Quyết định 150/2001/QĐ-BTC sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Quyết định 1296-TC/QĐ/CĐKT

Quyết định 150/2001/QĐ-BTC sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Quyết định 1296-TC/QĐ/CĐKT
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ 150 /2001/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 150 /2001/QĐ-BTC NGÀY  31  THÁNG  12  NĂM 2001 VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM  BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1296 TC/QĐ/CĐKT NGÀY 31/12/1996
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH 10 ngày 09/12/2000;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20/5/1988;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Căn cứ Thông tư số 71/2001/T-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 72/2001/T-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn Luật, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Chánh văn phòng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT  ngày 31/12/1996 của Bộ Tài chính.
Điều 2: Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT và Quy định sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo quyết định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. 
Điều 4: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn quản lý.
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này.

Trần Văn Tá 
(Đã ký)
QUY ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1296 TC/QĐ/CĐKT NGÀY 31/12/1996 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC
ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính)
PHẦN 1 - TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
I- Không sử dụng các tài khoản:
1- Tài khoản  3385 - Các khoản thu giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
2- Tài khoản  513 - Doanh thu phát sinh
3- Tài khoản  512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
4- Tài khoản  632 - Giá vốn hàng bán
I- Bổ sung, sửa đổi các tài khoản sau:
1- Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn, sửa lại có 3 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 1281 - Cho vay ngắn hạn; Tài khoản 1282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác.
Tài khoản này chi tiết từng khoản đầu tư theo nguồn dự phòng nghiệp vụ, quỹ khen thưởng, phúc lợi và các nguồn hình thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư.
- Tài khoản 1281 - Cho vay ngắn hạn: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của việc cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi cho vay vốn phải hạch toán chi tiết từng khoản tiền cho vay theo đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay,...
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1281:
Bên Nợ:  Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn tăng.
Bên Có: Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn giảm.
Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn hiện có.
- Tài khoản 1282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Dùng để phản ánh số tiền tạm ứng ngắn hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và tình hình thanh toán số tạm ứng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1282:
Bên Nợ:  Số tiền khách hàng đã tạm ứng ngắn hạn từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Bên Có: Số tiền khách hàng đã thanh toán về số đã tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng còn phải thu của khách hàng.
- Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư ngắn hạn khác (ngoài cho vay ngắn hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi không quá 1 năm.
2- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về hoạt động bảo hiểm gốc, các khoản giảm chi bảo hiểm gốc, hoạt động nhận tái bảo hiểm, hoạt động nhượng tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính cũng như các khoản phải thu khác của khách hàng.
Tài khoản 131 phải mở chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết doanh thu, giảm chi (đối với bảo hiểm gốc) theo đúng nội dung quy định cho từng loại hoạt động trong chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131:
Bên Nợ: 
- Các khoản doanh thu phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: Phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm và các khoản phải thu khác;
- Số tiền phải thu về các khoản giảm chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
- Số tiền phải thu về hoạt động đầu tư tài chính;
- Số phải thu của khách hàng về hàng hoá đã giao, lao vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ; về nhượng bán TSCĐ, vật liệu thừa;
- Số tiền thừa trả lại cho khách.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã thanh toán;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Số tiền giảm giá cho người mua, doanh thu của số lao vụ, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản 131 có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có (nếu có) phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết phải thu của khách hàng và người mua trả tiền trước để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn.
Tài khoản này sửa lại gồm 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1311 - Phải thu về các khoản thu hoạt động bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động bảo hiểm gốc.
Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 13111 - Phải thu phí bảo hiểm gốc;
Tài khoản  13112 - Phải thu về đại lý giám định tổn thất;
Tài khoản  13113 - Phải thu về đại lý xét giải quyết bồi thường;
Tài khoản  13114 - Phải thu về đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
Tài khoản  13115 - Phải thu về đại lý xử lý hàng bồi thường 100%;
Tài khoản  13116 - Thu phí giám định tổn thất;
Tài khoản  13118 - Phải thu khác về hoạt động bảo hiểm gốc..
Tài khoản 1311 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 1312 - Phải thu về các khoản giảm chi bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến giảm chi bảo hiểm gốc.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 13121 - Phải thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
Tài khoản 13122 - Phải thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
Tài khoản 1312 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 1313 - Phải thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 13131 - Phải thu phí nhận tái bảo hiểm ;
Tài khoản 13138 - Phải thu khác về hoạt động nhận tái bảo hiểm.
Tài khoản 1313 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và trong từng loại nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 1314 - Phải thu về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động nhượng tái bảo hiểm.
Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  13141 - Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm ;
Tài khoản  13142 - Phải thu hoa hồng;
Tài khoản  13143 - Phải thu về hoàn phí nhượng tái bảo hiểm;
Tài khoản  13148 - Phải thu khác về hoạt động nhượng tái bảo hiểm.
- Tài khoản 1315 - Phải thu về hoạt động môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động môi giới bảo hiểm.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  13151 - Phải thu hoa hồng môi giới bảo hiểm;
Tài khoản  13158 - Phải thu khác về hoạt động môi giới bảo hiểm.
- Tài khoản  1316 - Phải thu về hoạt động đầu tư tài chính: Dùng để phản ánh các khoản phải thu của khách hàng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.
- Tài khoản 1318 - Phải thu khác của khách hàng: Dùng để phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài nội dung các khoản phải thu đã quy định ở các Tài khoản trên (từ Tài khoản 1311 đến Tài khoản 1316).
3- Đổi tên Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” thành “Chi phí kinh doanh dở dang”, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 1 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 1545 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm):
- Tài khoản 1541 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc;
- Tài khoản 1543 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm;
- Tài khoản 1544 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm;
- Tài khoản 1545 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm;
- Tài khoản 1548 - Chi phí hoạt động kinh doanh khác dở dang.
Tài khoản 154 - Chi phí kinh doanh dở dang: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động kinh doanh khác dở dang cuối kỳ.
Hạch toán Tài khoản 154 cần tôn trọng các quy định sau:
Chi phí trực tiếp kinh doanh dở dang của hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Tài khoản 154 phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động bảo hiểm, trong từng loại phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm .
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 154:
Bên Nợ: Kết chuyển chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động khác dở dang cuối kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và  chi phí các hoạt động khác dở dang đầu kỳ.
Số dư bên Nợ: Chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi phí các hoạt động khác dở dang cuối kỳ.
4- Tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn, sửa lại có 3 Tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 2281 - “Cho vay dài hạn” và Tài khoản 2282 - “Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”).
Tài khoản này phải chi tiết từng khoản đầu tư theo nguồn dự phòng, quỹ khen thưởng, phúc lợi và các nguồn hình thành khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cho từng loại hoạt động đầu tư.
- Tài khoản 2281 - Cho vay dài hạn: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của các khoản cho vay dài hạn (từ 1 năm trở lên) của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi cho vay vốn phải hạch toán chi tiết từng khoản tiền cho vay theo đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay,...
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2281:
Bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay dài hạn tăng
Bên Có: Giá trị các khoản cho vay dài hạn giảm
   Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản cho vay dài hạn hiện có.
- Tài khoản 2282 - Tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Dùng để phản ánh số tiền tạm ứng dài hạn của khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và tình hình thanh toán số tạm ứng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2282:
Bên Nợ:  Số tiền khách hàng đã tạm ứng dài hạn từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Bên Có: Số tiền khách hàng đã thanh toán về số đã tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng của khách hàng chưa thanh toán.
- Tài khoản 2288 - Đầu tư dài hạn khác: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư dài hạn khác (ngoài cho vay dài hạn và tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ) có thời hạn thu hồi từ 1 năm trở lên.
5- Tài khoản 244 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn: Dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ theo luật định và các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn khác trên 1 năm.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 (Bổ sung thêm  Tài khoản 2441 - Ký quỹ bảo hiểm).
Tài khoản 2441 - Ký quỹ bảo hiểm: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ bảo hiểm theo luật định.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 2441:
Bên Nợ: 
- Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại khi bắt đầu hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Số tiền ký quỹ doanh nghiệp bảo hiểm bổ sung lại sau khi đã sử dụng do khả năng thanh toán bị thiếu hụt.
Bên Có:
- Số tiền ký quỹ doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt;
- Rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động.
Số dư bên Nợ:
Số tiền hiện có của doanh nghiệp bảo hiểm đã ký quỹ tại ngân hàng thương mại.
Tài khoản 2442 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược khác: Dùng để phản ánh số tiền, hoặc tài sản doanh nghiệp bảo hiểm đem đi cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn trên 1 năm ngoài các khoản ký quỹ bảo hiểm theo luật định.
6- Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán: Dùng để phản ánh về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hợp đồng cam kết và các khoản phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu.
Tài khoản 331 phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết chi phí và giảm thu (đối với bảo hiểm gốc) theo đúng nội dung quy định cho từng loại hoạt động trong chế độ tài chính và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331:
Bên Nợ: 
- Số tiền đã thanh toán cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng;
- Số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được hàng hoá, dịch vụ;
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số lao vụ, hàng hoá đã giao theo hợp đồng;
- Số kết chuyển về phần giá trị vật tư, hàng hoá  thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng;
- Số tiền phải trả cho các đối tượng liên quan để giảm thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
- Số tiền phải trả về hoạt động đầu tư tài chính;
- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu xây dựng.
Tài khoản 331 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền ứng trước cho người bán, hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết phải trả cho người bán và trả trước cho người bán để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn.
Tài khoản này sửa lại gồm 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3311 - Phải trả các khoản chi phí bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33111 - Phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm;
+ Tài khoản 33112 - Phải trả về hoa hồng;
+ Tài khoản 33113 - Phải trả về phí giám định tổn thất;
+ Tài khoản 33114 - Phải trả về chi đòi người thứ ba;
+ Tài khoản 33115 - Phải trả về chi xử lý hàng đã bồi thường 100% ;
+ Tài khoản 33116 - Phải trả về chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
+ Tài khoản 33117 - Phải trả về chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất;
+ Tài khoản 33118 - Phải trả khác.
Tài khoản 3311 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 3312 - Phải trả các khoản giảm thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến giảm thu bảo hiểm gốc.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33121 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm;
+ Tài khoản 33128 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm.
Tài khoản 3312 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 3313 - Phải trả về hoạt động nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động nhận tái bảo hiểm.
Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33131 - Phải trả về chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm;
+ Tài khoản 33132 - Phải trả về chi hoa hồng;
+ Tài khoản 33133 - Phải trả về đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
+ Tài khoản 33134 - Phải trả về hoàn phí bảo hiểm;
+ Tài khoản 33135 - Phải trả về giảm phí bảo hiểm;
+ Tài khoản 33138 - Phải trả khác.
Tài khoản 3313 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 3314 - Phải trả về hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm.
Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản  33141 - Phải trả về phí nhượng tái bảo hiểm;
+ Tài khoản  33142 - Phải trả về hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
+ Tài khoản  33143 - Phải trả về giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
+ Tài khoản  33148 - Phải trả khác.
