Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
CHÍNH PHỦ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 29/2013/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 04 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
1. Bổ sung vào cuối Điểm c Khoản 1 Điều 5 như sau:
“Riêng đối với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, ngoài lương hưu hiện hưởng, hằng
tháng được hưởng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy
định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp bậc 1, nếu hoàn thành
nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng
100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.”
2. Bổ sung Khoản 3b sau Khoản 3 Điều 16 như sau:
“3b. Những người đã có thời gian làm cán bộ cấp xã
trước ngày 01 tháng 01 năm 1998, nếu trong thời gian công tác này mà đảm nhiệm
chức danh có quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của
Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và được
điều động, tuyển dụng vào quân đội nhân dân, công an nhân dân hoặc vào làm việc
trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước ngày 01 tháng
01 năm 1998 nếu chưa được tính hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần
được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực
hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối
với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3
tháng lương tối thiểu chung;
2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6
tháng lương tối thiểu chung;
3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6
tháng lương tối thiểu chung.”
4. Khoản 3 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy
định tại Nghị định này đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn,
tổ dân phố. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo
hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên
trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an
ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên
giới, hải đảo; thôn thuộc xã có khó khăn về ngân sách theo quy định của Bộ Tài
chính và thôn thuộc xã loại 1, xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 tháng
lương tối thiểu chung;
b) Đối với các thôn ngoài quy định tại Điểm a Khoản
này và các tổ dân phố được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 tháng lương tối thiểu
chung”.
5. Bổ sung Khoản 3b sau Khoản 3 Điều 19 như sau:
“3b. Căn cứ vào quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm
y tế được ngân sách trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy
định tại Điều 14 và Khoản 3 Điều 19 Nghị định này và căn cứ vào đặc thù của
từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, yêu cầu quản lý, nguồn kinh phí chi cho cải
cách chính sách tiền lương của địa phương và các quy định tại Nghị định này;
Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về bảo vệ dân
phố; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã; Nghị định số
58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ; Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ
cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quy định những nội dung sau:
a) Quy định cụ thể số lượng và chức danh những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
b) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức
danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp
của ngân sách trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm
tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã và khuyến khích
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trình
độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 6 năm 2013.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài chính hướng dẫn việc hạch toán các khoản
chi theo quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện quy định tại Khoản 3b Điều 16 Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b) |
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
nên đưa nghị định 29 vào áp dụng trong thời gian sớm nhất để những cán bộ không chuyên trách không còn bị thiệt thòi
Trả lờiXóaKhông thấy đề cập gì đến chức danh văn phòng đảng uỷ là cán bộ chuyên trách hoặc công chức, quá thiệt thòi
Trả lờiXóavan phong dang uy cung la nhung nguoi hoat dong khong chuyen trach ban oi. yen tam ban se dc nhan nhe
Xóapho truong cong an xa duoc huong phu cap bang truong thon. vl che do chinh sach o quang ninh
Trả lờiXóaCán bộ k chuyên trách quá thiệt thòi so với cbct. Lương ít việc cũng nhìu. K có mức trợ cấp nào thêm ngoài phụ cấp hàng tháng. Kể cả đi tham gia tập huấn cũng k có ctp như cbct.k được hưởng lương theo bằng cấp k dc tăng lương theo hệ số và thâm niên.tham gia bh mà k dc hưởng hết chế độ của bh. Xã thì nghèo k có khoản thu nhập nào lấy đâu chi thêm cho ae. Ngày cũng làm 8h ở cơ quan lương tháng chưa dc 1tr5 biết sống làm sao. Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến chính sách phụ cấp cho cbktc cấp xã. Để các cbkct có động lực phấn đấu làm tốt nhiệm vụ để phục vụ nhân dân.
Trả lờiXóa