KHÔNG CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
Trong khi tham gia giao thông, tôi dừng xe khi tín hiệu đèn giao thông đang báo đèn xanh thì bị Cảnh sát giao thông phạt. Bộ Công an cho tôi hỏi, có quy định nào phạt lỗi dừng phương tiện khi đèn giao thông có tín hiệu xanh hay không?CÂU TRẢ LỜI
Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định tín hiệu đèn giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được quy định xử phạt tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 5 Điều 5);
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 6);
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm g Khoản 4 Điều 7).
9. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG
Theo như tôi được biết có trường hợp vượt đèn vàng bị xử phạt và có trường hợp vượt đèn vàng không bị xử phạt. Vậy tôi rất mong được Bộ Công an hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào người tham gia giao thông vượt đèn vàng bị xử phạt và mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu?
CÂU TRẢ LỜI
Tại Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
Tại Điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành thì tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi; nếu người vi phạm cố tình điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn “Vạch dừng xe” thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt như sau:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).
- Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
- Người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng (Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
10. HỎI VỀ PHẦN ĐƯỜNG, LÀN ĐƯỜNG KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Khi tôi điều khiển xe máy trên Quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, trên đường có dải phân cách cứng ngăn giữa 2 chiều, mỗi bên có 3 làn đường, làn trong cùng bên phải được kẻ vạch liền, 2 làn tiếp theo bên trái được kẻ vạch đứt giữa 2 làn. Tôi đi làn trong cùng bên phải thì bị các đồng chí Cảnh sát giao thông xử phạt vì đi sai làn đường.
Lần khác tôi lưu thông tại khu vực đại học Thành Đô, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội tôi đi làn giữa cũng bị xử phạt đi sai làn đường. Vậy Bộ Công an cho tôi hỏi, khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thì di chuyển trên làn xe nào là đúng? Luật quy định về làn xe cụ thể như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI
Khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: “Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại”; Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn”. Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”. Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ”.
Về sử dụng làn đường, Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.
Tại Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định đối với những đoạn đường có biển báo hiệu làn đường dành riêng cho từng loại xe được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy thì các loại xe khác không được đi vào làn đường này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Theo quy định tại điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định./.
11. HỎI VỀ VIỆC XỬ PHẠT KHI VƯỢT XE TRÊN QUỐC LỘ
Khi tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A, các ô tô tải đi vào làn ô tô con và đi chậm, khi ô tô con xin vượt thì ô tô tải không cho vượt, nếu cứ chấp hành luật thì buộc phải đi rất chậm, nếu muốn đi nhanh thì buộc phải vượt bên phải.
Tôi xin hỏi, trường hợp này xử lý như thế nào? Ô tô tải có bị phạt không? Ô tô con có bị phạt không? Cơ quan nào xử phạt?
CÂU TRẢ LỜI
1. Nội dung câu hỏi mà công dân nêu phải đặt trong các trường hợp cụ thể tùy theo đặc điểm tổ chức giao thông của đoạn đường trên tuyến Quốc lộ 1A xảy ra vụ việc, gồm:
- Trường hợp thứ nhất: tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường và ở phía trên làn xe có đặt biển chỉ dẫn số 412b (làn đường dành cho ô tô con), số 412c (làn đường dành cho ô tô tải)
+ Ô tô tải vi phạm hành vi: “đi không đúng làn đường quy định”, quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trường hợp khi có đủ điều kiện an toàn theo quy định tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng xe ô tô tải không nhường đường cho xe ô tô con có tín hiệu xin vượt thì ô tô tải vi phạm thêm hành vi: “không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn”, quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
+ Ô tô con: nếu đi sang làn đường dành riêng cho ô tô tải thì cũng vi phạm hành vi “đi không đúng làn đường quy định”. Việc xe ô tô con đi sang làn đường bên phải và chạy nhanh hơn xe ô tô tải trong trường hợp này không vi phạm hành vi vượt bên phải xe khác trong các trường hợp không được phép; bởi vì, tại Điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định không xử lý hành vi “vượt bên phải xe khác tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”.
- Trường hợp thứ hai: tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường và ở phía trên làn xe không đặt biển chỉ dẫn số 412b (làn đường dành cho ô tô con), số 412c (làn đường dành cho ô tô tải)
+ Ô tô tải: Trường hợp khi có đủ điều kiện an toàn theo quy định tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng xe ô tô tải không nhường đường cho xe ô tô con có tín hiệu xin vượt thì ô tô tải vi phạm hành vi: “không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn”, quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
+ Ô tô con: không vi phạm.