Tài khoản 3314 phải mở chi tiết cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ phải chi tiết cho từng đối tượng trong nước, ngoài nước.
- Tài khoản 3315 - Phải trả về hoạt động môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm.
Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33151 - Phải trả về chi môi giới bảo hiểm;
+ Tài khoản 33152 - Phải trả về chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Tài khoản 33153 - Phải trả về hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm;
+ Tài khoản 33154 - Phải trả về giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm;
+ Tài khoản 33158 - Phải trả khác.
- Tài khoản 3316 - Phải trả về hoạt động đầu tư tài chính: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33161 - Phải trả lãi cho chủ hợp đồng;
+ Tài khoản 33168 - Phải trả khác.
- Tài khoản 3318 - Phải trả khác cho người bán: Dùng để phản ánh các khoản phải trả khác cho người bán, người nhận thầu ngoài nội dung các khoản phải trả đã quy định ở các tài khoản trên (từ Tài khoản 3311 đến Tài khoản 3316)
7- Đổi tên Tài khoản 335 - Chi phí phải trả thành Dự phòng nghiệp vụ: Dùng để phản ánh các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo chế độ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các khoản chi phí khác được ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau.
Tài khoản 335 phải mở theo dõi chi tiết cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính.
Tài khoản này sửa lại bao gồm 2 Tài khoản cấp 2: Tài khoản 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và Tài khoản 3352 - Chi phí phải trả.
Tài khoản 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3351:
Bên Nợ:
- Ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và chi phí hoạt động tài chính số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tính trước;
- Số dự phòng dao động lớn đã sử dụng trong kỳ.
Bên Có:
Số dự phòng bảo hiểm được lập và ghi vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và các chi phí hoạt động tài chính.
Số dư bên Có: Số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm hiện có.
Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 3:
- Tài khoản 33511 - Dự phòng phí: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng từ phí bảo hiểm theo quy định của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Tài khoản 33512 - Dự phòng toán học: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng toán học theo quy định của chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Tài khoản 33513 - Dự phòng bồi thường: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng bồi thường theo quy định của chế độ tài chính.
- Tài khoản 33514 - Dự phòng dao động lớn: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng dao động lớn theo quy định của chế độ tài chính.
- Tài khoản 33515 - Dự phòng chia lãi: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng chia lãi  theo quy định của chế độ tài chính.
- Tài khoản 33516 - Dự phòng bảo đảm cân đối: Dùng để phản ánh tình hình trích lập dự phòng bảo đảm cân đối theo quy định của chế độ tài chính.
Dự phòng bảo đảm cân đối được trích lập từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tài khoản 3352- Chi phí phải trả: Dùng để phản ánh các khoản chi phí phải trả khác ngoài dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép,...
8- Bổ sung thêm Tài khoản 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu
Tài khoản 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng về phí bảo hiểm tạm thu khi chưa có hợp đồng bảo hiểm chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Tài khoản 3385 phải mở chi tiết cho từng khách hàng
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3385:
Bên Nợ: Kết chuyển phí bảo hiểm tạm thu vào bên Có TK 131 - “Phải thu của khách hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm chính thức với khách hàng.
Bên Có: Các khoản phí bảo hiểm đã tạm thu của khách hàng.
Số dư bên Có: Phí bảo hiểm đang tạm thu của khách hàng.
9- Bổ sung thêm Tài khoản 343 - Phát hành trái phiếu
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình huy động vốn ở doanh nghiệp bằng hình thức phát hành trái phiếu và tình hình thanh toán trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
Tài khoản này chỉ phản ánh gốc trái phiếu theo số tiền thực tế thu được khi bán trái phiếu, không phản ánh lãi trái phiếu phải trả.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 343:
Bên Nợ:  Số tiền thanh toán gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán.
Bên Có: Số tiền huy động được thông qua phát hành trái phiếu.
Số dư bên Có: Số tiền gốc trái phiếu chưa đến hạn thanh toán.
10- Bổ sung thêm Tài khoản 417 - Quỹ dự trữ bắt buộc: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng Quỹ Dự trữ bắt buộc của doanh  nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích 5% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập Quỹ dự trữ bắt buộc.
Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 417:
Bên Nợ: Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc để bù đắp những thiếu hụt về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những cam kết thanh toán của khách hàng.
Bên Có: Quỹ dự trữ bắt buộc tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Số dư bên Có: Quỹ dự trữ bắt buộc hiện có của doanh nghiệp.
11- Bổ sung thêm Tài khoản 418 - Quỹ dự trữ tự nguyện: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng Quỹ Dự trữ tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trích lập Quỹ dự trữ tự nguyện từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
Việc trích lập và sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 418:
Bên Nợ: Quỹ dự trữ tự nguyện giảm do được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với những cam kết thanh toán của khách hàng.
Bên Có: Quỹ dự trữ tự nguyện tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Số dư bên Có: Quỹ dự trữ tự nguyện hiện có của doanh nghiệp.
12- Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 (Bổ sung thêm Tài khoản 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư).
Tài khoản 4311 - Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.
Tài khoản 4312 - Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Tài khoản 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Tài khoản 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 4314:
Bên Nợ:  Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư giảm khi thu hồi các khoản đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Bên Có: Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư tăng do đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.
Số dư bên Có: Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư hiện có của doanh nghiệp.
13- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, Tài khoản 511 sửa lại có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm 1 tài khoản cấp 2 là Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm).
Hạch toán Tài khoản 511 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Doanh thu bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 511 phải phản ánh chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác.
- Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung doanh thu và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ.
- Phải hạch toán doanh thu liên quan đến từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đúng nội dung quy định trong chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511:
Bên Nợ:
- Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm;
- Kết chuyển cuối kỳ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản doanh thu hàng bán bị trả lại khác;
- Kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán khác;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
Doanh thu cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác thực hiện trong một kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 5111 có 7 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 51111 - Thu phí bảo hiểm gốc;
Tài khoản  51112 - Thu phí đại lý giám định tổn thất;
Tài khoản  51113 - Thu phí đại lý xét giải quyết bồi thường;
Tài khoản  51114 - Thu phí đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
Tài khoản  51115 - Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường 100%;
Tài khoản  51116 - Thu phí giám định tổn thất;
Tài khoản  51118 - Thu khác.
- Tài khoản 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản  5113 có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  51131 - Thu phí nhận tái bảo hiểm;
Tài khoản  51138 - Thu khác.
+ Tài khoản 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản  5114 có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  51141 - Thu hoa hồng;
Tài khoản  51148 - Thu khác.
+ Tài khoản 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản  5115 có 2 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  51151 - Thu hoa hồng;
Tài khoản  51158 - Thu khác.
+ Tài khoản 5118 - Doanh thu các hoạt động khác: Dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán.
14- Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm):
Hạch toán Tài khoản 531 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Các khoản hoàn phí, hoàn hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước.
- Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 531, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 531:
Bên Nợ:
- Các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ;
- Trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả lại phải trả cho khách hàng.
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Tài khoản  531 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản  này có 5 Tài khoản cấp 2:
Tài khoản  5311 - Hoàn phí bảo hiểm gốc;
Tài khoản  5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
Tài khoản  5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
Tài khoản  5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm;
Tài khoản  5318 - Hoàn khác.
15- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm):
Hạch toán Tài khoản 532 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Các khoản giảm phí, giảm hoa hồng bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải hạch toán chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và chi tiết cho trong nước, ngoài nước.
- Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 532, cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 532:
Bên Nợ: Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh và các khoản giảm giá hàng bán phải chi trả phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
Tài khoản  532 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản  này có 5 Tài khoản cấp 2:
Tài khoản  5321 - Giảm phí bảo hiểm gốc;
Tài khoản  5323 - Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
Tài khoản  5324 - Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
Tài khoản  5325 - Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm;
Tài khoản  5328 - Giảm khác.
16- Tài khoản  533 - Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm”, đổi tên là “Phí nhượng tái bảo hiểm”.
Hạch toán Tài khoản 533 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Phí  nhượng tái bảo hiểm là khoản điều chỉnh để xác định doanh thu thuần bảo hiểm gốc.
- Trong kỳ hạch toán số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm khi phát sinh phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 533, cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 533:
Bên Nợ: Phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ;
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số phí nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho nhà nhận tái bảo hiểm sang Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng, để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 533 không có số dư cuối kỳ.
17- Tài khoản 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, có 5 tài khoản cấp 2 (bổ sung thêm Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm):
Hạch toán Tài khoản 624 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm hạch toán trên Tài khoản 624 phải phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung chi phí và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
- Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được hạch toán theo đúng nội dung chi phí quy định trong chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 624:
Bên Nợ:
- Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ;
- Chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang cuối kỳ;
- Các khoản phải thu ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh khác phát sinh trong kỳ;
- Số chi bồi thường bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn;

- Giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
Tài khoản 624 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có 5 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6241 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này.
Tài khoản này có 9 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  62411 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm;
Tài khoản  62412 - Chi hoa hồng;
Tài khoản  62413 - Chi giám định tổn thất;
Tài khoản  62414 - Chi đòi người thứ ba;
Tài khoản  62415 - Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
Tài khoản  62416 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
Tài khoản  62417 - Chi đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất;
Tài khoản  62418 - Dự phòng nghiệp vụ;
Tài khoản  62419 - Chi khác.
- Tài khoản 6243 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm : Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này.
Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3:
Tài khoản  62431 - Chi bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm;
Tài khoản  62432 - Chi hoa hồng;
Tài khoản  62433 - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
Tài khoản  62434 - Dự phòng nghiệp vụ;
Tài khoản  62438 - Chi khác.
- Tài khoản 6244 - Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này.
- Tài khoản 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này.
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 62451 - Chi môi giới bảo hiểm;
Tài khoản 62452 - Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
Tài khoản 62458 - Chi khác.
- Tài khoản 6248 - Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác: Dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này.
18- Tài khoản 711 - Thu nhập hoạt động tài chính:
Sửa đổi về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 711 như sau:
Bên Nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
19- Đổi tên Tài khoản 721 - Các khoản thu nhập bất thường” thành “Các khoản thu nhập khác
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 721:
Bên Nợ: Kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 721 không có số dư cuối kỳ.
20- Tài khoản 811 - Chi phí hoạt động tài chính:
Sửa đổi về kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 811 như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ;
- Các khoản lỗ về hoạt động tài chính;
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ hạch toán và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các  khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ.
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ chi phí và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
21- Đổi tên Tài khoản 821 - Chi phí bất thường” thành “Các khoản chi phí khác
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 821:
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
22- Bổ sung thêm Tài khoản 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
Tài khoản 005 mở tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 005:
Bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu phát sinh sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với các hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm.
Số dư bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 005 có 2 Tài khoản cấp 2:
Tài khoản 0051 - Hợp đồng bảo hiểm gốc chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm gốc mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
Tài khoản 0052 - Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
23- Bổ sung thêm Tài khoản 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm: Dùng để phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
Tài khoản 006 được mở theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tài khoản 006 cần theo dõi chi tiết theo từng nghiệp vụ bảo hiểm, trong từng nghiệp vụ bảo hiểm chi tiết cho từng khách hàng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 006:
Bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu phát sinh sang Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng” khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm.
