Nghị định 59/2002/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 59/2002/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2002
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 59/2002/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM
2002 VỀ VIỆC BÃI BỎ MỘT SỐ GIẤY PHÉP VÀ THAY THẾ MỘT SỐ GIẤY PHÉP BẰNG PHƯƠNG
THỨC QUẢN LÝ KHÁC
CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều
1. Bãi bỏ các giấy phép sau đây:
1. Giấy
phép xuất bản nhất thời đối với in: hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; giới thiệu sản
phẩm; hướng dẫn sử dụng hàng hoá; tờ rơi, tờ gấp giới thiệu sản phẩm, hàng hoá,
doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 79/CP ngày 06 tháng 11 năm 1993 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản.
2. Giấy
phép làm phim nhất thời đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nước quy định
tại Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động điện ảnh. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả người Việt Nam ở nước
ngoài, thì thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Giấy
phép hành nghề biểu diễn nghệ thuật (cấp cho nghệ sĩ) quy định tại Nghị định số
87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt
động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm
trọng và Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng
Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp.
4. Thẻ
hành nghề khử trùng quy định tại Thông tư số 63/1999/TT-BNN-BVTV ngày 09 tháng
4 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực
hiện công tác kiểm dịch nội địa.
Điều
2.
Thay thế
Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư
nhân (quy định tại Thông tư số 01/1998/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 1998 của Bộ
Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số
06/CP ngày 29 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ về cụ thể hóa một số điều trong
Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
(buôn bán) dược phẩm (quy định tại Thông tư số 02/2000/TT-BYT ngày 21 tháng 02
năm 2000 của Bộ Y tế hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho
người) bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược phẩm áp dụng cho tất cả
các cơ sở hành nghề dược, không phân biệt thành phần kinh tế.
Bộ Y tế,
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định này, hướng dẫn điều kiện và thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược phẩm.
Điều
3. Thay thế một số giấy phép sau đây bằng các điều kiện kinh doanh không
cần giấy phép:
1. Thay
thế Giấy phép hành nghề kiểm dịch thực vật (quy định tại Thông tư số
63/1999/TT-BNN-BVTV ngày 09 tháng 4 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch nội địa) bằng các điều
kiện kinh doanh không cần giấy phép.
Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định
này, quy định cụ thể điều kiện kinh doanh kiểm dịch thực vật.
2. Thay
thế Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề sản xuất thuốc thú y (quy định tại
Điều lệ quản lý thuốc thú y ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng
11 năm 1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y) bằng điều kiện
kinh doanh không cần giấy phép.
Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định
này, quy định cụ thể điều kiện sản xuất thuốc thú y.
3. Thay
thế Giấy phép thành lập cơ sở sản xuất phim (quy định tại Nghị định số 48/CP
ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh) bằng
điều kiện kinh doanh không cần giấy phép.
Bộ Văn
hoá - Thông tin, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định này, quy định
cụ thể điều kiện sản xuất phim.
4. Thay
thế Giấy chứng nhận được sử dụng các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao
động (quy định tại Thông tư số 05/1999/TT-BYT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y
tế hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và cấp giấy chứng nhận được sử dụng các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động) bằng điều kiện kinh doanh
không cần giấy phép.
Bộ Y tế
phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày ký Nghị định này, quy định cụ thể điều kiện lao động đối với cơ sở kinh
doanh có sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động và thủ tục
đăng ký việc sử dụng các chất nói trên.
5. Thay
thế Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện sản xuất và kinh doanh hoá chất,
chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (quy
định tại Quyết định số 1654/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng,
diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế) bằng điều kiện kinh doanh
không cần giấy phép.
Bộ Y tế,
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định này, quy định cụ thể điều kiện
sản xuất, kinh doanh hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
lĩnh vực gia dụng và y tế.
6. Thay
thế Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (buôn bán) trang thiết bị, dụng cụ
y tế (quy định tại Thông tư số 03/2001/TT-BYT ngày 16 tháng 02 năm 2001 của Bộ
Y tế hướng dẫn kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế) bằng điều kiện kinh
doanh không cần giấy phép.
Bộ Y tế,
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Nghị định này, quy định cụ thể điều kiện
kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế.