- Trường hợp thứ ba: Tại đoạn đường không phân chia thành nhiều làn đường bằng vạch kẻ phân làn đường cho các xe đi cùng chiều
+ Ô tô tải: Trường hợp khi có đủ điều kiện an toàn theo quy định tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng xe ô tô tải không nhường đường cho xe ô tô con có tín hiệu xin vượt thì ô tô tải vi phạm hành vi: “không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn”, quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
+ Ô tô con: trừ các trường hợp được phép vượt bên phải theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nếu ô tô con vượt ô tô tải về bên phải xe ô tô tải thì vi phạm hành vi: “vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép” quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
2. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt: Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
Đối với thành phố Hà Nội, ngày 25/01/2013, Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là quyết định số 06), theo đó, căn cứ vào Điều 4; Khoản 2 Điều 5 và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của quy định ban hành kèm theo quyết định số 06 thì xe của bạn thuộc trường hợp bị hạn chế đi vào khu vực nội thành Hà Nội.
Như vậy, đối với trường hợp xe container của bạn đọc Nguyễn Minh Anh muốn đi vào khu vực quận Tây Hồ để trả hàng thì phải được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lưu hành. Các thủ tục liên quan cấp giấy phép lưu hành đề nghị bạn liên hệ với Sở Giao thông vận tải Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết./.
Vậy, tôi xin hỏi, theo quy định hiện hành thì xe ôtô, môtô được lưu thông vào làn nào? (làn trong hay làn ngoài hay cả 2 làn)? Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải không? Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển rất chậm, lái xe phải vượt như thế nào?
- Điều 13 Luật giao thông đường bộ quy định:
"Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.".
- Như vậy:
Đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép.
Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.
II. Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải không?
- Điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không cho phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;".
- Như vậy, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt về quy định vượt phải theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
III. Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển chậm, lái xe phải vượt như thế nào?
Lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách và các biển báo, vạch kẻ đường, đồng thời phải chú ý quan sát để vượt theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
"3.30. Xe ôtô con (hay còn gọi là xe con) là xe ôtô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg; xe ôtô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg.
3.31. Xe bán tải (xe pickup) có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con.Như vậy, xe ô tô bán tải mà đáp ứng các tiêu chí như quy định tại Khoản 3.31 thì được đi vào làn xe dành cho ô tô con.
- Giấy khai đăng ký xe;
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
- Hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của Bộ Tài chính;
- Chứng từ lệ phí trước bạ (biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
Đề nghị bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký xe và đưa xe đến trụ sở Công an huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết đăng ký xe theo quy định.
C. HỎI - ĐÁP VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. HỎI VỀ VIỆC XIN GIẤY PHÉP CHO XE VÀO ĐƯỜNG CẤM
Bộ Công an cho tôi hỏi, tôi muốn xin giấy phép cho xe container đi vào đường trong nội thành Hà Nội để trả hàng cho khách ở khu vực Tây Hồ có được không? Nếu được, tôi cần phải làm những thủ tục gì và phải đến đâu để xin giấy phép?CÂU TRẢ LỜI
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm tổ chức giao thông, như sau: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý”. Do đó, việc quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ thuộc địa bàn cấp tỉnh, thành phố quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định.Đối với thành phố Hà Nội, ngày 25/01/2013, Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là quyết định số 06), theo đó, căn cứ vào Điều 4; Khoản 2 Điều 5 và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của quy định ban hành kèm theo quyết định số 06 thì xe của bạn thuộc trường hợp bị hạn chế đi vào khu vực nội thành Hà Nội.
Như vậy, đối với trường hợp xe container của bạn đọc Nguyễn Minh Anh muốn đi vào khu vực quận Tây Hồ để trả hàng thì phải được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lưu hành. Các thủ tục liên quan cấp giấy phép lưu hành đề nghị bạn liên hệ với Sở Giao thông vận tải Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết./.