Số dư bên Nợ: Doanh thu phát sinh của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm hiện có của doanh nghiệp.
24- Bổ sung thêm Tài khoản 010- Cổ phiếu lưu hành.
Tài khoản này phản ánh giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành và đang lưu hành.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 011- Cổ phiếu lưu hành:
Bên Nợ:
Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành hoặc tái phát hành số cổ phiếu doanh nghiệp đã mua lại.
Bên Có:
Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã mua lại sau khi phát hành hoặc đã thu hồi về để huỷ bỏ.
Số dư Bên Nợ:
Giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm đã phát hành và đang lưu hành.
25- Bổ sung thêm Tài khoản 012- Cổ tức phải trả
Tài khoản này phản ánh số cổ tức hàng năm phải trả cho cổ đông, phải chia cho người góp vốn theo quyết định của HĐQT nhưng chưa trả tiền.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 012- Cổ tức phải trả:
Bên Nợ:
Số cổ tức phải trả hoặc lợi nhuận phải chia cho cổ đông, người góp vốn theo quyết định của HĐQT.
Bên Có:
Số cổ tức đã trả cho cổ đông, người góp vốn.
Số dư bên Nợ:
Số cổ tức còn phải trả cho cổ đông, người góp vốn.
II- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến những sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán:
1- Kế toán tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:
- Khi tạm ứng tiền ngắn hạn hoặc dài hạn cho khách hàng theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, ghi:
Nợ các TK 128 (1282), 228 (2282)
Có các TK 111, 112, 131,...
- Khi được khách hàng thanh toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331, ...
Có các TK 128 (1282), 228 (2282)
2- Kế toán trích lập và sử dụng các quỹ dự trữ bắt buộc và dự trữ tự nguyện:
- Cuối năm, xác định số quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện (nếu có) phải trích lập từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có các TK 417, 418
Khi chi sử dụng quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, kế toán ghi:
Nợ các TK 417, 418
Có các TK 111, 112 và các TK liên quan
3- Kế toán trích lập và sử dụng Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư:
- Khi thực hiện đầu tư bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán ghi:
Nợ các 121, 128, 221, 228,...
Có các TK 111, 112, 241, 331,...
Đồng thời ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi; tăng quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư:
Nợ các TK 4311, 4312
Có TK 4314 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư
4- Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ:
- Đối với các khoản chi bồi thường phải chi trả thuộc phần trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm liên quan đến dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT, khi xảy ra tai nạn, tổn thất, căn cứ vào thông báo giải quyết bồi thường và các chứng từ liên quan, kế toán xác định và phản ánh số chi bồi thường bảo hiểm gốc phải trả và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241)  (Số chi bồi thường không có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Số thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng số tiền chi bồi thường)
- Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT  và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nếu không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 33311)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Đồng thời căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
5- Kế toán chi phí và thu nhập hoạt động tài chính:
- Khi phát sinh thu nhập hoạt động tài chính, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 33311)(nếu có)
- Khi phát sinh chi phí hoặc các khoản lỗ về hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112,...
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi:
Nợ TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Đồng thời, kết chuyển toàn bộ chi phí hoặc các khoản lỗ về hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính
6- Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác:
- Khi phát sinh các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 721 - Các khoản thu nhập khác
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(TK 33311 (nếu có)
- Khi phát sinh các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 821 - Các khoản chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331...
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi:
Nợ TK 711 - Các khoản thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Đồng thời, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 - Các khoản chi phí khác
7- Kế toán chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm:
- Khi phát sinh các khoản phải trả về chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ và trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62411)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, ...
- Khi phát sinh các khoản phải trả về chi bồi thường nhận tái bảo hiểm cho nhà nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (62431)
Có các TK 111, 112, 331, ...
- Khi phát sinh chi hoa hồng và  các khoản chi phí trực tiếp khác như: Chi giám định tổn thất, chi đòi người thứ ba, chi xử lý hàng bồi thường 100%, chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm, chi đề phòng hạn chế rủi ro tổn thất,... liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (Chi tiết TK liên quan)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, ...
- Căn cứ vào chế độ tài chính, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ được chi từ dự phòng dao động lớn, ghi:
Nợ TK  335 - Dự phòng nghiệp vụ (33514)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241, 6243)
- Khi phát sinh các khoản phải thu để giảm chi, bao gồm: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết các TK liên quan)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK6241)
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu thuần do bán hàng đã xử lý, bồi thường 100% thực hiện trong kỳ để ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241)
- Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (Chi tiết các TK liên quan)
Có TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (chi tiết các TK liên quan)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm dở dang cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (chi tiết các TK liên quan)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (Chi tiết các TK liên quan)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển giá thành dịch vụ kinh doanh bảo hiểm đã hoàn thành và được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (Chi tiết các TK liên quan)
8- Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
- Khi phát sinh doanh thu của hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm, ghi:
Nợ TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (Chi tiết theo từng nghiệp vụ và khách hàng)
- Khi phát sinh doanh thu của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm, ghi:
Nợ TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (Chi tiết theo từng nghiệp vụ và khách hàng)
- Khi doanh nghiệp nhận trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm gốc, nhận tái và nhượng tái đã ký với khách hàng, kế toán ghi doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu của khách hàng theo hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)
Đối với hoạt động bảo hiểm nhân thọ, kết chuyển số phí bảo hiểm tạm thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Đồng thời, ghi:
Có TK 005 (đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm)
Có TK 006 (đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm)
- Khi phát sinh doanh thu về phí phải thu của các dịch vụ, đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn và đại lý xử lý hàng bồi hoàn 100% và khi phát sinh doanh thu của các hoạt động kinh doanh khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản phải chi để giảm doanh thu phát sinh trong kỳ, ghi:
+ Kết chuyển các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Chi tiết TK liên quan)
+ Kết chuyển các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán (Chi tiết TK liên quan)
+ Kết chuyển các khoản phí nhượng tái bảo hiểm phải trả cho nhà nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng (5111)
Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại và hàng giảm giá để xác định doanh thu thuần của các hoạt động kinh doanh khác, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có các TK 531, 532
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần do bán hàng đã xử lý, bồi thường 100% thực hiện trong kỳ để thực hiện ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc
9- Kế toán chi phí trực tiếp, doanh thu hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm:
- Khi phát sinh các khoản chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, gồm: Chi môi giới bảo hiểm, chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi khác, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 6245 - Chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm) ( TK 62451, 62452, 62458)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Khi phát sinh doanh thu của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, gồm: Thu hoa hồng và thu khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (TK 5115 - Doanh thu môi giới bảo  hiểm) (TK 51151, 51158)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 33311) (nếu có)
- Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm dở dang đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 6245)
Có TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (TK 1545)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí trực tiếp kinh doanh môi giới bảo hiểm dở dang cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang (TK 1545)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 6245)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển giá thành dịch vụ kinh doanh môi giới bảo hiểm đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6245)
10- Kế toán trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
- Cuối niên độ kế toán, Căn cứ vào số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập năm trước, số đã sử dụng từ dự phòng nghiệp  vụ và tình hình hoạt động kinh doanh  bảo hiểm năm nay để xác định số dự phòng nghiệp vụ cần phải lập cho năm sau theo quy định của chế độ tài chính, ghi:
+ Trường hợp số dự phòng cần phải lập cho năm sau thấp hơn số dự phòng trích lập của năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn được ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK  335 - Dự phòng nghiệp vụ (Chi tiết TK 33511, 33512, 33513, 33514 đối với dự phòng phí, dự phòng toán học được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn) (Chi tiết TK 33515, 33516 đối với dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm cân đối)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (đối với dự phòng phí, dự phòng toán học được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn)
Có TK 811- Chi phí hoạt động tài chính (Đối với dự phòng chia lãi, dự phòng toán học được tính vào chi phí hoạt động tài chính)
Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối (Đối với dự phòng bảo đảm cân đối)
+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau cao hơn số dự phòng đã lập của năm trước, thì phải trích bổ sung thêm số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (đối với dự phòng phí, dự phòng toán học được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn)
Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính (Đối với dự phòng chia lãi, dự phòng toán học được tính vào chi phí hoạt động tài chính)
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (đối với dự phòng bảo đảm cân đối)
Có TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (chi tiết TK liên quan)
- Căn cứ vào chế độ tài chính, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ được chi từ dự phòng dao động lớn, ghi:
Nợ TK  335 - Dự phòng nghiệp vụ (33514)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (6241, 6243)
- Các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập, cuối niên độ kế toán khi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (đối với dự phòng phí, dự phòng toán học được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn)
Nợ TK 811- Chi phí hoạt động tài chính (Đối với dự phòng chia lãi, dự phòng toán học được tính vào chi phí hoạt động tài chính)
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (đối với dự phòng bảo đảm cân đối)
Có TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (chi tiết TK liên quan)


DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
(Sau khi sửa đổi, bổ sung) (tải văn bản về để xem)
PHẦN I- BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
I- Danh mục báo cáo:
1- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DNBH
2- Kết quả hoạt động kinh doanh:Mẫu số B02 a - DNBH
3- Kết quả hoạt động kinh doanh:Mẫu số B02 b - DNBH
4- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DNBH
(Mẫu số B03-DNBH: Không bắt buộc nhưng khuyến khích doanh nghiệp lập)
5- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNBH
I- Thời hạn gửi báo cáo:
- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc tổng công ty thì thời hạn gửi báo cáo:
+ Quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
+ Năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Riêng đối với công ty cổ phần, công ty TNH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chậm nhất là 90 ngày).  
- Tổng công ty:
+ Quý: Chậm nhất là 45 ngày
+ Năm: Chậm nhất là 90 ngày
II- Thời hạn lập và nơi nhận báo cáo tài chính:

Thời hạn lập báo cáo
Nơi nhận báo cáo
Danh mục báo cáo

Cơ quan tài chính
Cơ quan Thuế
Cơ quan thống kê
Doanh nghiệp  cấp trên
1- Bảng cân đối kế toán
Năm
x
x
x
x
2- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm
x
x
x
x
3- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu lập)
Năm
x
x

x
4- Thuyết minh báo cáo tài chính
Năm
x
x
x
x
5- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSN (Phần I của Báo cáo kết quả kinh doanh)
Quý
x
x

x
4- Ngoài những báo cáo tài chính trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải lập các báo cáo nghiệp vụ chi tiết khác để phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ Tài chính ngân hàng - Bộ Tài chính). Các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện chế độ lập và gửi báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ, thống kê theo yêu cầu quy định của cơ chế tài chính.
B- MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH: (Tải Văn bản về để xem)
C- GIẢI THÍCH NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LẬP
CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Mẫu số B 01 - DNBH)
1 - Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2 - Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần Tài sản và phần Nguồn vốn.
