Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:
25/2015/TT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHO VAY VỐN ƯU ĐÃI THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI
Căn
cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn
cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn
cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn
cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;
Căn
cứ Nghị
định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển
và quản lý nhà ở xã hội;
Theo
đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư hướng dẫn việc cho vay thực hiện chính
sách nhà ở xã hội tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông
tư này hướng dẫn về việc cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội
đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định theo quy định tại Nghị định số
100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã
hội (sau đây gọi tắt là Nghị định 100/2015/NĐ-CP).
2. Việc
cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và việc vay vốn ưu đãi của các đối
tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 49 Luật Nhà ở để xây
dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quy định cụ thể tại từng chương
trình mục tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Thông tư này.
3. Việc
vay vốn theo quy định của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và các văn bản hướng
dẫn thi hành của các cơ quan có thẩm quyền không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối
tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản
1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
2. Đối
tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa
chữa nhà để ở quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định
100/2015/NĐ-CP.
3. Các
tổ chức tín dụng được chỉ định triển khai cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính
sách nhà ở xã hội (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được chỉ định) là các tổ chức
tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) xem
xét, quyết định trong từng thời kỳ.
4. Các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng được
chỉ định để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Nguyên tắc cho vay
1. Việc
cho vay vốn ưu đãi phải đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy
định.
2. Trường
hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà
ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
3. Trường
hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi
thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình,
4. Các
tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã
hội bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng
và pháp luật có liên quan.
5. Tổ
chức tín dụng được chỉ định có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho
vay đối với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về cho vay và
tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
Điều 4. Đối tượng được vay vốn
Đối
tượng được vay vốn là khách hàng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông
tư này.
Điều 5. Điều kiện cho vay
Ngoài
các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng, khách hàng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Đối
với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điểm a
và Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP vay vốn để đầu tư xây
dựng nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
2. Đối
với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã
hội để cho thuê, cho thuê mua, bán phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
3. Đối
với khách hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này vay vốn ưu đãi để mua,
thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
4. Đối
với khách hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này vay vốn ưu đãi để xây
dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Điều 6. Mức cho vay
Tổ chức
tín dụng được chỉ định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay đối
với khách hàng, cụ thể:
1. Đối
với xây
dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức
đầu tư dự án, phương án vay và không vượt quá 80% giá
trị tài sản bảo đảm tiền vay.
2. Đối
với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng
mức đầu tư dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản
bảo đảm tiền vay.
3. Đối
với khách hàng vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn
cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà.
4. Đối
với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của
mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và
không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Điều 7. Thời hạn cho vay
1. Đối
với khách hàng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội chỉ để cho thuê: Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không
quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
2. Đối
với khách hàng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội để cho thuê mua: Thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không
quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
3. Đối
với khách hàng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đầu tư xây dựng nhà ở xã
hội để bán: Thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể
từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
4. Đối
với đối tượng khách hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua, thuê,
thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn
cho vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
5.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn ngắn hơn thời hạn cho vay tối
thiểu quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thì được thỏa thuận với tổ chức
tín dụng cho vay về thời hạn cho vay cụ thể.
Điều 8. Đồng tiền cho vay
Đồng
tiền cho vay là đồng Việt Nam.
Điều 9. Giải ngân, kiểm tra, giám sát vốn vay
1. Tổ
chức tín dụng được chỉ định thực hiện giải ngân vốn vay đã cam kết đối với các
đối tượng khách hàng vay vốn quy định Khoản 1 Điều 2 Thông tư này theo tiến độ
thực hiện dự án, phương án và hợp đồng tín dụng đã ký kết. Số tiền giải ngân
từng đợt căn
cứ vào khối lượng hoàn thành công trình theo điểm dừng kỹ thuật.
2. Tổ
chức tín dụng được chỉ định giải ngân vốn vay đối với các đối tượng khách
hàng vay vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này theo thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng được ký giữa khách hàng và tổ chức tín dụng cho vay.
3. Tổ
chức tín dụng được chỉ định thực hiện giải ngân, kiểm tra, giám sát vốn vay
theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay và quy định của
Ngân hàng Nhà nước về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Điều 10. Lãi suất cho vay
1. Lãi
suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do
Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ
2. Lãi
suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây
dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo
đề nghị của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
3. Lãi
suất cho vay ưu đãi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đảm bảo nguyên tắc:
a) Không
vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong
cùng thời kỳ.
b) Lãi
suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê
thấp hơn đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua bán.
Điều 11. Quy trình, thủ tục cho vay vốn
Tổ chức
tín dụng được chỉ định hướng dẫn cụ thể, chi tiết và niêm yết công khai về
quy trình thủ tục vay vốn đảm bảo các nội dung sau:
1. Khi
có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị và gửi cho tổ chức tín dụng được chỉ
định nơi muốn vay hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng được chỉ
định.
2. Trên
cơ sở hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm
định và quyết định cho vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp
luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Tổ chức
tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo
quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp quyết định
không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho khách hàng lý do từ
chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.
3. Việc
cho vay của tổ chức tín dụng được chỉ định và khách hàng phải được lập thành
hợp đồng cho vay. Hợp đồng cho vay phải có các nội dung theo quy định của pháp luật
hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Điều 12. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
1 .Việc
phân loại nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với các khoản cho vay thực
hiện chính sách nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước.
2. Việc
xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Tái cấp vốn
Việc tái
cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định để thực hiện chính sách nhà
ở xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm của khách hàng
1. Cung
cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp cho
tổ chức tín dụng được chỉ định.
2. Sử
dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng và các cam kết khác.
3. Hoàn
trả đầy đủ gốc, lãi đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký.
4. Khách
hàng vay vốn có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ
gốc, lãi vay đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ cam kết
trong hợp đồng tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được chỉ định
1. Tổ
chức tín dụng được chỉ định ban hành văn bản hướng dẫn về cho vay hỗ trợ nhà ở
trong hệ thống, phù hợp với các quy định của Thông tư này và
pháp luật có liên quan.
2. Theo
dõi, hạch toán, quản lý riêng việc cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
3. Thực
hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay
đúng mục đích, đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng.
4. Định
kỳ chậm nhất vào ngày 15 hàng tháng gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các
ngành kinh
tế) báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Mẫu biểu
01, Mẫu biểu 02 đính kèm Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác các
thông tin, số liệu báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ
Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu
mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng được chỉ định để thực hiện chính sách nhà ở xã hội;
b) Đầu
mối tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định các tổ chức tín dụng triển
khai cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
c) Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện Thông tư này.
2. Vụ
Chính sách Tiền tệ
a) Đầu
mối tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định và thông báo lãi suất cho
vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với các khách hàng quy định
tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
b) Đầu
mối tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết
định lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng quy định tại Khoản 2 Điều 2
Thông tư này để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo,
sửa chữa nhà để ở.
3. Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Thực
hiện thanh tra, giám sát việc cho vay của tổ chức tín dụng được chỉ định đối
với khách hàng theo quy định của pháp luật;
b) Phối
hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan xử lý các vấn
đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
4. Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Theo
dõi, tổng hợp tình hình cho vay của tổ chức tín dụng được chỉ định để thực hiện
chính sách nhà ở xã hội tại địa phương;
b) Tham
mưu và phối
hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay để
thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại địa phương. Trường hợp vượt thẩm quyền
kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) để được xem
xét, xử lý.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được chỉ định; các đối tượng
được vay vốn hỗ trợ nhà ở xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư
này./.
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến |
Ý KIẾN