Nghị định 91/2013/NĐ-CP quy định tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
- Tải sách Ebook Luật Khiếu nại, Tố cáo và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu kèm theo
- Luật Khiếu nại, Tố cáo và văn bản hướng dẫn cập nhật mới nhất
CHÍNH PHỦ
------- |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 91/2013/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG
AN NHÂN DÂN
Căn
cứ Luật tổ chức Chính
phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn
cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn
cứ Luật công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Chương
1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị
định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp
luật của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố
cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an ninh trật tự; trách nhiệm của Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ
Công an trong việc bảo vệ người tố cáo; quản lý công tác giải quyết tố cáo
trong Công an nhân dân.
2. Tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và
hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Nghị định này.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị
định này áp dụng đối với công dân, cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực
hiện quyền tố cáo; cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, đơn
vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.
2. Việc
tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an nhân dân được áp dụng theo quy định của
Luật tố cáo và Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong
Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cán
bộ, chiến sỹ Công an” gồm: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ; sỹ quan, hạ sỹ quan
chuyên môn kỹ thuật, học viên các trường Công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ
phục vụ có thời hạn, công nhân, viên chức, công dân được tạm tuyển và hợp đồng
lao động trong Công an nhân dân.
2. “Quản
lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự” là quản lý nhà nước về bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc thẩm quyền của Bộ Công an.
3. “Thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an” là việc cán bộ, chiến sỹ Công an thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội hoặc khi được
phân công.
4. “Người
giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân” là cơ quan, đơn vị và cá nhân có thẩm
quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
5. “Giải
quyết tố cáo trong Công an nhân dân” là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về
nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo trong Công an
nhân dân.
Chương
2.
TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI
PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ CÔNG AN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG
VỤ
Điều
4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Công
dân, cán bộ, chiến sỹ Công an có quyền tố cáo với cơ quan, đơn vị, cá nhân có
thẩm quyền trong Công an nhân dân về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
chiến sỹ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Điều
5. Thẩm quyền giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ
1. Trưởng
Công an phường, thị trấn, Trưởng đồn, trạm Công an (gọi chung là Trưởng Công an cấp phường) giải quyết tố cáo đối
với cán bộ, chiến sỹ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ Phó
Trưởng Công an cấp phường.
2. Trưởng
Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trưởng Công an
cấp huyện) giải quyết tố cáo đối với Trưởng, Phó Trưởng Công an cấp phường và
cán bộ, chiến sỹ giữ chức vụ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền
quản lý trực tiếp của mình.
3. Trưởng
phòng và Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương thuộc Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) hoặc Sở Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sỹ giữ chức vụ từ Đội trưởng
và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình.
4. Giám
đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng,
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương thuộc Công an cấp tỉnh và Trưởng, Phó Trưởng Công an
cấp huyện;
Giám đốc
Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương thuộc Sở Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy.
5. Cục
trưởng, Thủ trưởng đơn vị
trực thuộc Tổng cục hoặc Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương giải quyết tố cáo
đối với cán bộ, chiến sỹ giữ chức vụ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống
thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình.
6. Vụ
trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ giải quyết tố cáo đối với
cán bộ, chiến sỹ giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở xuống thuộc quyền quản lý trực
tiếp của mình.
7. Tổng
cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương giải quyết tố cáo đối với
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cán bộ giữ chức vụ tương đương cấp phòng tại
Cục, đơn vị trực thuộc Tổng cục.
8. Bộ
trưởng giải quyết tố cáo đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cấp Tổng cục hoặc
tương đương; cấp Vụ, Cục trực thuộc Bộ; cấp Cục trực thuộc Tổng cục hoặc tương
đương; Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy hoặc chuyên viên cấp cao do Bộ trưởng trực tiếp
quản lý (nếu có).
9. Tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, chiến sỹ Công an thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị Công an
do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sỹ Công
an bị tố cáo phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết.
Điều
6. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
1. Thủ
trưởng Công an các cấp có trách nhiệm:
a) Tiếp
nhận hoặc phân công cán bộ thuộc quyền quản lý tiếp nhận tố cáo của công dân,
cán bộ, chiến sỹ Công an;
b) Bố
trí Trụ sở hoặc địa điểm, cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, kiến nghị,
phản ánh liên quan đến tố cáo.
2. Thanh
tra Công an hoặc người được Thủ trưởng Công an các cấp phân công tiếp nhận tố cáo, kiến nghị, phản ánh
liên quan đến tố cáo có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp tiếp nhận,
phân loại, đề xuất biện pháp xử lý thông tin tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Không
xem xét, thụ lý giải quyết tố cáo các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20
của Luật tố cáo.