Phần Tài sản:
Các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần Nguồn vốn:
Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều phản ánh theo 3 cột: Mã số, Số đầu năm, Số cuối kỳ (năm).
3 - Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
4 - Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán:
PHẦN TÀI SẢN
A - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)
Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình kinh doanh, chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán, các tài sản lưu động khác.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 +  Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160
I - TIỀN (MÃ SỐ 110)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 + Mã số 113
1 - Tiền mặt tại quỹ (Mã số 111):
Phản ánh số tiền mặt và ngân phiếu thực tồn quỹ (bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ); giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang được giữ tại quỹ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền mặt” là số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt” trên Sổ Cái.
2 - Tiền gửi Ngân hàng (Mã số 112):
Phản ánh số tiền thực có gửi ở Ngân hàng bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ; giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi ở Ngân hàng.
Trong trường hợp doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác thì số dư tiền gửi có đến thời điểm báo cáo cũng được phản ánh trong chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền gửi Ngân hàng” là số dư Nợ của tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” trên Sổ Cái.
3 - Tiền đang chuyển (Mã số 113):
Phản ánh số tiền mặt, séc đang chuyển, hoặc đang làm thủ tục tại Ngân hàng (như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền đang chuyển” là số dư Nợ của tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.
I - CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (MÃ SỐ 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 128 + Mã số 129
1 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Mã số 121):
Phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc mua vào với mục đích để bán bất kỳ lúc nào.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái.
2 - Đầu tư ngắn hạn khác (Mã số 128):
Phản ánh giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác của doanh nghiệp, như cho vay ngắn hạn, tạm ứng từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và các khoản đầu tư ngắn hạn khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư ngắn hạn khác” là số dư Nợ của Tài khoản 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái.
3 - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Mã số 129):
Phản ánh các khoản dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán ngắn hạn của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm tài chính tiếp theo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái.
II - CÁC KHOẢN PHẢI THU (MÃ SỐ 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu từ khách hàng (sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi), khoản trả trước cho người bán...
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139.
1 - Phải thu của khách hàng (Mã số 131):
Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm và mở chi tiết theo từng khách hàng trên sổ chi tiết tài khoản 131.
2 - Trả trước cho người bán (Mã số 132):
Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 3318 “Phải trả khác cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết thanh toán.
3 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 133):
Phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái tại thời điểm báo cáo.
4 - Phải thu nội bộ (Mã số 134):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong mối quan hệ về giao vốn và các khoản thanh toán khác.
Mã số 134 = Mã số 135 + Mã số 136.
4.1 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (Mã số 135):
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị chính phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập Bảng cân đối kế toán của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh (Mã số 411) trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ Cái.
4.2 - Phải thu nội bộ khác (Mã số 136):
Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ khác” là số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ Cái.
5 - Các khoản phải thu khác (Mã số 138):
Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác” là số dư Nợ của các Tài khoản 1388 “Phải thu khác”, Tài khoản 3388 “Phải trả, phải nộp khác” và các tài khoản thanh toán khác, theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết.
6 - Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã số 139):
Phản ánh các khoản dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng các khoản phải thu khó đòi” là số dư Có của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên Sổ Cái.
IV - HÀNG TỒN KHO (MÃ SỐ 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142  + Mã số 143 + Mã số 144 + Mã số 145 + Mã số 146 + Mã số 149.
1 - Hàng mua đang đi đường (Mã số 141):
Phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa mua vào đã có hóa đơn, đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa nhập kho.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng mua đang đi đường” là số dư Nợ của Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” trên Sổ Cái.
2 - Nguyên liệu, vật liệu (Mã số 142):
Phản ánh trị giá các loại nguyên liệu, vật liệu tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên liệu, vật liệu” là số dư Nợ của Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” trên Sổ Cái.
3 - Công cụ, dụng cụ (Mã số 143):
Phản ánh trị giá các loại công cụ, dụng cụ tồn kho chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Công cụ, dụng cụ” là số dư Nợ của Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” trên Sổ Cái.
4 - Chi phí kinh doanh dở dang (Mã số 144):
Phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh các hoạt động bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác chưa có các khoản thu trong năm.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí kinh doanh dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 154 “Chi phí kinh doanh dở dang” trên Sổ Cái.
5 - Hàng hóa (Mã số 145):
Phản ánh trị giá hàng hóa còn tồn trong các kho hàng, quầy hàng đến thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng hóa” là số dư Nợ của Tài khoản 156 “Hàng hóa” trên Sổ Cái.
6 - Hàng gửi đi bán (Mã số 146):
Phản ánh trị giá hàng hóa đang gửi đi bán hoặc dịch vụ đã hoàn thành chưa được chấp nhận thanh toán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng gửi đi bán” là số dư Nợ của Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trên Sổ Cái.
7 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149):
Phản ánh các khoản dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, hàng hoá có thể xảy ra trong năm tài chính tiếp theo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là số dư Có của Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái.
V - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC (MÃ SỐ 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên.
Mã số 150 = Mã số 151+ Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154.
1 - Tạm ứng (Mã số 151):
Phản ánh số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tạm ứng” là số dư Nợ của Tài khoản 141 “Tạm ứng” trên Sổ Cái.
2 - Chi phí trả trước (Mã số 152):
Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí kinh doanh của kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước” trên sổ cái.
3 - Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 153):
Phản ảnh giá trị tài sản thiếu hụt, mất mát chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thiếu chờ xử lý” là số dư Nợ của Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” trên Sổ Cái.
4 - Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Mã số 154):
Phản ánh trị giá tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 144 “Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn” trên Sổ Cái.
VI - CHI SỰ NGHIỆP (MÃ SỐ 160)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.
Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.
1 - Chi sự nghiệp năm trước (Mã số 161):
Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án được cấp năm trước nhưng chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi sự nghiệp năm trước” là số dư Nợ của Tài khoản 1611 “Chi sự nghiệp năm trước” trên Sổ Cái.
2 - Chi sự nghiệp năm nay (Mã số 162):
Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án được cấp năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi sự nghiệp năm nay” là số dư Nợ của Tài khoản 1612 “Chi sự nghiệp năm nay” trên Sổ Cái.
B - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN (MÃ SỐ 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, ký quỹ bảo hiểm và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn khác của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 210+ Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240.
I - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (MÃ SỐ 210)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 214 + Mã số 217.
1 - Tài sản cố định hữu hình (Mã số 211):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... tại thời điểm báo cáo.
Mã số 211 = Mã số 212 + Mã số 213.
1.1 - Nguyên giá (Mã số 212):
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái.
1.2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 213):
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ Cái.
2 - Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 214):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Mã số 214 = Mã số 215 + Mã số 216.
2.1 - Nguyên giá (Mã số 215):
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.
2.2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 216):
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.
3 - Tài sản cố định vô hình (Mã số 217):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo như: Chi phí thành lập, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại...
Mã số 217 = Mã số 218 + Mã số 219.
3.1 - Nguyên giá (Mã số 218):
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái.
3.2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 219):
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (*** ).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ Cái.
I - CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN (MÃ SỐ 220)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: Đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, cho vay dài hạn, các khoản đầu tư dài hạn khác ...
Mã số 220 = Mã số 221+ Mã số 222 + Mã số 228 + Mã số 229.
1 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Mã số 221):
Phản ánh trị giá các khoản đầu tư cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư chứng khoán dài hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư chứng khoán dài hạn” trên Sổ Cái.
2 - Góp vốn liên doanh (Mã số 222):
Phản ánh trị giá tài sản bằng hiện vật, bằng tiền mà doanh nghiệp mang đi góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Góp vốn liên doanh” là số dư Nợ của Tài khoản 222 “Góp vốn liên doanh” trên Sổ Cái.
3 - Đầu tư dài hạn khác (Mã số 228):
Phản ánh trị giá các khoản đầu tư dài hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư dài hạn khác” là số dư Nợ của Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái.
4 - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn (Mã số 229):
Phản ánh các khoản dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán dài hạn của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm tài chính tiếp theo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái.
II - CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG (MÃ SỐ 230)
Phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái.
IV - CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN (MÃ SỐ 240)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản tiền mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn, bao gồm: Ký quỹ bảo hiểm và các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn khác.
Mã số 240 = Mã số 241+ Mã số 242.
1- Ký qũy bảo hiểm (Mã số 241)
Phản ánh số tiền doanh nghiệp ký quỹ bảo hiểm tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Ký quỹ bảo hiểm” là số dư Nợ của Tài khoản 2441 “Ký quỹ bảo hiểm” trên Sổ Cái.
2- Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn khác (Mã số 242)
Phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn khác tại thời điểm lập báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn khác ” là số dư Nợ của Tài khoản 2442 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược khác” trên Sổ Cái.
Tổng cộng tài sản (Mã số 250)
Phản ánh tổng trị giá tài sản thuần hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản lưu động và tài sản cố định.
Mã số 250 = Mã số 100 + Mã số 200.
PHẦN NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Mã số 300 = Mã số 310+ Mã số 320 + Mã số 330 + Mã số 340.
I - NỢ NGẮN HẠN (MÃ SỐ 310)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318.
1 - Vay ngắn hạn (Mã số 311):
Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay ngắn hạn các Ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” trên Sổ Cái.
2 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Mã số 312):
Phản ánh phần giá trị các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nợ dài hạn đến hạn trả” là số dư Có của Tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái.
3 - Phải trả cho người bán (Mã số 313):
Phản ánh số tiền phải trả cho người bán từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các khoản phải trả khác cho người bán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho người bán” là tổng các số dư Có của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm và mở chi tiết theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.
4 - Người mua trả tiền trước (Mã số 314):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi tiết cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131 và số dư Có của Tài khoản 3387 “Doanh thu nhận trước” trên Sổ Cái.
5 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 315):
Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ Cái.
6 - Phải trả công nhân viên (Mã số 316):
Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên tại thời điểm báo cáo, bao gồm phải trả tiền lương, phụ cấp...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả công nhân viên” là số dư Có của Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” trên Sổ Cái.
7 - Phải trả cho các đơn vị nội bộ (Mã số 317):
Phản ánh các khoản nợ phải trả ngoài nghiệp vụ nhận vốn giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp. Khi lập Bảng cân đối kế toán toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu phải thu từ các đơn vị nội bộ (phải thu nội bộ khác) trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho các đơn vị nội bộ” là số dư Có của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ Cái.
8 - Các khoản phải trả, phải nộp khác (Mã số 318):
Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả, phải nộp khác” là số dư Có của các Tài khoản 3388 “Phải trả, phải nộp khác”, Tài khoản 1388 “Phải thu khác” và các tài khoản thanh toán khác, mở chi tiết theo từng khoản phải trả, phải nộp trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản thanh toán.
I - NỢ DÀI HẠN (MÃ SỐ 320)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Mã số 320 = Mã số 321 + Mã số 322 + Mã 323.
1 - Vay dài hạn (Mã số 321):
Phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn của các Ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 341 “Vay dài hạn” trên Sổ Cái.