Điều
4. Thay thế một số giấy phép bằng đăng ký hồ sơ, hợp đồng
1. Thay
thế một số giấy phép sau đây bằng đăng ký hồ sơ, hợp đồng:
a) Thay
thế Giấy phép quảng cáo thuốc (quy định tại Quyết định số 322/BYT-QĐ ngày 28
tháng 02 năm 1997 của Bộ Y tế ban hành Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ
phẩm dùng cho người) bằng việc tổ chức, cá nhân phải gửi toàn bộ hồ sơ quảng
cáo theo quy định đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế được Bộ Y tế uỷ quyền. Sau 15 ngày
làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có văn bản
yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân được quyền quảng cáo như nội dung
đã gửi.
Trường
hợp Bộ Y tế hoặc Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá
nhân phải sửa đổi, bổ sung và gửi đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nội dung quảng cáo
đã được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được nội dung quảng cáo đã sửa đổi, bổ sung, nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có
văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân được quyền quảng cáo như
nội dung đã sửa đổi, bổ sung.
b) Thay
thế Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người (quy
định tại Quyết định số 322/BYT-QĐ ngày 28 tháng 02 năm 1997 của Bộ Y tế ban
hành Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người) bằng việc tổ
chức, cá nhân phải gửi toàn bộ hồ sơ quảng cáo theo quy định đến Bộ Y tế hoặc
Sở Y tế được Bộ Y tế uỷ quyền. Sau 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ,
nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức,
cá nhân được quyền quảng cáo như nội dung đã gửi.
Trường
hợp Bộ Y tế hoặc Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá
nhân phải sửa đổi, bổ sung và gửi đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nội dung quảng cáo
đã được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được nội dung quảng cáo đã sửa đổi, bổ sung, nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có
văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân được quyền quảng cáo như
nội dung đã sửa đổi, bổ sung.
c) Thay
thế Giấy phép hội thảo giới thiệu thuốc (quy định tại Quyết định số 322/BYT-QĐ
ngày 28 tháng 02 năm 1997 của Bộ Y tế ban hành Quy chế thông tin, quảng cáo
thuốc và mỹ phẩm dùng cho người) bằng việc tổ chức, cá nhân phải gửi toàn bộ hồ
sơ hội thảo theo quy định đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế được Bộ Y tế uỷ quyền. Sau 15
ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có văn
bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân được tổ chức hội thảo như nội
dung đã gửi.
Trường
hợp Bộ Y tế hoặc Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá
nhân phải sửa đổi, bổ sung và gửi đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nội dung hội thảo đã
được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
nội dung hội thảo đã sửa đổi, bổ sung, nếu Bộ Y tế hoặc Sở Y tế không có văn
bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân được quyền tổ chức hội thảo
theo nội dung đã sửa đổi, bổ sung.
d) Thay
thế Quyết định phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước, Hợp đồng
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đối với dự án đầu tư không sử
dụng vốn nhà nước và dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước có giá trị tương đương
dưới 30 ngàn đô la Mỹ (quy định tại Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ) bằng việc
doanh nghiệp phải gửi hợp đồng chuyển giao công nghệ (gồm cả phụ lục kèm theo
nếu có) đến Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Sở Khoa học, Công nghệ và
Môi trường được Bộ uỷ quyền. Sau 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hợp
đồng, nếu Bộ hoặc Sở không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng
đương nhiên được chấp thuận và có hiệu lực thi hành.
Trường
hợp Bộ hoặc Sở có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì doanh nghiệp phải sửa
đổi, bổ sung theo yêu cầu và gửi đến Bộ hoặc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
trường hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung. Sau 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận
được hợp đồng đã sửa đổi, bổ sung, nếu Bộ hoặc Sở không có văn bản yêu cầu sửa
đổi, bổ sung thì doanh nghiệp được quyền thực hiện hợp đồng đã sửa đổi, bổ
sung.
2. Các
Bộ Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
ký Nghị định này, quy định cụ thể trình tự, thủ tục, cơ quan tiếp nhận đăng ký
các hồ sơ, hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này và phân cấp để quản lý, giám
sát việc thực hiện.
Điều
5. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký)
|