2. HỎI VỀ QUY ĐỊNH PHÂN LÀN XE
Tại những nơi đường hai chiều có dải phân cách cứng phân chia mặt đường thành 2 chiều xe riêng biệt, trên mỗi chiều đi có vạch trắng đứt khúc phân chia thành 2 làn xe cùng chiều (hoặc nhiều làn cùng chiều). Trong khu vực không có biển báo phân làn, không biển báo hướng đi trên mỗi làn, ví dụ như đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú – TP. HCM; đường Phan Văn Hớn, quận 12, TP. HCM; Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Thống Nhất, Đồng Nai…Vậy, tôi xin hỏi, theo quy định hiện hành thì xe ôtô, môtô được lưu thông vào làn nào? (làn trong hay làn ngoài hay cả 2 làn)? Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải không? Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển rất chậm, lái xe phải vượt như thế nào?
CÂU TRẢ LỜI
I. Xe ô tô, mô tô được lưu thông vào làn nào?- Điều 13 Luật giao thông đường bộ quy định:
"Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.".
- Như vậy:
Đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép.
Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.
II. Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải không?
- Điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không cho phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;".
- Như vậy, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt về quy định vượt phải theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
III. Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển chậm, lái xe phải vượt như thế nào?
Lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách và các biển báo, vạch kẻ đường, đồng thời phải chú ý quan sát để vượt theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
3. HỎI VỀ LÀN ĐƯỜNG DÀNH CHO XE BÁN TẢI
Xe bán tải có được đi vào làn đường dành cho xe ô tô con không?CÂU TRẢ LỜI
Khoản 3.30. và Khoản 3.31. Điều 3 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định:"3.30. Xe ôtô con (hay còn gọi là xe con) là xe ôtô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg; xe ôtô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg.
3.31. Xe bán tải (xe pickup) có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con.Như vậy, xe ô tô bán tải mà đáp ứng các tiêu chí như quy định tại Khoản 3.31 thì được đi vào làn xe dành cho ô tô con.
4. HỎI VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ XE TRÚNG THƯỞNG
Tôi được trúng giải thưởng một xe máy Honda - Air Blade, tôi đã đến Công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để đăng ký xe. Tôi có mang kèm theo phiếu xuất xưởng của Honda và hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty trao giải thưởng đó, nhưng Công an huyện Nghi Lộc yêu cầu tôi phải bổ sung thêm chứng từ trúng giải và chứng từ của lô hàng trúng giải, mặc dù tôi đã giải thích rằng Công ty đã trao giải thưởng cho rất nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau và họ cũng chỉ có hai loại giấy tờ trên mà vẫn đăng ký được xe. Bộ Công an cho tôi hỏi, Công an huyện Nghi Lộc xử lý trường hợp của tôi như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không?CÂU TRẢ LỜI
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, ngoài việc phải xuất trình giấy tờ liên quan đến chủ xe (chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu), chủ xe phải có đầy đủ các giấy tờ sau:- Giấy khai đăng ký xe;
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
- Hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của Bộ Tài chính;
- Chứng từ lệ phí trước bạ (biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
Đề nghị bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký xe và đưa xe đến trụ sở Công an huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết đăng ký xe theo quy định.
Câu hỏi số 10 trả lời chưa được thoả đáng, theo như tôi được biết thì ở nơi k có biển chỉ dẫn làn đường mà chỉ có vạch kẻ đường thì làn trong cùng dành cho xe thô sơ, xe mô tô phải di chuyển ở làn ngoài bên phải dành cho xe cơ giới. Nhưng một số nơi tôi thấy quy định rất mù mờ. Vd: đoạn đường Kim Động-Hưng Yên trước thì csgt bắt lỗi xe máy đi vào làn đường xe thô sơ (làn trong cùng) giờ lại cho phép xe máy đi trong làn đó cùng với xe đạp. Không hiểu đi kiểu gì. Ngoài ra khi đi trên cầu cũng làn đường như vậy. Không biết đi làn nào cho đúng. Mong được giải thích cụ thể rõ ràng hơn trong trường hợp này.
Trả lờiXóaCho em hỏi.. em giao xe cho bạn em bạn em chở em..bị CSGT bắt và tạm giam xe.. mà bạn em có bằng lái xe thì bị xử phạt như thế nào ạ
Trả lờiXóaBạn phải nói là bạn vi phạm lỗi gì thì mới biết mức xử phạt được.
XóaChi tiết các lỗi và mức xử phạt bạn có thể tham khảo tại đây:
https://www.tracuuphapluat.info/2012/11/muc-phat-loi-giay-to-do-tuoi-lai-xe-theo-nghi-dinh-71-2012.html