2 - Nợ dài hạn (Mã số 322):
Phản ánh các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nợ dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” trên Sổ Cái.
3 - Phát hành trái phiếu (Mã số 323):
Phản ánh giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang phát hành ra công chúng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phát hành trái phiếu” là số dư Có của Tài khoản 343 “Phát hành trái phiếu” trên Sổ Cái.
II - DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ (MÃ SỐ 330)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quỹ dự phòng nghiệp vụ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336.
1 - Dự phòng phí (Mã số 331):
Phản ánh các khoản dự phòng phí chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phí" là số dư Có của Tài khoản 33511 “Dự phòng phí”.
2 - Dự phòng toán học (Mã số 332):
Phản ánh các khoản dự phòng toán học chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng toán học" là số dư Có của Tài khoản 33512 “Dự phòng toán học”.
3 - Dự phòng bồi thường (Mã số 333):
Phản ánh các khoản dự phòng bồi thường chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng bồi thường" là số dư Có của Tài khoản 33513 “Dự phòng bồi thường”.
4 - Dự phòng dao động lớn (Mã số 334):
Phản ánh các khoản dự phòng dao động lớn chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng dao động lớn" là số dư Có của Tài khoản 33514 “Dự phòng dao động lớn”.
5 - Dự phòng chia lãi (Mã số 335):
Phản ánh các khoản dự phòng chia lãi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng chia lãi" là số dư Có của Tài khoản 33515 “Dự phòng chia lãi”.
6 - Dự phòng bảo đảm cân đối (Mã số 336):
Phản ánh các khoản dự phòng bảo đảm cân đối chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng bảo đảm cân đối" là số dư Có của Tài khoản 33516 “Dự phòng bảo đảm cân đối”.
IV - NỢ KHÁC (MÃ SỐ 340)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
Mã số 340  = Mã số 341 + Mã số 342 + Mã số 343.
1 - Chi phí phải trả (Mã số 341):
Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 3352 “Chi phí phải trả khác” trên Sổ Cái.
2 - Tài sản thừa chờ xử lý (Mã số 342):
Phản ánh giá trị tài sản phát hiện thừa, chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thừa chờ xử lý” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết” trên Sổ Cái.
3 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Mã số 343):
Phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái.
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420.
I - NGUỒN VỐN, QUỸ (MÃ SỐ 410)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, ...
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419.
1 - Nguồn vốn kinh doanh (Mã số 411):
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được Ngân sách cấp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), các nhà đầu tư góp vốn pháp định (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các cổ đông góp vốn cổ phần (đối với các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) hoặc vốn của cá nhân ông chủ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn vốn kinh doanh” là số dư Có của Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” trên Sổ Cái.
2 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 412):
Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả tài sản cố định và tài sản lưu động) chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” là số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
3 - Chênh lệch tỷ giá (Mã số 413):
Phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
4 - Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 414):
Phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái.
5 - Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 415):
Phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng tài chính” là số dư Có của Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái.
6 - Quỹ dự trữ bắt buộc (Mã số 416)
Phản ánh số quỹ dự trữ bắt buộc chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự trữ bắt buộc” là số dư Có của Tài khoản 417 “Quỹ dự trữ bắt buộc” trên Sổ Cái.
7- Quỹ dự trữ tự nguyện
Phản ánh số quỹ dự trữ tự nguyện chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự trữ tự nguyện” là số dư Có của Tài khoản 418 “Quỹ dự trữ tự nguyện” trên Sổ Cái.
8 - Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 416):
Phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối” là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
9 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 419):
Phản ánh tổng số nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” là số dư Có của Tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái.
I - NGUỒN KINH PHÍ, QUỸ KHÁC (MÃ SỐ 420)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh như: Kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp hoặc kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên, đã chi tiêu chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng, quỹ khen thưởng và phúc lợi đưa đi đầu tư và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định,...
Mã số 420 = Mã số 421 + Mã số 422 + Mã số 423 + Mã số 424 + Mã số 425 + Mã số 428.
1 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm (Mã số 421):
Phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 416 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái.
2 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 422):
Phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi hiện còn ngoài khoản quỹ khen thưởng, phúc lợi đã đem đi đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là tổng số dư Có của Tài khoản 4311 “Quỹ khen thưởng”, Tài khoản 4312 "Quỹ phúc lợi", Tài khoản 4313 "Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định" trên sổ chi tiết Tài khoản 431.
3 - Quỹ khen thưởng và phúc lợi đưa đi đầu tư (Mã số 423):
Phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi đã đưa đi đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng và phúc lợi đưa đi đầu tư” là tổng số dư Có của Tài khoản 4314 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi đưa đi đầu tư” trên sổ chi tiết Tài khoản 431 "Quỹ khen thưởng phúc lợi".
4 - Quỹ quản lý của cấp trên (Mã số 424):
Phản ánh tổng số kinh phí quản lý của tổng công ty do các đơn vị thành viên nộp lên, đã chi tiêu nhưng chưa kết chuyển hoặc chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ quản lý của cấp trên” là số dư Có của Tài khoản 451 “Quỹ quản lý của cấp trên” trên Sổ Cái.
5 - Nguồn kinh phí sự nghiệp (Mã số 425):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp năm trước, đã chi tiêu, chưa được quyết toán và số kinh phí sự nghiệp đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.
Mã số 425 = Mã số 426 + Mã số 427.
5.1 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước (Mã số 426):
Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án được cấp năm trước đã chi tiêu nhưng chưa quyết toán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước” là số dư Có của Tài khoản 4611 “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước” trên Sổ Cái.
5.2 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay (Mã số 427):
Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay” là số dư Có của Tài khoản 4612 “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay” trên Sổ Cái.
6 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 427):
Phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái.
Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 430)
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400.
5 - Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán:
Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán:
1 - Tài sản thuê ngoài:
Phản ánh giá trị các tài sản doanh nghiệp thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp, không phải dưới hình thức thuê tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản thuê ngoài” trên Sổ Cái.
2 - Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:
Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa doanh nghiệp giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác hoặc giá trị nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp nhận để thực hiện các hợp đồng gia công với các đơn vị, cá nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ Cái.
3 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:
Phản ánh giá trị hàng hóa doanh nghiệp nhận của các đơn vị, cá nhân khác để bán hộ hoặc bán dưới hình thức ký gửi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên Sổ Cái.
4 - Nợ khó đòi đã xử lý:
Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã xử lý xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái.
5 - Hợp đồng bảo hiểm gốc chưa phát sinh trách nhiệm:
Phản ánh giá trị các hợp đồng bảo hiểm gốc đã giao kết nhưng chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm hay do các nguyên nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 0051 “Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm" trên Sổ Cái.
6 - Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm:
Phản ánh giá trị các hợp đồng nhận tái bảo hiểm đã ký kết nhưng chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm hay do các nguyên nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 0052 “Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm" trên Sổ Cái.
7- Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm:
Phản ánh giá trị các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm do bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm hay do các nguyên nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 006 “Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm" trên Sổ Cái.
8- Ngoại tệ các loại:
Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ doanh nghiệp hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ như: USD, DM.. mỗi loại 1 dòng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 007 "Ngoại tệ các loại".
9 - Hạn mức kinh phí còn lại:
Phản ánh số hạn mức kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp, doanh nghiệp chưa rút để sử dụng theo từng loại kinh phí: Sự nghiệp, xây dựng cơ bản, ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Hạn mức kinh phí” trên Sổ Cái.
10 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có:
Phản ánh số khấu hao cơ bản tài sản cố định đã trích, chưa sử dụng, luỹ kế đến thời điểm báo cáo của các doanh nghiệp Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao” trên Sổ Cái.
11 - Cổ phiếu lưu hành:
Phản ánh giá trị theo mệnh giá của các loại cổ phiếu của công ty đã phát hành và đang lưu hành đến thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 011- Cổ phiếu lưu hành trên Sổ Cái.
12 - Cổ tức phải trả:
Phản ánh số cổ tức hoặc lợi nhuận hàng năm doanh nghiệp phải trả cho cổ đông, phải chia cho người góp vốn theo quyết định của HĐQT nhưng chưa trả tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ Tài khoản 012 - Cổ tức phải trả trên Sổ Cái. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH
(Mẫu B 02 A - DNBH )
(DÙNG CHO DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM)
1. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh là báo cáo Tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả  kinh doanh trong 1 kỳ hạch toán của doanh nghiệp Bảo hiểm, chi tiết theo hoạt động  kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động  khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và các khoản phải nộp khác.
2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh gồm 2 phần chính:
- Phần I: Kết quả hoạt động kinh doanh:
Phản ánh tình hình kết quả hoạt động  kinh doanh của doanh nghiệp Bảo hiểm, bao gồm hoạt động  kinh doanh Bảo hiểm và các hoạt động  kinh doanh khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của năm trước (để so sánh); tổng số phát sinh trong năm báo cáo.
- Phần I: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số phải nộp luỹ kế từ đầu năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo.
- Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh kỳ trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước".
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong  báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh.
Số liệu ghi vào cột 4 (năm trước) của Phần I "Kết quả hoạt động  kinh doanh" của báo cáo Năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 "Năm nay" của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 3 (Năm nay) của Phần I "Kết quả hoạt động  kinh doanh" của báo cáo kết quả hoạt động  kinh doanh Năm nay, như sau:
PHẦN I: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH
Thu phí Bảo hiểm gốc - Mã số 01
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí Bảo hiểm gốc trong năm báo cáo của doanh nghiệp Bảo hiểm.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có của TK 51111"Thu phí Bảo hiểm gốc" trong kỳ báo cáo.
Thu phí nhận tái Bảo hiểm - Mã số 02
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí nhận tái Bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có của TK 51121 - "Thu phí nhận tái Bảo hiểm" trong kỳ.
Các khoản giảm trừ - Mã số 03
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào doanh thu trong kỳ, bao gồm: phí nhượng tái Bảo hiểm, hoàn phí, giảm phí và các khoản giảm trừ khác trong kỳ báo cáo.
Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
Phí nhượng tái bảo hiểm - Mã số 04
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí chuyển nhượng tái bảo hiểm cho các nhà nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số  phát sinh Có của TK 533 "Phí chuyển nhượng tái bảo hiểm", đối ứng Nợ TK 511- "Doanh thu bán hàng" trong kỳ báo cáo.
Giảm phí - Mã số 05
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giảm phí bảo hiểm theo điều khoản cam kết của hợp đồng bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có của TK 5321 - "Giảm phí bảo hiểm gốc", TK 5323 "Giảm phí nhận tái bảo hiểm", TK 5324 "Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm" đối ứng Nợ các TK 5111, 5113, 5114.
