Toàn văn Nghị quyết 38/2012/QH13 lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Nghị quyết 38/2012/QH13 tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 6 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;

Sau khi xem xét Tờ trình số 195/TTr-UBDTSĐHP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
 
QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.

Điều 2. Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân

1.
 Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.

Điều 3. Yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân

1.
 Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.

2.
 Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

3.
 Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

4.
 Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Điều 4. Nội dung và hình thức lấy ý kiến nhân dân

1.
 Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

2.
 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.

3. Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm:

a) Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này;

b) Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Các hình thức phù hợp khác.

Điều 5. Đối tượng lấy ý kiến

1.
 Các tầng lớp nhân dân.

2.
 Các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; các ban của Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước.

3.
 Các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.

5.
 Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.

6. Các cơ quan thông tấn, báo chí.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu

1.
 Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 căn cứ vào Nghị quyết này có trách nhiệm ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân; chủ trì tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, bảo đảm nội dung, tài liệu, tập huấn cán bộ; tổng hợp và trình Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định.

2.
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

3.
 Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

4. 
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức thảo luận, lấy ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của ngành, cơ quan mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

5.
 Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp chuyên đề thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của địa phương mình gửi đến Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

6.
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên tổ chức mình, ý kiến của các tổ chức xã hội khác, ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

7.
 Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của tổ chức mình gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

8. Các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thu thập, nghiên cứu ý kiến đóng góp của cử tri để chuẩn bị cho việc thảo luận, thông qua Hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội.

9.
 Các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đưa tin, đăng tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan ý kiến đóng góp của nhân dân.

10.
 Các cơ quan, tổ chức khác và cá nhân gửi văn bản đóng góp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

11.
 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại điều này có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, thành viên tổ chức mình và các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Điều 7. Thời gian lấy ý kiến nhân dân
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2 tháng 1 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1.
 Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các cơ quan, tổ chức căn cứ vào nghị quyết này, Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tình hình cụ thể của cơ quan, tổ chức, địa phương mình triển khai tổ chức việc lấy ý kiến nhằm bảo đảm yêu cầu và tiến độ.

2.
 Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm.

3.
 Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI 
Nguyễn Sinh Hùng

Ý KIẾN

  1. Nặc danh19:44

    Thiết nghĩ, luật pháp chúng ta nên sữa một số thuật ngữ để người ta không nói nước mình sao mà chậm phát triển về mặt tư duy và kiến thức đến thế. Theo tôi, phân biệt, đối xử về "giới" theo khoản 3 điều 63 sửa đổi này không chứa nội hàm bao gồm sự tồn tại của "đa dạng giới tính" mà chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp "nam giới và nữ giới". Vì, trong toàn văn Dự thảo sửa đổi không có quy định nào về giới tính đồng tính, lưỡng tính hay các giới tính khác ngoài 2 giới tính cơ bản. Điều này cho thấy, sự ghi nhận của Hiến pháp sửa đổi lần này chưa đề cập đến "đa dạng giới tính" theo đó cũng đồng nghĩa với việc không công nhận và bảo vệ "các giới tính khác như: đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển giới". Tôi nghĩ, phải sữa khoản 3 điều 63 từ "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới." thành "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới, xu hướng tính dục."Theo tôi, sửa đổi quy định Điều 64 về khái niệm hôn nhân của Việt Nam vẫn chỉ thừa nhận "hôn nhân truyền thống"-Tức là hôn nhân của một người nam, một người nữ. Thuật ngữ trên chưa chỉ rõ, hôn nhân là sự liên kết của một người nam một người nữ nhưng lại sử dụng thuật ngữ "một vợ, một chồng" nên có thể hiểu:

    -Nguyên tắc hôn nhân chỉ một vợ, một chồng không cho phép đa thê.

    -Chỉ chấp nhận trong phạm vi "một nam và một nữ" kết hôn mà chưa cho người đồng tính kết hôn.Bên cạnh đó, cụm từ "hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ" hóa ra dư thừa và gây mâu thuẫn với đời sống thực tế.Ở khoản 2 điều 9 (luật HN và GD) cũng có thể thấy rất rõ mâu thuẫn này. Tôi đưa ra một ví dụ, nếu co một công dân A là đồng tính nam, bị gia đình ép kết hôn với người khác giới, ngay cả pháp luật cũng ủng hộ điều này (vì pháp luật hiện nay CẤM kết hôn cùng giới). Vậy rõ ràng anh ta đâu có tự nguyện. Nếu luật pháp mà bỏ chữ CẤM mà thay bằng bất cứ cụm từ nào khác như KHÔNG CHO PHÉP, KHÔNG ĐỀ CẶP, KHÔNG THỪA NHẬN kết hôn đồng giới thì chẳng khác nào chúng ta vẫn duy trì một mâu thuẫn lớn ngay trên một văn bản pháp luật mang tầm cỡ quốc gia thế này.