4. Khi
nhận được đơn tố cáo ghi rõ họ, tên, địa chỉ, có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ
của người tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo trong Công an nhân dân phân loại,
xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 4 Điều 20 Luật tố cáo. Nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu
tội phạm thì chuyển đơn tố cáo và các tài liệu có liên quan kèm theo (nếu có)
cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định
của pháp luật.
Trường
hợp quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc
giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì chuyển đến Thủ trưởng Công an cấp
trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý
theo quy định tại Điều 27 Luật tố cáo.
Điều
7. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
Trình
tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
chiến sỹ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại các
Điều 18, 19, 20, 21, 22, Khoản 1 Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 của Luật tố
cáo, Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Chương
3.
TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN NINH TRẬT TỰ
Điều
8. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự
Công dân
có quyền tố cáo với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân
dân hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật
tự.
Điều
9. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự
thuộc phạm vi quản lý được giao. Các cơ quan, đơn vị Công an khác liên quan có
trách nhiệm phối hợp.
2. Người
có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong công an nhân dân có thẩm quyền
giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực an ninh trật tự thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
3. Tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự có nội dung liên quan đến
chức năng quản lý nhà nước của cơ quan khác ngoài Công an nhân dân, Thủ trưởng
cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải trao đổi với cơ quan chức
năng có liên quan để thống nhất việc phân công chủ trì, phối hợp giải quyết tố
cáo. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan Công an cấp trên
trực tiếp xem xét, quyết định.
4. Tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật
tự có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định
của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều
10. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
Trình
tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự thực hiện theo quy định tại các Điều
18, 19, 20, 21, 22, Khoản 1 Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 33 của Luật tố
cáo, Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
Trường
hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an
ninh trật tự thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính.
Điều 11. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
1. Đối
với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự có nội dung rõ ràng,
chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực
hiện theo trình tự sau đây:
a) Cán
bộ, chiến sỹ Công an hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
Công an nhân dân tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường
hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị
mình thì cán bộ, chiến sỹ
Công an tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng
biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật
(nếu có); việc kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường
hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố
cáo;
c) Thủ
trưởng, cán bộ, chiến sỹ Công an giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi
vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định
của pháp luật.
2. Hồ sơ
vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chương
4.
CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ
LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BỊ TỐ CÁO; TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
Điều
12. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp
luật bị tố cáo
Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành
vi vi phạm pháp luật bị tố cáo,
người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công bố công khai kết luận nội dung tố
cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo như sau:
1. Đối
với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ, công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp cơ
quan, đơn vị nơi cán bộ, chiến sỹ đó công tác, thành phần gồm: Người giải quyết
tố cáo; người xác minh nội dung tố cáo; cán bộ, chiến sỹ bị tố cáo; Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ, chiến sỹ bị tố cáo công tác và cơ quan, đơn vị,
cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm
quyền phải có văn bản thông báo cho cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết.
Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc.
2. Đối
với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh
trật tự, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo thực
hiện bằng một trong các hình thức quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 11 Nghị
định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật tố cáo. Việc công khai phải bảo đảm bí mật thông
tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước của ngành Công an.
Điều
13. Trách nhiệm của
người giải quyết tố cáo, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc bảo vệ
người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
1. Trong
quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có
trách nhiệm bảo vệ người tố
cáo, người thân thích của người tố cáo theo quy định tại các Điều 34, 35, 36,
37, 38, 39 của Luật tố cáo, các quy định tại Chương III Nghị định số
76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận được yêu cầu của người tố cáo
hoặc người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ Công an các
cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ
người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
Chương
5.
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN
NHÂN DÂN
Điều
14. Quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
1. Bộ
trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo
trong phạm vi quản lý của mình.
Thanh
tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công
tác giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng Công an
nhân dân; theo dõi kết quả giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Công an.
2. Thủ
trưởng Công an các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về
việc quản lý công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
Điều
15. Báo cáo công tác giải quyết tố cáo
1. Bộ
trưởng Bộ Công an báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi
quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
2. Thủ
trưởng Công an các cấp báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về công tác giải
quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
Điều
16. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân
1. Thanh
tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và
nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an về công tác giải quyết tố cáo trong công an
nhân dân.
2. Tổng
Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng Bộ Công an đã giải quyết nhưng có dấu
hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Chương
6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
17. Hiệu lực thi hành
Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
Điều
18. Trách nhiệm thi
hành
1. Bộ
trưởng Bộ Công an có trách nhiệm
hướng dẫn thi hành Nghị định
này.
2. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
Ý KIẾN