Hoàn phí (giá trị hàng bán bị trả lại) - Mã số 06
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số phí bảo hiểm gốc phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trả lại khách hàng trong kỳ báo cáo
Số liệu để  ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có của TK 5311, TK 5312, TK 5314 đối ứng Nợ các TK 5111, 5113, 5114 trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ khác - Mã số 07
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các khoản giảm trừ khác phát sinh trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng luỹ kế số  phát sinh Có TK 5318 "Hoàn khác" và TK 5328 "Giảm khác" đối ứng Nợ TK 511 "Doanh thu bán hàng" trong kỳ báo cáo.
Tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học - Mã số 08
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí đối với nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ và dự phòng toán học tính vào phí (đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ) là số chênh lệch giữa số dự phòng phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí, dự phòng toán học năm trước chuyển sang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số ghi giảm chi phí, căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 3351 hoặc TK 33512 đối ứng với Có TK 624.
Đối với trường hợp giảm là số trích bổ sung căn cứ vào số  phát sinh Có TK 3351 hoặc TK 33512 đối ứng với Nợ TK 624 chỉ tiêu này ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (*)
Thu khác hoạt động  kinh doanh bảo hiểm - Mã số 10
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động  kinh doanh bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Mã số 10 = Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13.
Thu nhận tái bảo hiểm - Mã số 11
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động nhận tái bảo hiểm trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số  phát sinh Có TK 51138.
Thu nhượng tái bảo hiểm - Mã số 12
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động nhượng tái bảo hiểm trong kỳ
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có TK 51148 trong kỳ báo cáo.
Thu khác - Mã số 13
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu của hoạt động khác như: Giám định, đại lý... sau khi trừ đi các khoản giảm trừ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số  phát sinh Có TK 51112, 51113, 51114, 51115, 51116, 51117, 51118 và 5118 trong kỳ.
Doanh thu thuần hoạt động  kinh doanh bảo hiểm - Mã số 14
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tổng số thu nhập phí và thu nhập khác sau khi đã tính trừ các khoản giảm trừ và tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học để tính kết quả  kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Mã số 14 = Mã số 01 + Mã số 02 - Mã số 03 ± Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10.
Chi bồi thường bảo hiểm gốc - Mã số 15
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 62411 đối ứng Có các Tài khoản 111, 112, 331,... trong kỳ.
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm - Mã số 16
Chỉ tiêu này phản ánh số chi bồi thường nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 62431 đối ứng Có các Tài khoản 111, 112, 333...trong kỳ.
Các khoản giảm trừ - Mã số 17
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu giảm chi.
Mã số 17 = Mã số 18 + Mã số 19 + Mã số 20
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm - Mã số 18
Chỉ tiêu này phản ánh số thu lại từ nhà nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc, (phần trả cho khách hàng nhưng không thuộc trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 13141 đối ứng Có TK 6244.
Thu đòi người thứ 3 bồi hoàn - Mã số 19
Chỉ tiêu này phản ánh số thu đòi người thứ 3 phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 13121 đối ứng Có TK 6241.
Thu hàng đã xử lý bồi thường 100% - Mã số 20
Chỉ tiêu này phản ánh số thu hàng đã xử lý bồi thường 100% phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ TK 13122 đối ứng Có TK 6241.
Bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại - Mã số 21
Chỉ tiêu này phản ánh số bồi thường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số bồi thường bảo hiểm gốc và bồi thường nhận tái bảo hiểm sau khi đã trừ đi số đã thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm và doanh thu thuần của đòi người thứ 3.
Mã số 21 = Mã số 15 + Mã số 16 - Mã số 17
Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn - Mã số 22
Chỉ tiêu này phản ánh số chi bồi thường bảo hiểm gốc và bồi thường nhận tái bảo hiểm trong năm được chi từ dự phòng dao động lớn theo quy định của chế độ tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số tiền được chi trả từ dự phòng dao động lớn tính chi tiết theo nghiệp vụ là số phát sinh Nợ TK 33514 đối ứng Có TK 6241, TK 6243.
Tăng (giảm) dự phòng bồi thường - Mã số 23
Chỉ tiêu này phản ánh số tăng, giảm dự phòng bồi thường là số chênh lệch giữa số dự phòng phải trích trong năm tài chính với dự phòng năm trước chuyển sang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đối với trường hợp tăng là số trích bổ sung căn cứ  vào số  phát sinh Có TK 33513 đối ứng với Nợ TK 6241, TK 6243.
Đối với trường hợp giảm là số ghi giảm chi phí căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 33513 đối ứng với Có TK 624, chỉ tiêu này ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (*).
Số trích dự phòng dao động lớn trong năm - Mã số 24
Chỉ tiêu này phản ánh số trích dự phòng dao động lớn theo chế độ tài chính quy định.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 33514 đối ứng Nợ TK 6241, TK 6243.
Chi khác hoạt động  kinh doanh bảo hiểm - Mã số 25
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các chi phí khác của các hoạt động  kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:
- Chi khác hoạt động  kinh doanh bảo hiểm gốc
- Chi khác hoạt động  kinh doanh tái bảo hiểm
- Chi khác hoạt động nhượng tái bảo hiểm
- Chi phí trực tiếp  kinh doanh hoạt động khác
Mã số 25 = Mã số 26 + Mã số 34 + Mã số 39 + Mã số 40
Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc - Mã số 26
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo, bao gồm:
+ Chi hoa hồng
+ Chi giám định tổn thất
+ Chi đòi người thứ ba
+ Chi xử lý hàng bồi thường 100%
+ Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm
+ Chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất
+ Chi khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 62412, TK 62413, TK 62414, TK 62415, TK 62416, TK 62417, và TK 62419 đối ứng Nợ TK 911 trên sổ chi tiết tài khoản 6241 "Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc".
Chi khác hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm - Mã số 34
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có các tài khoản 62432, 62433, 62438 đối ứng Nợ TK 911 trên số chi tiết tài khoản 6243 "Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái bảo hiểm".
Mã số 34 = Mã số 35 + Mã số 36 + Mã số 38.
Chi khác hoạt động nhượng tái bảo hiểm- Mã số 39
Chỉ tiêu này phản ánh các chi phí của hoạt động nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 6244 đối ứng Nợ TK 911 trên Sổ cái.
Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác - Mã số 40
Chỉ tiêu này phản ánh các chi phí trực tiếp kinh  doanh của các hoạt động khác ngoài hoạt động bảo hiểm.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 6248 "Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác" đối ứng Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Tổng chi trực tiếp hoạt động  kinh doanh - Mã số 41
Chi tiêu này phản ánh tổng chi phí trực tiếp của hoạt động  kinh doanh bảo hiểm đã thực hiện tính vào kết quả hoạt động  kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Mã số 41 = Mã số 21 - Mã số 22 ± Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25.
Lợi nhuận gộp hoạt động  kinh doanh bảo hiểm - Mã số 42
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa thu nhập hoạt động kinh doanh bảo hiểm với tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh tính trừ vào kết quả  kinh doanh phát sinh trong kỳ  báo cáo.
Mã số 42 = Mã số 14 - Mã số 41
Chi phí bán hàng - Mã số 43
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng tính trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng  phát sinh Có TK 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với Nợ TK 911 "Xác định kết quả  kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 44
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tính trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần hoạt động  kinh doanh bảo hiểm - Mã số 45
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế TNDN của hoạt động  kinh doanh bảo hiểm trong kỳ  báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 45 = Mã số 42 - (Mã số 43 + Mã số 44)
Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 46
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 711 "Thu nhập hoạt động tài chính" đối ứng với bên có của tài khoản 911 "Xác định kết quả  kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí hoạt động tài chính - Mã số 47
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 811 "Chi phí hoạt động tài chính" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả  kinh doanh" trong kỳ  báo cáo.
Dự phòng toán học trích từ lãi đầu tư - Mã số 48
Chỉ tiêu này phản ánh số dự phòng toán học trích từ lãi đầu tư hàng năm đối với bảo hiểm nhân thọ theo qui định của cơ chế tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 33512 "Dự phòng toán học" đối ứng với Nợ TK 811 "Chi phí hoạt động tài chính" trong kỳ báo cáo.
Dự phòng chia lãi - Mã số 49
Chỉ tiêu này phản ánh số trích dự phòng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 33515 "Dự phòng chia lãi " đối ứng Nợ TK 811 "Chi phí hoạt động tài chính" trong kỳ báo cáo.
Chi khác hoạt động tài chính - Mã số 50
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ dự phòng toán học trích từ lãi đầu tư và dự phòng chia lãi.
Mã số 50 = Mã số 47 - (Mã số 48 + Mã số 49)
Lợi nhuận hoạt động tài chính - Mã số 51
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ.
Mã số 51 = Mã số 46 - Mã số 47
Thu nhập hoạt động khác - Mã số 52
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động  kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 721 "Các khoản thu nhập khác" đối ứng với bên Có TK 911 "Xác định kết quả  kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí khác - Mã số 53
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có TK 821 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả hoạt động  kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận khác - Mã số 54
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 54 = Mã số 52 - Mã số 53
Tổng lợi nhuận kế toán - Mã số 55
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực trong năm của doanh nghiệp từ hoạt động  kinh doanh bảo hiểm và  hoạt động khác trong năm báo cáo theo phương pháp tính toán quy định của kế toán.
Mã số 55 = Mã số 45 + Mã số 51 + Mã số 54
Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN - Mã số 56
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm tổng lợi nhuân kế toán trong năm báo cáo của doanh nghiệp theo qui định của luật thuế TNDN.
Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này do doanh nghiệp tự tính toán dựa trên quy định của luật thuế TNDN.
Sau khi bù trừ giữa các khoản điều chỉnh tăng và giảm lợi nhuận, nếu các khoản điều chỉnh tăng lớn hơn các khoản điều chỉnh giảm thì ghi dương.
Nếu các khoản điều chỉnh giảm lớn hơn các khoản điều chỉnh tăng thì mã số 22 được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***)
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN - Mã số 57
Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh tăng hoặc giảm Tổng lợi nhuận kế toán (lợi nhuận thực) theo quy định của luật thuế TNDN phát sinh trong năm báo cáo.
Mã số 57 = Mã số 55 + (-) Mã số 56
Dự phòng bảo đảm cân đối - Mã số 58
Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập dự phòng bảo đảm cân đối phát sinh trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có tài khoản 3351- "Dự phòng bảo đảm cân đối " đối ứng Nợ TK 421 - ''Lợi nhuận chưa phân phối" trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận chịu thuế TNDN- Mã số 59
Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận thực hiện trong năm phải chịu thuế TNDN.
Mã số 59 = Mã số 57 - Mã số 58
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp- Mã số 60
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm báo cáo kể cả số thuế thu nhập bổ sung.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" trừ (-) số thuế TNDN được giảm lúc vào số phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thuế phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Lợi  nhuận sau thuế TNDN - Mã số 61
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ.
Mã số 61 = Mã số 55 - (Mã số 58 + Mã số 60)
PHẦN I - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Cột 1 - Chỉ tiêu:
Cột này ghi danh mục các khoản phải nộp nhà nước theo quy định.
Cột 2 - Mã số:
Cột này ghi mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.
Cột 3 - Số còn phải nộp đầu kỳ:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang.