    Có thể nhìn thấy rõ ở điều khoản trên vẫn còn những bất cập, thuật ngữ thì dùng còn lúng túng chưa chuẩn xác, chỉ đáp ứng mưu cầu hạnh phúc chính đáng của đại đa số chứ chưa đáp ứng mưu cầu hạnh phúc của toàn bộ nhân dân. Tôi nghĩ, ở điều 64 này nữa sữa từ: "1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau."thành:"1. Mọi công dân có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, chung thủy, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau."Nếu như có thể bỏ khoản 5 điều 10 (Luật HN và GD nước CHXHCN Việt Nam, xem xét, nghiên cứu sữa đổi khái niệm hôn nhân, gia đình, vợ chồng,...theo hướng hiện đại hơn, nhân văn hơn, thì chẳng phải nhà nước ta có thể mở rộng phạm vi đáp ứng mưu cầu hạnh phúc chính đáng cho người dân hay sao?Các nghiên cứu khoa học hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam đều khẳng định đồng tính không phải là bệnh mà là một xu hướng tính dục tự nhiên, nó tồn tại song song với xu hướng dị tính hoặc song tính. Khảo sát cho thấy nhóm người đồng tính chỉ chiếm tỷ tệ từ 3 đến 5% dân số. Nhưng thử tính ra với dân số gần 90 triệu người dân Việt Nam thì nhóm người này đã chiếm đến xấp xĩ 4 triệu 5 trăm nghìn người - Một con số không nhỏ.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh19:45

    Đến nay trên thế giới đã có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân đồng giới, bên cạnh 44 nước khác đã chấp nhận hai người cùng giới đăng ký sống hợp pháp với nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình... Tuy nhiên hiện tại Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 vẫn nghiêm cấm hình thức này.

    Đã đến lúc để Nhà nước ta nhìn lại những khuyết điểm trong hệ thống pháp lý. Luật HN và GD nằm trong số đó. Dù có sữa luật như thế nào, tôi mong rằng các nhà làm luật, bộ Tư Pháp và cả nhà nước ta nên nhớ một điều, để xây dựng một đất nước giàu đẹp, ngoài phát triển Kinh tế - quốc phòng, còn phải chăm lo cho đời sống người dân, đáp ứng đủ, đúng mọi mưu cầu hạnh phúc chính đáng của người dân, đảm bảo bình quyền giữa người với người.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ muốn cho đất VN giàu đẹp và xứng tầm quốc tế thì phải nên sửa đổi luật hôn nhân và gia đình để tất cả mọi người có thể công nhận người cùng giới có được quyền mưu cầu hạnh phúc và được sống với nhau trọn một kiếp người, chúng ta phải nên sửa đổi để được quốc tế công nhận nước VN là một nước văn minh và có nhiều điều kiện để phát triển lên tầm cao mới, con người phải có quyền bình đẳng giới dù nam hay nữ hoặc những người đồng tính, song tính, chuyển giới không được phân biệt và ngăn cấm điều gì không có lợi mà phải chấp nhận tất cả vì đó là mục đích để đưa đất nước VN này phát triển. Chúng ta phải thực thi mọi nhu cầu chính đáng cho mọi người dân, bởi đây là đất nước do dân và vì dân phải đảm bảo được mọi điều kiện để bảo vệ quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc cuả đồng tính, song tính và chuyển giới. Cũng phải nên bình đẳng giới phân ra cái nghi thức truyền thống giữa nam và nữ mà thay thế bằng chuyện hôn nhân giữa nam và nam, nữ và nữ. Đừng ngăn cấm hãy thay đổi điều luật để cho tất cả những người đồng tính, song tính và chuyển giới được hoà đồng và làm việc cùng tất cả mọi người. Ngăn cấm quyền chê bai, cười đùa trước sự đau khổ của người khác mà ngược lại phải cảm thông chia sẽ . Phải cho LGBT có được chổ đứng trong xã hội và quyền đóng mọi ý kiến mà pháp luật đưa ra.

    Trả lờiXóa
  4. Với xã hội bây giờ thì những người đồng tính nam và đồng tíng nữ, song tính và chuyển giới thì ngày càng nhiều chứ đâu giống như lúc trước mà không có. Bây giờ đã có thì pháp luật hãy sửa những điều luật về HN, GĐ hồi trước thì giữa nam và nữ một vợ một chồng chung thuỷ, nhưng giờ thì hãy thay thuật ngữ HN đồng tính để được sống như nam và nữ vậy. Bây giờ sửa đổi chắc là không chừng sẽ bớt một phần nào sự phân sử ly hôn ở trên toà án giữa nam và nữ. Mà còn giữ được HP trọn đời giữ nam và nam, nữ và nữ nửa. Xin toà án nhân dân tối cao hãy suy nghĩ và đưa ra quyết định vì tương lai hạnh phúc sau này của VN và sự tiến triển về mọi mặt kinh tế lẫn kinh doanh hãy để cho mọi việc được suôn sẽ theo ý muốn thì hãy bỏ cái củ thay vào cái mới để được hiện đại hơn với các nước phương tây. Hãy để cho LGBT được quyền đăng ký kết hôn, nhân quyền, nói chung tất cả những mà lúc trước của nam và nữ được đảm bảo thì giờ đây LGBT đều được như vậy thì mới được. Đã đến lúc rồi đừng lần lựa nữa hã ra quyết định để được trọn đôi bề.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu bạn là người đồng tính bạn sẽ hiểu họ dằn vặt và dày xéo tâm can nhiều như thế nào! Bạn may mắn là người dị tính mà tôi nghĩ bạn cũng không may đâu vì kiếm sống nào cũng có những thăng trầm khổ sở hết.

    Tôi mong là mọi người hãy nhìn về người đồng tính bằng thái độ khoan dung vốn có của người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
Lưu ý:
- Các bạn đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc cần giải đáp vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu.

- Đọc kỹ phần Hỏi - Đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời.

Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Toàn văn Nghị quyết 38/2012/QH13 lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Toàn văn Nghị quyết 38/2012/QH13 lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Nghị quyết 38/2012/QH13 tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2013/01/nghi-quyet-38-2012-to-chuc-lay-y-kien-nhan-dan-sua-doi-hien-phap.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2013/01/nghi-quyet-38-2012-to-chuc-lay-y-kien-nhan-dan-sua-doi-hien-phap.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content