Cột 4 - Số phải nộp trong kỳ này:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác phải nộp (theo từng khoản) phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào sổ kế toán của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
Cột 5 - Số đã nộp trong kỳ:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo, gồm cả số nộp của kỳ trước chuyển sang.
Cột 6 - Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm:
Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Cột 7 - Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm:
Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác đã nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Cột 8 - Số còn phải nộp đến cuối kỳ:
Cột này phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột “Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng (+) với số liệu cột “Số phải nộp trong kỳ” trừ (-) số liệu cột “Số đã nộp trong kỳ”.
Cột 8 = Cột 3 + Cột 4 - Cột 5.
Số liệu ghi vào cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ” ở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 “Số còn phải nộp cuối kỳ” của báo cáo này kỳ trước.
Số liệu ghi vào cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.
Số liệu ghi vào cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào cột 7 của từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 Số phải nộp trong kỳ và cột 5 Số đã nộp trong kỳ của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Phần I Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước”, như sau:
1 - Chỉ tiêu Thuế (Mã số 10):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng số tiền các loại thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, tiền thuê đất và các loại thuế khác.
Số liệu để ghi vào cột 4, cột 5 của chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
Mã số 10 = Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 + Mã số 18 + Mã số 19.
2 - Chỉ tiêu Thuế GTGT hàng hoá dịch vụ (Mã số 11):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nội địa.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11), dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo, bao gồm: Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ; Thuế GTGT đầu ra của hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, trừ (-) số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11). Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” được ghi bằng số âm (-), trong đó:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo;
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 721 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311, chi tiết số tiền trả lại người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp trong kỳ).
3 - Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu (Mã số 12):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp vào NSN ở khâu nhập khẩu trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” trừ (-) số thuế GTGT hàng nhập khẩu được giảm và số thuế GTGT hàng nhập khẩu trả lại cho người bán (được phản ánh ở bên Nợ của Tài khoản 33312 đối ứng với bên Có của các tài khoản liên quan). Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12). Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” được ghi bằng số âm (***).
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp trong kỳ).
4 - Chỉ tiêu "Thuế  tiêu thụ đặc biệt" (Mã số 13):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TĐB phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TĐB” (Mã số 13) dùng để phản ánh số thuế TĐB  phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3332 “Thuế TĐB” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế TĐB được NSN hoàn lại trừ vào số thuế TĐB phải nộp trong kỳ, số thuế TĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, số thuế TĐB của hàng bán bị trả lại, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TĐB”. Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TĐB” được ghi bằng số âm (***), trong đó:
- Số thuế TĐB được NSN hoàn lại trừ vào số thuế TĐB phải  nộp  trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 721, 152, 156, 211;
- Số thuế TĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, được  căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TĐB” đối ứng với bên Có của Tài khoản 721;
- Số thuế TĐB của hàng bán bị trả lại, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 (Chi tiết số tiền trả lại người mua về thuế TĐB của hàng bán bị trả lại).
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TĐB” phản ánh số thuế TĐB đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TĐB đã nộp trong kỳ).
5 - Chỉ tiêu "Thuế xuất, nhập khẩu" (Mã số 14):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu”. Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” được ghi bằng số âm (***), trong đó:
- Số thuế xuất khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có các tài khoản 511, 155, 156, 721 (Chi tiết  thuế xuất khẩu được hoàn lại);
- Số thuế nhập khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 152, 153, 156, 211, 721 (Chi tiết thuế nhập khẩu được hoàn lại).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ).
6 - Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” (Mã số 15) phản ánh số thuế TNDN phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp”.
Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứng với bên Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” dùng để phản ánh số thuế TNDN đã nộp vào NSN trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TNDN đã nộp trong kỳ).
7 - Chỉ tiêu Thu trên vốn (Mã số 16):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thu trên vốn phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số thu trên vốn phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số tiền thu trên vốn đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.
8 - Chỉ tiêu Thuế nhà đất (Mã số 17):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).
9 - Chỉ tiêu Tiền thuê đất (Mã số 18):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).
10 - Chỉ tiêu Các loại thuế khác (Mã số 19):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các loại thuế khác (ngoài các loại thuế kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.
11- Thuế môn bài (Mã số 20)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế môn bài phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 "Số phải nộp trong kỳ" của chỉ tiêu "Các loại thuế khác" phản ánh số tiền các loại thuế khác phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 3338 "Các loại thuế khác" chi tiết thuế môn bài trên sổ chi tiết tài khoản.
Số liệu ghi vào cột 5 "Số đã nộp trong kỳ" của chỉ tiêu "Các loại thuế khác" phản ánh số tiền các loại thuế khác đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3338 "Các loại thuế khác" chi tiết thuế môn bài trên Sổ chi tiết tài khoản.
12- Thuế khác (Mã số 21)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các loại thuế khác (ngoài các loại thuế kể trên) phải nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Mã số 21 = Mã số 19 - Mã số 20
13 - Chỉ tiêu Các khoản phải nộp khác (Mã số 30):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: Các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh số tiền các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.
Mã số 30 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33.
14 - Chỉ tiêu Các khoản phụ thu (Mã số 31):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phụ thu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).
15 - Chỉ tiêu Các khoản phí, lệ phí (Mã số 32):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).
16 - Chỉ tiêu Các khoản khác (Mã số 33):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Mẫu B02 B - DNBH)
(DÙNG CHO DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM)
1. Bản chất và ý nghĩa của báo  cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo Tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong 1 năm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm , chi tiết theo hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và các khoản phải nộp khác.
2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần chính:
- Phần I: Kết quả hoạt động kinh doanh:
Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm hoạt động kinh doanh môi giới Bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của năm trước (để so sánh), tổng số phát sinh trong năm báo cáo.
- Phần I: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, phí,lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số phải nộp luỹ kế từ đầu năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo phần lày dược lập theo từng quý, gửi cho bộ tài chính cơ quan thuế (đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc)
3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo.
- Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán trong năm các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 333 "Thuế các khoản phải nộp Nhà nước".
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Số liệu ghi vào cột 4 (năm trước) của phần I "Kết quả hoạt động kinh doanh" của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 "Năm nay" của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 (kỳ này) của phần I kết quả hoạt động kinh doanh "Lãi, lỗ" của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, như sau:
PHẦN I: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Thu hoa hồng môi giới - Mã số 01:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số phát sinh Có TK 51151 "Thu hoa hồng" trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ - Mã số 02:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm trong kỳ, bao gồm: hoàn hoa hồng, giảm hoa hồng trong kỳ báo cáo.
Mã số 02 = Mã số 03 + Mã số 04
Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm mã số 03:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo điều khoản cam kết của hợp đồng môi giới bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có TK 5325 "Giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm" đối ứng Nợ TK 51151"Thu hoa hồng môi giới "  trong kỳ báo cáo.
Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm mã số 04:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số hoa hồng môi giới bảo hiểm trả lại khách hàng trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có TK 5315  "Hoàn hoa hồng môi giới  bảo hiểm" đối ứứng Nợ TK 51151 "Thu hoa hồng môi giới" trong kỳ báo cáo.
Thu khác của hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 05:
Chi tiêu này phản ánh doanh thu khác của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên có TK 51158" thu khác"trong kì báo cáo
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm - Mã số 06:
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm để tính kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ khoản hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và thu nhập khác hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm.
Mã số 06 = Mã số 01 - Mã số 02 + Mã số 05.
Chi môi giới bảo hiểm - Mã số 07:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi hoạt động môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 62451 "Chi môi giới bảo hiểm" đối ứứng Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh " trong kỳ báo cáo.
Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mã số 08:
Chỉ tiêu này phản ánh số chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ởở Việt Nam theo luật định trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 62452 "Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp" đối với ứứng Nợ TK 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi khác hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm - Mã số 09:
Là chỉ tiêu phản ánh các chi phí khác của các hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm chưa được tính vào chi phí môi giới và chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này số  phát sinh Có TK 62458 "Chi khác" đối ứứng Nợ TK 911 " Xác định kết quả kinh doanh"trên sổ chi tiết TK 6245 kỳ báo cáo.
Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm - Mã số 10:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí trực tiếp của hoạt động môi giới bảo hiểm tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số  phát sinh Có TK 6245 đối ứứng Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" hay còn được tính bằng:
Mã số 10 = Mã số 07 + Mã số 08 + Mã số 09.
Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm - Mã số 11:
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm với tổng chi phí trực tiếp được phát sinh tính trừ vào doanh thu trong kỳ báo cáo.
Mã số 11 = Mã số 06 - Mã số 10
Chi phí bán hàng - Mã số 12:
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí bán hàng tính trừ vào kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng  phát sinh Có TK 641 "Chi phí bán hàng" đối ứứng Nợ TK 911 - "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 13:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số  phát sinh Có TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứứng với Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm - Mã số 14:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho dịch vụ môi giới bảo hiểm đã thực hiện trong kỳ báo cáo.
Mã số 14 = Mã số 11 - (Mã số 12 + Mã số 13).
Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 15:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 711 "Thu nhập hoạt động tài chính đối ứứng Có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí hoạt động tài chính - Mã số16:
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí hoạt động tài chính.
Số liệu vào chỉ tiêu này là số luỹ kế  phát sinh Có TK 811 "Chi phí hoạt động tài chính " đối ứứng Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong báo cáo.
Lợi nhuận hoạt động tài chính - Mã số 17:
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ.
Mã số 17 = Mã số 15 - Mã số 16.
Thu nhập khác - Mã số 18:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ TK 721 "Các khoản thu nhập khác" đối ứứng bên Có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí khác - Mã số 19:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí ngoài hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số  phát sinh Có TK 821 "Các khoản chi phí khác" đối ứứng bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận hoạt động khác - Mã số 20:
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập hoạt động khác với các khoản chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 20 = Mã số 18 - Mã số 19
Tổng lợi nhuận kế toán - Mã số 21:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và hoạt động khác trong năm báo cáo theo phương pháp tính toán quy định  của kế toán.
Mã số 21 = Mã số 14 + Mã số 17 + Mã số 20
Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN - Mã số 22:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán trong năm báo cáo của doanh nghiệp theo quy định của luật thuế TNDN.
Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này do doanh nghiệp tự tính toán dựa trên quy định của Luật thuế TNDN.
Sau khi bù trừ giữa các khoản điều chỉnh tăng và giảm lợi nhuận, nếu các khoản điều chỉnh tăng lớn hơn điều chỉnh giảm thì mã số 22 được ghi dương.
Nếu các khoản điều chỉnh giảm lớn hơn các khoản điều chỉnh tăng thì Mã số 22 được ghi ââm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN - Mã số 23:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh tăng hoặc giảm Tổng lợi nhuận kế toán (lợi nhuận thực) theo quy định của luật thuế TNDN phát sinh trong năm báo cáo.
Mã số 23 = Mã số 21 + (-) Mã số 22
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - Mã số 24:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm báo cáo, bao gồm cả số thuế TNDN bổ sung.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Lợi nhuận sau thuế TNDN - Mã số 25:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ.
Mã số 25 = Mã số 21 - Mã số 24
Phần II - Tình Hình Thực Hiện Nghĩa Vụ Với Nhà Nước
Cột 1 - Chỉ tiêu:
Cột này ghi danh mục các khoản phải nộp nhà nước theo quy định.
Cột 2 - Mã số:
Cột này ghi mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.
Cột 3 - Số còn phải nộp đầu kỳ:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang.
Cột 4 - Số phải nộp trong kỳ này:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác phải nộp (theo từng khoản) phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào sổ kế toán của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
Cột 5 - Số đã nộp trong kỳ:
Cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo, gồm cả số nộp của kỳ trước chuyển sang.
Cột 6 - Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm:
Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Cột 7 - Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm:
Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác đã nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Cột 8 - Số còn phải nộp đến cuối kỳ:
Cột này phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột “Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng (+) với số liệu cột “Số phải nộp trong kỳ” trừ (-) số liệu cột “Số đã nộp trong kỳ”.
Cột 8 = Cột 3 + Cột 4 - Cột 5.
Số liệu ghi vào cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ” ởở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ởở cột 8 “Số còn phải nộp cuối kỳ” của báo cáo này kỳ trước.
Số liệu ghi vào cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ởở cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ởở cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.
Số liệu ghi vào cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ởở cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ởở cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào cột 7 của từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 Số phải nộp trong kỳ và cột 5 Số đã nộp trong kỳ của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Phần II Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước”, như sau:
1 - Chỉ tiêu Thuế (Mã số 10):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng số tiền các loại thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, tiền thuê đất và các loại thuế khác.
Số liệu để ghi vào cột 4, cột 5 của chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.
Mã số 10 = Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 + Mã số 18 + Mã số 19.
2 - Chỉ tiêu Thuế GTGT dịch vụ môi giới bảo hiểm (Mã số 11):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: số thuế GTGT của dịch vụ đã tiêu thụ nội địa.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11), dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo, bao gồm: Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ; Thuế GTGT đầu ra của hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, trừ (-) số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11). Trường hợp kết quả tìm được là số ââm thì số liệu ghi vào cột 4 của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” được ghi bằng số ââm (***), trong đó:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo;
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 721 đối ứứng với bên Nợ của Tài khoản 33311;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 đối ứứng với bên Nợ của Tài khoản 33311, chi tiết số tiền trả lại người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp trong kỳ).
3 - Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu (Mã số 12):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
- Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp vào NSN ởở khâu nhập khẩu trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” trừ (-) số thuế GTGT hàng nhập khẩu được giảm và số thuế GTGT hàng nhập khẩu trả lại cho người bán (được phản ánh ởở bên Nợ của Tài khoản 33312 đối ứứng với bên Có của các tài khoản liên quan). Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12). Trường hợp kết quả tìm được là số ââm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” được ghi bằng số ââm (***).
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp trong kỳ).
4 - Chỉ tiêu "Thuế  tiêu thụ đặc biệt" (Mã số 13):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TTĐB phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” (Mã số 13) dùng để phản ánh số thuế TTĐB  phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế TTĐB được NSN hoàn lại trừ vào số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ, số thuế TTĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, số thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB”. Trường hợp kết quả tìm được là số ââm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” được ghi bằng số ââm (***), trong đó:
- Số thuế TTĐB được NSN hoàn lại trừ vào số thuế TTĐB phải  nộp  trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 721,   152, 156, 211;
- Số thuế TTĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, được  căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứứng với bên Có của Tài khoản 721;
- Số thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 (Chi tiết số tiền trả lại người mua về thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại).
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” phản ánh số thuế TTĐB đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TTĐB đã nộp trong kỳ).
5 - Chỉ tiêu "Thuế xuất, nhập khẩu" (Mã số 14):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu”. Trường hợp kết quả tìm được là số ââm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” được ghi bằng số ââm (***), trong đó:
- Số thuế xuất khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứứng với bên Có các tài khoản 511, 155, 156, 721 (Chi tiết  thuế xuất khẩu được hoàn lại);
- Số thuế nhập khẩu được NSN hoàn lại trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 152, 153, 156, 211, 721 (Chi tiết thuế nhập khẩu được hoàn lại).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ).
6 - Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” (Mã số 15) phản ánh số thuế TNDN phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp”.
Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứứng với bên Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” dùng để phản ánh số thuế TNDN đã nộp vào NSN trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TNDN đã nộp trong kỳ).
7 - Chỉ tiêu Thu trên vốn (Mã số 16):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thu trên vốn phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số thu trên vốn phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số tiền thu trên vốn đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.
8 - Chỉ tiêu Thuế nhà đất (Mã số 17):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).
9 - Chỉ tiêu Tiền thuê đất (Mã số 18):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).
10 - Chỉ tiêu Các loại thuế khác (Mã số 19):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các loại thuế khác (ngoài các loại thuế kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.
11- Thuế môn bài (Mã số 20)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế môn bài phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 "Số phải nộp trong kỳ" của chỉ tiêu "Các loại thuế khác" phản ánh số tiền các loại thuế khác phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 3338 "Các loại thuế khác" chi tiết thuế môn bài trên sổ chi tiết tài khoản.
Số liệu ghi vào cột 5 "Số đã nộp trong kỳ" của chỉ tiêu "Các loại thuế khác" phản ánh số tiền các loại thuế khác đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3338 "Các loại thuế khác" chi tiết thuế môn bài trên Sổ chi tiết tài khoản.
12- Thuế khác (Mã số 21)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các loại thuế khác (ngoài các loại thuế kể trên) phải nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Mã số 21 = Mã số 19 - Mã số 20
13 - Chỉ tiêu Các khoản phải nộp khác (Mã số 30):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: Các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh số tiền các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào NSN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.
Mã số 30 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33.
14 - Chỉ tiêu Các khoản phụ thu (Mã số 31):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phụ thu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).
15 - Chỉ tiêu Các khoản phí, lệ phí (Mã số 32):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).
16 - Chỉ tiêu Các khoản khác (Mã số 33):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSN đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).
Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) đã nộp vào NSN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).
Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính
(Mẫu số B 09 - DNBH)
1 - Bản chất và ýý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
2 - Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để ááp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3 - Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong:
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo;
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B 01- DNBH);
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu số B 02 - DNBH);
- Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước (Mẫu số B 09 - DNBH);
4 - Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính:
4.1 - Phương pháp chung:
Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.
4.2 - Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố:
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau:
a - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ trường hợp xuất cho xây dựng cơ bản.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí kinh doanh.
b - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho cán bộ công nhân viên về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đoàn,..., các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí kinh doanh.
c - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.
d - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, vận tải, bưu điện... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí kinh doanh.
e - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí kinh doanh.
4.3 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: nhà cửa, máy móc, thiết bị,... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213, 214 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định.
4.4 - Tình hình đầu tư:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đưa đi đầu tư theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: Đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, góp vốn liên doanh..... ngắn hạn và dài hạn, và tỷ lệ đầu tư của từng loại đầu tư trên quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các Tài khoản 121, 128, 221, 222, 228 trên Sổ Cái và sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư theo nguồn hình thành theo yêu cầu quản lý.
4.5 - Các khoản phải thu và nợ phải trả:
Chỉ tiêu này dùng để theo dõi các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp trong kỳ báo cáo theo từng loại phải thu, phải trả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và theo từng đối tượng cụ thể.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả.
4.6 - Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các quỹ của doanh nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn hình thành nguồn vốn kinh doanh như: ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận... và lý do tăng, giảm chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 411, 414, 415, 416, 417, 418, 431, 441 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên.
5 - Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
5.1 - Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
5.1.1. Bố trí cơ cấu tài sản:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng nguồn vốn (lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.2. Khả năng thanh toán:
5.2.1. Khả năng thanh toán hiện hành:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.2.3. Khả năng thanh toán nhanh:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số các khoản tiền và tương đương tiền (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 và mã số 120 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.3. Tỷ suất sinh lời
5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận kế toán lấy từ chỉ tiêu mã số 55 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu 21 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh với tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập hoạt động khác, lấy từ chỉ tiêu mã số 14, mã số 46 và mã số 52 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 06, mã số 15, mã số 18 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 62 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 27 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo kết quả kinh doanh với tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập hoạt động khác, lấy từ chỉ tiêu mã số 14, mã số 46 và mã số 52 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 06, mã số 15, mã số 18 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận kế toán, lấy từ chỉ tiêu mã số 55 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 21 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 62 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 27 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 62 (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc chỉ tiêu mã số 27 (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
6 - Ghi chú:
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài những chỉ tiêu đã nêu ởở trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các chỉ tiêu khác để giải thích rõ hơn báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tên

Anti Virus,11,Âm thanh,4,Bảng lương,36,Bảo hiểm,6,Biểu mẫu,18,Bình luận BLHS,27,Bộ Luật,49,Calendar,9,Cán bộ công chức,47,CCCD,9,CMND,8,Cư trú,21,Dân sự,10,Doanh nghiệp,24,Đất đai - Nhà ở,18,Đầu tư - Đấu thầu,23,Ebook,11,Game,4,Giao thông,53,Giấy tờ xe,34,Hệ thống,9,Hình ảnh,15,Hình sự,18,học Tiếng Anh,9,Hộ khẩu,8,Hôn nhân Gia đình,13,Khai sinh,9,Kinh nghiệm pháp lý,9,Lao động,16,Luật cơ bản,91,Luật thuế,21,Luật tiếng Anh,60,Nghĩa vụ quân sự,10,Phần mềm điện thoại,15,Phần mềm PC,102,Quyết định,1,Tải file,22,Thanh tra - Khiếu nại tố cáo,3,Thủ thuật Facebook,18,Thủ thuật Zalo,2,Thủ tục hành chính,79,Tố tụng hình sự,12,Trắc nghiệm,15,Trực tuyến,11,Văn bản,2149,Văn phòng,15,Vi phạm giao thông,6,Video,4,Xây dựng,11,Xử phạt,3,
ltr
item
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm: Quyết định 150/2001/QĐ-BTC sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Quyết định 1296-TC/QĐ/CĐKT
Quyết định 150/2001/QĐ-BTC sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Quyết định 1296-TC/QĐ/CĐKT
Quyết định 150/2001/QĐ-BTC sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Quyết định 1296-TC/QĐ/CĐKT
Tra cứu pháp luật - Thủ Tục Hành Chính - Thủ thuật phần mềm
https://www.tracuuphapluat.info/2012/05/quyet-dinh-150-2001-che-do-ke-toan-doanh-nghiep-bao-hiem.html
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/
https://www.tracuuphapluat.info/2012/05/quyet-dinh-150-2001-che-do-ke-toan-doanh-nghiep-bao-hiem.html
true
1624770636553188390
UTF-8
Loaded All Posts Không thấy bài viết nào Xem tất cả bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Chủ đề ARCHIVE Tìm kiếm với từ khóa ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Th.1 Th.2 Th.3 Th.4 Tháng 5 Th.6 Th.7 Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content